Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 09-TTLN Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Thế Tiệm, Phạm Sĩ Chiến, Trịnh Hồng Dương
Ngày ban hành: 10/10/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09-TTLN

Hà Nội , ngày 10 tháng 10 năm 1996

 

THÔNG TƯ LIÊN NGÀNH

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ NỘI VỤ SỐ 09-TTLN NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐIỀU 96A VÀ ĐIỀU 203 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Trong thời gian qua Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ đã ban hành một số văn bản hướng dẫn áp dụng Điều 96a và Điều 203 Bộ luật hình sự. Các văn bản đó đã góp phần tích cực trong việc đấu tranh phòng và chống các hành vi phạm tội về ma tuý. Tuy nhiên, trước tình hình tội phạm về ma tuý ngày càng phức tạp, có một số vấn đề chưa được hướng dẫn cụ thể hoặc có một số vấn đề đã được hướng dẫn, nhưng đến nay không còn phù hợp với việc đấu tranh phòng và chống các hành vi phạm tội về ma tuý, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các hành vi phạm tội này.

Nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng và chống các hành vi phạm tội về ma tuý trong tình hình hiện nay, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Y tế, thống nhất hướng dẫn việc áp dụng Điều 96a và Điều 203 Bộ luật hình sự như sau:

A. VỀ CÁC CHẤT MA TUÝ

1. Điều 96a và Điều 203 Bộ luật hình sự quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma tuý. Các chất ma tuý thường gặp là: Quả của cây thuốc phiện, lá, hoa, quả của cây Cần sa, lá của cây Cô ca và các chế phẩm của các loại lá, hoa, quả này như nhựa thuốc phiện (Opium), nhựa và tinh dầu Cần sa (Canabis), Hê-rô-in (heroin), Cô-ca-in (Cocaine)... ở dạng thô hoặc dạng tinh chế; các loại thuốc tân dược gây nghiện như Moóc-phin (Morphin), Cô-đê-in (Codein), Pê-thi-din (Péthidin), Đô-lác-gan (Dolargan), Đô-lô-san (Dolosan), Am-phê-ta-min (Amphetamin), Mê-tam-phê-ta-min (Methamphetamin), Đi-a-dê-pam (Diazepam), Xê-du-xen (Seduxen), Va-li-um (Valium)...; các tiền chất như Ê-phê-đrin (Ephedrin), Pờ-sơ-đô-ê-phê-đrin (Pseudoephedrin), A-xê-tíc An-hy-đríc (Acetic Anhydride)... dùng để tổng thợp thành các chất ma tuý.

Ngoài các chất ma tuý đã nêu trên đây còn có các chất ma tuý khác, các loại thuốc tân dược gây nghiện khác và các tiền chất khác dùng để tổng hợp thành các chất ma tuý do Nhà nước quy định.

2. Trong trường hợp cần xác định có phải là chất ma tuý hay không hoặc loại ma tuý gì thì phải trưng cầu giám định. Nếu chất được giám định không phải là ma tuý, nhưng người thực hiện hành vi tưởng rằng chất đó là chất ma tuý, thì tuỳ hành vi phạm tội cụ thể người đó vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 96a hay Điều 203 Bộ luật hình sự.

B. VỀ ĐIỀU 96A BỘ LUẬT HÌNH SỰ

I. CÁC HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HƯỚNG XỬ LÝ:

1. Hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý theo Thông tư này là hành vi bào chế chất ma tuý từ quả của cây thuốc phiện, lá, hoa, quả của cây Cần sa, lá của cây Cô ca cũng như việc chế biến từ chất ma tuý này thành chất ma tuý khác trái với quy định của Nhà nước.

2. Hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý là hành vi cất giữ bất hợp pháp chất ma tuý ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán và người có hành vi phạm tội này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "tàng trữ trái phép chất ma tuý". Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không có ý nghĩa đối với việc định tội. Người cất giữ chất ma tuý hộ cho người khác mà biết mục đích mua bán trái phép chất ma tuý này của người đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "mua bán trái phép chất ma tuý" với vai trò của người đồng phạm (người giúp sức).

3. Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý là hành vi bán hay mua, tàng trữ để bán lại bất hợp pháp (có thể là mua để bán lại chất ma tuý đó, cũng có thể là mua để sản xuất ra chất ma tuý khác để bán lại); cũng được coi là hành vi mua bán trái phép chất ma tuý các hành vi trao đổi, thanh toán... bất hợp pháp bằng các chất ma tuý.

4. Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp ma tuý từ nơi này đến nơi khác được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm mục đích mua bán và người có hành vi phạm tội này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "vận chuyển trái phép chất ma tuý". Nếu người vận chuyển chất ma tuý hộ cho người khác mà biết mục đích mua bán trái phép chất ma tuý này của người đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "mua bán trái phép chất ma tuý" với vai trò của người đồng phạm (người giúp sức).

Người nào vận chuyển trái phép các chất ma tuý qua biên giới thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 96a Bộ luật hình sự; nếu còn phạm tội khác thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều tương ứng của Bộ luật hình sự về tội phạm khác đó.

5. Người nào có trách nhiệm trong việc quản lý thuốc gây nghiện mà cố ý làm trái quy chế quản lý thuốc gây nghiện nhằm sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép thuốc tân dược gây nghiện, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 96a Bộ luật hình sự; ngoài ra, tuỳ trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 221 Bộ luật hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Nếu người có trách nhiệm quản lý thuốc gây nghiện mà thiếu trách nhiệm để xảy ra tình trạng sử dụng thuốc gây nghiện sai mục đích, gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 220 của Bộ luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

6. Điều 96a Bộ luật hình sự không quy định các hành vi chiếm đoạt (được thực hiện thông qua các hành vi phạm tội như tham ô, cướp giật, cưỡng đoạt, trộm cắp, lừa đào v.v...) các chất ma tuý; do đó, người nào có hành vi chiếm đoạt các chất ma tuý thuộc quyền quản lý của cơ quan nhà nước hoặc đang do cá nhân chiếm hữu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

a) Người nào có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà biết đó là chất ma tuý, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chiếm đoạt theo các tội danh tương ứng của Bộ luật hình sự còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 96a Bộ luật hình sự về hành vi đã thực hiện đối với chất ma tuý đã chiếm đoạt được.

b) Người nào có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà không biết trong đó có các chất ma tuý, nhưng sau đó mới biết, rồi đem cất giấu, vận chuyển, đem bán hoặc sản xuất ra các chất ma tuý khác, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng với hành vi chiếm đoạt (cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, trộm cắp, lừa đào v.v...), còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 96a Bộ luật hình sự về hành vi đã thực hiện đối với chất ma tuý đã chiếm đoạt được.

c) Người nào có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà không biết trong đó có các chất ma tuý và bị bắt giữ ngay, thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng với hành vi chiếm đoạt đã thực hiện mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 96a Bộ luật hình sự.

Người có chất ma tuý bất hợp pháp bị chiếm đoạt cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 96a Bộ luật hình sự.

7. Điều 96a Bộ luật hình sự quy định bốn hành vi phạm tội là sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý. Trong trường hợp người phạm tội thực hiện một hoặc nhiều hành vi phạm tội, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

a) Người nào thực hiện một trong các hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 96a Bộ luật hình sự, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh về hành vi phạm tội đã thực hiện. Ví dụ: Người chỉ có hành vi vận chuyển trái phép thuốc phiện thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "vận chuyển trái phép chất ma tuý".

b) Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 96a Bộ luật hình sự mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh đầy đủ đối với các hành vi đã thực hiện. Ví dụ: Người mua thuốc phiện trái phép, rồi vận chuyển trái phép đến địa điểm khác và sản xuất thuốc phiện trái phép, thì người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh là "mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma tuý" và chỉ phải chịu một hình phạt đối với tội danh đó.

c) Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 96a Bộ luật hình sự mà các hành vi đó độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập mà người ấy đã thực hiện. Khi xét xử Toà án sẽ áp dụng Điều 41 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt chung. Ví dụ: Người mua thuốc phiện đồng thời lại nhận cất giấu thuốc phiện hay chất ma tuý khác cho người khác, thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 2 tội là tội "mua bán trái phép chất ma tuý" và tội "tàng trữ trái phép chất ma tuý".

