Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP trình tự giảm thời hạn án phạt cải tạo

Số hiệu: 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Trí Tuệ, Nguyễn Huy Tiến, Lê Quốc Hùng, Võ Minh Lương
Ngày ban hành: 11/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2021/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BCA-BQP

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2021

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH PHỐI HỢP TRONG THỰC HIỆN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢM THỜI HẠN, MIỄN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ VÀ MIỄN CHẤP HÀNH THỜI HẠN CẤM CƯ TRÚ, QUẢN CHẾ CÒN LẠI

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên tịch quy định phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục giảm thời hạn, miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này quy định phối hợp trong thực hiện trình tự, thủ tục giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại đối với người bị kết án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư liên tịch này áp dụng đối với Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, người chấp hành án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến giảm thời hạn, miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.

Điều 3. Một số từ ngữ được sử dụng trong xét giảm thời hạn, miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

1. Tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng là trường hợp người chấp hành án có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc chấp hành án và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị nơi cư trú, làm việc (ví dụ: tự giác tham gia đầy đủ các hoạt động lao động công ích, học nghề; tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn minh tại nơi cư trú, giữ gìn trật tự công cộng, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông); có thành tích trong lao động, phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi tuyên truyền lôi kéo người khác tham gia vào các hoạt động trái pháp luật; tham gia công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống thiên tai và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.

2. Lập công là trường hợp người chấp hành án có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, công tác, chiến đấu hoặc trong phòng, chống tội phạm được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xác nhận.

3. Người bị bệnh hiểm nghèo là trường hợp người chấp hành án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị (ví dụ: Ung thư giai đoạn cuối, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, lao nặng độ 4 kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên) hoặc mắc bệnh khác dẫn đến không có khả năng tự phục vụ bản thân, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

4. Người đã quá già yếu là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên ốm đau.

5. Bồi thường một phần nghĩa vụ dân sự được hiểu là đã bồi thường ít nhất một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án.

Trường hợp người bị kết án bồi thường được ít hơn một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng có văn bản miễn, giảm một phần nghĩa vụ dân sự hoặc có thỏa thuận khác của phía người được bồi thường (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) thể hiện người bị kết án đã bồi thường được một phần hai nghĩa vụ dân sự thì cũng được coi là đã bồi thường một phần nghĩa vụ dân sự.

Điều 4. Mẫu các văn bản ban hành kèm theo Thông tư liên tịch

1. Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Mẫu số 01).

2. Quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Mẫu số 02).

3. Quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Mẫu số 03).

4. Quyết định không chấp nhận miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Mẫu số 04).

5. Quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại (Mẫu số 05).

6. Quyết định không chấp nhận miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại (Mẫu số 06).

7. Quyết định miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại (Mẫu số 07).

8. Quyết định không chấp nhận miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại (Mẫu số 08).

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

Điều 5. Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

1. Đơn đề nghị giảm thời hạn chấp hành án của người chấp hành án. Trường hợp người chấp hành án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người chấp hành án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay.

2. Các tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 103 của Luật Thi hành án hình sự.

3. Trường hợp người chấp hành án được khen thưởng hoặc lập công thì hồ sơ phải có quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người chấp hành án lập công (ví dụ: Giấy khen, Bằng khen, Bằng sáng chế hoặc Bằng độc quyền sáng chế của cơ quan, người có thẩm quyền).

4. Trường hợp người chấp hành án bị bệnh hiểm nghèo thì hồ sơ phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên hoặc có kết luận của tổ chức pháp y công lập về tình trạng bệnh tật của người chấp hành án.

Đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ bị nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV thì phải có kết quả xét nghiệm bị nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản sao bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, đang có nhiễm trùng cơ hội và tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

5. Trường hợp người chấp hành án bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự thì phải có biên lai, hóa đơn, chứng từ thể hiện đã thực hiện được một phần hai nghĩa vụ dân sự hoặc văn bản miễn, giảm một phần nghĩa vụ dân sự hoặc thỏa thuận khác của người được bồi thường (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

6. Tài liệu khác có liên quan.

Điều 6. Thủ tục đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

1. Thủ tục đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 103 của Luật Thi hành án hình sự.

2. Công an cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ rà soát người đủ điều kiện giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

Điều 7. Thủ tục xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

1. Tòa án tổ chức phiên họp xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại khoản 4 Điều 103 của Luật Thi hành án hình sự. Chậm nhất là 03 ngày trước khi mở phiên họp, Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Trường hợp Kiểm sát viên đã được cử không thể tham dự phiên họp thì Viện kiểm sát phải cử người khác tham gia.

Trường hợp cần bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bổ sung hoặc làm rõ thêm đối với tài liệu chưa rõ. Văn bản đề nghị này đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ phải gửi tài liệu bổ sung hoặc làm rõ thêm tài liệu cho Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án.

2. Trình tự, thủ tục xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

a) Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp.

b) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

c) Kiểm sát viên trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của cơ quan đề nghị và việc tuân theo pháp luật trong việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

d) Hội đồng thảo luận và quyết định.

3. Trên cơ sở hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ quyết định:

a) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;

b) Không chấp nhận đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

4. Nội dung quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;

d) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;

đ) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng năm của quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ;

e) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận;

g) Quyết định của Tòa án;

h) Hiệu lực thi hành.

5. Quyết định giảm thời hạn, không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII, XXV và XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự.

6. Quyết định giảm thời hạn, không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được gửi theo quy định tại khoản 5 Điều 103 của Luật Thi hành án hình sự và Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.

Điều 8. Thi hành quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

1. Khi quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục trừ thời hạn chấp hành án cho người chấp hành án để lưu hồ sơ thi hành án và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

2. Trường hợp người chấp hành án được giảm hết thời hạn cải tạo không giam giữ còn lại thì cơ quan đã đề nghị thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại khoản 4 Điều 97 của Luật Thi hành án hình sự. Thời điểm cấp giấy chứng nhận tính từ ngày quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có hiệu lực pháp luật.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MIỄN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

Điều 9. Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

1. Đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định pháp luật. Trường hợp người bị kết án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người bị kết án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay.

