|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 304 305 306 307 308 Bộ luật Hình sự
Số hiệu:
|
03/2022/NQ-HĐTP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Hòa Bình
|
Ngày ban hành:
|
09/09/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Hướng dẫn BLHS về các tội liên quan vũ khí quân dụng, vật liệu nổ
Đây là nội dung tại Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 09/9/2022.Theo đó, hướng dẫn một số tình tiết là dấu hiệu định tội các tội liên quan vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, đơn cử như:
- “Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” theo khoản 1 Điều 304 Bộ luật Hình sự :
Là làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận chi tiết của vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và có giá trị sử dụng theo tính năng tác dụng của chúng mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền…
- “Chế tạo trái phép vật liệu nổ” theo khoản 1 Điều 305 Bộ luật Hình sự :
Là hành vi làm ra, chế biến, pha chế tạo ra vật liệu nổ mà không được sự cho phép của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Các hành vi “tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” theo khoản 1 Điều 305 và “tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ” theo khoản 1 Điều 306 Bộ luật Hình sự được áp dụng theo hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP .
Xem chi tiết tại Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/11/2022.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/2022/NQ-HĐTP
|
Hà Nội, ngày 09
tháng 9 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
HƯỚNG
DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 304, ĐIỀU 305, ĐIỀU 306, ĐIỀU 307 VÀ ĐIỀU
308 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức
Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Để áp dụng đúng và thống nhất quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều
308 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 12/2017/QH14;
Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng các điều
304, 305, 306, 307 và 308 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14
(sau đây gọi là Bộ luật Hình sự) về các tội liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ,
công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật.
Điều 2. Về một số từ ngữ
1. “Vũ khí” là thiết bị, phương tiện hoặc tổ
hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại
cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất theo quy định tại
khoản 1 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ.
2. “Vũ khí quân dụng” là thiết bị, phương tiện
hoặc tổ hợp những phương tiện quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều
3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
3. “Phương tiện kỹ thuật quân sự” là các loại
xe, khí tài, phương tiện khác được thiết kế, chế tạo và trang bị cho lực lượng
vũ trang để huấn luyện, chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
4. “Vật liệu nổ” là vật liệu quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ.
5. “Súng săn” là súng quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ.
6. “Vũ khí thô sơ” là vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ.
7. “Vũ khí thể thao” là vũ khí quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ.
8. “Công cụ hỗ trợ” là phương tiện, động vật
nghiệp vụ quy định tại khoản 11 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng
vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
9. “Vũ khí có tính năng tác dụng tương tự súng
săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ” là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ
công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất
hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con
người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thể thao, công cụ
hỗ trợ.
Điều 3. Về một số tình tiết là
dấu hiệu định tội
1. “Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ
luật Hình sự là làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận chi tiết của
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và có giá trị sử dụng theo tính
năng tác dụng của chúng mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Cũng được coi là chế tạo trái phép vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự đối với trường hợp cơ sở sản xuất của lực lượng vũ
trang và những cơ sở khác có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được
sản xuất, lắp ráp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (theo danh mục)
nhưng lại sản xuất, lắp ráp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự loại
khác (ngoài danh mục) hoặc chế tạo nhiều hơn số lượng cho phép, trừ trường hợp
nghiên cứu cải tiến sản xuất vũ khí mới theo đề tài khoa học đã được cấp thẩm
quyền phê duyệt.
2. “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ
luật Hình sự là cất giữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà
không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nơi tàng trữ có thể là nơi ở,
nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc cất giấu bất kỳ ở một vị
trí nào khác mà người phạm tội đã chọn.
Cũng được coi là tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự đối với trường hợp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự có từ bất kỳ nguồn nào (ví dụ: cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn,
thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, đào được, nhặt được) mà không khai báo, giao
nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. “Vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304
của Bộ luật Hình sự là hành vi chuyển dịch vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ người
này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác hoặc hành vi khác chuyển
dịch vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác mà không có mệnh lệnh
của người có thẩm quyền hoặc giấy phép vận chuyển của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bằng bất kỳ phương tiện nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng không nhằm
mục đích mua bán.
4. “Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ
luật Hình sự là sử dụng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà
không có giấy phép hoặc không được phép của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm phát huy tác dụng của vũ khí, phương tiện đó. Ví dụ: Hành vi sử dụng
súng quân dụng là lên đạn, bóp cò; hành vi sử dụng lựu đạn là rút chốt, giật nụ
xùy.
