|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
Khongso
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
|
|
Người ký:
|
Trương Hòa Bình
|
Ngày ban hành:
|
05/09/2016
|
|
Ngày hiệu lực:
|
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2016/NQ-HĐTP
|
Hà Nội,
ngày tháng năm 2016
|
(DỰ THẢO 1)
|
|
NGHỊ QUYẾT
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CÓ LỢI CHO NGƯỜI PHẠM TỘI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ SỐ 100/2015/QH13 VÀ CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN CỦA BỘ LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ SỐ 101/2015/QH13
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24
tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Bộ luật hình sự ngày 27 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự ngày 27 tháng
11 năm 2015;
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số
144/2016/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Quốc hội;
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định có
lợi trong Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 tại Tòa án nhân dân;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng những quy định
có lợi cho người phạm tội trong Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 và các quy định
có liên quan của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành các quy định
có lợi của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 theo quy định tại các điểm a, b khoản
4 Điều 1 Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29-6-2016 của Quốc hội.
Điều 2.
Danh mục những quy định có lợi cho người phạm tội trong Bộ luật hình sự số
100/2015/QH13
Ban hành kèm theo Nghị quyết
này là Danh mục những quy định có lợi cho người phạm tội trong Bộ luật hình sự
số 100/2015/QH13.
Điều 3.
Nguyên tắc áp dụng
1. Việc áp dụng các quy định
có lợi cho người phạm tội trong Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 phải được thực
hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13; điểm b
khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13; khoản 4 Điều 1 Nghị quyết
số 144/2015/Qh13; hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Nghị quyết này.
2. Ngoài Danh mục những quy
định có lợi cho người phạm tội trong Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được ban
hành kèm theo Nghị quyết này, trong khi giải quyết các vụ án hình sự nếu phát
hiện những quy định khác trong Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 có lợi cho người
phạm tội thì phải áp dụng.
Điều 4.
Về việc áp dụng các quy định có liên quan của Bộ luật tố tụng hình sự số
101/2015/QH13 để thi hành các quy định có lợi trong Bộ luật hình sự số
100/2015/QH13 kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016
1.
Việc chuyển hình phạt tử hình sang hình phạt tù chung thân đối với các trường hợp
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13; các
điểm a, b và điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27-11-2015
của Quốc hội và hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP
ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thực hiện Tòa
án phải căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 367 Bộ luật tố tụng hình sự số
101/2015/QH13 để ra Quyết định chuyển hình phạt tử hình sang hình phạt tù chung
thân.
2.
Việc tha tù trước thời hạn có điều kiện:
Khi
nhận được hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện của Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại cơ sở giam giữ,
Tòa án phải căn cứ vào quy định tại Điều 368 Bộ luật tố tụng hình sự số
101/2015/QH13 để xem xét, giải quyết việc tha tù trước thời hạn có điều kiện.
3.
Việc xóa án tích:
a)
Đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích
Khi
nhận được yêu cầu cấp giấy chứng nhận đã được xóa án tích đối với trường hợp
đương nhiên được xóa án tích thì Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 369
101/2015/QH13 để chuyển yêu cầu cấp giấy chứng nhận đã được xóa án tích cho Sở
Tư pháp để giải quyết theo thẩm quyền.
b)
Đối với trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án
Khi
nhận được đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận xóa án tích của người bị kết án (có
nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức
nơi họ làm việc), Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 369 Bộ luật tố tụng hình
sự số 101/2015/QH13 để để xem xét, giải quyết việc cấp giấy chứng nhận xóa án
tích.
4.
Việc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi:
Khi
thực hiện các quy định có lợi của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đối với người
phạm tội là người dưới 18 tuổi, Tòa án phải áp dụng các quy định tại chương
XXVIII Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 về thủ tục tố tụng đối với người
dưới 18 tuổi để giải quyết.
Điều 5.
Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày… tháng… năm 2016 và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày… tháng… năm 2016.
Điều 6.
Tổ chức thực hiện
Chánh án Tòa án nhân dân và
Tòa án quân sự các cấp; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao tổ
chức triển khai Nghị quyết này trong cơ quan, đơn vị mình nhằm đảm
bảo cho việc thi hành đúng và thống nhất. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc đề nghị phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao để có hướng dẫn giải quyết kịp
thời.
Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội;
- Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Chỉ đạo CCTPTW;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ (02 bản);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Công an;
- Bộ Tư pháp;
- Các TAND và TAQS;
- Các Thẩm phán TANDTC
và các đơn vị thuộc TANDTC;
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH.
|
TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN
Nguyễn Hòa Bình
|
DANH
MỤC
NHỮNG QUY ĐỊNH CÓ LỢI CHO NGƯỜI
PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số .../20.../NQ-HĐTP
ngày ... tháng ... năm 20 ... của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
Stt
|
Nội dung quy định có lợi
|
Điều, khoản, điểm
|
·
|
Đồng phạm
“4. Người
đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người
thực hành”
|
Khoản 4 Điều 17
|
·
|
Che giấu
tội phạm
“2. Người
che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng
của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại
khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc
gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của
Bộ luật này.”
|
Khoản 2 Điều 18
|
·
|
Không tố
giác tội phạm
“3. Người
bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này
trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực
hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm
vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật
này.”
|
Khoản 3 Điều 19
|
·
|
Gây thiệt
hại trong khi bắt giữ người phạm tội
“1. Hành
vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách
nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt
giữ thì không phải là tội phạm.
2. Trường
hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người
gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.”
|
Điều 24
|
·
|
Rủi ro
trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
“Hành vi
gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến
bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy
phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Người nào
không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng
ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”
|
Điều 25
|
·
|
Thi
hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
“Người thực
hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc
của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh
nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải
chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu
trách nhiệm hình sự.
Quy định
này không áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2
Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.”
|
Điều 26
|
·
|
Căn cứ
miễn trách nhiệm hình sự
“2. Người
phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau
đây:
a) Khi tiến
hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội
không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến
hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến
không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;...
3. Người
thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và
được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và
đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
|
Các điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Điều 29
|
·
|
Phạt tiền
“1. Phạt
tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Người
phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tộinghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
b) Người
phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật
tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.”
|
Khoản 1 Điều 34
|
·
|
Cải tạo
không giam giữ
“3...
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện
nghĩa vụ quân sự.
