Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt tù

Số hiệu: 03/2024/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 10/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trong trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo

Nội dung được đề cập tại Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên, giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 24/4/2024.

Hướng dẫn giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trong trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo

Cụ thể, việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 64 Bộ luật Hình sự 2015 được hướng dẫn như sau:

(1) Người bị kết án đã chấp hành được ít nhất một phần tư thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ 30 năm trở xuống; 10 năm đối với tù chung thân; 12 năm đối với người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án tù chung thân và có đủ điều kiện hướng dẫn tại các điểm b, c và d khoản 1, khoản 4, khoản 6 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, nếu người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đã lập công; trong đó, mỗi lần lập công, người bị kết án chỉ được xét giảm thời hạn một lần;

- Đã quá già yếu;

- Mắc bệnh hiểm nghèo.

(2) Mức giảm mỗi lần cao nhất cho các trường hợp hướng dẫn tại khoản (1) có thể là 01 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 04 năm đối với hình phạt tù có thời hạn, hình phạt tù chung thân, nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành hình phạt ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên hoặc 15 năm đối với hình phạt tù chung thân; trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì thời gian thực tế chấp hành hình phạt ít nhất là 20 năm.

(3) Trường hợp đặc biệt, khi có đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì người bị kết án có thể được xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với hướng dẫn tại khoản (1) và (2).

Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 15/7/2024.

Tại Điều 64 Bộ luật Hình sự 2015 quy định giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt như sau: Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015.

 

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2024/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2024

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁN, MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT, GIẢM MỨC HÌNH PHẠT ĐÃ TUYÊN, GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT, HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên, giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 60, 62, 63, 64, 67, 68 và 105 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự) về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên, giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Điều 2. Về một số từ ngữ

1.Cố tình trốn tránhquy định tại khoản 5 Điều 60 của Bộ luật Hình sự là cố tình giấu hoặc khai không đúng nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại; thay đổi thông tin cá nhân, nhân dạng hoặc giới tính nhằm gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc nhận dạng, xác định nơi ở hiện tại.

Thông tin cá nhân gồm quốc tịch; họ tên, ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp; chứng minh nhân dân, căn cước công dân, căn cước hoặc hộ chiếu; thông tin khác gắn liền với việc xác định danh tính của một người cụ thể.

2.Lập côngquy định tại điểm a khoản 2, khoản 4 Điều 62, Điều 64 và khoản 2 Điều 105 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị kết án có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu, giúp được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, tập thể, cá nhân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác; có sáng kiến, phát minh, sáng chế hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.

3.Lập công lớnquy định tại các khoản 3, 5 Điều 62 và khoản 3 Điều 105 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị kết án đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, tập thể, cá nhân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác; có sáng kiến, phát minh, sáng chế hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.

4.Mắc bệnh hiểm nghèoquy định tại điểm b khoản 2 Điều 62, Điều 64, khoản 2 Điều 105 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị kết án đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị (ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, lao nặng độ 4 kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên) hoặc mắc bệnh khác dẫn đến không có khả năng tự phục vụ bản thân, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

5.Bị bệnh nặngquy định tại điểm a khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị xử phạt tù đang bị bệnh hiểm nghèo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này hoặc đang bị bệnh khác tới mức không thể chấp hành hình phạt và nếu phải chấp hành hình phạt sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ.

6.Chấp hành tốt pháp luậtquy định tại điểm c khoản 2, khoản 4 Điều 62 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị kết án được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó xác nhận đã chấp hành đúng và đầy đủ nội quy, quy chế; chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước tại nơi cư trú.

7.Không còn nguy hiểm cho xã hội nữaquy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 62 của Bộ luật Hình sự được chứng minh bằng việc họ đã hoàn lương, chăm chỉ làm ăn, tham gia các hoạt động xã hội hoặc họ đã quá già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa.

8.Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khănquy định tại điểm c khoản 2, khoản 4 Điều 62, “gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệtquy định tại điểm c khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị kết án là lao động duy nhất trong gia đình, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú xác nhận là đúng và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Gia đình của người bị kết án gặp tai nạn, ốm đau, thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng dẫn đến không còn tài sản gì đáng kể, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng dưới mức chuẩn hộ nghèo;

b) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của người bị kết án ốm đau kéo dài mà không có người chăm sóc.

9.Đã quá già yếuquy định tại Điều 64 của Bộ luật Hình sự là người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Từ đủ 70 tuổi trở lên;

b) Từ đủ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên ốm đau, phải nằm điều trị tại bệnh viện liên tục từ 03 tháng trở lên hoặc không liên tục nhưng phải nằm điều trị tại bệnh viện từ 03 lần trở lên (mỗi lần từ 01 tháng trở lên), không có khả năng tự phục vụ bản thân, có kết luận bằng văn bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên hoặc bệnh viện.

10.Do nhu cầu công vụquy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự là trường hợp cơ quan có thẩm quyền thấy cần thiết phải có người bị xử phạt tù để thực hiện công vụ nhất định và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù ngay thì chưa có người thay thế họ.

Điều 3. Về thời hiệu thi hành bản án quy định tại Điều 60 của Bộ luật Hình sự

1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự quy định tại Điều 60 của Bộ luật Hình sự là thời hiệu thi hành bản án về quyết định hình phạt.