5. “Mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ
luật Hình sự là hành vi mua bán không có giấy phép hoặc không được phép của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. “Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật
Hình sự bao gồm các hành vi cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm
đoạt, tham ô, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hoặc
các hành vi chiếm đoạt khác.
Cũng được coi là chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự khi quân nhân, nhân viên, công nhân quốc phòng và
những người khác được trang bị vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để
thực hiện nhiệm vụ trong thời gian công tác đến khi xuất ngũ, phục viên, nghỉ
việc về hưu hoặc chuyển sang công tác khác không còn được phép sử dụng vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng đã cố ý không giao nộp lại theo quy
định của Nhà nước.
7. “Chế tạo trái phép vật liệu nổ” quy định
tại khoản 1 Điều 305 của Bộ luật Hình sự là hành vi làm ra,
chế biến, pha chế tạo ra vật liệu nổ mà không được sự cho phép của cơ quan, người
có thẩm quyền.
Cũng được coi là chế tạo trái phép vật liệu nổ đối
với những cơ sở, doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng lại chế
tạo vật liệu nổ khác nằm ngoài danh mục hoặc chế tạo nhiều hơn số lượng cho
phép. Trừ một số trường hợp đặc biệt được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
8. Các hành vi “tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” quy định tại khoản
1 Điều 305 và “tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ” quy định
tại khoản 1 Điều 306 của Bộ luật Hình sự được áp dụng theo
hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
9. “Vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa
chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc tiêu hủy
vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ” quy
định tại khoản 1 Điều 307 của Bộ luật Hình sự là không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử
dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc tiêu hủy vũ khí quân dụng,
súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ
hỗ trợ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Điều 4. Về một số tình tiết định
khung hình phạt
1. “Vật phạm pháp có số lượng lớn
hoặc có giá trị lớn” quy định tại điểm g khoản 2 Điều 304 của
Bộ luật Hình sự:
a) Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên: từ 03 đến
10 khẩu;
b) Đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống: từ 301 đến
1.000 viên;
c) Đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly: từ 201
đến 600 viên;
d) Bom, mìn, lựu đạn: từ 06 đến 20 quả;
đ) Súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu:
từ 01 đến 05 khẩu;
e) Súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng
không, tên lửa chống tăng cá nhân: từ 01 đến 02 khẩu;
g) Đạn cối, đạn pháo: từ 01 đến 10 quả;
h) Thủy lôi: từ 01 đến 02 quả;
i) Vật phạm pháp có giá trị từ 10.000.000 đến dưới
200.000.000 đồng;
k) Vật phạm pháp khác có số lượng lớn theo quy định
của pháp luật.
2. “Vật
phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn” quy định tại điểm đ khoản 3 Điều
304 của Bộ luật Hình sự:
a) Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên: từ 11 đến
30 khẩu;
b) Đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống: từ 1.001 đến
3.000 viên;
c) Đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly: từ 601
đến 2.000 viên;
d) Bom, mìn, lựu đạn: từ 21 đến 50 quả;
đ) Súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu:
từ 06 đến 30 khẩu;
e) Súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy
phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân: từ 03 đến 20 khẩu;
g) Đạn cối, đạn pháo: từ 11 đến 30 quả;
h) Thủy lôi: từ 03 đến 10 quả;
i) Ngư lôi: từ 01 đến 02 quả;
k) Pháo mặt đất, pháo phòng không: từ 01 đến 02 khẩu;
l) Vật phạm pháp có giá trị từ 200.000.000 đồng đến
dưới 1.000.000.000 đồng;
m) Vật phạm pháp khác có số lượng rất lớn theo quy
định của pháp luật.
3. “Vật phạm pháp có số lượng
đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn” quy định tại điểm
đ khoản 4 Điều 304 của Bộ luật Hình sự:
a) Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên: từ 31 khẩu
trở lên;
b) Đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống: từ 3.001 viên
trở lên;
c) Đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly: từ
2.001 viên trở lên;
d) Bom, mìn, lựu đạn: từ 51 quả trở lên;
đ) Súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu:
từ 31 khẩu trở lên;
e) Súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy
phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân: từ 21 khẩu trở lên;
g) Đạn cối, đạn pháo: từ 31 quả trở lên;
h) Thủy lôi: từ 11 quả trở lên;
i) Ngư lôi: từ 03 quả trở lên;
k) Pháo mặt đất, pháo phòng không: từ 03 khẩu trở
lên;
l) Máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang: từ 01
chiếc trở lên;
m) Xe tăng, xe thiết giáp: từ 01 chiếc trở lên;
n) Tàu chiến, tàu ngầm: từ 01 chiếc trở lên;
o) Tên lửa: từ 01 quả trở lên;
p) Vật phạm pháp có giá trị là từ 1.000.000.000 đồng
trở lên;
q) Vật phạm pháp khác có số lượng đặc biệt lớn theo
quy định của pháp luật.