8. Đối với người phạm tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trái phép các chất ma tuý phải áp dụng hình phạt bổ sung bắt buộc là quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm (khoản 2 Điều 100 Bộ luật hình sự) và hình phạt bổ sung bắt buộc là phạt tiền đến 10 lần trị giá hàng phạm pháp (khoản 3 Điều 100 Bộ luật hình sự). Ngoài ra cần áp dụng hình phạt bổ sung tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (khoản 4 Điều 100 Bộ luật hình sự). Đối với vật, tiền bạc của người phạm tội đã dùng vào việc thực hiện tội phạm thì phải tịch thu sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ (Điều 33 Bộ luật hình sự, Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự).

II. VỀ SỐ LƯỢNG HÀNG PHẠM PHÁP LÀM CĂN CỨ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO CÁC KHOẢN CỦA ĐIỀU 96A BỘ LUẬT HÌNH SỰ.

Về số lượng hàng phạm pháp làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản của Điều 96a Bộ luật hình sự được xác định như sau:

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng sau đây mà không có mục đích mua bán, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử lý hành chính:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa Cần sa, bột Cô ca: dưới 100 gam;

b) Lá, hoa, quả của cây Cần sa, lá của cây Cô ca: dưới 1 kg;

c) Quả khô của cây thuốc phiện: dưới 10 kg; d) Quả tươi của cây thuốc phiện: dưới 2 kg;

đ) Hê-rô-in, Cô-ca-in: dưới 2 gam;

e) Các chất ma tuý thuộc thể rắn (dạng viên, dạng keo hoặc dạng bột, trừ Hê-rô-in và Cô-ca-in): dưới 5 gam;

g) Thuốc gây nghiện dưới 10 ống (mỗi ống từ 1 ml đến 2 ml);

h) Các tiền chất để tổng hợp thành các chất ma tuý: dưới 200 gam;

i) Các chất ma tuý thuộc thể lỏng: dưới 20 ml;

2. Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng được hướng dẫn tại khoản 1 mục II này, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 96a Bộ luật hình sự:

a) Đã bị xử lý vi phạm hành chính về một trong các hành vi tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma tuý, tổ chức dùng chất ma tuý mà chưa qua thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

b) Đã bị kết án theo Điều 96a hoặc theo Điều 203 Bộ luật hình sự, mà chưa được xoá án.

Người tàng trữ, vận chuyển nhiều chất ma tuý, mà mỗi chất ma tuý có số lượng được hướng dẫn tại khoản 1 mục II này cũng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 96a Bộ luật hình sự.

3. Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 96a Bộ luật hình sự:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa Cần sa, bột Cô ca: từ 100 gam đến dưới 1 kg;

b) Lá, hoa, quả của cây Cần sa, lá của cây Cô ca: từ 1 kg đến dưới 20 kg;

c) Quả khô của cây thuốc phiện từ 10 kg đến dưới 100 kg;

d) Quả tươi của cây thuốc phiện từ 2 kg đến dưới 20 kg;

đ) Hê-rô-in, Cô-ca-in: từ 2 gam đến dưới 20 gam;

e) Các chất ma tuý thuộc thể rắn (dạng viên, dạng keo hoặc dạng bột, trừ Hê-rô-in và Cô-ca-in): từ 5 gam đến dưới 50 gam;

g) Thuốc gây nghiện: từ 10 ống đến dưới 100 ống (mỗi ống từ 1 ml đến 2 ml);

h) Các tiền chất để tổng hợp thành các chất ma tuý: từ 200 gam đến dưới 500 gam;

i) Các chất ma tuý thuộc thể lỏng: từ 20 ml đến dưới 200 ml.

4. Người nào sản xuất, mua bán trái phép một trong các chất ma tuý với bất kỳ số lượng nào dưới mức tối đa được hướng dẫn tại khoản 3 mục II này thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 96a Bộ luật hình sự.