Thời hiệu thi hành bản án đối với quyết định về bồi thường thiệt hại, án phí và quyết định khác về tài sản trong bản án hình sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 60 của Bộ luật Hình sự, người bị kết án, pháp nhân thương mại lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Ví dụ: ngày 01/02/2024, Nguyễn Văn A bị Tòa án phạt 02 năm tù về tội cố ý gây thương tích tại Bản án số 01/2024/HS-ST (đã có hiệu lực pháp luật). Nguyễn Văn A chưa chấp hành hình phạt tù. Ngày 10/3/2024, Nguyễn Văn A phạm tội trộm cắp tài sản. Như vậy, thời hiệu thi hành Bản án số 01/2024/HS-ST ngày 01/02/2024 là 05 năm tính từ ngày 10/3/2024; thời hiệu thi hành bản án đối với tội trộm cắp tài sản tính từ ngày bản án kết án về tội trộm cắp tài sản có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp bản án hình sự tổng hợp hình phạt của nhiều tội thì thời hiệu thi hành bản án được tính theo hình phạt chung của hình phạt chính nặng nhất.

Ví dụ: tại Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2024/HS-PT ngày 10/01/2024, Tòa án nhân dân cấp cao quyết định không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn H và giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 60/2023/HS-ST ngày 02/9/2023 của Toà án nhân dân tỉnh T; tuyên bị cáo Nguyễn Văn H phạm tội giết người, tội cố ý gây thương tích và tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; xử phạt bị cáo Nguyễn Văn H 12 năm tủ về tội giết người, 02 năm tù về tội cố ý gây thương tích, 70.000.000 đồng về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Nguyễn Văn H phải chấp hành hình phạt chung là 14 năm tù và 70.000.000 đồng. Trường hợp này, căn cứ vào hình phạt chung của hình phạt chính nặng nhất là 14 năm tù để tính thời hiệu thi hành Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2024/HS-PT. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 60 của Bộ luật Hình sự thì thời hiệu thi hành bản án phúc thẩm này là 10 năm.

4. Trường hợp bản án hình sự có nhiều người bị kết án thì căn cứ vào mức hình phạt đối với từng người để tính thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với họ.

5. Trường hợp bản án hình sự tổng hợp hình phạt của nhiều bản án thì căn cứ vào mức hình phạt trong từng bản án để tính thời hiệu thi hành cho mỗi bản án hình sự đó mà không căn cứ vào mức tổng hợp hình phạt chung.

Ví dụ: Nguyễn Văn A bị Tòa án phạt 01 năm 06 tháng tù về tội trộm cắp tài sản tại Bản án số 01/2024/HS-ST (đã có hiệu lực pháp luật). Tại Bản án số 15/2024/HS-ST phạt Nguyễn Văn A 07 năm tù về tội cố ý gây thương tích và tổng hợp với hình phạt của Bản án số 01/2024/HS-ST, buộc Nguyễn Văn A phải chấp hành hình phạt chung là 08 năm 06 tháng tù (đã có hiệu lực pháp luật). Theo đó, thời hiệu thi hành bản án đối với Bản án số 01/2024/HS-ST là 05 năm; Bản án số 15/2024/HS-ST là 10 năm.

6. Trường hợp người bị kết án cố tình trốn tránh, nhưng cơ quan công an không ra quyết định truy nã hoặc có ra quyết định truy nã nhưng không đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự trừ những việc không thể thực hiện được (ví dụ: phải dán ảnh kèm theo nhưng không có ảnh) thì thời gian trốn tránh vẫn được tính để xác định thời hiệu thi hành bản án hình sự.

7. Trường hợp người bị kết án phạt tù được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì thời hạn được hoãn hoặc tạm đình chỉ không được trừ vào thời hiệu thi hành bản án, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính kể từ ngày hết thời hạn hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và căn cứ vào mức hình phạt tù còn lại mà người bị kết án chưa chấp hành.

Ví dụ: Nguyễn Văn A chấp hành hình phạt 04 năm tù về tội cố ý gây thương tích từ ngày 01/01/2023. Ngày 01/01/2024, Nguyễn Văn A được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Ngày 01/5/2024, Nguyễn Văn A hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Trường hợp này, thời hiệu thi hành bản án hình sự là 05 năm được tính kể từ ngày 01/5/2024 và căn cứ vào hình phạt tù còn lại chưa chấp hành là 03 năm.

Điều 4. Về miễn chấp hành hình phạt quy định tại Điều 62 của Bộ luật Hình sự

1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn chưa chấp hành hình phạt quy định tại khoản 2, 3 Điều 62 của Bộ luật Hình sự là trường hợp họ đã có quyết định thi hành án nhưng chưa chấp hành án.

2. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt quy định tại khoản 5 Điều 62 của Bộ luật Hình sự là trường hợp họ đã chấp hành được ít nhất một phần ba mức hình phạt tiền.

3. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế cải tạo tốt quy định tại khoản 6 Điều 62 của Bộ luật Hình sự là trường hợp họ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, hối cải, tích cực lao động, học tập và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú có văn bản xác nhận.

Điều 5. Về giảm mức hình phạt đã tuyên quy định tại Điều 63 của Bộ luật Hình sự

1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn; 12 năm đối với tù chung thân; 15 năm đối với người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án tù chung thân;

b) Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thành thật hối cải, tích cực lao động, học tập.

Đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân phải có nhiều tiến bộ, thể hiện ở việc chấp hành tốt nội quy cơ sở giam giữ, tích cực học tập, lao động, cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên, cụ thể như sau:

Người bị kết án phạt tù chung thân phải có ít nhất 16 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên. Trường hợp người bị kết án tử hình được Chủ tịch nước ân giảm xuống tù chung thân phải có ít nhất 20 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.

Người bị kết án phạt tù từ trên 20 năm đến 30 năm phải có ít nhất 14 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.

Người bị kết án phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm phải có ít nhất 12 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.

Người bị kết án phạt tù từ trên 10 năm đến 15 năm phải có ít nhất 08 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.

Người bị kết án phạt tù từ trên 05 năm đến 10 năm phải có ít nhất 04 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.

Người bị kết án phạt tù từ trên 03 năm đến 05 năm phải có ít nhất 02 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.

Người bị kết án phạt tù từ 03 năm trở xuống phải có ít nhất 01 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên. Trường hợp chưa có kết quả xếp loại quý liền kề do chưa đến thời điểm xếp loại quý nhưng có 03 tháng liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại khá thì vẫn có thể được xét giảm.

c) Đã bồi thường được ít nhất một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án.

Người bị kết án bồi thường được ít hơn một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng có văn bản miễn giảm một phần nghĩa vụ dân sự hoặc có thỏa thuận khác của người được thi hành án, người đại diện hợp pháp của người được thi hành án (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) thể hiện người bị kết án đã bồi thường được một phần hai nghĩa vụ dân sự thì cũng được coi là đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự.

Người bị kết án có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn hướng dẫn tại khoản 8 Điều 2 của Nghị quyết này được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặc cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xác nhận thì mức bồi thường nghĩa vụ dân sự có thể thấp hơn một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng Tòa án phải ghi rõ trong quyết định.

Người bị kết án về tội tham nhũng, chức vụ thì phải bồi thường được ít nhất một phần hai nghĩa vụ dân sự.

d) Được cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền đề nghị bằng văn bản xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

2. Mức giảm thời hạn chấp hành hình phạt được thực hiện như sau nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành hình phạt quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 63 của Bộ luật Hình sự:

a) Người bị kết án cải tạo không giam giữ thì mỗi lần có thể được giảm từ 03 tháng đến 09 tháng;

b) Người bị kết án phạt tù từ 30 năm trở xuống hoặc người bị kết án phạt tù chung thân đã được giảm xuống 30 năm tù thì mỗi lần có thể được giảm từ 01 tháng đến 03 năm. Trường hợp giảm đến 03 năm thì phải là người có thành tích đặc biệt xuất sắc.

3. Người bị kết án phạt tù chung thân, người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân có thể được Tòa án xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù chung thân xuống hình phạt tù có thời hạn. Người bị kết án phạt tù chung thân lần đầu được giảm xuống 30 năm tù. Thời hạn 30 năm tù này được tính kể từ ngày thi hành án phạt tù chung thân và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm tù đối với người bị kết án phạt tù chung thân; 25 năm tù đối với người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân.

4. Người bị kết án phạt tù đang chấp hành hình phạt được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trong trường hợp đặc biệt hoặc người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu chưa đủ thời gian chấp hành án tại cơ sở giam giữ nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng được coi là có đủ số kỳ xếp loại hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này:

a) Đối với người bị kết án phạt tù từ trên 15 năm trở lên được thiếu 04 quý đầu tiên xếp loại từ khá trở lên của thời gian liền kề thời điểm xét giảm;

b) Đối với người bị kết án phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm được thiếu 02 quý đầu tiên xếp loại từ khá trở lên;

c) Đối với người bị kết án phạt tù từ trên 03 năm đến 05 năm được thiếu 01 quý đầu tiên xếp loại từ khá trở lên;

d) Đối với người bị kết án phạt tù từ 03 năm trở xuống chưa được xếp loại chấp hành án phạt tù.

Đối với các trường hợp nêu trên, thời gian bị tạm giữ, tạm giam hoặc thời gian ở trại giam phải được nhận xét là chấp hành nghiêm chỉnh nội quy cơ sở giam giữ.

5. Người bị kết án phạt tù từ trên 05 năm nhưng không liên tục được xếp loại khá trở lên, nếu có đủ các điều kiện khác hướng dẫn tại Nghị quyết này và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì vẫn có thể được xét giảm:

a) Có tổng số quý xếp loại khá trở lên nhiều hơn từ 02 quý trở lên so với các quy định đối với người bị kết án phạt tù từ trên 10 năm tại điểm b khoản 1 Điều này và có ít nhất 04 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

b) Có tổng số quý xếp loại khá trở lên nhiều hơn 01 quý trở lên so với các quy định đối với người bị kết án phạt tù từ trên 05 năm đến 10 năm tại điểm b khoản 1 Điều này và có ít nhất 02 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.

6. Người bị kết án có tiền án phải có số kỳ xếp loại từ khá trở lên nhiều hơn so với những người bị kết án chưa có tiền án, ứng với mỗi tiền án là 02 quý xếp loại từ khá trở lên. Trường hợp người bị kết án bị phạt tù từ 03 năm trở xuống thì ứng với mỗi tiền án là 01 quý xếp loại từ khá trở lên.