2. Các tài liệu quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 104 của Luật Thi hành án hình sự.

3. Trường hợp người bị kết án phạt cải tạo không giam giữ lập công thì hồ sơ phải có quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người chấp hành án lập công (Ví dụ: Giấy khen, Bằng khen, Bằng sáng chế hoặc Bằng độc quyền sáng chế của cơ quan, người có thẩm quyền).

4. Trường hợp người bị kết án phạt cải tạo không giam giữ bị bệnh hiểm nghèo thì hồ sơ phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên hoặc có kết luận của tổ chức pháp y công lập về tình trạng bệnh tật của người bị kết án.

Đối với người bị kết án phạt cải tạo không giam giữ bị nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV thì phải có kết quả xét nghiệm bị nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản sao bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, đang có nhiễm trùng cơ hội và tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

5. Trường hợp người bị kết án phạt cải tạo không giam giữ chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì phải có xác nhận, nhận xét của cơ quan có thẩm quyền.

6. Tài liệu khác có liên quan.

Điều 10. Thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

1. Thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật Thi hành án hình sự.

2. Công an cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ rà soát người đủ điều kiện miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

Điều 11. Thủ tục xét, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

1. Tòa án tổ chức phiên họp xét, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật Thi hành án hình sự. Chậm nhất là 03 ngày trước khi mở phiên họp, Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Trường hợp Kiểm sát viên đã được cử không thể tham dự phiên họp thì Viện kiểm sát phải cử người khác tham gia.

Trường hợp cần bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán chủ trì phiên họp đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp bổ sung hoặc làm rõ thêm đối với tài liệu chưa rõ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp phải gửi tài liệu bổ sung hoặc làm rõ thêm tài liệu cho Tòa án.

2. Trình tự xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

a) Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp.

b) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

c) Đại diện Viện kiểm sát trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và việc tuân theo pháp luật trong việc xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

d) Hội đồng thảo luận và quyết định.

3. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ quyết định:

a) Chấp nhận đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;

b) Không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

4. Nội dung quyết định về việc miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;

d) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được đề nghị miễn chấp hành án, nơi chấp hành án;

đ) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng năm của quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ;

e) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận;

g) Quyết định của Tòa án;

h) Hiệu lực thi hành.

5. Quyết định miễn chấp hành, không chấp nhận miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII, XXV và XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự.

6. Quyết định miễn chấp hành, không chấp nhận miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 104 của Luật Thi hành án hình sự và Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.

Điều 12. Thi hành quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày khi nhận được quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện thủ tục kết thúc thi hành án đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

Chương IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MIỄN CHẤP HÀNH THỜI HẠN CẤM CƯ TRÚ, QUẢN CHẾ CÒN LẠI

Điều 13. Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

1. Đơn xin miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại của người chấp hành án. Trường hợp người chấp hành án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người chấp hành án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay.

2. Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 110 và các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 117 của Luật Thi hành án hình sự.

Điều 14. Thủ tục đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

1. Thủ tục đề nghị miễn thời hạn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 110 và khoản 1 Điều 117 của Luật Thi hành án hình sự.

2. Công an cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, kiểm soát, giáo dục người chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại rà soát người có đủ điều kiện miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, đồng thời sao gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp không đồng ý đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và nêu rõ lý do.

Điều 15. Thủ tục xét, quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

1. Tòa án tổ chức phiên họp xét, quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại theo quy định tại khoản 2 Điều 110 và khoản 2 Điều 117 của Luật Thi hành án hình sự. Chậm nhất là 03 ngày trước khi mở phiên họp, Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Trường hợp Kiểm sát viên đã được cử không thể tham dự phiên họp thì Viện kiểm sát phải cử người khác tham gia.

Trường hợp cần bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán chủ trì phiên họp đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bổ sung hoặc làm rõ thêm đối với tài liệu chưa rõ. Văn bản đề nghị này đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, cơ quan đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại phải gửi tài liệu bổ sung hoặc làm rõ thêm tài liệu cho Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án.

2. Trình tự, thủ tục xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

a) Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp.

b) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.

c) Kiểm sát viên trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại của cơ quan đề nghị và việc tuân theo pháp luật trong việc xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.

d) Hội đồng thảo luận và quyết định.

3. Trên cơ sở hồ sơ và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại quyết định:

a) Chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại;

b) Không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.

4. Nội dung quyết định về việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại gồm:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;

d) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại;

đ) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án;

e) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận;

g) Quyết định của Tòa án;

h) Hiệu lực thi hành.

5. Quyết định miễn chấp hành, không chấp nhận miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII, XXV và XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự.

6. Quyết định miễn chấp hành, không chấp nhận miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại được gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 110, khoản 3 Điều 117 của Luật Thi hành án hình sự và Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, kiểm soát, giáo dục người chấp hành án.

Điều 16. Thi hành quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày khi nhận được quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cấm cư trú, quản chế theo quy định tại khoản 5 Điều 107, khoản 5 Điều 112 của Luật Thi hành án hình sự.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Hiệu lực thi hành

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 11 năm 2021 và thay thế Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng để có hướng dẫn kịp thời./.

KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Trí Tuệ

KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Huy Tiến

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG




Thiếu tướng Lê Quốc Hùng

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Võ Minh Lương


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Chỉ đạo CCTPTƯ;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ (02 bản);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Công an;
- Bộ Quốc phòng;
- Các TAND và TAQS;
- Các Thẩm phán TANDTC và các đơn vị thuộc TANDTC;
- Cổng thông tin điện tử của các Bộ, ngành: TANDTC, VKSNDTC, BCA, BQP;
- Lưu: VT (TANDTC, VKSNDTC, BCA, BQP).

Mẫu số 01-THAHS (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÒA ÁN …….. (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ... /... (2)/THAHS-QĐ

……, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

TÒA ÁN ……….. (3)

Thành phần Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) ………………………………………….………

Các Thẩm phán:

Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………………

Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………..…. (4)

Thư ký phiên họp: ………………………………………...…………………………….…… (5)

Đại diện Viện kiểm sát ………………………………… (6) tham gia phiên họp:

Ông (Bà) ………………………… Kiểm sát viên.