5. Người nào tàng trữ, vận chuyển, sản xuất, mua bán trái phép chất ma tuý thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2, 3 và 4 mục II này mà có một trong các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 2 Điều 96a Bộ luật hình sự, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 96a Bộ luật hình sự.

Cũng truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 96a Bộ luật hình sự người sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép nhiều chất ma tuý mà mỗi chất ma tuý có số lượng được hướng dẫn tại các khoản 3 và 4 mục II này.

6. Người nào sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng sau đây thì bị coi là phạm tội với hàng phạm pháp có số lượng lớn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 96a Bộ luật hình sự:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa Cần sa, bột Cô ca: từ 1kg đến dưới 3kg; b) Lá, hoa, quả của cây Cần sa, lá của cây Cô ca: từ 20 kg đến dưới 50 kg;

c) Quả khô của cây thuốc phiện từ 100 kg đến dưới 400 kg; d) Quả tươi của cây thuốc phiện từ 20 kg đến dưới 100 kg;

đ) Hê-rô-in, Cô-ca-in: từ 20 gam đến dưới 100 gam;

e) Các chất ma tuý thuộc thể rắn (dạng viên, dạng keo hoặc dạng bột, trừ Hê-rô-in và Cô-ca-in): từ 50 gam đến dưới 200 gam;

g) Thuốc gây nghiện: từ 100 ống đến dưới 250 ống (mỗi ống từ 1 ml đến 2 ml);

h) Các tiền chất để tổng hợp thành các chất ma tuý: từ 500 gam đến dưới 1 kg;

i) Các chất ma tuý thuộc thể lỏng: từ 200 ml đến dưới 500 ml.

7. Người nào sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng trên mức tối đa được hướng dẫn tại khoản 6 mục II này thì bị coi là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 96a Bộ luật hình sự.

Người nào sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng sau đây, nếu không có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị xử phạt tù từ 12 năm đến 17 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa Cần sa, bột Cô ca: từ 3 kg đến dưới 13 kg;

b) Lá, hoa, quả của cây Cần sa, lá của cây Cô ca: từ 50 kg đến dưới 250 kg;

c) Quả khô của cây thuốc phiện từ 400 kg đến dưới 2000 kg; d) Quả tươi của cây thuốc phiện từ 100 kg đến dưới 600 kg;

đ) Hê-rô-in, Cô-ca-in: từ 100 gam đến dưới 300 gam;

e) Các chất ma tuý thuộc thể rắn (dạng viên, dạng keo hoặc dạng bột, trừ Hê-rô-in và Cô-ca-in): từ 200 gam đến dưới 650 gam;

g) Thuốc gây nghiện: từ 250 ống đến dưới 1200 ống (mỗi ống từ 1 ml đến 2 ml);

h) Các tiền chất để tổng hợp thành các chất ma tuý: từ 1 kg đến dưới 2,5 kg;

i) Các chất ma tuý thuộc thể lỏng: từ 500 ml đến dưới 2500 ml.

Cũng có thể xử phạt tù từ 12 năm 17 năm người sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép nhiều chất ma tuý mà mỗi chất ma tuý có số lượng được hướng dẫn tại khoản 6 mục II này hoặc trong trường hợp sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng được hướng dẫn tại khoản 6 mục II này nhưng đã bị kết án theo Điều 96a hoặc theo Điều 203 Bộ luật hình sự mà chưa được xoá án hay tái phạm nguy hiểm.

8. Người nào sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng sau đây, nếu không có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị xử phạt tù từ 17 năm đến 20 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa Cần sa, bột Cô ca: từ 13 kg đến dưới 20 kg;

b) Lá, hoa, quả của cây Cần sa, lá của cây Cô ca: từ 250 kg đến dưới 400 kg;

c) Quả khô của cây thuốc phiện từ 2000 kg đến dưới 3000 kg; d) Quả tươi của cây thuốc phiện từ 600 kg đến dưới 1000 kg;

đ) Hê-rô-in, Cô-ca-in: từ 300 gam đến dưới 500 gam;

e) Các chất ma tuý thuộc thể rắn (dạng viên, dạng keo hoặc dạng bột, trừ Hê-rô-in và Cô-ca-in): từ 650 gam đến dưới 1 kg;

g) Thuốc gây nghiện: từ 1200 ống đến dưới 2000 ống (mỗi ống từ 1 ml đến 2 ml);

h) Các tiền chất để tổng hợp thành các chất ma tuý: từ 2,5 kg đến dưới 3,5 kg;

i) Các chất ma tuý thuộc thể lỏng: từ 2500 ml đến dưới 4000 ml.