7. Người bị kết án đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù phải liên tục được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên mới được tiếp tục xem xét, đề nghị giảm thời hạn đúng đợt. Trường hợp không đủ điều kiện để được xét giảm đúng đợt thì có thể được xét giảm thời hạn khi có đủ 04 quý xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên (trong đó phải có ít nhất 02 quý liền kề thời điểm xét giảm).

8. Người bị kết án đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà vi phạm nội quy cơ sở giam giữ bị xử lý kỷ luật, sau khi được Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện công nhận đã cải tạo tiến bộ và có đủ 04 quý liền kề (đối với người bị kết án bị kỷ luật khiển trách 02 lần hoặc kỷ luật cảnh cáo) hoặc 05 quý liền kề (đối với người bị kết án bị giam tại buồng kỷ luật) được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên thì mới được tiếp tục xem xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

9. Người bị kết án đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà lại phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý thì phải chấp hành được ít nhất một phần hai mức hình phạt chung và phải có đủ điều kiện hướng dẫn tại các điểm b, c và d khoản 1 và khoản 6 Điều này thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

10. Người bị kết án đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì phải chấp hành được ít nhất hai phần ba mức hình phạt chung hoặc 25 năm nếu là tù chung thân và phải có đủ các điều kiện hướng dẫn tại các điểm b, c và d khoản 1 và khoản 6 Điều này thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

11. Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc người đang được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được bảo lưu kết quả chấp hành án phạt tù và được tính liên tục liền kề với thời gian sau khi trở lại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiếp tục chấp hành án. Khi những người này trở lại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiếp tục chấp hành án, nếu có đủ điều kiện quy định tại các khoản của Điều này và trong thời gian được tạm đình chỉ hoặc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, được chính quyền địa phương nơi người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù về cư trú hoặc cơ sở y tế điều trị cho người được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh xác nhận thì mới được xem xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

Điều 6. Về giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 64 của Bộ luật Hình sự

1. Người bị kết án đã chấp hành được ít nhất một phần tư thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ 30 năm trở xuống; 10 năm đối với tù chung thân; 12 năm đối với người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án tù chung thân và có đủ điều kiện hướng dẫn tại các điểm b, c và d khoản 1, khoản 4, khoản 6 Điều 5 Nghị quyết này thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, nếu người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã lập công; trong đó, mỗi lần lập công, người bị kết án chỉ được xét giảm thời hạn một lần;

b) Đã quá già yếu;

c) Mắc bệnh hiểm nghèo.

2. Mức giảm mỗi lần cao nhất cho các trường hợp hướng dẫn tại khoản 1 Điều này có thể là 01 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 04 năm đối với hình phạt tù có thời hạn, hình phạt tù chung thân, nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành hình phạt ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên hoặc 15 năm đối với hình phạt tù chung thân; trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì thời gian thực tế chấp hành hình phạt ít nhất là 20 năm.

3. Trường hợp đặc biệt, khi có đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì người bị kết án có thể được xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 7. Về hoãn chấp hành hình phạt tù quy định tại Điều 67 của Bộ luật Hình sự

1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp người bị xử phạt tù là phụ nữ có thai không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi không phân biệt là con đẻ hay con nuôi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

b) Có nơi cư trú rõ ràng.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người bị xử phạt tù về cư trú, sinh sống thường xuyên;

c) Sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn.

2. Tòa án cũng có thể cho người bị xử phạt tù thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự nhưng không đáp ứng một trong các điều kiện hướng dẫn tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được hoãn chấp hành hình phạt tù nhưng phải gắn với hoàn cảnh đặc biệt và phải xem xét thận trọng, chặt chẽ.

Ví dụ: Nguyễn Thị B bị xử phạt 04 năm tù về tội cố ý gây thương tích, không có nơi cư trú rõ ràng, đang nuôi con 12 tháng tuổi nhưng con bị mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị trong bệnh viện mà không có người chăm sóc thì Tòa án có thể xem xét cho Nguyễn Thị B được hoãn chấp hành hình phạt tù.

3. Thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù được xác định như sau:

a) Thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự được tính từ ngày Tòa án ban hành quyết định cho đến khi sức khỏe của người bị xử phạt tù được hồi phục;

b) Thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự được tính từ ngày Tòa án ban hành quyết định cho đến khi kết thúc thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù mà Tòa án quyết định.

4. Giải quyết một số trường hợp sau khi được hoãn chấp hành hình phạt tù:

a) Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù mà người được hoãn chấp hành hình phạt tù lại có thai hoặc phải tiếp tục nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án có thể quyết định cho họ được hoãn đến khi đứa con sau cùng đủ 36 tháng tuổi;

b) Người được hoãn chấp hành hình phạt tù theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự thì có thể được hoãn một hoặc nhiều lần, nhưng tổng số thời gian được hoãn tối đa đến 01 năm.

Điều 8. Về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù quy định tại Điều 68 của Bộ luật Hình sự

1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự và có nơi cư trú rõ ràng thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

2. Thời gian tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự.

Đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù một lần hoặc nhiều lần cho đến khi sức khỏe hồi phục.