NHẬN THẤY:

Người bị xử phạt cải tạo không giam giữ đang chấp hành án tại ……………………………

Ngày... tháng... năm ……………………………………………………………………….….. (7)

Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với ……………………………………………………………………………………………………. (8)

Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến,

XÉT THẤY:

Việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành án cải tạo không giam giữ với lý do là

…………………………………………………………………………………………………… (9)

Căn cứ vào …………………………………………………………………………………… (10)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Chấp nhận …………………………… (11) đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của ………………………… (12) đối với …………………………… (13)

Bị xử phạt ……………………… (14) cải tạo không giam giữ về tội (các tội) …………………….. tại Bản án hình sự … (15) số ... ngày ... tháng ... năm... của Tòa án ……………

2. Mức giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ là ………………… (16)

3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.


Nơi nhận:
- Ghi theo những nơi cần gửi theo quy định tại khoản 5 Điều 103 Luật Thi hành án hình sự;
- Lưu hồ sơ THA.

TM. HỘI ĐỒNG PHIÊN HỌP
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-THAHS:

(1) và (3) Ghi tên Toà án giải quyết; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: 03/2021/THAHS-QĐ).

(4) Ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán. Nếu là Tòa án quân sự thì không ghi “Ông (Bà)” mà ghi cấp bậc quân hàm.

(5) Ghi đầy đủ họ tên của Thư ký phiên họp và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm.

(6) Ghi tên Viện kiểm sát, họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp.

(7) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ cư trú, làm việc (ví dụ: Ngày 05 tháng 9 năm 2007 cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện B, tỉnh H có văn bản số 18/.... đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ).

(8) và (13) Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

(9) Ghi lý do đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; ghi nhận định của Hội đồng phiên họp, những căn cứ để chấp nhận hoặc chấp nhận một phần đề nghị.

(10) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ căn cứ pháp luật để ra quyết định.

(11) Tùy từng trường hợp mà ghi như sau:

Nếu chấp nhận toàn bộ đề nghị của cơ quan, tổ chức thì ghi: Chấp nhận.

Nếu chấp nhận một phần đề nghị của cơ quan, tổ chức thì ghi: Chấp nhận một phần.

(12) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị giảm thời hạn cải tạo không giam giữ.

(14) Ghi thời hạn hình phạt cải tạo không giam giữ theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”).

(15) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

(16) Ghi mức giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (ghi cả số và chữ, ví dụ: “03 (ba) tháng”)..

Mẫu số 02-THAHS (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÒA ÁN …….. (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ... /... /THAHS-QĐ (2)

……, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

KHÔNG CHẤP NHẬN GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

TÒA ÁN ……….. (3)

Thành phần Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) ………………………………………………….

Các Thẩm phán:

Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………………

Ông (Bà) ………………………………………………………………………………………… (4)

Thư ký phiên họp: ………………………………………...…………………………………. (5)

Đại diện Viện kiểm sát ………………………………… (6) tham gia phiên họp:

Ông (Bà) ………………………… Kiểm sát viên.

NHẬN THẤY:

Người bị xử phạt cải tạo không giam giữ đang chấp hành án tại ……………………………

Ngày... tháng... năm ……………………………………………………………………….….. (7)

Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với ……………………………………………………………………………………………………. (8)

Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến,

XÉT THẤY:

Việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành án cải tạo không giam giữ với lý do là

…………………………………………………………………………………………………… (9)

Căn cứ vào …………………………………………………………………………………… (10)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Không chấp nhận đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của ………………………… (11) đối với …………………………… (12)

Bị xử phạt ……………………… (13) cải tạo không giam giữ về tội (các tội) …………………….. tại Bản án hình sự … (14) số ... ngày ... tháng ... năm... của Tòa án ……………

2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.


Nơi nhận:
- Ghi theo những nơi cần gửi theo quy định tại khoản 5 Điều 103 Luật Thi hành án hình sự;
- Lưu hồ sơ THA.

TM. HỘI ĐỒNG PHIÊN HỌP
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02-THAHS:

(1) và (3) Ghi tên Toà án giải quyết; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: 03/2021/THAHS-QĐ).

(4) Ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán. Nếu là Tòa án quân sự thì không ghi “Ông (Bà)” mà ghi cấp bậc quân hàm.

(5) Ghi đầy đủ họ tên của Thư ký phiên họp và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm.

(6) Ghi tên Viện kiểm sát, họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp.

(7) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ cư trú, làm việc (ví dụ: Ngày 05 tháng 9 năm 2007 cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện B, tỉnh H có văn bản số 18/.... đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ).

(8) và (12) Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

(9) Ghi lý do đề nghị rút ngắn thời gian thử thách người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; ghi nhận định của Hội đồng phiên họp, những căn cứ để không chấp nhận đề nghị.

(10) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ căn cứ pháp luật để ra quyết định.

(11) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị giảm thời hạn cải tạo không giam giữ.

(13) Ghi thời hạn hình phạt cải tạo không giam giữ theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”).

(14) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

Mẫu số 03-THAHS (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÒA ÁN …….. (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ... /... /THAHS-QĐ (2)

……, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

MIỄN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

TÒA ÁN ……….. (3)

Thành phần Hội đồng xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) …………………………………………………

Các Thẩm phán:

Ông (Bà) …………………………………………………………………………………………..

Ông (Bà) ………………………………………………………………………………………. (4)

Thư ký phiên họp: ………………………………………...………………………………… (5)

Đại diện Viện kiểm sát ………………………………… (6) tham gia phiên họp:

Ông (Bà) ………………………… Kiểm sát viên.

NHẬN THẤY:

Người bị xử phạt cải tạo không giam giữ đang chấp hành án tại ……………………………

Ngày... tháng... năm ……………………………………………………………………….….. (7)

Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với …………………………………………………………………………………………………… (8)

Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến,

XÉT THẤY:

Việc đề nghị miễn chấp hành án cải tạo không giam giữ với lý do là …………………… (9)

Căn cứ vào …………………………………………………………………………………… (10)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Chấp nhận đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của ……………………. (11) đối với …………………………………………………………………………………………….. (12)

Bị xử phạt ……………………… (13) cải tạo không giam giữ về tội (các tội) …………………….. tại Bản án hình sự … (14) số ... ngày ... tháng ... năm... của Tòa án ……………

2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.