Cũng có thể xử phạt tù từ 17 năm đến 20 năm người sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép nhiều chất ma tuý mà mỗi chất ma tuý có số lượng được hướng dẫn tại khoản 7 mục II này hoặc trong trường hợp sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng được hướng dẫn tại khoản 7 mục II này nhưng đã bị kết án theo Điều 96a hoặc theo Điều 203 Bộ luật hình sự mà chưa được xoá án hay tái phạm nguy hiểm.

9. Người nào sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng sau đây, nếu không có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị xử phạt tù chung thân:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa Cần sa, bột Cô ca: từ 20 kg đến dưới 25 kg;

b) Lá, hoa, quả của cây Cần sa, lá của cây Cô ca: từ 400 kg đến dưới 500 kg;

c) Quả khô của cây thuốc phiện từ 3000 kg đến dưới 4000 kg;

d) Quả tươi của cây thuốc phiện từ 1000 kg đến dưới 1500 kg;

đ) Hê-rô-in, Cô-ca-in: từ 500 gam đến dưới 1kg;

e) Các chất ma tuý thuộc thể rắn (dạng viên, dạng keo hoặc dạng bột, trừ Hê-rô-in và Cô-ca-in): từ 1 kg đến dưới 1,5 kg;

g) Thuốc gây nghiện: từ 2000 ống đến dưới 2500 ống (mỗi ống từ 1 ml đến 2 ml);

h) Các tiền chất để tổng hợp thành các chất ma tuý: từ 3,5 kg đến dưới 5 kg;

i) Các chất ma tuý thuộc thể lỏng: từ 4000 ml đến dưới 5000 ml.

Cũng có thể xử phạt tù chung thân người sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép nhiều chất ma tuý, mà mỗi chất ma tuý có số lượng được hướng dẫn tại khoản 8 mục II này hoặc trong trường hợp sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng được hướng dẫn tại khoản 8 mục II này, nhưng đã bị kết án theo Điều 96a hoặc theo Điều 203 Bộ luật hình sự mà chưa được xoá án hay tái phạm nguy hiểm.

10. Người nào sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng sau đây, nếu không có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thị bị xử phạt tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa Cần sa, bột Cô ca: từ 25 kg trở lên;

b) Lá, hoa, quả của cây Cần sa, lá của cây Cô ca: từ 500 kg trở lên;

c) Quả khô của cây thuốc phiện từ 4000 kg trở lên;

d) Quả tươi của cây thuốc phiện từ 1500 kg trở lên;

đ) Hê-rô-in, Cô-ca-in: từ 1 kg trở lên;

e) Các chất ma tuý thuộc thể rắn (dạng viên, dạng keo hoặc dạng bột, trừ Hê-rô-in và Cô-ca-in): từ 1,5 kg trở lên;

g) Thuốc gây nghiện: từ 2500 ống trở lên (mỗi ống từ 1 ml đến 2 ml);

h) Các tiền chất để tổng hợp thành các chất ma tuý: từ 5 kg trở lên;

i) Các chất ma tuý thuộc thể lỏng: từ 5000 ml trở lên.

Cũng có thể bị xử phạt tử hình đối với người sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép nhiều chất ma tuý, mà mỗi chất ma tuý có số lượng được hướng dẫn tại khoản 9 mục II này hoặc trong trường hợp sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý với số lượng được hướng dẫn tại khoản 9 mục II này, nhưng đã bị kết án theo Điều 96a hoặc theo Điều 203 Bộ luật hình sự mà chưa được xoá án hay tái phạm nguy hiểm.