4. Trường
hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc
làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc
lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian
lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05
ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng
biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi
con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết
tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết
án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi
hành án hình sự.”
|
Khoản 3 và khoản 4 Điều 36
|
·
|
Tù có
thời hạn
“2. Không áp
dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng
do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.”
|
Khoản 2 Điều 38
|
·
|
Tử hình
“2. Không
áp dụng hình phạt tử hình đối với... người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc
khi xét xử.
3. Không
thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
...b) Người
đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị
kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã
chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác
tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm
hoặc lập công lớn”.
|
Khoản 2 và khoản 3 Điều 40
|
·
|
Căn cứ
quyết định hình phạt
“2. Khi
quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều
này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.”
|
Khoản 2 Điều 50
|
·
|
Các
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
“1...
đ) Phạm tội
trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
o) Người
phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người
phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng;
x) Người
phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.”
|
Các điểm đ, o, p và x khoản 1 Điều 51
|
·
|
Quyết định
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
“2. Tòa án
có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được
áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng
phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”
|
Khoản 2 Điều 54
|
·
|
Thời hiệu
thi hành bản án
“2. Thời
hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
...d) 20
năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.”
|
Điểm d khoản 2 Điều 60
|
·
|
Miễn chấp
hành hình phạt
“2. Người
bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp
hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể
quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
...c) Chấp
hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người
đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
...5. Người
bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị
lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn,
tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt
còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát,
Tòa án có thể quyết đinh miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.”
|
Điểm c khoản 2 và khoản 5 Điều 62
|
·
|
Giảm mức
hình phạt đã tuyên
“...3. Trường
hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân
thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15
năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp
hành là 25 năm.
...6. Đối với
người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường
hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này thì thời
gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm
nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30
năm.”
|
Khoản 3 và khoản 6 Điều 63
|
·
|
Tha tù
trước thời hạn có điều kiện
“1. Người
đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Phạm tội
lần đầu;
b) Có nhiều
tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
c) Đã được
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm
nghiêm trọng trở lên;
d) Có nơi
cư trú rõ ràng;
đ) Đã chấp
hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường
dân sự;
e) Đã chấp
hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời
hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn.
Trường hợp
người phạm tội là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia
đình có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng
hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì
thời gian đã chấp hành ít nhất là một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc
ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn;
e) Không
thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Không
áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
a) Người bị
kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội khủng bố; tội phá hoại hòa bình,
chống loài người và tội phạm chiến tranh hoặc người bị kết án từ 10 năm tù trở
lên đối với tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người;
07 năm tù trở lên đối với các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
và sản xuất trái phép, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy;
b) Người bị
kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
40 của Bộ luật này.
3. Theo đề
nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án quyết định tha tù
trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án. Người được tha tù trước
thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách.
Thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù.
4. Người
được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên
hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách,
thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với
người đó và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.
Nếu người
đó thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc
người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù
chưa chấp hành của bản án trước theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
5. Người
được tha tù trước thời hạn có điều kiện đã chấp hành được ít nhất là một phần
hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan thi
hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử
thách.”
|
Điều 66
|
·
|
Xoá
án tích
“2. Người
bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng
và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.”
|
Khoản 2 Điều 69
|
·
|
Đương
nhiên được xóa án tích
“2. Người
bị kết án đương nhiên được xoá án tích, nếu từ khi chấp hành xong
hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp
hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và
không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
...b) 02
năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm
trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm
trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình
nhưng đã được giảm án.
Trường
hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản
chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp
hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì
thời hạn đương nhiên được xoá án tích sẽ hết vào thời điểm người đó
chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người
bị kết án đương nhiên được xoá án tích, nếu từ khi hết thời hiệu
thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong
thời hạn quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.”
|
Các điểm b, c và d khoản 2 và khoản 3 Điều 70
|
·
|
Xoá án
tích theo quyết định của Tòa án
“2. Người
bị kết án được Tòa án quyết định xoá án tích, nếu từ khi chấp hành
xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã
chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án
và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 03 năm
trong trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù
đến 05 năm;
b) 05 năm
trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
c) 07 năm
trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình
nhưng đã được giảm án.
Trường
hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản
chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành
dài hơn thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì thời hạn được
xoá án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt
bổ sung.
3. Người
bị kết án được Tòa án quyết định xoá án tích, nếu từ khi hết thời
hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới
trong thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này.”
|
Khoản 2 và khoản 3 Điều 71
|
·
|
Cách
tính thời hạn để xóa án tích
“2. Người
bị kết án chưa được xoá án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị
Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xoá án tích
cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử
thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.”
|
Khoản 2 Điều 73
|
·
|
Nguyên
tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
“1. Việc xử
lý người dưới 18 tuổi phạm tộiphải bảo đảm lợi ích tốt nhấtcủa
người dưới 18 tuổi vàchủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai
lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
2.Người
dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều
tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn
trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương
này:
a) Người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội
nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm);
Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma
túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển
trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều
252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
b) Người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý
quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định
tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội
hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng
dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều
151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171
(tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều
249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép
chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm
đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
c) Người
dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong
vụ án.
...4. Khi
xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong
các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại
trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu
quả giáo dục, phòng ngừa.
...6.
Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn
đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt
tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ
hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và
với thời hạn thích hợp ngắn nhất.”
|
Khoản 1, khoản 2, khoản 4 và khoản 6 Điều 91
|
·
|
Điều kiện
áp dụng(các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được
miễn trách nhiệm hình sự)
“Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự
và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc
người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong
các biện pháp này.”
|
Điều 92
|
·
|
Khiển
trách
“1. Khiển
trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những
trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu
quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
a) Người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng;
b) Người
dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
2. Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách.
Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng
kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.
3. Người
bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ
pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
b) Trình
diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
c) Tham
gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động
với hình thức phù hợp.
4. Tuỳ
từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian
thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều
này từ 03 tháng đến 01 năm.”
|
Điều 93
|
·
|
Hoà
giải tại cộng đồng
“1. Hoà
giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội trong những trường hợp sau đây:
a) Người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm
tội nghiêm trọng;
b) Người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
2. Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ
chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp
pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình
sự.