Nơi nhận:
- Ghi theo những nơi cần gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án hình sự;
- Lưu hồ sơ THA.

TM. HỘI ĐỒNG PHIÊN HỌP
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03-THAHS:

(1) và (3) Ghi tên Toà án giải quyết; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: 03/2021/THAHS-QĐ).

(4) Ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán. Nếu là Tòa án quân sự thì không ghi “Ông (Bà)” mà ghi cấp bậc quân hàm.

(5) Ghi đầy đủ họ tên của Thư ký phiên họp và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm.

(6) Ghi tên Viện kiểm sát, họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp.

(7) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của cơ quan đề nghị (ví dụ: Ngày 05 tháng 9 năm 2007 Viện kiểm sát nhân dân huyện B, tỉnh H có văn bản số 18/.... đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ).

(8) và (12) Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của được đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

(9) Ghi lý do đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; ghi nhận định của Hội đồng phiên họp, những căn cứ để chấp nhận đề nghị.

(10) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ căn cứ pháp luật để ra quyết định.

(11) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

(13) Ghi thời hạn hình phạt cải tạo không giam giữ theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”).

(14) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

Mẫu số 04-THAHS (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÒA ÁN …….. (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ... /... /THAHS-QĐ (2)

……, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

KHÔNG CHẤP NHẬN MIỄN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

TÒA ÁN ……….. (3)

Thành phần Hội đồng xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) ………………………………………………….

Các Thẩm phán:

Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………………

Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………..…. (4)

Thư ký phiên họp: ………………………………………...…………………………………. (5)

Đại diện Viện kiểm sát ………………………………… (6) tham gia phiên họp:

Ông (Bà) ………………………… Kiểm sát viên.

NHẬN THẤY:

Người bị xử phạt cải tạo không giam giữ đang chấp hành án tại ……………………………

Ngày... tháng... năm ………………………………………………………………………..….. (7)

Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với …………………………………………………………………………………………………… (8)

Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến,

XÉT THẤY:

Việc đề nghị miễn chấp hành án cải tạo không giam giữ với lý do là ………………….. (9)

Căn cứ vào ………………………………………………………………………………….. (10)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của ……………. (11) đối với …………………………………………………………………………………………….. (12)

Bị xử phạt ……………………… (13) cải tạo không giam giữ về tội (các tội) …………………….. tại Bản án hình sự … (14) số ... ngày ... tháng ... năm... của Tòa án ……………

2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.


Nơi nhận:
- Ghi theo những nơi cần gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án hình sự;
- Lưu hồ sơ THA.

TM. HỘI ĐỒNG PHIÊN HỌP
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 04-THAHS:

(1) và (3) Ghi tên Toà án giải quyết; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: 03/2021/THAHS-QĐ).

(4) Ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán. Nếu là Tòa án quân sự thi không ghi “Ông (Bà)” mà ghi cấp bậc quân hàm.

(5) Ghi đầy đủ họ tên của Thư ký phiên họp và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm.

(6) Ghi tên Viện kiểm sát, họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp.

(7) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của cơ quan đề nghị (ví dụ: Ngày 05 tháng 9 năm 2007 Viện kiểm sát nhân dân huyện B, tỉnh H có văn bản số 18/.... đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ).

(8) và (12) Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của được đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

(9) Ghi lý do đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; ghi nhận định của Hội đồng phiên họp, những căn cứ để không chấp nhận đề nghị.

(10) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ căn cứ pháp luật để ra quyết định.

(11) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

(13) Ghi thời hạn hình phạt cải tạo không giam giữ theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”).

(14) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

Mẫu số 05-THAHS (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÒA ÁN …….. (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ... /... /THAHS-QĐ (2)

……, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

MIỄN CHẤP HÀNH THỜI HẠN CẤM CƯ TRÚ CÒN LẠI

TÒA ÁN ……….. (3)

Thành phần Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) …………………………………………………

Các Thẩm phán:

Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………………

Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………..…. (4)

Thư ký phiên họp: ………………………………………...……………………………….… (5)

Đại diện Viện kiểm sát ………………………………… (6) tham gia phiên họp:

Ông (Bà) ………………………… Kiểm sát viên.

NHẬN THẤY:

Người bị xử phạt cấm cư trú đang chấp hành án tại …………………………………………

Ngày... tháng... năm ………………………………………………………………………….. (7)

Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại đối với …………………………………………………………………………………………………… (8)

Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến,

XÉT THẤY:

Việc đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại với lý do là ………………….. (9)

Căn cứ vào …………………………………………………………………………………… (10)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại của …………………………. (11) đối với …………………………………………………………………………………………… (12)

Bị xử phạt ……………………… (13) cấm cư trú về tội (các tội) …………………….. tại Bản án hình sự … (14) số ... ngày ... tháng ... năm... của Tòa án ……………

2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.


Nơi nhận:
- Ghi theo những nơi cần gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 110 Luật Thi hành án hình sự;
- Lưu hồ sơ THA.

TM. HỘI ĐỒNG PHIÊN HỌP
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 05-THAHS:

(1) và (3) Ghi tên Toà án giải quyết; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: 03/2021/THAHS-QĐ).

(4) Ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán. Nếu là Tòa án quân sự thì không ghi “Ông (Bà)” mà ghi cấp bậc quân hàm.

(5) Ghi đầy đủ họ tên của Thư ký phiên họp và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm.

(6) Ghi tên Viện kiểm sát, họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp.

(7) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại của cơ quan đề nghị miễn thời hạn cấm cư trú còn lại (ví dụ: Ngày 05 tháng 9 năm 2007 cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện B, tỉnh H có văn bản số 18/.... đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ).

(8) và (12) Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người được đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại.

(9) Ghi lý do đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại; ghi nhận định của Hội đồng phiên họp, những căn cứ để quyết định chấp nhận đề nghị.

(10) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ căn cứ pháp luật để ra quyết định.

(11) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại.

(13) Ghi thời hạn hình phạt cấm cư trú theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”).