C. VỀ ĐIỀU 203 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

I. HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HƯỚNG XỬ LÝ

1. Hành vi tổ chức dùng chất ma tuý là hành vi rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, môi giới, mua chuộc, khống chế, chứa chấp, tạo địa điểm, phương tiện để tiến hành đưa chất ma tuý vào cơ thể người khác hoặc giúp người khác sử dụng chất ma tuý trái với quy định của Nhà nước.

2. Người tổ chức dùng chất ma tuý mà còn có hành vi sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 203 Bộ luật hình sự còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi tương ứng theo Điều 96a Bộ luật hình sự.

3. Đối với người phạm tội tổ chức dùng chất ma tuý phải áp dụng hình phạt bổ sung bắt buộc là phạt tiền từ năm mươi nghìn đồng (50.000 đồng) đến hai triệu năm trăm nghìn đồng (2.500.000 đồng) và cần áp dụng hình phạt bổ sung là quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm cũng như tịch thu một phần tài sản (các khoản 2 và 3 Điều 218 Bộ luật hình sự). Đối với vật, tiền bạc của người phạm tội đã dùng vào việc thực hiện tội phạm thì phải tịch thu sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ (Điều 33 Bộ luật hình sự, Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự).

II. VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC KHOẢN CỦA ĐIỀU 203 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1. Người nào tổ chức dùng chất ma tuý cho từ 1 lượt người đến 9 lượt người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 203 Bộ luật hình sự.

2. Người nào tổ chức dùng chất ma tuý thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 203 Bộ luật hình sự:

a) Tổ chức dùng chất ma tuý gây chết người hoặc gây thương tật;

b) Tổ chức dùng chất ma tuý cho phụ nữ mà biết người đó đang có thai;

c) Tổ chức dùng chất ma tuý cho người chưa thành niên;

d) Tổ chức dùng chất ma tuý cho người đang ở cơ sở cai nghiện hoặc đang bị giam giữ;

đ) Tổ chức dùng chất ma tuý cho từ 10 lượt người trở lên.

D. HIỆU LỰC THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ban hành và thay thế Thông tư số 07/TTLN ngày 05/12/1992, Thông tư số 05/TTLN ngày 14/02/1995, Thông báo số 09/LN ngày 04/3/1995 và Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 31/8/1996 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ hướng dẫn trước đây về việc áp dụng Điều 96a và Điều 203 Bộ luật hình sự

2. Đối với những hành vi sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý và tổ chức dùng chất ma tuý đã thực hiện trước ngày ban hành Thông tư, nhưng việc điều tra, truy tố, xét xử chưa kết thúc trước ngày ban hành Thông tư hoặc sau ngày ban hành Thông tư mới điều tra, truy tố, xét xử, thì áp dụng Thông tư này khi điều tra, truy tố, xét xử.

3. Những vụ án đã được xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trước ngày ban hành Thông tư này, nếu đã có kháng nghị theo hướng tăng nặng, thì việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

4. Đối với những bản án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày ban hành Thông tư này và vụ án đã được xét xử theo đúng hướng dẫn trước đây thì không áp dụng các hướng dẫn tại Thông tư này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu thấy có vướng mắc, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử báo cáo ngay cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ để có hướng dẫn kịp thời.

Lê Thế Tiệm

(Đã ký)

Phạm Sĩ Chiến

(Đã ký)

Trịnh Hồng Dương

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF THE INTERIOR
THE SUPREME PEOPLE'S PROCURACY
THE SUPREME PEOPLE'S COURT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 09-TTLN

Hanoi , October 10, 1996

 

THE INTER-BRANCH CIRCULAR

GUIDING THE APPLICATION OF ARTICLE 96A AND ARTICLE 203 OF THE CRIMINAL CODE

The Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy and the Ministry of the Interior have issued documents guiding the application of Article 96a and Article 203 of the Criminal Code. Those documents have actively contributed to the prevention and fight against drugs-related crimes. However, with the situation of drugs-related crimes becoming more and more complicated, concrete guidance has not yet been given to some issues while some other issues which have already received guidance are no longer suitable to the prevention to prevent and fight against drugs-related crimes and have thus caused difficulties and problems in the inspection, prosecution and trial of these crimes.