3. Người
được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các
nghĩa vụ sau đây:
a) Xin
lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại;
b) Nghĩa vụ
quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này.”
|
Điều 94
|
·
|
Giáo
dục tại xã, phường, thị trấn
“1. Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội trong những trường hợp sau đây:
a) Người từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội
nghiêm trọng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
b) Người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
2. Người
được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án giao cho Ủy ban nhân dân cấp
xã tổ chức giám sát, giáo dục phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp
hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động;
b) Chịu
sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn;
c) Không
đi khỏi nơi cư trú khi không được phép;
d) Các
nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này.
3. Nếu
người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn,
có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao trách
nhiệm quản lý, giáo dục, cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định
chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
|
Điều 95
|
·
|
Cải tạo
không giam giữ
“1. Hình
phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 đến
dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm
tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.”
|
Khoản 1 Điều 100
|
·
|
Quyết định
hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
“2. Mức
hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị
phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong
khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp
dụng.
Mức hình
phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị
phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong
khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp
dụng.
3. Mức
hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt cao
nhất quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật này.
Mức hình
phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi không quá một phần hai mức phạt quy định tại các điều 99,
100 và 101 của Bộ luật này.”
|
Khoản 2 và khoản 3 Điều 102
|
·
|
Tha tù
trước hạn có điều kiện
“1. Người
dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc các trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật này có thể được tha tù trước hạn khi có đủ
các điều kiện sau đây:
a) Phạm tội
lần đầu;
b) Có nhiều
tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
c) Đã
chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù;
d) Có nơi
cư trú rõ ràng.
2. Việc
tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện theo quy định tại các khoản
3, 4 và 5 Điều 66 của Bộ luật này.”
|
Điều 106
|
·
|
Xoá án
tích
“1. Người
dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Người từ
đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị
áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
2. Người từ
đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xoá án tích nếu trong thời hạn
03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu
thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.”
|
Điều 107
|
·
|
Tội vô
ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
“1. Người
nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
|
Khoản 1 Điều 129
|
·
|
Tội xúi
giục hoặc giúp người khác tự sát
“1. Người nào
thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Kích động,
dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
b) Tạo điều
kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.”
|
Khoản 1 Điều 131
|
·
|
Tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh
“1. Người
nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối
với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồnghoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ06 thángđến03
năm:
a) Đối với
02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.”
|
Điều 135
|
·
|
Tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm
tội
“1. Người
nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc
do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồnghoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến
02 năm:
a) Đối với
02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 136
|
·
|
Tội vô
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
“1. Người nào
vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%,thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặcphạtcải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
|
Khoản 1 Điều 138
|
·
|
Tội vô
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy
tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
“1. Người
nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01
năm.”
|
Khoản 1 Điều 139
|
·
|
Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi
“1. Người
nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
...b) Giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.”
|
Điểm b khoản 1 Điều 142
|
·
|
Tội cưỡng
dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
“2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
...đ) Phạm
tội 02 lần trở lên;”
|
Điểm đ khoản 2 Điều 144
|
·
|
Tội lây
truyền HIV cho người khác
“1. Người
nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường
hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện
quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”
|
Khoản 1 Điều 148
|
·
|
Tội cố
ý truyền HIV cho người khác
“1. Người
nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại
Điều 148 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Đối với
người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với
người dưới 18 tuổi;
d) Đối với
từ 02 người đến 05 người;
đ) Lợi dụng
nghề nghiệp;
e) Gây rối
loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 149
|
·
|
Tội
đánh tráo người dưới 01 tuổi
“1. Người
nào đánh tráo người dưới 01 tuổi này với người dưới 01 tuổi khác, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
c) Đối với
người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Phạm tội
02 lần trở lên.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12
năm:
a) Có tính
chất chuyên nghiệp;
b) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 152
|
·
|
Tội chiếm
đoạt người dưới 16 tuổi
“1. Người
nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao
cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
07 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
c) Đối với
người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Đối với
từ 02 người đến 05 người;
đ) Phạm tội
02 lần trở lên;
e) Gây rối
loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
g) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31%
trở lên.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15
năm:
a) Có tính
chất chuyên nghiệp;
b) Đối với
06 người trở lên;
c) Gây rối
loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm nạn
nhân chết;
đ) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 153
|
·
|
Tội làm
nhục người khác
“1. Người nào
xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm:
a) Phạm tội
02 lần trở lên;
b) Đối với
02 người trở lên;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với
người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với
người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng
mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối
loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.”
|
Khoản 1, khoản 2 Điều 155
|
·
|
Tội vu
khống
“1. Người
nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt
hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác;
b) Bịa đặt
người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với
02 người trở lên;
d) Đối với
ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho
mình;
đ) Đối với
người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng
mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối
loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
h) Vu khống
người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.”
|
Khoản 1, khoản 2 Điều 156
|
·
|
Tội làm
sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân
“1. Người
nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu
ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch
kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
|
Khoản 1 Điều 161
|
·
|
Tội xâm
phạm quyền bình đẳng giới
“1. Người
nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người
khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao,
y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền
từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm:
a) Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm
tội 02 lần trở lên;
c) Đối với
02 người trở lên.”
|
Khoản 1, khoản 2 Điều 165
|
·
|
Tội cướp
tài sản
“4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm
đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người
trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết
người;
d) Lợi dụng
hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”
|
Khoản 4 Điều 168
|
·
|
Tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản
“1. Người
nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến
dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết
án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170,
171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh
hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản
là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ
vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị
hại.”
|
Khoản 1 Điều 172
|
·
|
Tội trộm
cắp tài sản
“4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a) Chiếm
đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Trộm cắp
tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một
trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng
hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”
|
Khoản 4 Điều 173
|
·
|
Tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
“3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
12 năm:
a) Chiếm
đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây ảnh
hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Phạm tội
chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm.”
|
Khoản 3, khoản 4 Điều 175
|
·
|
Tội chiếm
giữ trái phép tài sản
“1. Người
nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không
giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao
nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp
pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định
của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm.”
|
Khoản 1 Điều 176
|
·
|
Tội sử
dụng trái phép tài sản
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt tiền từ 50.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng hoặcphạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tài
sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Tài
sản là bảo vật quốc gia;
c) Phạm
tội 02 lần trở lên;
d) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
· đ) Tái
phạm nguy hiểm.”
|
Khoản 2 Điều 177
|
·
|
Tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
“1. Người
nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có
giá trị lịch sử, văn hoá hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc
một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết
án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh
hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản
là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ
vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị
hại.