(14) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

Mẫu số 06-THAHS (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÒA ÁN ……..(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ... /... /THAHS-QĐ(2)

……, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

KHÔNG CHẤP NHẬN MIỄN CHẤP HÀNH THỜI HẠN CẤM CƯ TRÚ CÒN LẠI

TÒA ÁN ……….. (3)

Thành phần Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) ………………………………………………….

Các Thẩm phán:

Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………………

Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………..…. (4)

Thư ký phiên họp: ………………………………………...……………………………….… (5)

Đại diện Viện kiểm sát ………………………………… (6) tham gia phiên họp:

Ông (Bà) ………………………… Kiểm sát viên.

NHẬN THẤY:

Người bị xử phạt cấm cư trú đang chấp hành án tại …………………………………………

Ngày... tháng... năm ………………………………………………………………………….. (7)

Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại đối với …………………………………………………………………………………………………… (8)

Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến,

XÉT THẤY:

Việc đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại với lý do là …………………… (9)

Căn cứ vào …………………………………………………………………………………….. (10)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại của …………………. (11) đối với ………………………………………………………………………………………….. (12)

Bị xử phạt ……………………… (13) cấm cư trú về tội (các tội) …………………….. tại Bản án hình sự … (14) số ... ngày ... tháng ... năm... của Tòa án ……………………………………………

2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.


Nơi nhận:
- Ghi theo những nơi cần gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 110 Luật Thi hành án hình sự;
- Lưu hồ sơ THA.

TM. HỘI ĐỒNG PHIÊN HỌP
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 06-THAHS:

(1) và (3) Ghi tên Toà án giải quyết; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ 03/2021/THAHS-QĐ).

(4) Ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán. Nếu là Tòa án quân sự thì không ghi “Ông (Bà)” mà ghi cấp bậc quân hàm.

(5) Ghi đầy đủ họ tên của Thư ký phiên họp và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm.

(6) Ghi tên Viện kiểm sát, họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp.

(7) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại của cơ quan đề nghị miễn thời hạn cấm cư trú còn lại (ví dụ: Ngày 05 tháng 9 năm 2007 cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện B, tỉnh H có văn bản số 18/.... đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ).

(8) và (12) Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người được đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại.

(9) Ghi lý do đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại; ghi nhận định của Hội đồng phiên họp, những căn cứ để quyết định không chấp nhận đề nghị.

(10) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ căn cứ pháp luật để ra quyết định.

(11) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại.

(13) Ghi thời hạn hình phạt cấm cư trú theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”).

(14) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

Mẫu số 07-THAHS (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÒA ÁN ……..(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ... /... /THAHS-QĐ(2)

……, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

MIỄN CHẤP HÀNH THỜI HẠN QUẢN CHẾ CÒN LẠI

TÒA ÁN ……….. (3)

Thành phần Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) ……………………………………………………

Các Thẩm phán:

Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………………..

Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………….…. (4)

Thư ký phiên họp: ………………………………………...…………………………………… (5)

Đại diện Viện kiểm sát ………………………………… (6) tham gia phiên họp:

Ông (Bà) ………………………… Kiểm sát viên.

NHẬN THẤY:

Người bị xử phạt quản chế đang chấp hành án tại ……………………………………………

Ngày... tháng... năm ……………………………………………………………………….….. (7)

Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại đối với …………………………………………………………………………………………………… (8)

Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến,

XÉT THẤY:

Việc đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại với lý do là ……………..……… (9)

Căn cứ vào ……………………………………………………………………………………. (10)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại của ……..……………………. (11) đối với …………………………………………………………………………………………….. (12)

Bị xử phạt ……………………… (13) quản chế về tội (các tội) …………………….. tại Bản án hình sự … (14) số ... ngày ... tháng ... năm... của Tòa án ……………

2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.


Nơi nhận:
- Ghi theo những nơi cần gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 117 Luật Thi hành án hình sự;
- Lưu hồ sơ THA.

TM. HỘI ĐỒNG PHIÊN HỌP
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07-THAHS:

(1) và (3) Ghi tên Toà án giải quyết; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: 03/2021/THAHS-QĐ).

(4) Ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán. Nếu là Tòa án quân sự thì không ghi “Ông (Bà)” mà ghi cấp bậc quân hàm.

(5) Ghi đầy đủ họ tên của Thư ký phiên họp và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm.

(6) Ghi tên Viện kiểm sát, họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp.

(7) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại của cơ quan đề nghị (ví dụ: Ngày 05 tháng 9 năm 2007 cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện B, tỉnh H có văn bản số 18/.... đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại).

(8) và (12) Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người được đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại.

(9) Ghi lý do đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại; ghi nhận định của Hội đồng phiên họp, những căn cứ để chấp nhận đề nghị.

(10) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ căn cứ pháp luật để ra quyết định.

(11) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại.

(13) Ghi thời hạn hình phạt quản chế theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”).

(14) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

Mẫu số 08-THAHS (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÒA ÁN …….. (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ... /... /THAHS-QĐ (2)

……, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

KHÔNG CHẤP NHẬN MIỄN CHẤP HÀNH THỜI HẠN QUẢN CHẾ CÒN LẠI

TÒA ÁN ……….. (3)

Thành phần Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) ………………………………………………….

Các Thẩm phán:

Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………………

Ông (Bà) ………………………………………………………………………………………… (4)

Thư ký phiên họp: ………………………………………...…………………………………. (5)

Đại diện Viện kiểm sát ………………………………… (6) tham gia phiên họp:

Ông (Bà) ………………………… Kiểm sát viên.

NHẬN THẤY:

Người bị xử phạt quản chế đang chấp hành án tại ……………………………………………

Ngày... tháng... năm ……………………………………………………………………….….. (7)

Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại đối với …………………………………………………………………………………………………… (8)

Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến,

XÉT THẤY:

Việc đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại với lý do là ……………..……… (9)

Căn cứ vào ……………………………………………………………………………………. (10)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại của ……..……………. (11) đối với …………………………………………………………………………………………….. (12)

Bị xử phạt ……………………… (13) quản chế về tội (các tội) …………………….. tại Bản án hình sự … (14) số ... ngày ... tháng ... năm... của Tòa án ……………

2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.