4. “Các
loại phụ kiện nổ có số lượng lớn” quy định tại điểm
c khoản 2 Điều 305 của Bộ luật Hình sự:
a) Dây cháy chậm, dây nổ: từ 3.000 mét đến dưới
15.000 mét;
b) Kíp mìn, nụ xùy: từ 1.001 cái đến 10.000 cái;
c) Các loại phụ kiện nổ khác có số lượng lớn theo quy
định của pháp luật.
5. “Các
loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn” quy
định tại điểm b khoản 3 Điều 305 của Bộ luật Hình sự:
a) Dây cháy chậm, dây nổ: từ 15.000 mét đến dưới
50.000 mét;
b) Kíp mìn, nụ xùy: từ 10.001 cái đến 30.000 cái;
c) Các loại phụ kiện nổ khác có số lượng rất lớn
theo quy định của pháp luật.
6. “Các
loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn” quy
định tại điểm b khoản 4 Điều 305 của Bộ luật Hình sự:
a) Dây cháy chậm, dây nổ: từ 50.000 mét trở lên;
b) Kíp mìn, nụ xùy: từ 30.001 cái trở lên;
c) Các loại phụ kiện nổ khác có số lượng đặc biệt lớn
theo quy định của pháp luật.
7. “Vật phạm pháp có số lượng
lớn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 306 của Bộ luật
Hình sự:
a) Từ 11 đến 100 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ
khí thể thao, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí không thuộc danh mục do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng;
b) Vật phạm pháp khác có số lượng lớn theo quy định
của pháp luật.
8. “Vật
phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn” quy định tại điểm a khoản 3 Điều
306 của Bộ luật Hình sự:
a) Từ 101 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể
thao, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí không thuộc danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng trở
lên;
b) Vật phạm pháp khác có số lượng rất lớn hoặc đặc
biệt lớn theo quy định của pháp luật.
9. “Vận
chuyển, mua bán qua biên giới” quy định tại
khoản 2 các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự là trường
hợp người phạm tội đã hoặc đang đưa vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân
sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ
ra khỏi biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc ngược lại.
Cũng được coi là “vận chuyển, mua bán qua biên giới”
nếu đã hoàn thành các thủ tục thông quan đối với vũ khí quân dụng, phương tiện
kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc
công cụ hỗ trợ.
Điều 5. Truy cứu trách nhiệm
hình sự trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe và tài sản của người khác theo quy định tại khoản 4 Điều 307 của Bộ luật Hình sự
Người nào thực hiện một trong các hành vi hướng dẫn
tại khoản 9 Điều 3 Nghị quyết này có khả năng dẫn đến hậu quả
quy định tại khoản 3 Điều 307 của Bộ luật Hình sự tất yếu xảy
ra nếu không được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngăn chặn kịp thời thì bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4 Điều 307 của Bộ
luật Hình sự.
Điều 6. Truy cứu trách nhiệm
hình sự trong một số trường hợp cụ thể
1. Trường hợp người phạm tội có hành vi chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể
thao hoặc công cụ hỗ trợ gây hậu quả chết người, gây tổn hại sức khoẻ cho người
khác, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự
theo các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự với tình tiết
định khung hình phạt tương ứng mà không truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về các
tội quy định tại các điều 128, 138, 180 của Bộ luật Hình sự.
2. Trường hợp người sử dụng vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự có giấy phép hoặc được phép của người hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền nếu là những người được quy định tại Điều
392 của Bộ luật Hình sự mà có hành vi vi phạm các quy định về sử dụng vũ
khí gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 412 của Bộ luật Hình sự; nếu không phải là những người được
quy định tại Điều 392 của Bộ luật Hình sự thì bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo Điều 128 của Bộ luật Hình sự mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 304 của Bộ luật
Hình sự.