...3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ05 năm đến
10 năm:
a) Gây thiệt
hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thiệt
hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20
năm:
a) Gây thiệt
hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt
hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này.”
|
Khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 178
|
·
|
Tội thiếu
trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp
“1. Người
nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng,
lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạtcảnh
cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội
gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị
giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị
phạt tù từ01 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội
gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị
giá từ 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05
năm đến 10 năm.”
|
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 179
|
·
|
Tội vô
ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
“1. Người nào
vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ100.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội
gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở
lên, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 180
|
·
|
Bãi bỏ
tội tảo hôn
(Điều 148
BLHS năm 1999)
|
|
·
|
Tội tổ
chức tảo hôn
“Người nào
tổ chức việc lấy vợ, lấy chồngcho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm.”
|
Điều 183
|
·
|
Bãi bỏ
tội đăng ký kết hôn trái pháp luật
(Điều 149
BLHS năm 1999)
|
|
·
|
Tội
buôn lậu
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Có tính
chất chuyên nghiệp;
c) Vật phạm
pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Thu lợi
bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Vật phạm
pháp là bảo vật quốc gia;
e) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
g) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
h) Phạm tội
02 lần trở lên;
i) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến
15 năm:
a) Vật phạm
pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi
bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a) Vật phạm
pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi
bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng
chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.”
|
Khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 188
|
·
|
Tội vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Vật phạm
pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Vật phạm
pháp là bảo vật quốc gia;
d) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội
02 lần trở lên;
g) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
trong trường hợp hàng phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt
tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05
năm đến 10 năm.”
|
Khoản 2 và khoản 3 Điều 189
|
·
|
Tội sản
xuất, buôn bán hàng cấm
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến
10 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính
chất chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm
pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Thu lợi
bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
h) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 2 Điều 190
|
·
|
Tội
tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính
chất chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm
pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Thu lợi
bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
h) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Hàng phạm
pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi
bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
c) Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h
khoản 2 Điều này mà qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và
ngược lại.”
|
Khoản 2 và khoản 3 Điều 191
|
·
|
Tội sản
xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Có tính
chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm
nguy hiểm;
d) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội
qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
g) Hàng giả
trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá
niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
h) Hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết,
giá ghi trong hóa đơn;
i) Thu lợi
bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
k) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
l) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 31% đến 60%;
m) Gây thiệt
hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10
năm đến 15 năm:
a) Hàng giả
có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong
trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá
ghi trong hóa đơn;
c) Thu lợi
bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Làm chết
người;
đ) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ15 nămđến20
năm hoặc tù chung thân:
a) Thu lợi
bất chính từ 1.500.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết
02 người trở lên;
c) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người 61% trở lên;
d) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này 122% trở lên;
đ) Gây thiệt
hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.”
|
Khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 193
|
·
|
Bãi bỏ
tội kinh doanh trái phép
(Điều 159
BLHS năm 1999)
|
|
·
|
Tội đầu
cơ
“1. Người
nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình
hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua
vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa
được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng
hoá trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi
bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng
hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
e) Thu lợi
bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
d) Gây ảnh
hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07
năm đến 15 năm:
a) Hàng
hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi
bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 1, khoản 2 và Khoản 3 Điều 196
|
·
|
Tội quảng
cáo gian dối
“1. Người
nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
|
Khoản 1 Điều 197
|
·
|
Tội lừa
dối khách hàng
“1. Người
nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm,
tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi
bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng hoặcphạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Có tính
chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ
đoạn xảo quyệt;
d) Thu lợi
bất chính 50.000.000 đồng trở lên.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 198
|
·
|
Tội vi
phạm các quy định về cung ứng điện
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt tiền từ 150.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết
người;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
c) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.”
|
Khoản 2 Điều 199
|
·
|
Tội trốn
thuế
“3. Phạm tội
trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ
1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến
07 năm.”
|
Khoản 3 Điều 200
|
·
|
Tội cho
vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
“2. Phạm tội
thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm.”
|
Khoản 2 Điều 201
|
·
|
Tội
làm, buôn bán tem giả, vé giả
“1. Người
nào làm, buôn bán các loại tem giả, vé giả thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tem giả,
vé giả không có mệnh giá có số lượng từ 15.000 đến dưới 30.000 đơn vị;
b) Tem giả,
vé giả có mệnh giá có tổng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm;
d) Thu lợi
bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Tem giả,
vé giả không có mệnh giá có số lượng 30.000 đơn vị trở lên;
d) Tem giả,
vé giả có mệnh giá có tổng trị giá 200.000.000 đồng trở lên;
đ) Thu lợi
bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 202
|
·
|
Tội in,
phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Có tính
chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa
đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội
dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi
bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt
hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 2 Điều 203
|
·
|
Tội vi phạm
quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
“1. Người
nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ mà vi phạm quy định của
Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hoặc cho người khác từ 100.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng,thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Phạm tội
02 lần trở lên;
b) Gây thiệt
hại 500.000.000 đồng trở lên.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 204
|
·
|
Chuyển
hóa Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng(Điều 165 BLHS năm 1999) thành các tội phạm cụ thể, nên khi
áp dụng cần nghiên cứu quy định tại Nghị quyết số 109/2015/Qh13 ngày
27-11-2015 về việc thi hành Bộ luật hình sự.
|
|
·
|
Tội lập
quỹ trái phép
“1. Người
nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật và
đã sử dụng quỹ đógây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng đến
dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Dùng thủ
đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát;
b) Để thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật khác;
c) Gây thiệt
hại cho tài sản của Nhà nước từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội
gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị
phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.”
|
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 205
|
·
|
Bãi bỏ
Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế
(Điều 167
BLHS năm 1999)
|
|
·
|
Bãi bỏ
Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Điều 170
BLHS năm 1999)
|
|
·
|
Bãi bỏ tội
sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
(Điều 178
BLHS năm 1999)
|
|
·
|
Tội vi
phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài
“1. Người
nào trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại về tài sản từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng
đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Cấp tín
dụng cho những trường hợp không được cấp tín dụng trừ trường hợp cấp dưới
hình thức phát hành thẻ tín dụng;
b) Cấp tín
dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng
không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
c) Vi phạm
các hạn chế để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng theo quy định của Luật
các tổ chức tín dụng hoặc cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định
giá để cấp tín dụng;
d) Vi phạm
quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ tín dụng đối với các đối tượng bị hạn
chế cấp tín dụng;
đ) Cấp tín
dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên
quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật;
e) Vi phạm
quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, ký kết hợp
đồng cho thuê tài chính hoặc mua bán tài sản;
g) Phát
hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng
từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện
thanh toán giả; tiến hành hoạt động nghiệp vụ tín dụng khi chưa được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép.”
|
Khoản 1 Điều 206
|
·
|
Tội
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ
có giá giả khác
“2. Phạm tội
trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác
có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt
tù từ 05 năm đến 10 năm.