Nơi nhận:
- Ghi theo những nơi cần gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 117 Luật Thi hành án hình sự;
- Lưu hồ sơ THA.

TM. HỘI ĐỒNG PHIÊN HỌP
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 08-THAHS:

(1) và (3) Ghi tên Toà án giải quyết; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ 03/2021/THAHS-QĐ).

(4) Ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán. Nếu là Tòa án quân sự thì không ghi “Ông (Bà)” mà ghi cấp bậc quân hàm.

(5) Ghi đầy đủ họ tên của Thư ký phiên họp và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm.

(6) Ghi tên Viện kiểm sát, họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp.

(7) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại của cơ quan đề nghị (ví dụ: Ngày 05 tháng 9 năm 2007 cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện B, tỉnh H có văn bản số 18/.... đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại).

(8) và (12) Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người được đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại.

(9) Ghi lý do đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại; ghi nhận định của Hội đồng phiên họp, những căn cứ để không chấp nhận đề nghị.

(10) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ căn cứ pháp luật để ra quyết định.

(11) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại.

(13) Ghi thời hạn hình phạt quản chế theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”).

(14) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

THE SUPREME PEOPLE’S COURT - THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY - THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY - THE MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 04/2021/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BCA-BQP

Hanoi, October 11, 2021

 

JOINT CIRCULAR

ON COORDINATION IN CARRYING OUT PROCEDURES FOR REMISSION OF OR EXEMPTION FROM SERVING NON-CUSTODIAL SENTENCE AND EXEMPTION FROM SERVING THE REMAINING LENGTH OF RESIDENCE PROHIBITION OR PROBATION ORDER

Pursuant to the Law on Criminal Judgment Enforcement dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 22, 2015; Law on amendments to the Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 18, 2020;

The Chief Justice of the Supreme People’s Court, Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, the Minister of Public Security, the Minister of National Defense shall jointly coordinate in carrying out procedures for remission of or exemption from serving non-custodial sentence and exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Regulated entities

This Joint Circular applies to the Court, the Procuracy, the criminal judgment enforcement management agency affiliated to the Ministry of Public Security, the criminal judgment enforcement management agency affiliated to the Ministry of National Defense, the criminal judgment enforcement agency affiliated to province-level police department, the military zone-level criminal judgment enforcement agency, the criminal judgment enforcement agency of district-level police office, convicts and agencies, organizations and individuals related to remission of or exemption from serving non-custodial sentence and exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order.

Article 3. Some terms used in consideration of remission of or exemption from serving non-custodial sentence and exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order

1. Actively studying, working, correcting mistakes or making achievements in working, protecting security, ensuring social order and safety and being commended and rewarded by competent state authorities is the case where a convict has made great efforts in serving his/her sentence and has strictly implemented the policies and laws of the State, local regulations, agencies and units where he/she resides or works (for example: take the initiative in participating in adequate community service, vocational training; participating in activities of building a civilized lifestyle at the place of residence, maintaining public order, eliminating debauchery, and protecting the environment, traffic safety); have achievements in community service, detecting organizations and individuals that conduct propaganda to entice others to participate in illegal activities; participate in the prevention of epidemics and natural disasters and have been commended and rewarded by competent state authorities.

2. Meritorious work means a case in which a convict has outstanding achievements in labor, study, work, combat or crime prevention and is rewarded or confirmed by competent state authorities.

3. Suffering from a fatal disease means a case where the convict is suffering from a life-threatening illness that is difficult to cure (for example: terminal cancer, HIV infection that has progressed to clinical stage 4, drug-resistant grade 4 TB, dropsy cirrhosis, stage 3 heart failure or higher, stage 4 kidney failure or higher) or other disease leading to the patient’s inability to take care of himself, poor prognosis, risk of death high mortality.

4. Decrepit old person means a person who is 70 years old or older or who is 60 years old or older but is often sick.

5. Partial compensation for civil liability is understood as having compensated for at least half of the civil liability incurred according to the court judgment or decision.

In case the convict compensates for less than half of his/her civil liability incurred under the court's judgment or decision, but there is a written exemption or reduction of part of the civil liability or other agreement of the indemnified party (certified by a competent authority) shows that the convict has compensated for half of his/her civil liability, then it is also considered to have partially compensated for his/her civil liability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Decision on remission of non-custodial sentence (Form No. 01).

2. Decision on non-acceptance of remission of non-custodial sentence (Form No. 02).

3. Decision on exemption from non-custodial sentence (Form No. 03).

4. Decision on non-acceptance of exemption from non-custodial sentence (Form No. 04).

5. Decision on exemption from serving the remaining length of residence prohibition (Form No. 05).

6. Decision on non-acceptance of exemption from serving the remaining length of residence prohibition (Form No. 06).

7. Decision on exemption from serving the remaining length of probation order (Form No. 07).

8. Decision on non-acceptance of exemption from serving the remaining length of probation order (Form No. 08).

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Application for remission of non-custodial sentence

1. An application form for remission of non-custodial sentence made by the convict. If the convict is unable to make such an application form, his/her relative or representative of his/her workplace may do so on his/her behalf.

2. The documents specified at Points b and c, Clause 3, Article 103 of the Law on Criminal Judgment Enforcement.

3. In case the convict person is commended or has done meritorious work, the application must contain a commendation decision or a competent agency's certification that the convict has done meritorious work (for example: Certificate of Merit, Patent or Proprietary Patent issued by a competent authority or person.

4. In case the convict suffers from a fatal disease, the application must contain the conclusion of the Medical Examination Council or a copy of the medical record, the conclusion of the hospital at the province or military zone level or higher, or the conclusion of a public forensic organization on the medical condition of the convict.

For a convict who is infected with HIV and has progressed to clinical stage 4, he/she must obtain the determined HIV test results according to the regulations of the Ministry of Health and a copy of the medical record or conclusions of the competent health agency which confirms that he has progressed to clinical stage 4, has an opportunistic infection, and has a poor prognosis and high mortality.