Trường hợp người được trang bị vũ khí quân dụng đã
sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được trang bị thực hiện tội phạm hoặc người
tuy không được trang bị nhưng đã dùng vũ khí quân dụng thực hiện tội phạm thì bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự
và tội phạm đã thực hiện theo điều luật tương ứng của Bộ luật Hình sự. Nếu tội phạm đã thực hiện mà
điều luật có quy định “sử dụng vũ khí”, “dùng vũ khí” là tình tiết định khung
hình phạt thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự về khoản tương ứng của điều luật.
3. Người nào thực hiện hành vi quy định tại các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự với mục đích là chuẩn bị
công cụ, phương tiện để thực hiện một tội phạm tại một trong các điều
108, 109, 110, 111, 112, 114, 115, 116,
117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật
Hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả 02 tội.
4. Trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành
vi phạm tội khác nhau quy định các điều 304, 305, 306 của Bộ luật
Hình sự thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về 01 tội hay về nhiều tội độc lập đối với từng hành vi đã
thực hiện. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 55 của
Bộ luật Hình sự để tổng hợp hình phạt chung, cụ thể như sau:
a) Nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm
tội mà những hành vi phạm tội này liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội
này là điều kiện để thực hiện, là hậu quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) đối
với cùng nhiều đối tượng hay một đối tượng thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về 01 tội với tên tội danh đầy đủ các hành vi đã được thực hiện.
Ví dụ: Một người chế tạo vũ khí quân dụng rồi tàng
trữ và đưa ra sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “chế tạo, tàng
trữ và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”.
b) Nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi độc lập
đối với các đối tượng độc lập khác nhau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
nhiều tội độc lập với từng hành vi độc lập đã được thực hiện.
Ví dụ: Một người tàng trữ 02 khẩu súng quân dụng và
mua 05 quả lựu đạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “tàng trữ trái
phép vũ khí quân dụng” và tội “mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.
5. Trường hợp một người biết là vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể
thao hoặc công cụ hỗ trợ giả nhưng làm cho người khác tưởng là vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể
thao hoặc công cụ hỗ trợ thật nên mua bán, trao đổi... thì không truy cứu trách
nhiệm hình sự theo các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự
mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 của Bộ luật
Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
6. Người nào đã tàng trữ, vận chuyển vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể
thao hoặc công cụ hỗ trợ một thời gian, sau đó giao nộp theo vận động của chính
quyền địa phương thì tùy trường hợp cụ thể xử lý như sau:
a) Trường hợp người đã tàng trữ, vận chuyển vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ,
vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ theo quy định Điều 63 và Điều
67 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Trường hợp chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự,
vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ liên
quan đến hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác, thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự
tương ứng với hành vi phạm tội, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
7. Thiệt hại do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự quy định tại Điều 304 của Bộ luật Hình sự gây ra
không bao gồm giá trị của vật phạm pháp. Trường hợp người phạm tội vừa chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự có giá trị vừa gây thiệt hại về tài sản mà giá trị
của vật phạm pháp, thiệt hại về tài sản đều trên mức tối thiểu để truy cứu
trách nhiệm hình sự thì xử lý như sau:
a) Nếu giá trị của vật phạm pháp, thiệt hại về tài
sản đều thuộc khung hình phạt cơ bản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo khung hình phạt cơ bản;
b) Nếu giá trị của vật phạm pháp, thiệt hại về tài
sản đều thuộc các khung hình phạt khác nhau thì người phạm tội bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cao hơn;
c) Nếu giá trị của vật phạm pháp, thiệt hại về tài
sản cùng một khung hình phạt tăng nặng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo cả 02 tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.
8. Xử lý hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt bom, mìn sót lại sau chiến tranh như
sau:
a) Nếu bom, mìn chưa bị tháo rời các bộ phận (ngòi
nổ, thuốc nổ), kết quả giám định kết luận còn nguyên tính năng, tác dụng của vũ
khí quân dụng thì xác định là tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự;
b) Nếu bom, mìn đã bị tháo rời các bộ phận (ngòi nổ,
thuốc nổ), kết quả giám định kết luận thuốc nổ, ngòi nổ vẫn còn tính năng, tác
dụng của vật liệu nổ thì xác định là tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo Điều 305 của
Bộ luật Hình sự.