3. Phạm tội
trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác
có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt
tù từ 10 năm đến 15 năm.”
|
Khoản 2 và khoản 3 Điều 208
|
·
|
Tội cố
ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng
khoán
“1. Người
nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động
chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị
trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm:
a) Gây thiệt
hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi
bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu
thông tin trong hoạt động chứng khoán mà còn vi phạm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000
đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Thu lợi
bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Gây thiệt
hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
· d) Tái
phạm nguy hiểm.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 209
|
·
|
Tội sử
dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến
07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Thu lợi
bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Gây thiệt
hại cho nhà đầu tư 1.500.000.000 đồng trở lên;
d) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 2 Điều 210
|
·
|
Tội
thao túng thị trường chứng khoán
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt tiền từ 2.000.000.000
đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Thu lợi
bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Gây thiệt
hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
d) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 2 Điều 211
|
·
|
Tội xâm
phạm quyền tác giả, quyền liên quan
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Thu lợi
bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt
hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng
hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.”
|
Khoản 2 Điều 225
|
·
|
Tội vi
phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a) Thu lợi
bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại
khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
b) Khoáng
sản trị giá 1.000.000.000 trở lên;
c) Có tổ
chức;
d) Gây sự
cố môi trường;
đ) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
e) Làm chết
người.”
|
Khoản 2 Điều 227
|
·
|
Tội cố
ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ
“1. Người
nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền,
hàng cứu trợ gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ từ 100.000.000
đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồnghoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Gây thiệt
hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây ảnh
hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 231
|
·
|
Tội vi
phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Khai
thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 40 mét khối (m3) đến
dưới 80 mét khối (m3)gỗ loài thực vật thông thường; từ 25 mét khối
(m3) đến dưới 50 mét khối (m3)gỗ loài thực vật nguy cấp,
quý, hiếm Nhóm IIA;
b) Khai
thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 30 mét khối (m3) đến
dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 20 mét khối
(m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp,
quý, hiếm Nhóm IIA;
c) Khai
thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 30 mét khối (m3)đến
dưới 60 mét khối (m3)gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối
(m3) đến dưới 20 mét khối (m3)gỗ loài thực vật nguy cấp,
quý, hiếm Nhóm IIA;
d) Khai
thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giátừ 200.000.000 đồng đến dưới
400.000.000 đồng;
đ) Tàng trữ,
vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 03 mét khối (m3) đến dưới
06 mét khối (m3) đối với gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm
IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 20 mét khối (m3)
đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm
IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp;
từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3)gỗ của
loài thực vật thông thường;
e) Tàng trữ,
vận chuyển, chế biến, mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác
trị giátừ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng;
g) Phạm tội
qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;
h) Phạm tội
có tổ chức;
i) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 2 Điều 232
|
·
|
Tội vi
phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Sử dụng
công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
d) Săn bắt
trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
đ) Buôn
bán, vận chuyển qua biên giới;
e) Số lượng
động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về
buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ
1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng; động vật hoang dã thông thường
hoặc bộ phận, sản phẩm của các động vật đó trị giá 1.500.000.000 đồng trở
lên;
g) Thu lợi
bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 2 Điều 234
|
·
|
Tội gây
ô nhiễm môi trường
“2.Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000
đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần
phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật 5.000 kilôgam trở lên;
b) Xả thải
ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên nước thải có các
thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần
trở lên;
c) Xả nước
thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn
kỹ thuật 04 lần trở lên;
d) Xả ra
môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải trở lên có độ PH từ
0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
đ) Thải ra
môi trường 500.000 mét khối (m3)/giờ trở lên bụi, khí thải vượt
quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
e) Chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật
500.000 kilôgam trở lên;
g) Chất thải
có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức
độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức
xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
h) Phát
tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức
giới hạn theo quy định 04 lần trở lên.”
|
Khoản 2 Điều 235
|
·
|
Tội vi
phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
“1. Người
nào có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật
chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải
loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; chất thải có chứa chất
phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm
dưới trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân
nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép,thì bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chất thải
nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ
theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam; chất thải có chứa chất
phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm
trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và
phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
b) Có tổ
chức;
c) Phạm tội
02 lần trở lên;
d) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 236
|
·
|
Tội vi phạm
quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000
đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết
người;
b) Gây thiệt
hại từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng.
...4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.”
|
Khoản 2 và khoản 4 Điều 237
|
·
|
Tội đưa
chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến
07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Chất thải
nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ
lục A Công ước Stockholm c ó khối lượng từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000
kilôgam;
c) Chất thải
khác có khối lượngtừ 170.000 kilôgam đến dưới 300.000 kilôgam.
4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.”
|
Khoản 2 và khoản 4 Điều 239
|
·
|
Tội làm
lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
“1. Người
nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đưa ra
hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động
vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm
cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào
hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc
sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả
năng lây truyền cho người;
c) Hành vi
khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Dẫn đến
phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ
trưởng Bộ Y tế;
b) Làm chết
người.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 240
|
·
|
Tội làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05
năm:
a) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Dẫn đến
phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
|
Khoản 2 Điều 241
|
·
|
Tội huỷ
hoại rừng
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Tái phạm
nguy hiểm;
d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái
sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2)
đến dưới 100.000 mét vuông (m2);
đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2)
đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
e) Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2)
đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
g) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2)
đến dưới 5.000 mét vuông (m2);
h) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng
đến dưới 120.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ 100.000.000
đồng đến dưới 200.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng
khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng
diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập
trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
i) Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu
tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ trên 60.000.000
đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000
đồng đến dưới 200.000.000 đồng.”