5. In case the convict is enable to partially compensates for his/her civil liability, there must be receipts, invoices and documents showing that half of the civil liability has been fulfilled or a document on exemption or remission of partial civil liability or other agreement of the indemnified person (certified by a competent authority).

6. Other relevant documents.

Article 6. Procedure for application for remission of non-custodial sentence

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The commune-level police office where the convict resides shall advise and assist the commune-level People's Committee that is assigned to supervise and educate the convict in reviewing if the convict is eligible for remission of non-custodial sentence, and then report it to the criminal judgment enforcement agency of the district-level police division.

Article 7. Procedure for consideration for remission of non-custodial sentence

1. The court holds a meeting to consider remitting the non-custodial sentence as prescribed in Clause 4, Article 103 of the Law on Criminal Judgment Enforcement. At least 03 days before opening the meeting, the Court shall notify the Procuracy of the same level in writing to send procurators to attend the meeting. In case the appointed procurator cannot attend the meeting, the Procuracy must appoint another person to attend.

In case it is necessary to supplement documents or the documents are unclear, the Judge shall request the criminal judgment enforcement agency of the district-level police division or the criminal judgment enforcement agency of the military-zone level to supplement or clarify the unclear documents. This written request shall be concurrently sent to the same-level Procuracy. Within 03 working days from the date of receipt of the court's request, the agency requesting the remission of the non-custodial sentence must send additional documents or clarify additional documents to the Court and the Procuracy of the same level.

2. Procedure for granting remission of non-custodial sentence

a) The chairperson opens the meeting, introduces the composition of the Council, the procurator participating in the meeting, and the meeting secretary.

b) A member of the Council presents the application for consideration for remission of the non-custodial sentence.

c) The procurator presents the Procuracy's opinion on the remission of the non-custodial sentence by the requesting agency and the convict’s law observance in considering the remission of the non-custodial sentence.

d) The Council discusses and makes a decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Accept all or part of the application for remission of non-custodial sentence;

b) Refuse the application for remission of non-custodial sentence.

4. Contents of the decision on remission of non-custodial sentence include:

a) Date, month and year of the decision;

b) Name of the court issuing the decision;

c) Full name of the Judge, Procurator, Secretary of the meeting;

d) Full name, year of birth and place of residence of the convict whose non-custodial sentence is applied for remission;

dd) Number, date, month and year of the legally effective court’s judgment or decision; number, date, and year of the decision on enforcement of the non-custodial sentence;

e) Judgments of the Court and grounds for acceptance or refusal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Entry in force.

5. The decision on remission or non-acceptance of remission of the non-custodial sentence shall take legal effect from the date of expiration of the protest time limit. The procedures for handling protests comply with Chapters XXII, XXV and XXVI of the Criminal Procedure Code.

6. The decision on remission or non-acceptance of remission of the non-custodial sentence shall be sent according to Clause 5, Article 103 of the Law on Criminal Judgment Enforcement, and the People's Committees of communes and army units which are assigned to supervise and educate the convict.

Article 8. Enforcement of the decision on remission of non-custodial sentence

1. When the decision on remission of the non-custodial sentence takes legal effect, the criminal judgment enforcement agency of the district-level police division or the criminal judgment enforcement agency of military-zone level shall remit the length of the sentence for the convict to keep the judgment enforcement records and send a notice to the commune-level People's Committee or military unit assigned to supervise and educate the convict of non-custodial sentence.

2. If the remaining length of the non-custodial sentence is all remitted, the requesting agency shall issue a certificate of completion of the non-custodial sentence as prescribed in clause 4 Article 97 of the Law on Enforcement of Criminal Judgments. The time of issuance of the certificate is counted from the effective date of the decision on remission of the non-custodial sentence.

Chapter III

PROCEDURES FOR GRANTING EXEMPTION FROM NON-CUSTODIAL SENTENCE

Article 9. Application for exemption from non-custodial sentence

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The documents specified at Points a, b and c, Clause 1, Article 104 of the Law on Criminal Judgment Enforcement.

3. In case the convict is commended or has done meritorious work, the application must contain a commendation decision or a competent agency's certification that the convict has done meritorious work (for example: Certificate of Merit, Patent or Proprietary Patent of a competent authority or person.

4. In case the convict suffers from a fatal disease, the application must contain the conclusion of the Medical Examination Council or a copy of the medical record, the conclusion of the hospital at the province or military zone level or higher, or the conclusion of a public forensic organization on the medical condition of the convict.

For a convict who is infected with HIV and has progressed to clinical stage 4, he/she must obtain the determined HIV test results according to the regulations of the Ministry of Health and a copy of the medical record or conclusions of the competent health agency which confirms that he has progressed to clinical stage 4, has an opportunistic infection, and has a poor prognosis and high mortality.

5. In case a convict has good observance of law, has suffered financial hardship and deems that convict is no longer a danger to society, such a certification or comment issued by the competent authority must be obtained.

6. Other relevant documents.

Article 10. Procedure for application for exemption from non-custodial sentence

1. Procedure for application for exemption from non-custodial sentence shall comply with the provisions of Clause 1, Article 104 of the Law on Criminal Judgment Enforcement.

2. The commune-level police office where the convict resides shall advise and assist the commune-level People's Committee that is assigned to supervise and educate the convict in reviewing if the convict is eligible for remission of non-custodial sentence, and then report it to the criminal judgment enforcement agency of the district-level police division.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The court holds a meeting to consider granting exemption from the non-custodial sentence as prescribed in Clause 2, Article 104 of the Law on Criminal Judgment Enforcement. At least 03 days before opening the meeting, the Court shall notify the Procuracy of the same level in writing to send procurators to attend the meeting. In case the appointed procurator cannot attend the meeting, the Procuracy must appoint another person to attend.

In case it is necessary to supplement documents or the documents are unclear, the Judge shall request the Procuracy of the same level to supplement or clarify the unclear documents. Within 03 working days from the date of receipt of the Court's request, the Procuracy of the same level shall supplement or clarify the unclear documents.

2. Procedures for granting exemption from non-custodial sentence

a) The chairperson opens the meeting, introduces the composition of the Council, the procurator participating in the meeting, and the meeting secretary.

b) A member of the Council presents the application for consideration for exemption from the non-custodial sentence.

c) The procurator presents the Procuracy's opinion on the exemption from the non-custodial sentence and the convict’s law observance in considering the exemption from the non-custodial sentence.

d) The Council discusses and makes a decision.