9. Trường hợp người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc nổ, phụ kiện nổ, đạn bộ binh,
dây cháy chậm, dây nổ với số lượng hoặc giá trị nhỏ, tính chất nguy hiểm cho xã
hội không đáng kể thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc
được xử lý bằng các biện pháp khác.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao thông qua ngày 09 tháng 9 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 11 năm 2022.
2. Trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước
ngày Nghị quyết này có hiệu lực theo đúng các quy định, hướng dẫn trước đây và
bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào Nghị quyết này để kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để giám
sát);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để giám sát);
- Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH;
- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Bộ Tư pháp (để phối hợp);
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Các TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);
- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH TANDTC.
|
TM. HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN
CHÁNH ÁN
Nguyễn Hòa Bình
|
Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 304, 305, 306, 307 và 308 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
THE COUNCIL OF
JUDGES
THE SUPREME PEOPLE’S COURT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------
|
No.
03/2022/NQ-HDTP
|
Hanoi, September
09, 2022
|
RESOLUTION On guidelines for certain regulations
specified in Articles 304, 305, 306, 307 and 308 of the criminal code THE COUNCIL OF JUDGES OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT Pursuant to the Law on Organization of People’s
Court dated November 24, 2014; For proper and consistent application of certain
regulations specified in Articles 304, 305, 306, 307 and 308 of the Criminal
Code No. 100/2015/QH13, amended in the Law No. 12/2017/QH14; With the opinions of the Chief Procurator of the
Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice. HEREBY RESOLVES: Article 1. Scope ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Article 2. Terms 1. “weapons" mean equipment, vehicles
or combination of vehicles manufactured to be capable of causing damage,
endangering human life and health, or destroying material structures as
prescribed in Clause 1 Article 3 of the Law on Management and Use of Weapons,
Explosives and Combat Gears. 2. “military weapons" mean equipment,
vehicles or combination of vehicles prescribed in Clause 2 and Clause 6 Article
3 of the Law on Management and Use of Weapons, Explosives and Combat
Gears. 3. “Military vehicles" mean vehicles,
ammunition and other vehicles designed, manufactured and equipped for the armed
forces in service of training and combat. 4. “explosives” mean materials specified in
Clause 7 Article 3 of the Law on Management and Use of Weapons, Explosives and
Combat Gears. 5. “hunting gun” means a gun specified in
Clause 3 Article 3 of the Law on Management and Use of Weapons, Explosives and
Combat Gears. 6. “cold weapons” mean weapons specified in
Clause 4 Article 3 of the Law on Management and Use of Weapons, Explosives and
Combat Gears. 7. “sport weapons” mean weapons specified in
Clause 5 Article 3 of the Law on Management and Use of Weapons, Explosives and
Combat Gears. 8. “combat gears" mean vehicles and
police animals prescribed in Clause 11 Article 3 of the Law on Management and
Use of Weapons, Explosives and Combat Gears. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Article 3. Circumstances defined as the basis
for determination of a crime 1. “illegal manufacture of a military weapon or
military vehicle" provided for in clause 1 Article 304 of the Criminal
Code refers to a case where the offender completely renewed the military weapon
or military vehicle or assembled its components/parts to be used according to
their functions without any permission of the competent authority. Another case which is also considered illegal
manufacture of military weapons and military vehicles is that manufacturers of
the armed forces and other manufacturers licensed by competent state
authorities which are permitted to manufacture and assemble military weapons
and military vehicles (prescribed in the list) manufactured and assembled other
military weapons and military vehicles (not prescribed in the list) or
manufactured more than the permitted quantity, except for the case that the
manufacturer conducted a research on improvement of manufacture of new weapons
according to the scientific topics approved by competent authorities. 2. “illegal storage of a military weapon or
military vehicle" provided for in clause 1 Article 304 of the Criminal
Code refers to a case where the offender stored the military weapon or military
vehicle without any permission of the competent authority. The military weapon
or military vehicle may be stored in a place of residence, a place of work,
carried in person, in luggage or any other places that the offender chose. Another case which is also considered as illegal
storage of a military weapon or military vehicle is that the military weapon or
military vehicle is obtained in any form (such as giving, donating, sending,
borrowing, lending, renting, leasing, pledging, mortgaging, digging,
