ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 7045/KH-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 14
tháng 8 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN DỰ ÁN “PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM VÀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH,
SINH VIÊN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Triển khai Quyết định số 1977/QĐ-BGDĐT ngày
07/7/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Dự án “Phòng ngừa tội phạm và
phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, với những nội
dung chủ yếu như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu chung
a) Nâng cao năng lực phòng ngừa tội phạm và phòng,
chống vi phạm pháp luật của các nhà trường góp phần xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, lành mạnh;
b) Cung cấp kiến thức, kỹ năng về công tác phòng ngừa
tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật và nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp
hành pháp luật của các thành viên trong nhà trường;
c) Phối hợp với các ngành có liên quan cùng tham
gia trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong
nhà trường.
2. Mục tiêu cụ thể
a) 100% nhà trường kiện toàn, thành lập và duy trì
hoạt động hiệu quả của Ban chỉ đạo “Phòng, chống tội phạm”; xây dựng kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật gắn với
nhiệm vụ, hoạt động thường xuyên của nhà trường trong từng năm học; thiết lập
các kênh tiếp nhận những thông tin, phản ánh để tư vấn, hỗ trợ, kịp thời giải
quyết những vấn đề có liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống
vi phạm pháp luật trong nhà trường;
b) 100% nhà trường tổ chức ký cam kết giữa nhà trường
- gia đình - xã hội về nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm
pháp luật;
c) 100 % nhà trường xây dựng, duy trì ít nhất 01 mô
hình về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật;
d) Tối thiểu 90% nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn
về an ninh, trật tự”;
đ) Phấn đấu hàng năm giảm số vụ, số người phạm tội,
vi phạm pháp luật liên quan đến người học.
3. Yêu cầu: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và văn hóa ứng
xử nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, các cấp, các ngành, các
thành viên trong nhà trường về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp
luật, bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác chỉ đạo
a) Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo,
các nhà trường kiện toàn Ban chỉ đạo “Phòng chống tội phạm” để chỉ đạo thực hiện
các nhiệm vụ về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật
thuộc phạm vi quản lý;
b) Quý I hằng năm, lãnh đạo nhà trường tham mưu với
tổ chức Đảng của cơ sở giáo dục (nếu có) ban hành nghị quyết chuyên đề riêng về
bảo đảm an ninh, trật tự hoặc lồng ghép trong nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo hằng
năm;
c) Nhà trường ban hành kế hoạch phòng ngừa tội phạm
và phòng, chống vi phạm pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự hằng năm và đăng ký
phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”;
d) Thiết lập, công bố các kênh tiếp nhận những
thông tin, phản ánh để tư vấn, hỗ trợ, kịp thời giải quyết những vấn đề có liên
quan đến công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong
nhà trường;
đ) Chỉ đạo công tác phối hợp với các tổ chức đoàn
thể xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả ít nhất 01 mô hình về phòng ngừa tội
phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật có sự tham gia của các thành viên trong
nhà trường.
2. Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và
phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật
a) Tuyên truyền các quy định của pháp luật về
phòng, chống tội phạm; các quy chế, quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật
tự nhà trường, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người
học; tuyên truyền về hậu quả, ảnh hưởng; các hành vi vi phạm pháp luật phổ biến;
những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và sự tác động, lôi kéo đối với
người học; kỹ năng phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật;
b) Quán triệt trách nhiệm của các thành viên trong
nhà trường đối với việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, tố giác tội phạm và
hành vi vi phạm pháp luật;
c) Tổ chức lồng ghép, gắn kết nội dung tuyên truyền
phòng ngừa tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật thông qua các chương trình và hoạt
động giáo dục của nhà trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua hoạt động của
Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Đội TNTP Hồ Chí Minh;
d) Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động
văn nghệ, giao lưu; các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc sân khấu hoá,
vẽ tranh, áp phích, sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm về đề tài phòng ngừa tội phạm
và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học;
đ) Xây dựng tài liệu truyền thông dành cho thành
viên trong nhà trường và gia đình người học về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống
vi phạm pháp luật cho người học; xây dựng tin, bài, phóng sự tuyên truyền về
các gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình về công tác phòng ngừa tội
phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật của người học đăng tải trên trang tin điện
tử, cổng thông tin điện tử của nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng
và mạng xã hội;
e) Tổ chức cho người học tham gia mô hình, sinh hoạt
các câu lạc bộ về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật của nhà
trường.
3. Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm
và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình và hoạt động giáo dục trong
nhà trường
a) Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa
tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình giáo dục các môn học
phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo;
b) Tăng cường tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa
tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình đào tạo giáo viên;
c) Xây dựng và triển khai chương trình, tài liệu
giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật thông qua các hoạt
động trải nghiệm, hoạt động ngoại khoá dành cho người học.
4. Nâng cao năng lực của các thành viên trong nhà
trường về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật
a) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng hằng năm cho cán bộ
quản lý, nhà giáo về giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp
luật cho người học;
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn
nghiệp vụ đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống
vi phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ, thanh niên
xung kích, thanh niên tình nguyện.
5. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ
quan ban, ngành của địa phương trong công tác quản lý, phòng ngừa tội phạm, vi
phạm pháp luật
a) Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình
người học trong công tác quản lý, giáo dục không để người học phạm tội, vi phạm
pháp luật và đặc biệt quan tâm đối với người học có hoàn cảnh đặc biệt;
b) Tổ chức ký cam kết giữa Nhà trường - Ban đại diện
cha mẹ học sinh - Công an địa phương về thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm
và phòng, chống vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục phổ thông; ký cam kết giữa
Nhà trường - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của nhà trường - Công an địa phương về thực
hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật ở các cơ sở
giáo dục cao đẳng, đại học;
c) Đẩy mạnh triển khai thực hiện Quy chế phối hợp số
404/QCPH-SGDĐT- CAT ngày 09/12/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo và Công an tỉnh
Lâm Đồng về việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong
ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2022 - 2026. Phối hợp với ngành Công an thực
hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” và nhân rộng mô hình liên kết
giữa nhà trường với công an địa phương;
d) Phối hợp với công an địa phương triển khai tổ chức
các mô hình Câu lạc bộ phòng, ngừa tội phạm ở nhà trường có đủ điều kiện nhằm
phát huy tính chủ động, tích cực của người học tham gia phòng ngừa tội phạm và
phòng, chống vi phạm pháp luật. Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các
mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ trong nhà trường. Tổ chức tổng kết, rút
kinh nghiệm để nhân rộng mô hình hoạt động hiệu quả trong nhà trường;
đ) Các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương và nhà
trường xây dựng văn bản phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể
của địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác phòng ngừa tội phạm
và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học.
6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý người học nhằm nâng cao công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống
vi phạm pháp luật
a) Sử dụng khai thác một số ứng dụng, mạng xã hội
phù hợp vào công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho
người học;
b) Xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu quản lý thông
tin người học phục vụ công tác thống kê, báo cáo về tội phạm, vi phạm pháp luật
liên quan đến người học.
7. Hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định và tàng cường
công tác kiểm tra, giám sát
a) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy chế,
quy định về quản lý người học, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp
luật trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo;
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện các quy định về phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật đối với nhà trường
và người học. Thiết lập kênh thông tin và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất giữa
nhà trường với cơ quan công an địa phương; giữa nhà trường với các cơ quan quản
lý giáo dục các cấp;
c) Tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm
trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật.
III. KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC
HIỆN
1. Kinh phí: Thực hiện theo quy định của pháp luật
về ngân sách nhà nước, về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
và pháp luật về kinh phí của các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập.
2. Thời gian thực hiện: Kể từ ngày ký đến hết năm
2030.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành
phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện; tiếp
nhận thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh
theo quy định.
b) Chỉ đạo các cơ Sở giáo dục triển khai thực hiện
Kế hoạch phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương; tích hợp, lồng ghép nội
dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, tệ nạn xã
hội trong chương trình chính khóa, ngoại khóa đối với người học.