|
Khoản 2 Điều 243
|
·
|
Tội vi
phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
“1. Người
nào vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm:
a) Gây thiệt
hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt
hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của
khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300
mét vuông (m2) đến dưới 500
mét vuông (m2);
c) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạmhoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Gây thiệt
hại về tài sản 200.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt
hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của
khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 500
mét vuông (m2) trở lên;
c) Có tổ
chức;
d) Sử dụng
công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm;
đ) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 245
|
·
|
Tội nhập
khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Nhập khẩu
trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực
vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá
500.000.000 đồng trở lên;
c) Phát
tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật
ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở
lên;
d) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 2 Điều 246
|
·
|
Tội tàng
trữ trái phép chất ma túy
“1. Người
nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển,
sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây,thì bị
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500
gam;
c) Hêrôin,
côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới
05 gam;
d) Lá, rễ,
thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam
đến dưới 25 kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Sử dụng
người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01
kilôgam;
g) Hêrôin,
côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới
30 gam;
h) Lá, rễ,
thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam
đến dưới 75 kilôgam;
i) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
k) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
l) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
m) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
n) Tái phạm
nguy hiểm;
o) Có 02
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15
năm:
a) Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05
kilôgam;
b) Hêrôin,
côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới
100 gam;
c) Lá,
rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25
kilôgam đến dưới 75 kilôgam; (nội dung này đang sửa đổi do trùng định lượng
với khoản 2);
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Hêrôin,
côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá, rễ,
thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở
lên;
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.”
|
Khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 249
|
·
|
Tội chiếm
đoạt chất ma túy
“1. Người
nào chiếm đoạt chất ma túy dưới bất cứ hình thức nào thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500
gam;
c) Hêrôin,
côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới
05 gam;
d) Lá, rễ,
thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam
đến dưới 25 kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2. Phạm tội
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Sử dụng
người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01
kilôgam;
g) Hêrôin,
côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới
30 gam;
h) Lá,
rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10
kilôgam đến dưới 25 kilôgam; (nội dung này đang sửa đổi do trùng định lượng
với khoản 1);
i) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
k) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
l) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
m) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
n) Có 02
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;
o) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 đến 15
năm:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới
05 kilôgam;
b) Hêrôin,
côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới
100 gam;
c) Lá, rễ,
thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam
đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 15 đến 20 năm hoặc
tù chung thân:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Hêrôin,
côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá, rễ,
thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở
lên;
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.”
|
Khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 252
|
·
|
Tội lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
“1. Người nào
rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Vì động
cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với
phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với
02 người trở lên;
g) Đối với
người đang cai nghiện;
h) Gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh
nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15
năm:
a) Gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc
gây chết người;
b) Gây bệnh
nguy hiểm cho 02 người trở lên;
c) Đối với
người dưới 13 tuổi.”
|
Khoản 1, khoàn 2 và khoản 3 Điều 258
|
·
|
Tội vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 2 Điều 259
|
·
|
Tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
“5. Vi phạm
quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quảgây
thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khácnếu không được
ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 01 năm.”
|
Khoản 5 Điều 260
|
·
|
Tội cản
trở giao thông đường bộ
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt
tù từ 02 nămđến 07 năm:
a) Tại các đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường
nguy hiểm;
b) Làm chết
02 người;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
...5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người
khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồnghoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.”
|
Khoản 2 và khoản 5 Điều 261
|
·
|
Tội đưa
vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng
không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông
“1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều
động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật tham gia giao thông thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạtcải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết
01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt từ từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết
02 người;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 262
|
·
|
Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các
phương tiện tham gia giao thông đường bộ
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết
02 người;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết
03 người trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở
lên.”
|
Khoản 2 và khoản 3 Điều 264
|
·
|
Tội tổ
chức đua xe trái phép
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đến 500.000.000 đồng hoặc phạt
tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Tổ chức đua xe trái phép cho từ 10 xe tham gia trở
lên hoặc cùng một lúc tổ chức 02 cuộc đua xe trở lên;
b) Tổ chức cá cược;
c) Tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe
trái phép;
d) Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư;
đ) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện
đua;
e) Làm chết
01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
g) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
h) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
i) Gây thiệt
hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
k) Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.”
|
Khoản 2 Điều 265
|
·
|
Tội đua
xe trái phép
“1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các
loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến
60%;
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặcphạt tù từ
01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết
01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm
hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
e) Tham gia cá cược;
g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện
đua;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết
02 người;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết
03 người trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở
lên.”
|
Khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 266
|
·
|
Tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
“4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn
đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản
của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 thángđến 02 năm.”
|
Khoản 4 Điều 267
|
·
|
Tội cản
trở giao thông đường sắt
“1. Người nào đặt chướng ngại vật trên đường sắt;
làm xê dịch ray, tà vẹt; tự ý khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường
ngang, xây cống hoặc các công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng,
thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình
giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc
để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép
phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên đường sắt hoặc phá
hoại phương tiện giao thông vận tải đường sắt hoặc lấn chiếm hành lang an
toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt cản
trở giao thông đường sắt, gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết
01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.”
|
Khoản 1 Điều 268
|
·
|
Tội
giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường
sắt
“1. Người nào giao cho người không có giấy phép lái
tàu hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc
hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc
các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định
của pháp luậtđiều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại thuộc
một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà
còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết
01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a) Làm chết
02 người;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này là 122% đến 200%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12
năm:
a) Làm chết
03 người trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở
lên.”
|
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 271
|
·
|
Tội
giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường
thuỷ
“1. Người
nào giao cho người không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên
môn theo quy định hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật
điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ gây thiệt hại thuộc một trong
các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm,
thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết
01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”
|
Khoản 1 Điều 276
|
·
|
Tội vi
phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông
“1. Người nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa
chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường
không mà có một trong các hành vi sau đây, gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định
về duy tu, bảo dưỡng, quản lý để công trình giao thông không bảo đảm trạng
thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình liên quan đến bảo
đảm an toàn giao thông;
b) Không khắc phục kịp thời đối với các công trình
giao thông bị hư hỏng, đe dọa an toàn giao thông;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện
pháp hướng dẫn, điều khiển giao thông, đặt biển hiệu, cọc tiêu, rào chắn ngăn
ngừa tai nạn khi công trình giao thông đã bị hư hại chưa kịp hoặc đang tiến
hành duy tu, sửa chữa;
d) Không thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện
pháp bảo đảm an toàn giao thông trên đoạn đường đèo dốc nguy hiểm, đoạn đường
có đá lở, đất sụt, nước ngập hoặc trên các đoạn đường có nguy cơ không bảo đảm
an toàn giao thông;
đ) Không có biện pháp xử lý kịp thời và biện pháp
ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện hoặc được tin báo công trình giao thông thuộc
thẩm quyền quản lý của mình bị hư hỏng;
e) Không đặt hoặc đặt không đủ các tín hiệu phòng vệ
theo quy định thi công, sửa chữa công trình giao thông;
g) Không thu dọn, thanh thải các biển phòng vệ, rào
chắn, phương tiện, các vật liệu khi thi công xong;
h) Vi phạm khác về duy tu, bảo dưỡng, quản lý công
trình giao thông.”