collecting) without any declaration or submission to the competent authority. 3. “illegal transport of a military weapon or
military vehicle" provided for in clause 1 Article 304 of the Criminal
Code refers to an act that the offender transported the military weapon or
military vehicle from one place/position/person/nation to another, or other
acts of movement thereof without any order of the competent authority or
license for transport of the competent state authority by any vehicle (except
appropriation of such weapon/vehicle) for the purpose other than trade thereof. 5. “illegal trade of a military weapon or
military vehicle" provided for in clause 1 Article 304 of the Criminal
Code refers to a case where the offender traded without any license or
permission of the competent state authority. 6. “appropriation of a military weapon or
military vehicle” provided for in clause 1 Article 304 of the Criminal Code
refers to a case where the offender robbed, openly appropriated, embezzled,
defrauded to appropriate, abused trust to appropriate or other acts of
appropriation. Another case which is also considered as
appropriation of military weapons or military vehicles is that servicemen,
employees, defense workers and others who are equipped with military weapons
and military vehicles to perform their duties during their working period until
being demobilized, retired or transferred to another job and are no longer
allowed to use such military weapons and military vehicles still intentionally
fail to hand them over in accordance with the State's regulations. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Another case which is also considered as illegal
manufacture of explosives is that establishments and enterprises whose
manufacture of explosives is permitted by competent authorities manufactured
other explosives outside the list or manufactured more than the permitted
quantity. Except for several special cases to be approved by the
competent persons/authorities. 8. For “illegal storage, transport, use, trade
or appropriation of an explosive" provided for in clause 1 Article 305
and “illegal storage, transport, use, trade or appropriation of a hunting
gun, sport weapon or combat gear” provided for in clause 1 Article 306 of
the Criminal Code, the guidelines provided in clauses 2, 3, 4, 5 and 6 of this
Article shall be applied. 9. “Violation of regulations on management of
manufacture, repair, equipment, use, preservation, storage, transportation,
trade or destruction of a military weapon, hunting gun, sport weapon, explosive
or combat gear” provided for in clause 1 Article 307 of the Criminal Code
refers to a case that the offender failed to implement or improperly
implemented the management of manufacture, repair, equipment, use,
preservation, storage, transportation, trade or destruction of such military
weapon, hunting gun, sport weapon, explosive or combat gear according to
regulations of the Law on Management and Use of Weapons, Explosives and Combat
Gears and other relative legislative documents. Article 4. Circumstances as the basis for
determination of sentence bracket 1. “illegal items with
great quantities or great values” provided for in point g clause 2 Article 304
of the Criminal Code: a) Handguns, rifles, submachine guns: from 3 to 10
guns; b) Infantry cartridges sized 11.43 mm or less: from
301 to 1.000 rounds; c) 12,7mm to 25mm caliber antiaircraft machine-gun
ammunition: from 201 to 600 rounds; d) Bombs, mines, grenades: from 06 to 20 explosive
rounds; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. e) Heavy machine guns, mortars, DKZ guns,
anti-aircraft machine guns, personal anti-tank missiles: from 01 to 02 guns; g) Mortar shells, artillery shells: from 01 to 10
shells; h) Naval mines: from 01 to 02 mines; i) Illegal items with a value of from VND
10.000.000 to less than VND 200.000.000; k) Other illegal items with great quantities under
regulations of law. 2. “illegal items with
very great quantities or very great values” provided for in point dd clause
3 Article 304 of the Criminal Code: a) Handguns, rifles, submachine guns: from 11 to 30
guns; b) Infantry cartridges sized 11,43 mm or less: from
1.001 to 3.000 rounds; c) 12,7mm to 25mm caliber antiaircraft machine-gun
ammunition: from 601 to 2.000 rounds; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. dd) Light machine guns, anti-tank guns, grenade
launchers: from 06 to 30 guns; e) Heavy machine guns, mortars, DKZ guns,
anti-aircraft machine guns, personal anti-tank missiles: from 03 to 20 guns; g) Mortar shells, artillery shells: from 11 to 30
shells; h) Naval mines: from 03 to 10 mines; i) Torpedoes: from 01 to 02 torpedoes; k) Ground artillery, anti-aircraft artillery: from
01 to 02 artillery pieces; l) Illegal items with a value of from VND
200.000.000 to less than VND 1.000.000.000; m) Other illegal items with very great quantities
under regulations of law. 3. “illegal items with
vast quantities or tremendous values” provided for in point dd clause 4
Article 304 of the Criminal Code: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) Infantry cartridges sized 11,43 mm or less: from
3.001 rounds or more; c) 12,7mm to 25mm caliber antiaircraft machine-gun
ammunition: from 2.001 rounds or more; d) Bombs, mines, grenades: from 51 explosive rounds