Đối với người đang chấp hành hình phạt tù là lao động duy nhất trong gia đình hoặc do nhu cầu công vụ thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù một lần hoặc nhiều lần, nhưng tổng số thời gian được tạm đình chỉ tối đa là 01 năm.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 24 tháng 4 năm 2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2024./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ (02 bản);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Công an;
- TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);
- Thẩm phán TANDTC và các đơn vị thuộc TANDTC (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT (TANDTC; Vụ PC&QLKH).

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

COUNCIL OF JUDGES
SUPREME PEOPLE'S COURT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. No. 03/2024/NQ-HDTP

Hanoi, June 10, 2024

 

RESOLUTION

ON GUIDELINES FOR APPLICATION OF CERTAIN PROVISIONS OF THE CRIMINAL CODE REGARDING TIME LIMIT FOR JUDGMENT EXECUTION, EXEMPTION FROM SERVING SENTENCES, COMMUTATION OF SENTENCES, REDUCTION OF SENTENCE DURATION IN SPECIAL CASES, DEFERRED IMPRISONMENT SENTENCES, SUSPENDED IMPRISONMENT SENTENCES

COUNCIL OF JUDGES OF SUPREME PEOPLE'S COURT

Pursuant to the Law on Organization of People's Courts dated November 24, 2014;

To ensure consistent and accurate application of certain provisions of the Criminal Code No. 100/2015/QH13 on amendments to Law No. 12/2017/QH14 regarding time limit for judgment execution, exemption from serving sentences, commutation of sentences, reduction of sentence duration in special cases, deferred imprisonment sentences, suspended imprisonment sentences;

With opinions of the Chief Justice of the Supreme People's Procuracy and the Minister of Justice,

HEREBY RESOLVES:

Article 1. Scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Certain terms

1. “deliberately avoid ” prescribed in Clause 5, Article 60 of the Criminal Code means intentionally conceal or falsely declare the permanent residence, temporary residence, or current residence; change personal information, identity, or gender to hinder the competent authority's ability to identify or locate them.

Personal information includes nationality; full name, date of birth; occupation; 9-digit or 12-digit identity card, or passport; other information related to the identification of a specific person.

2. “made reparation in an effort to atone for the crime” as prescribed in Point a, Clause 2, Clause 4, Article 62, Article 64, and Clause 2, Article 105 of the Criminal Code is the case where a convict assists a competent state authority in discovering, apprehending, or investigating a crime; rescues or assists others in danger or saves state, collective, or individual property valued at 50,000,000 VND or more during natural disasters, fires, epidemics, accidents, or other force majeure events, or has made significant contributions or inventions, or has achieved outstanding results in labor, study, combat, or work, as commended or recognized by a competent state authority.

3. “made great reparation in an effort to atone for the crime” as prescribed in Clause 3, 5 Article 62 and Clause 3, Article 105 of the Criminal Code is the case where a convict assists a prosecution agency in discovering, apprehending, investigating, or prosecuting a crime unrelated to the crime for which they were charged; rescues or assists others in danger or saves state, collective, or individual property valued at 100,000,000 VND or more during natural disasters, fires, epidemics, accidents, or other force majeure events, or has made significant contributions or inventions, or has achieved outstanding results in labor, study, combat, or work, as commended or recognized by a competent state authority.

4. “has a fatal disease” prescribed in Point b, Clause 2, Article 62, Article 64, Clause 2, Article 105 of the Criminal Code is the case where the convict has a life-threatening disease that is difficult to treat (for example:  terminal cancer, HIV infection that has progressed to clinical stage IV, severe drug-resistant tuberculosis grade 4, dropsy cirrhosis, heart failure grade III or higher, kidney failure grade IV or higher) or suffers from another disease that results in a complete loss of self-care ability, with a poor prognosis and a high risk of death.

5. “suffering from a serious disease” prescribed in Point a, Clause 1, Article 67 of the Criminal Code is the case where the person sentenced to imprisonment has a fatal disease as prescribed in Clause 4 of this Article or is suffering from another disease to the extent that they are unable to serve their sentence and if forced to do so, their life would be in danger.

6. “abides by law” prescribed in Point c, Clause 2, Clause 4, Article 62 of the Criminal Code is the case where the convict has been confirmed by the People's Committee of the commune where he/she resides or the military unit assigned to manage him/her to have properly and fully complied with the internal rules, regulations; policies and guidelines of the Party; and laws of the State at his/her place of residence.

7. “no longer a danger to society” stipulated in Point c, Clause 2, Clause 3 and Clause 4, Article 62 of the Criminal Code can be proven by their reformation, diligent work, participation in social activities, or by their advanced age or serious disease that renders them incapable of posing a danger to society.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The convict's family has suffered an accident, illness, natural disaster, fire, or force majeure event resulting in the loss of all significant assets, no income, or an income below the poverty line;

b) The parents, spouse, or children of the convict suffer from a prolonged illness and have no one to care for them.

9. “too old and weak" prescribed in Article 64 of the Criminal Code means a convict in one of the following cases:

a) Aged 70 or above;

b) Aged 60 or above, has a chronic illness requiring hospitalization for a cumulative period of 3 months or more, or intermittently for 3 or more times (at least 1 month for each hospitalization), is unable to care for themselves, and has a medical certificate confirming their condition from a provincial or higher-level military medical examination board or hospital.

10. “required by his/her official duties” prescribed in Point d, Clause 1, Article 67 of the Criminal Code is a case where the competent authority deems it necessary for the convict to perform a specific official duty and there is no immediate replacement available if they are immediately sent to serve their sentence.