3. Based on the application and opinions of the representative of the Procuracy, the Council for consideration for exemption from the non-custodial sentence shall make one of the following decision:

a) Accept the application for exemption from non-custodial sentence;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Contents of the decision on exemption from non-custodial sentence include:

a) Date, month and year of the decision;

b) Name of the court issuing the decision;

c) Full name of the Judge, Procurator, Secretary of the meeting;

d) Full name, year of birth, place of residence of the convict whose non-custodial sentence is applied for exemption, and place where he/she serves the sentence<0}

dd) Number, date, month and year of the legally effective court’s judgment or decision; number, date, and year of the decision on enforcement of the non-custodial sentence;

e) Judgments of the Court and grounds for acceptance or refusal;

g) Decision of the Court;

h) Entry in force.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. The decision on exemption or non-acceptance of exemption from the non-custodial sentence shall be sent according to Clause 3, Article 104 of the Law on Criminal Judgment Enforcement, and the People's Committees of communes and army units which are assigned to supervise and educate the convict.

Article 12. Enforcement of the decision on exemption from non-custodial sentence

Within 03 working days after the decision on exemption from the non-custodial sentence takes legal effect, the criminal judgment enforcement agency of the district-level police division or the criminal judgment enforcement agency of military-zone level shall conclude the judgment enforcement for the convict of non-custodial sentence.

Chapter IV

PROCEDURE FOR GRANTING EXEMPTION FROM SERVING THE REMAINING LENGTH OF RESIDENCE PROHIBITION OR PROBATION ORDER

Article 13. Application for exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order

1. Application form for exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order made by the convict. If the convict is unable to make such an application form, his/her relative or representative of his/her workplace may do so on his/her behalf.

2. The documents specified at Points a, b, c, and dd Clause 1, Article 110 and points a, b, c and dd clause 1 of Article 117 of the Law on Criminal Judgment Enforcement.

Article 14. Procedure for application for exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The commune-level police office where the convict resides shall assist the commune-level People's Committee that is assigned to supervise and educate the convict in reviewing if the convict is eligible for exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order, and then report it to the criminal judgment enforcement agency of the district-level police division.

3. Within 05 working days after receiving the report from the commune-level People’s Committee, the criminal judgment enforcement agency of the district-level police division shall make a dossier to request the Court of the same level to consider granting exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order, and also send a dossier to the Procuracy of the same level. If refusing the application for exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order, the criminal judgment enforcement agency of the district-level police division shall provide an explanation in writing for the commune-level People’s Committee.

Article 15. Procedure for consideration for exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order

1. The Court shall hold a meeting to consider and decide the exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order as prescribed in Clause 2, Article 110 and Clause 2, Article 117 of the Law on Criminal Judgment Enforcement. At least 03 days before opening the meeting, the Court shall notify the Procuracy of the same level in writing to send procurators to attend the meeting. In case the appointed procurator cannot attend the meeting, the Procuracy must appoint another person to attend.

In case it is necessary to supplement documents or the documents are unclear, the Judge shall request the criminal judgment enforcement agency of the district-level police division to supplement or clarify the unclear documents. This written request shall be concurrently sent to the same-level Procuracy. Within 03 working days from the date of receipt of the court's request, the agency requesting the exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order must send additional documents or clarify additional documents to the Court and the Procuracy of the same level.

2. Procedure for consideration for exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order

a) The chairperson opens the meeting, introduces the composition of the Council, the procurator participating in the meeting, and the meeting secretary.

b) A member of the Council presents the application for consideration for exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order. <0}

c) The procurator presents the Procuracy's opinion on the exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order and the convict’s law observance in considering the exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Based on the application and opinions of the representative of the Procuracy, the Council for consideration for exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order shall make one of the following decision:

a) Accept the application for exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order;

b) Refuse the application for exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order.

4. Contents of the decision on exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order shall conclude:

a) Date, month and year of the decision;

b) Name of the court issuing the decision;

c) Full name of the judge, procurator, secretary of the meeting;

d) Full name, year of birth, place of residence of the convict whose remaining length of residence prohibition or probation order is applied for exemption;

dd) Number, date, month and year of the legally effective court’s judgment or decision; number, date, and year of the decision on enforcement of the sentence;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Decision of the Court;

h) Entry in force.

5. The decision on exemption or non-acceptance of exemption from serving the remaining length of the residence prohibition or probation order shall take legal effect from the date of expiration of the protest time limit. The procedures for handling protests comply with Chapters XXII, XXV and XXVI of the Criminal Procedure Code.

6. The decision on exemption or non-acceptance of exemption from serving the remaining length of the residence prohibition or probation order shall be sent according to Clause 3, Article 110, Clause 3 Article 117 of the Law on Criminal Judgment Enforcement, and the People's Committees of communes which are assigned to supervise and educate the convict.

Article 16. Enforcement of decision on exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order

Within 03 working days after the decision on exemption from serving the remaining length of the residence prohibition or probation order takes legal effect, the criminal judgment enforcement agency of the district-level police division shall issue a certificate of completion of the residence prohibition or probation order as prescribed in Clause 5, Article 107 and Clause 5, Article 112 of the Law on Enforcement of Criminal Judgments.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 17. Entry in force

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 18. Implementation

1. The Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, implement this Joint Circular.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense for consideration./.

 

PP. CHIEF JUSTICE
THE SUPREME PEOPLE'S COURT
DEPUTY CHIEF JUSTICE





Nguyen Tri Tue

 

PP. PROSECUTOR GENERAL
THE SUPREME PEOPLE'S PROCURACY
STANDING DEPUTY PROSECUTOR GENERAL





Nguyen Huy Tien

PP. MINISTER OF PUBLIC SECURITY
DEPUTY MINISTER




Major General Le Quoc Hung

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Joint Circular No. 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP dated October 11, 2021 on coordination in carrying out procedures for remission of or exemption from serving non-custodial sentence and exemption from serving the remaining length of residence prohibition or probation order

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.451

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.24.20
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!