or more; dd) Light machine guns, anti-tank guns, grenade
launchers: from 31 guns or more; e) Heavy machine guns, mortars, DKZ guns,
anti-aircraft machine guns, personal anti-tank missiles: from 21 guns or more; g) Mortar shells, artillery shells: from 31 shells
or more; h) Naval mines: from 11 mines or more; i) Torpedoes: from 03 torpedoes or more; k) Ground artillery, anti-aircraft artillery: from
03 artillery pieces or more; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. m) Tanks, armoured fighting vehicles: from 01
vehicle or more; n) Warships, submarines: from 01 vessel or more; o) Missiles: from 01 rocket or more; p) Illegal items with a value of VND 1.000.000.000
or more; q) Other illegal items with vast quantities under
regulations of law. 4. “Types of blasting
accessories in large quantities” provided for in point c clause 2 Article
305 of the Criminal Code: a) Safety fuses, detonating cords: from 3.000
meters to under 15.000 meters; b) Detonators, primers: from 1.001 to 10.000
pieces; c) Other blasting accessories with great quantities
under regulations of law. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. a) Safety fuse, detonating cord: from 15.000 meters
to under 50.000 meters; b) Detonators, primers: from 10.001 to 30.000
pieces; c) Other blasting accessories in very large
quantities under regulations of law. 6. “Types of blasting
accessories with enormous quantities” provided for in point b clause 4
Article 305 of the Criminal Code: a) Safety fuse, detonating cord: 50.000 meters or
more; b) Detonators, primers: 30.001 pieces or more; c) Other blasting accessories with enormous
quantities under regulations of law. 7. “illegal items with
large quantities” provided for in point b clause 2 Article 306 of the
Criminal Code: a) From 11 to 100 units of hunting guns, cold
weapons, sport weapons, combat gears or weapons which are not put on the list
promulgated by a state competent authority ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 8. “illegal items with
very large quantities or enormous values” provided for in point a clause 3
Article 306 of the Criminal Code: a) 101 units of hunting guns, cold weapons, sport
weapons, combat gears or weapons which are not put on the list promulgated by a
state competent authority but have the same characteristics and functions as
military weapons or more; b) Other illegal items with very large quantities
or enormous quantities under regulations of law. 9. “transporting and
trading across the border" provided for in clause 2 of Articles 302,
305 and 306 of the Criminal Code refers to a case where the offender has
carried or are carrying their military weapons, military vehicles, explosives,
hunting guns, cold weapons, sport weapons or combat gears out of the national
borders on land, at sea, in the air and in the ground of the Socialist Republic
of Vietnam or vice versa. It will also be considered as “transporting and
trading across the border" if procedures for customs clearance for
military weapons, military vehicles, explosives, hunting guns, cold weapons,
sport weapons or combat gears have been completed. Article 5. Criminal prosecution in cases
where there is a real possibility of causing damage to the life, health and
property of another person as prescribed in Clause 4 Article 307 of the
Criminal Code Whoever commits one of the violations specified in
Clause 9 Article 3 hereof in a manner that might lead to consequences
prescribed in Clause 3 Article 307 of the Criminal Code or without being
stopped by agencies, organizations or individuals, he/she shall be prosecuted
according to regulations in clause 4 Article 307 of the Criminal Code. Article 6. Criminal prosecution in a number of
specific cases 1. In case the offender illegally manufactured,
stored, transported, used, traded or appropriated military weapons,
military vehicles, explosives, hunting guns, cold weapons, sport weapons or
combat gears, thereby causing fatal consequences, harming the health of others,
causing serious losses of assets shall only be prosecuted according to Articles
2304, 205 and 306 of the Criminal Code with the circumstances as the
basis for determination of the corresponding sentence bracket but shall not be
prosecuted for crimes prescribed in Articles 128, 138 and 180 of the Criminal
Code. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. In case people who are equipped with military
weapons have illegally used the equipped weapons to commit crimes or other
people who are not equipped with military weapons have used military weapons to
commit crimes, they shall face criminal prosecution according to Article 304 of
the Criminal Code and the corresponding Articles of the Criminal Code. If
the use of weapons is a factor that determines the sentence bracket,
corresponding clauses of the Criminal Code shall be applied during criminal
prosecution. 3. Whoever commits an offence specified in Articles
304, 305 and 306 of the Criminal Code for the purpose of preparation of tools
and vehicles for committing an offence specified in Articles 108, 109, 110,
111, 112, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 301,
302, 303 and 324 of the Criminal Code shall be prosecuted for both of the above
crimes. 4. In case an offender has committed multiple