Article 3. Time limit for judgment execution prescribed in Article 60 of the Criminal Code

1. The time limit for execution of criminal judgments prescribed in Article 60 of the Criminal Code is the time limit for judgment execution on penalty decision.

The time limit for judgment execution on decisions on compensation for damages, court fees and other decisions on property in criminal judgments shall be implemented in accordance with the provisions of the law on execution of civil judgments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For example:  On February 1, 2024, Nguyen Van A was sentenced by the Court to 2 years in prison for deliberate infliction of bodily harm in Judgment No. 01/2024/HS-ST (which has come into legal effect). Nguyen Van A has not yet served the imprisonment sentence. On March 10, 2024, Nguyen Van A committed the crime of theft of property.  Thus, the time limit for the execution of Judgment No. 01/2024/HS-ST dated February 1, 2024 is 5 years from March 10, 2024; the time limit for the execution of the judgment for the crime of theft of property begins from the date the judgment for the crime of theft of property comes into legal effect.

3. In cases where a criminal judgment imposes a cumulative sentence for multiple offenses, the time limit for judgment execution shall be determined by the total penalty of the most severe primary offense.

For example:  in the Appellate Criminal Judgment No. 01/2024/HS-PT dated January 10, 2024, the Superior People's Court decided to reject the appeal of the defendant Nguyen Van H and upheld the First-Instance Criminal Judgment No. 60/2023/HS-ST dated September 2, 2023, of the People's Court of T Province; convicted the defendant Nguyen Van H of murder, deliberate infliction of bodily harm and practice usury in civil transactions; sentenced the defendant Nguyen Van H to 12 years in prison for murder, 2 years in prison for deliberate infliction of bodily harm, and a fine of 70,000,000 VND for usury in civil transactions; and imposed a total sentence of 14 years in prison and a fine of 70,000,000 VND. In this case, the total penalty of the most severe primary penalty of 14 years in prison is used to calculate the time limit for execution of the Appeallate Criminal Judgment No. 01/2024/HS-PT. Pursuant to Point b, Clause 2, Article 60 of the Criminal Code, the time limit for execution of this appellate judgment is 10 years.

4. In cases where a criminal judgment involves multiple convicted people, the time limit for execution of the criminal judgment against them is based on the individual sentence imposed on each person.

5. In cases where a criminal judgment combines penalties from multiple judgments, the time limit for execution of each judgment shall be calculated based on the penalty imposed in each individual judgment, rather than on the total combined penalty.

For example:  Nguyen Van A was sentenced by the Court to 1 year and 6 months in prison for theft of property in Judgment No. 01/2024/HS-ST (which has come into legal effect). In Judgment No. 15/2024/HS-ST, Nguyen Van A was sentenced to 7 years imprisonment for deliberate infliction of bodily harm, and combining this with the sentence in Judgment No. 01/2024/HS-ST, Nguyen Van A was ordered to serve a total sentence of 8 years and 6 months (which has become legally effective).  Accordingly, the time limit for the execution of Judgment No. 01/2024/HS-ST is 5 years, and for Judgment No. 15/2024/HS-ST is 10 years.

6. In case the convict intentionally avoids, but the police agency does not issue a wanted decision or issues a wanted decision but not in accordance with the provisions of the Criminal Procedure Code except for things that cannot be done (for example,  a photo must be attached but there is no photo), the avoidance time is still counted to determine the time limit for the execution of the criminal judgment.

7. In case the person sentenced to imprisonment has his/her imprisonment sentence deferred or suspended, the period of deferral or suspension will not be deducted from the time limit for judgment execution, except in cases where the deferral or suspension is applied to impose a compulsory medical treatment measure.

The time limit for the execution of the criminal judgment shall be calculated from the date on which the period of deferral or suspension expires and shall be based on the remaining prison sentence that the convict has not yet served.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Exemption from serving sentences prescribed in Article 62 of the Criminal Code

1. A person sentenced to community sentence or imprisonment who has not served the sentence prescribed in Clauses 2 and 3, Article 62 of the Criminal Code is a case where they have had a decision to serve the sentence but have not yet served the sentence.

2. A fined person who has actively served a part of the penalty prescribed in Clause 5, Article 62 of the Criminal Code is a case where they have served at least one-third of the fine.

3. A person prohibited from residence or kept under mandatory supervision as prescribed in Clause 6, Article 62 of the Criminal Code is a case where they have strictly complied with the law, have shown remorse, have been actively engaged in labor and study, and have received a written confirmation from the People's Committee of the commune where they reside.

Article 5. Commutation of sentences prescribed in Article 63 of the Criminal Code

1. A person sentenced to community sentence, imprisonment or life imprisonment shall be considered for a reduction of sentence duration for the first time when they meet the following conditions:

a) They have served at least one-third of the term for community sentence or imprisonment; 12 years for life imprisonment; and 15 years for those convicted of multiple offenses, including offenses punishable by life imprisonment;

b) For those sentenced to community sentence, they must strictly comply with the law, sincerely repent, and actively engage in labor and study.

For those sentenced to imprisonment or life imprisonment, they must demonstrate significant progress, as evidenced by their good conduct in the detention facility, active participation in study, labor, and reform, and adequate periods of "good" ratings or better in their prison sentence serving.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A person sentenced to imprisonment for a term of 20 to 30 years must have at least 14 consecutive quarters of a 'good' rating or better preceding the time of the commutation consideration.