2. Công an tỉnh
a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm
pháp luật với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp đặc điểm từng cấp
học, bậc học. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các văn bản phối hợp giữa hai ngành
trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác.
b) Chỉ đạo các phòng chức năng, Công an các huyện,
thành phố phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền cơ sở tiếp tục khảo sát,
đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh
viên và triển khai tổ chức các mô hình Câu lạc bộ phòng, ngừa tội phạm và vi phạm
pháp luật trong nhà trường.
3. Tỉnh đoàn Lâm Đồng
a) Chỉ đạo xây dựng, duy trì và phát triển các mô
hình Câu lạc bộ “Tuổi trẻ với pháp luật”, “Tuổi trẻ phòng chống tội phạm”,
“Phòng chống bạo lực học đường”, ... tại các nhà trường học, chú trọng các khu
vực có nhiều diễn biến phức tạp về tội phạm và vi phạm pháp luật trong đối tượng
là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
b) Tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng về
phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho cán bộ Đoàn, Đội làm
công tác tuyên truyền, thành viên ban chủ nhiệm các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ với
pháp luật”, “Tuổi trẻ phòng chống tội phạm” phù hợp với tình hình thực tiễn và
quy định của pháp luật hiện hành.
c) Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn
các cấp toàn tỉnh trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm
pháp luật trong đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Y tế: Chỉ đạo đơn vị y tế các huyện, cấp xã
phối hợp với các cơ sở giáo dục, đoàn thể, các lực lượng chức năng, lực lượng
công an cùng cấp tổ chức kiểm tra sức khỏe người học theo định kỳ và kiểm tra đột
xuất nhằm phát hiện sớm thành viên trong nhà trường liên quan đến các tệ nạn xã
hội phục vụ công tác phòng ngừa với các hình thức, biện pháp phù hợp.
5. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị có liên quan đẩy mạnh các hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” gắn với công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật
trong nhà trường.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị
có liên quan đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền thực hiện các quy định của pháp luật
và văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa tội phạm và
phòng, chống vi phạm pháp luật trong các cơ sở giáo dục trên các phương tiện
thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở và mạng xã hội.
b) Thẩm định, cấp phép xuất bản các tờ rơi, tờ gấp
tuyên truyền do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì biên soạn phục vụ công tác truyền
thông dành cho thành viên trong nhà trường và gia đình người học về phòng ngừa
tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học.
c) Lồng ghép công tác phổ biến pháp luật về phòng
ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên với việc
thực hiện các dự án, đề án, chương trình tuyên truyền có liên quan.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức
lối sống, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, khảo
sát, đánh giá hoạt động phòng ngừa tội phạm và thực trạng vi phạm pháp luật
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhằm phát hiện, ngăn
ngừa và giáo dục kịp thời.
8. Sở Tài chính: Tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí
kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng
dẫn liên quan.
9. Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh:
Tăng cường đưa tin, bài, phóng sự tuyên truyền phòng ngừa tội phạm và phòng, chống
vi phạm pháp luật.
10. Trường Cao đẳng Đà Lạt, Trường Cao đẳng Y tế
Lâm Đồng: Chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trong nhà trường.
11. UBND các huyện, thành phố
a) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và bố trí
kinh phí để thực hiện kế hoạch tại địa phương.
b) Chỉ đạo các phòng, ban chức năng, tổ chức đoàn
thể phối hợp chặt chẽ với các trường học trong công tác tuyên truyền phòng ngừa
tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên và học sinh,
sinh viên.
Yêu cầu các sớ, ban, ngành, đoàn thể và UBND các
huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để tổ chức triển khai thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch này. Định kỳ trước ngày 10/6 và 10/12
hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và
Đào tạo, Ban Chỉ đạo 138) kết quả thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như mục IV;
- Lưu: VT, VX1, NC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|