different offences prescribed in Articles 304, 305 and 306 of the Criminal
Code, on the basis of each specific case, the offender may be prosecuted for 01
crime or multiple separate crimes for each offence committed. When a penalty is
decided, the Court shall apply Article 55 of the Criminal Code to consolidate a
general penalty. To be specific: a) If an offender has committed multiple offences
that are strictly related to each other (one of such offences is a condition to
commit another offence as well as a corollary to another offence) against one
or multiple people, he/she shall be prosecuted for only one crime with the name
of crime involving all offences that he/she had committed. For example: A person manufacturing military
weapons then storing and using them shall be prosecuted for "illegal
manufacture, storage and use of military weapons". b) If an offender commits multiple independent
offences against different independent entities shall be prosecuted for
multiple separate crimes for each independent offence that he/she had
committed. For example: A person storing 02 military guns and
purchasing 05 grenades shall be prosecuted for "illegal storage of
military weapons" and “illegal trade of military weapons”. 5. An offender intending to exchange or trade
artificial military weapons, military vehicles, explosives, hunting guns, cold
weapons, sport weapons or combat gears shall not be prosecuted according to
Articles 304, 305 and 306 of the Criminal Code but he/she shall be prosecuted
according to Articles 174 of the Criminal Code if the offence constitutes a
crime. 6. Whoever had stored or transported military
weapons, military vehicles, explosives, hunting guns, cold weapons, sport
weapons or combat gears for a specific period before handed over them under
mobilization of the local government shall be handled depending on each
specific case as follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) In case an offender illegally manufactured,
stored, transported, used, traded or appropriated military weapons, military
vehicles, explosives, hunting guns, cold weapons, sport weapons or combat gears
related to other criminal offences shall be prosecuted according to regulations
of the Criminal Code if the offence constitutes a crime. 7. The costs of illegal items shall not be included
in losses caused by manufacture, storage, transport, use, trade or
appropriation of military weapons and military vehicles, prescribed in Article
304 of the Criminal Code. In case an offender not only illegally manufactures,
stores, transports, uses, trades or appropriates valuable military weapons and
military vehicles but also causes losses of assets and the values of the
illegal items and the losses are both above the minimum level that is subject
to criminal prosecution, the following penalties shall be imposed: a) If values of illegal items and losses of assets
all fall under the basic sentence bracket, the basic sentence bracket shall
apply; b) If values of illegal items and losses of assets all
fall under varied sentence brackets, the higher sentence bracket shall apply; c) If values of illegal items and losses of assets
all fall under the same aggravating sentence bracket, both aggravating
circumstances for sentence bracket shall apply. 8. Offences against manufacture, storage,
transport, use, trade or appropriation of bombs and mines left after the war
shall be handled as follows: a) If parts (detonators, explosives) of booms and
mines have not been disassembled and the results of the assessment conclude
that the functions and effects of such military weapons are still intact, it
shall be determined as an offence of illegal manufacture, storage, transport,
use, trade or appropriation of military weapons and military vehicles according
to Article 304 of the Criminal Code; b) If parts (detonators, explosives) of booms and
mines have been disassembled but the results of the assessment conclude that
the functions and effects of such military weapons are still intact, it shall
be determined as a crime of illegal manufacture, storage, transport, use, trade
or appropriation of explosives according to Article 305 of the Criminal Code. 9. In case an offender illegally manufactures,
stores, transports, uses, trades or appropriates explosives, blasting
accessories, infantry cartridges, safety fuses and detonating cords with small
quantities or values so danger to society is insignificant, he/she may be
exempted from criminal prosecution, penalties or other measures. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1. This Resolution is adopted on September 09, 2022
by the Council of Judges of the Supreme People's Court and it comes into force
from November 01, 2022. 2. If offenders had been tried before the date on
which this Resolution comes into force according to previous regulations and
guidelines and applicable judgments, this Resolution shall not apply in the
appeal according to procedures for reconsideration and review. ON BEHALF OF.
THE COUNCIL OF JUDGES
CHIEF JUSTICE
Nguyen Hoa Binh
Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP ngày 09/09/2022 hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 304, 305, 306, 307 và 308 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
34.801
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|