A person sentenced to imprisonment for a term of 15 to 20 years must have at least 12 consecutive quarters of a 'good' rating or better preceding the time of the commutation consideration.

A person sentenced to imprisonment for a term of 10 to 15 years must have at least 8 consecutive quarters of a 'good' rating or better preceding the time of the commutation consideration.

A person sentenced to imprisonment for a term of 5 to 10 years must have at least 4 consecutive quarters of a 'good' rating or better preceding the time of the commutation consideration.

A person sentenced to imprisonment for a term of 3 to 5 years must have at least 2 consecutive quarters of a 'good' rating or better preceding the time of the commutation consideration.

A person sentenced to imprisonment for a term of 3 years or less must have at least 1 quarter of 'good' rating or better preceding the time of the commutation consideration. In cases where there is no quarterly classification result due to the fact that the quarterly classification period has not yet arrived, but there are 3 consecutive months prior to the review for commutation that have been rated as "good," a commutation can still be considered.

c) They have compensated at least half of the civil liability as determined by the court's judgment or decision.

A convict who has compensated less than half of the civil liability as determined by the court's judgment or decision but has a document exempting them from a portion of the civil liability or has a different agreement with the judgment creditor or the judgment creditor's legal representative (with the confirmation of a competent authority) indicating that the convict has compensated half of the civil liability shall also be considered to have compensated half of the civil liability.

A convict with family extreme hardship, as guided by Clause 8, Article 2 of this Resolution, and verified by the People's Committee of the commune where they reside or by the competent civil enforcement agency, may have their civil liability reduced to less than half of the amount determined by the court's judgment or decision, but this must be clearly stated in the court's decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) They have been recommended by the competent criminal enforcement agency in writing for a reduction in the term of imprisonment.

2. The reduction in the term of imprisonment shall be carried out as follows, while still ensuring the actual time served as prescribed in Clauses 2, 3, 4, 5, and 6 of Article 63 of the Criminal Code:

a) For those sentenced to community sentence, each reduction may be from 3 to 9 months;

b) A person sentenced to imprisonment for a term of 30 years or less, or a person sentenced to life imprisonment who has had their sentence commuted to 30 years, may have their sentence reduced by 1 to 3 months each time. In cases where the reduction is up to 3 years, the individual must have an exceptionally outstanding record.

3. A person sentenced to life imprisonment, or a person convicted of multiple offenses including a life sentence, may have their life sentence commuted to an imprisonment sentence by the court. A person sentenced to life imprisonment for the first time may have their sentence reduced to 30 years. This 30-year term shall be calculated from the date of execution of the life sentence and, even if reduced multiple times, must ensure an actual term of imprisonment of 20 years for those sentenced to life imprisonment; 25 years for those convicted of multiple offenses including a life sentence.

4. A person serving a prison sentence who is considered for a reduction in their sentence in special cases, or a person under 18 who has committed a crime, if they have not served the required time in a detention facility but fall under one of the following circumstances, shall also be considered to have adequate number of periods with required ratings as prescribed in Clause 1(b) of this Article:

a) For those sentenced to imprisonment for more than 15 years, the first four consecutive quarters of "good" ratings or better preceding the time of the commutation consideration may be missing;

b) For those sentenced to imprisonment for more than 5 but less than 15 years, the first two consecutive quarters of "good" ratings or better preceding the time of the commutation consideration may be missing;

c) For those sentenced to imprisonment for 3 years to 5 years, the first quarter of "good" rating or better may be missing;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In the aforementioned cases, the time spent in temporary detention, or in a correctional facility should be considered as strict adherence to the facility's regulations.

5. A convict sentenced to more than five years of imprisonment, but who has not consistently been rated as "good" or better, may still be considered for a reduction in sentence if they meet the other requirements specified in this Resolution and fall into one of the following categories:

a) There is a total of more than two quarters of "good" or better ratings, compared to the requirements for those sentenced to more than 10 years of imprisonment as specified in point b, clause 1 of this Article, and there are at least four consecutive quarters immediately preceding the time of sentence commutation consideration with a rating of "good" or better;

b) There is a total of more than one quarter of "good" or better ratings, compared to the requirements for those sentenced to more than 5 but less than 10 years of imprisonment as specified in point b, clause 1 of this Article, and there are at least two consecutive quarters immediately preceding the time of sentence commutation consideration with a rating of "good" or better.

6. The convict must have a greater number of quarters with a rating of "good" or better compared to first-time offenders. For each prior conviction, an additional two quarters with a rating of "good" or better are required. In cases where the convict is sentenced to 3 years or less of imprisonment, one additional quarter with a rating of "good" or better is required for each prior conviction.

7. A convict who has already had their sentence reduced must consistently maintain a "good" or better conduct rating to be considered for further scheduled sentence reductions in subsequent periods. If they do not meet the requirements for a scheduled sentence reduction, they may still be considered for a reduction if they have achieved a "good" or better classification for four consecutive quarters, including at least two consecutive quarters immediately prior to the review.

8. A convict who has already had their sentence reduced but has violated the facility's regulations and has been subjected to disciplinary action, may only be considered for further sentence reductions after being recognized by the warden, detention center director, or the head of enforcement agency of district-level police agency as having made significant progress in their rehabilitation and achieving a "good" or better conduct rating for four consecutive quarters (for convicts subject to two or more reprimands or warnings) or five consecutive quarters (for convicts confined to solitary confinement).