|
Khoản 1 Điều 281
|
·
|
Tội điều
khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
“1. Người nào điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt
Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 và Điều 111 của Bộ
luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt
tù từ 03 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01
năm đến 05 năm:
a) Làm chết
01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng
đến 1.500.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết
02 người;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.500.000.000 đồng.”
|
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 283
|
·
|
Tội điều
khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
“1. Người điều khiển tàu thuỷ hay phương tiện hàng hải
khác vào hoặc ra khỏi Việt Nam hoặc đi qua lãnh hải Việt Nam mà thực hiện một
trong các hành vi sau đây, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110
và Điều 111 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chạy quá tốc độ cho phép trong vùng nước cảng biển;
b) Chạy không đúng vùng được phép hoạt động theo quy
định;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các
thủ tục vào cảng, rời cảng, chế độ hoa tiêu, thủ tục neo, đậu, cập cầu, cập mạn,
trật tự - vệ sinh, an toàn cháy nổ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do phương
tiện hàng hải gây ra;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định
về đi, tránh nhau, vượt nhau, nhường đường trong hoạt động giao thông hàng hải
hoặc phương tiện giao thông hàng hải không có, không bảo đảm về còi, chuông,
kẻng theo âm lượng quy định;
đ) Không bảo đảm về đèn hành trình, đèn hiệu theo
tiêu chuẩn quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng về phát tín
hiệu về âm hiệu, tín hiệu ánh sáng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Làm chết
01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 284
|
·
|
Tội
phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử
“1. Người nào cố ý phát tán chương trình tin học gây
hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 nămhoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm:
a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới
300.000.000 đồng;
c) Làm lây nhiễm từ 50 phương tiện điện tử đến dưới
200 phương tiện điện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 50 người sử dụng đến dưới
200 người sử dụng;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”
|
Khoản 1 Điều 286
|
·
|
Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
”1. Người
nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn
chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động
của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các
trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 286 và Điều
289 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng;
c) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút đến dưới 24 giờ hoặc
từ 03 lần đến dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ;
d) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 24
giờ đến dưới 72 giờ;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”
|
Khoản 1 Điều 297
|
·
|
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy
tính, mạng viễn thông
”2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn
thông;
c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng
trở lên;
d) Gây thiệt
hại 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Xâm phạm
bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;
e) Gây ảnh
hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt
Nam;
g) Dẫn đến biểu tình.”
|
Khoản 2 Điều 288
|
·
|
Tội xâm
nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của
người khác
”2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Thu lợi
bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt
hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Đối với
trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống
máy chủ tên miền quốc gia;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
|
Khoản 2 Điều 289
|
·
|
Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
“1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông
hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không
thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật
này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 nămhoặc phạt tù từ06
tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của
cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc
thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ
ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh
toán hàng hóa, dịch vụ;
c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan,
tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
d) Lừa đảo
trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn,
kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông,
internet nhằm chiếm đoạt tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến
dưới 200.000.000 đồng;
e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới
300.000.000 đồng;
g) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 290
|
·
|
Tội vi
phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi
đông người
“1. Người
nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những
nơi đông người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền
từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết
01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Làm chết
02 người;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
đ) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ
sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 295
|
·
|
Tội phá
huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20
năm, tù chung thân:
a) Có tổ
chức;
b) Làm
công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hư hỏng, ngưng
hoạt động;
c) Làm chết
03 người trở lên;
d) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
đ) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 200% trở lên;
e) Gây thiệt
hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
g) Gây ảnh
hưởng xấu đến tình hình kinh tế- xã hội;
h) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 2 Điều 303
|
·
|
Tội thiếu
trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả
nghiêm trọng
“1. Người
nào được giao vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công
cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công
cụ hỗ trợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết
01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Làm chết
02 người;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 308
|
·
|
Tội vi
phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
“5. Phạm tội
trong trường hợp có khả năng thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức
khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời,
thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc
bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”
|
Khoản 5 Điều 313
|
·
|
Tội vi
phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện
“1. Người nào
thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Cho
phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành
lang bảo vệ an toàn công trình điện;
b) Gây nổ,
gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành
công trình điện;
c) Đào hố,
đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm;
d) Thả neo
tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng
biển đã có thông báo hoặc biển báo;
đ) Lắp các
thiết bị điện hoặc thi công đường điện không bảo đảm an toàn.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết
người;
b) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến
121%;
c) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 314
|
·
|
Tội phá
thai trái phép
“1. Người
nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường
hợp sau đây,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ
01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết
01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể 61% trở lên;
b) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31%
đến 60%;
c) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 61% đến 121%;
d) Đã bị xử
lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Làm chết
02 người;
b) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên;
c) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 122% đến 200%.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 316
|
·
|
Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm
các quy định về an toàn thực phẩm, thì bịphạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 nămđến 05 năm:
a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo
quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng
chất cấm;
b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc
bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy
sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc
bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mụcđược phép sử dụng
hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ
chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị
xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a
khoản này mà còn vi phạm;
d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực
phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng
hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mụcđược phép sử dụng hoặc
không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm:gây
tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương
cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi
bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt
tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến
07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Làm chết
01 người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên;
c) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ
31% đến 60%;
d) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 61% đến 121%.
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 317
|
·
|
Tội đánh bạc
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức
nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng
đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này
hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
|
Khoản 1 Điều 321
|
·
|
Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi
phạm pháp
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Có tổ chức;
b) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi
giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp nhiều người;
c) Đối với người dưới 13 tuổi;
d) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục,
đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
|
Khoản 2 Điều 325
|
·
|
Tội chứa mại dâm
“1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm
đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Cưỡng bức mại dâm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chứa mại dâm 04 người trở lên;
đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán
dâm từ 11% đến 45%;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng.