To respond to the requirements of the actual prevention and fight against drugs-related crimes in the present situation, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy and the Ministry of the Interior after consulting the Ministry of Public Health have reached agreement in giving the following guidance on the application of Article 96a and Article 203 of the Criminal Code:

A. ON NARCOTICS

1. Article 96a and Article 203 of the Criminal Code define the criminal liability for drugs-related crimes. The most common narcotics are:

The fruit of the opium poppy, the leaves, flowers and the fruit of marijuana, the leaves of coca and the products of these leaves, flowers and seeds such as opium, the resin and essence of marijuana (canabis), heroin, cocaine... as raw materials or processed products; habit-forming medicines such as morphin, codein, pethidin, dolargan, dolosan, amphetamin, methamphetamin, diazepam, seduxen, valium...; base substances such as ephedrin, pseudoephedrin, acetic anhydride... which are compounded into drugs.

In addition to the above-mentioned drugs, there are other drugs, other habit-forming medicines and other base substances which can be compounded into drugs as stipulated by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



B. ON ARTICLE 96A OF THE CRIMINAL CODE

I. THE CRIMINAL ACTS AND THE WAY OF HANDLING THEM:

1. The illegal production of narcotics as defined in this Circular is the processing of drugs from the fruit of the opium poppy, the leaves, flowers and fruit of marijuana, and the leaves of coca as well as the processing of one drug into another drug, which are contrary to the State’s stipulations.

2. The illegal storage of drugs is the illegal keeping of drugs at whatever place not for sale, and the person involved in this criminal act shall be examined for his/her criminal liability on the charge of "illegal storage of drugs". The time of storing drugs, whether it is long or short, has nothing to do with the definition of the crime. A person who stores drugs for another person and who knows the aim of that person is to illegally trade in drugs shall be examined for his/her criminal liability on the charge of being an accomplice (an assistant) in "illegal drug trafficking".

3. Illegal drug trafficking is the selling or buying, or storing of drugs to re-sell them illegally (it could be buying drugs for re-selling, or buying drugs to produce other drugs for re-selling); the illegal exchange of, or payment with, drugs shall also be regarded as illegal drug trafficking.

4. The illegal transportation of drugs is the illegal transfer of drugs from one place to another undertaken in whatever form not for trade, and the person involved in this crime shall be examined for his/her criminal liability on the charge of "illegal transportation of drugs". If a person who carries a drug for another person knows the aim of that person is to illegally trade in this drug, he/she shall be examined for his/her criminal liability on the charge of being an accomplice (an assistant) in "illegal drug trafficking".

Anyone who transports drugs across the border shall be examined for his/her criminal liability according to Article 96a of the Criminal Code; if he/she commits another crime, he/she shall be examined for his/her criminal liability according to the corresponding article of the Criminal Code on that crime.

5. Anyone who is responsible for managing habit-forming medicines, but who deliberately violates the regulations on the management of habit-forming medicines to illegally produce, trade in, store or transport habit-forming medicines, shall be examined for his/her criminal liability according to Article 96a of the Criminal Code; in addition, depending on each specific case, he/she can be examined for his/her criminal liability according to Article 221 of the Criminal Code on the charge of taking advantage of his/her title or power, or abusing his/her power while on duty. If the person who is responsible for managing habit-forming medicines lets, out of irresponsibility, these medicines be used contrarily to their purpose and causes serious consequences, he/she shall be examined for his/her criminal liability according to Article 220 of the Criminal Code on the charge of causing serious consequences out of irresponsibility.

6. Article 96a of the Criminal Code does not mention the appropriation (by such criminal acts as misusing, robbing, seizing, stealing, cheating...) of narcotics; therefore, anyone who appropriates drugs managed by a State agency or owned by an individual shall be examined for his/her criminal liability as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Anyone who appropriates another person’s property without knowing that it contains narcotics, who later knows it but shelters, transports and sells it, or uses it to produce other narcotics shall, in addition to being examined for his/her criminal liability on the charge of appropriation (such as robbing, snatching, seizing, stealing, cheating, etc.), be also examined for his/her criminal liability according to Article 96a of the Criminal Code on the charge relating to the narcotic already appropriated.

c) Anyone who appropriates another person’s property without knowing that it contains narcotics and who is arrested immediately, shall be examined only for his/her criminal liability on the charge of appropriation without being examined for his/her criminal liability according to Article 96a of the Criminal Code.