9. A convict who has already had their imprisonment sentence reduced but has committed a new, less serious crime due to intentional acts must serve at least half of the combined sentence and meet the criteria specified in points b, c, and d of clause 1 and clause 6 of this Article to be eligible for a sentence reduction.

10. A convict who has already had their sentence reduced but has committed a new, serious, very serious, or extremely serious crime must serve at least two-thirds of the combined sentence or 25 years in the case of life imprisonment and meet the criteria specified in points b, c, and d of clause 1 and clause 6 of this Article to be eligible for a sentence reduction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 6. Reduction of the term of imprisonment in special cases prescribed in Article 64 of the Criminal Code

1. A convict who has served at least one-quarter of the sentence for community sentence, imprisonment of 30 years or less, or 10 years for life imprisonment; 12 years for a person convicted of multiple crimes including life imprisonment and who meets the criteria specified in points b, c, and d of clause 1, clause 4, and clause 6 of Article 5 of this Resolution may be considered for a reduction in the term of imprisonment if the convict falls into one of the following cases:

a) They have made reparation in an effort to atone for the crime; however, for each reparation, the convict shall only be considered for a sentence reduction once;

b) They are too old and weak;

c) They have a fatal disease.

2. The maximum reduction per instance for the cases specified in clause 1 of this Article may be 1 year for community sentence, 4 years for imprisonment, or life imprisonment, but it must be ensured that the actual time served is at least two-fifths of the sentence imposed or 15 years for life imprisonment; in the case of a person convicted of multiple crimes including life imprisonment, the actual time served must be at least 20 years.

3. In special cases, upon the proposal of the Minister of Public Security or the Minister of Defense, and after obtaining the opinions of the Chief Procurator of the Supreme People's Procuracy and the approval of the President of the Supreme People's Court, a convict may be considered for a sentence reduction earlier or at a higher rate than that specified in clauses 1 and 2 of this Article.

Article 7. Deferral of the execution of the imprisonment sentence prescribed in Article 67 of the Criminal Code

1. A person sentenced to imprisonment may have his/her sentence deferred when meeting all of the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In the case of a sentenced female who is pregnant, regardless of whether she intentionally became pregnant and gave birth continuously to avoid serving her sentence, or a woman who is raising a child under 36 months of age, regardless of whether the child is biological or adopted, the execution of the sentence may be suspended until the child reaches 36 months of age.

b) Have a fixed residence.

A fixed residence is a place of temporary or permanent residence with a specific address as defined by the Residence Law where the convict resides and lives on a regular basis;

c) After being sentenced to imprisonment, they have not committed any serious violations of the law, and there is no reason to believe that they will abscond.

2. The court may also grant a deferral of the execution of a criminal sentence to a person who falls within the cases specified in clause 1 of Article 67 of the Criminal Code but does not meet one of the conditions specified in points b and c of clause 1 of this Article, provided that there are special circumstances and that the court exercises careful and prudent consideration.

For example:  If Nguyen Thi B is sentenced to 4 years in prison for deliberate infliction of bodily harm, does not have a fixed residence, and is raising a 12-month-old child with a fatal disease who requires hospitalization and has no other caregiver, the court may consider deferring the execution of Nguyen Thi B's sentence.

3. The period of deferral of serving the imprisonment sentence is determined as follows:

a) The period of deferral of serving the imprisonment sentence for the case specified in Point a, Clause 1, Article 67 of the Criminal Code is calculated from the date the court issues the decision until the convict’s health is restored;

b) The period of deferral of serving the imprisonment sentence for the case specified in Points b, c and d, Clause 1, Article 67 of the Criminal Code is calculated from the date the court issues the decision until the end of the deferral period determined by the court.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If, during the period of deferral of the execution of a criminal sentence, the person whose sentence is deferred becomes pregnant again or has to continue raising a child under 36 months of age, the court may decide to extend the deferral until the youngest child reaches 36 months of age;

b) A person whose sentence is deferred pursuant to points c or d of clause 1 of Article 67 of the Criminal Code may have their sentence deferred one or more times, but the total deferral period shall not exceed one year.

Article 8. Suspension of the execution of the imprisonment sentence prescribed in Article 68 of the Criminal Code

1. A person who is currently serving an imprisonment sentence and falls under one of the cases specified in clause 1 of Article 67 of the Criminal Code and has a fixed residence may have their sentence execution suspended.

2. The duration of the suspension of the execution of a criminal sentence shall be determined in accordance with the provisions of clause 1 of Article 67 of the Criminal Code.

For people serving imprisonment sentence suffering from serious disease, the execution of their prison sentence may be suspended one or more times until their health is restored.

For people serving imprisonment sentence who are the sole breadwinners in their families or are needed for official duties, the execution of their prison sentence may be suspended one or more times, but the total suspension period shall not exceed one year.

Article 9. Entry in force

This Resolution was adopted by the Council of Judges of the Supreme People's Court on April 24, 2024, and shall enter into force on July 15, 2024./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.





ON BEHALF OF THE COUNCIL OF JUDGES
CHIEF JUSTICE




Nguyen Hoa Binh

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP ngày 10/06/2024 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên, giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.868

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.255.157
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!