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán
dâm 46% trở lên.”
|
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 327
|
·
|
Tội môi giới mại dâm
“1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người
khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 328
|
·
|
Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Mua dâm 02 lần trở lên;
b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên.”
|
Khoản 2 và khoản 3 Điều 329
|
·
|
Tội làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả
của cơ quan, tổ chức
“1. Người
nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng
con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt
tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
|
Khoản 1 Điều 341
|
·
|
Tội tổ
chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái
phép
“1. Người
nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài
trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này,
thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Đối với
từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính
chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi
bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Đối với
11 người trở lên;
b) Thu lợi
bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết
người.”
|
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 349
|
·
|
Tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Làm chết
02 người;
b) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của
mỗi người 61% trở lên;
c) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.”
|
Khoản 2 Điều 360
|
·
|
Tội đưa
hối lộ
“1. Người
nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức
vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào
sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích
hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bịphạt tiền từ 20.000.000
đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặcphạt
tù từ06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền,
tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng;
b) Lợi
ích phi vật chất.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Dùng thủ
đoạn xảo quyệt;
c) Dùng
tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội
02 lần trở lên;
e) Của hối
lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội
trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 12 năm.
4. Phạm tội
trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá
1.000.000.000 đồngtrở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.”
|
Khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 364
|
·
|
Tội môi
giới hối lộ
“1. Người
nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặcphạt tù từ 06
tháng đến 03 năm:
a) Tiền,
tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến
dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi
ích phi vật chất.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ
đoạn xảo quyệt;
d) Biết của
hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
e) Phạm tội
02 lần trở lên;
g) Của hối
lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội
thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội
thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị
phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.”
|
Khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 265
|
·
|
Tội lợi
dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi
“1. Người
nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào dưới mọi hình thức
thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi
này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền
hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc
không được phép làm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặcphạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền,
tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng;
b) Lợi ích
phi vật chất.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a) Phạm tội
02 lần trở lên;
b) Tiền,
tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng;
c) Tái phạm
nguy hiểm.”
|
Khoản 1 và khoản 2 Điều 366
|
·
|
Tội ép
buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05
năm:
a) Phạm
tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến
ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;
c) Dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh
hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”
|
Khoản 2 Điều 372
|
·
|
Tội
không chấp hành án
“1. Người
nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của
pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,
thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
|
Khoản 1 Điều 380
|
·
|
Tội vi
phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản
“1. Người
nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị
niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau
đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặcphạt tù từ03
tháng đến 02 năm:
a) Phá huỷ
niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người
có thẩm quyền;
b) Tiêu
dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc huỷ hoại tài sản bị kê biên.”
|
Khoản 1 Điều 385
|
·
|
Tội trốn
khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
“1. Người
nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp
hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm.”
|
Khoản 1 Điều 386
|
·
|
Tội chống
mệnh lệnh
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 10 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo
người khác phạm tội;
c) Dùng vũ
lực;
d)Gây hậu
quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Trong
chiến đấu;
b) Trong
khu vực có chiến sự;
c) Trong
thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong
tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu
quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến20 năm
hoặc tù chung thân.”
|
Khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 394
|
·
|
Tội cản
trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b)
Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Dùng vũ
lực;
d) Gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.”
|
Khoản 2 Điều 396
|
·
|
Tội làm
nhục đồng đội
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05
năm:
a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan;
b) Đối với
chỉ huy hoặc cấp trên;
c) Vì lý
do công vụ của nạn nhân;
d) Trong
khu vực có chiến sự;
đ) Phạm tội
02 lần trở lên;
e) Đối với
02 người trở lên;
g) Gây rối
loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
h) Làm nạn
nhân tự sát.”
|
Khoản 2 Điều 397
|
·
|
Tội đầu
hàng địch
“1. Người
nào đầu hàng địch, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Giao nộp
cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự;
c) Giao nộp
tài liệu quan trọng hoặc khai báo bí mật công tác quân sự;
d) Lôi kéo
người khác phạm tội;
đ) Gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân:
a) Giao nộp
cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước;
b) Gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng.”
|
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 399
|
·
|
Tội
khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12
năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Đối xử
tàn ác với tù binh khác;
c) Lôi kéo
người khác khai báo, làm việc cho địch;
d) Gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a) Giao nộp
cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước;
b) Gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng.”
|
Khoản 2 và khoản 3 Điều 400
|
·
|
Tội bỏ
vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu
“1. Người
nào tự ý rời bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12
năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Bỏ vũ
khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật công tác quân sự;
c) Lôi kéo
người khác phạm tội;
d)Gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”
|
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 401
|
·
|
Tội đào
ngũ
“1. Người
nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc
đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo
người khác phạm tội;
c) Mang
theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
d) Gây hậu
quả rất nghiêm trọng.”
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm
đến 12 năm:
a) Trong
chiến đấu;
b) Trong
khu vực có chiến sự;
c) Trong
khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong
tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng.”
|
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 402
|
·
|
Tội trốn
tránh nhiệm vụ
“1. Người
nào tự gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của mình hoặc dùng thủ đoạn
gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
|
Khoản 1 Điều 403
|
·
|
Tội vi
phạm quy định về bảo vệ
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Làm người
được bảo vệ, hộ tống chết;
b) Làm mất
phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;
c) Trong
chiến đấu;
d) Trong
khu vực có chiến sự;
đ) Lôi kéo
người khác phạm tội;
e) Gây hậu
quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.”
|
Khoản 2 Điều 410
|
·
|
Tội chiếm
đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm
“2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Chiến lợi
phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Gây ảnh
hưởng xấu đến uy tín quân đội;
d) Chiến lợi
phẩm có giá trị trong quân sự;
đ) Gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Chiến lợi
phẩm trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiến lợi
phẩm có giá trị đặc biệt trong quân sự;
c) Gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng.”
|
Khoản 2 và khoản 3 Điều 419
|
Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng những quy định có lợi cho người phạm tội trong Bộ luật hình sự 100/2015/QH13 và các quy định có liên quan của Bộ luật tố tụng hình sự 101/2015/QH13 do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng những quy định có lợi cho người phạm tội trong Bộ luật hình sự 100/2015/QH13 và các quy định có liên quan của Bộ luật tố tụng hình sự 101/2015/QH13 do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
8.646
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|