The person who illegally owns the appropriated narcotic shall also be examined for his/her criminal liability according to Article 96a of the Criminal Code.

7. Article 96a of the Criminal Code defines four criminal acts, namely producing, storing, trafficking in and transporting narcotics. If a person commits one or several criminal acts, he/she shall, depending on each specific case, be examined for his/her criminal liability as follows:

a) Anyone who commits one of the criminal acts stipulated in Article 96a of the Criminal Code shall be examined for his/her criminal liability on the charge of the criminal act committed. For example: A person who illegally transports opium shall be examined for his/her criminal liability on the charge of "illegal narcotic transportation".

b) Anyone who commits several criminal acts stipulated in Article 96a of the Criminal Code which are closely connected to one another (one criminal act is a condition for carrying out, or is an inevitable result of, another criminal act) shall be examined for his/her criminal liability on full charges of the criminal acts committed. For example: A person who illegally buys opium, illegally transports it to another place, and illegally produces habit-forming substances, shall be examined for his/her criminal liability on the charge of "illegal narcotic trafficking, transportation and production" and shall only be subjected to one penalty for that charge.

c) Anyone who commits several criminal acts stipulated in Article 96a of the Criminal Code which are independent of one another shall be examined for his/her criminal liability on the charges of such independent criminal acts committed. In trying it, the Court shall apply Article 41 of the Criminal Code to decide a common penalty. For example: A person who buys opium and at the same time helps another person hide opium or another narcotic shall be examined for his/her criminal liability on two charges of "illegal narcotic trafficking" and "illegal narcotic storage".

8. With regard to a person found guilty of illegally producing, storing, trafficking in or transporting narcotics, a compulsory supplementary penalty shall be applied by putting him/her under surveillance or forbidding him/her to inhabit the place for one to five years (Clause 2, Article 100, of the Criminal Code) and another compulsory supplementary penalty shall also be applied by fining him/her a sum which is 10 times the value of the narcotic involved (Clause 4, Article 100, of the Criminal Code). The objects and money used by the guilty person in committing his/her criminal act shall be confiscated for remittance to the State funds or for destruction (Article 33 of the Criminal Code and Article 58 of the Code on Criminal Proceedings).

II. ABOUT THE QUANTITY OF NARCOTICS INVOLVED AS THE BASIS FOR CRIMINAL EXAMINATION UNDER THE CLAUSES OF ARTICLE 96A OF THE CRIMINAL CODE:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Anyone who illegally stores and transports the following quantities of each of the narcotics without the purpose of trading shall not be examined for his/her criminal liability, but shall be subjected to administrative sanctions:

a) Under 100 g of opium resin, marijuana resin or coca powder;

b) Under 1 kg of leaves, flowers and fruit of marijuana, or leaves of coca;

c) Under 10kg of dried fruit of poppy;

d) Under 2 kg of fresh fruit of poppy;

e) Under 2 g of heroin or cocaine;

f) Under 5 g of solid narcotics (in tablet, jelly or powder, except heroin and cocaine)

g) Under 10 phials of habit-forming medicine (each containing 1 ml to 2 ml)

h) Under 200 g of base substances for compounding narcotics;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Anyone who illegally stores or transports one of the narcotics with the quantities specified in Clause 1 of Part II shall be examined for his/her criminal liability according to Clause 1 of Article 96a of the Criminal Code if he/she belongs to one of the following cases:

a) He/she has been subjected to administrative sanctions for one of the illegal storing, transportation or use of a narcotic, or organizing the use of narcotics, but he/she has not yet served the time beyond which he/she will be considered as not yet being subjected to administrative sanctions according to Article 10 of the Ordinance on the handling of administrative violations;

b) He/she has been convicted under Article 96a or Article 203 of the Criminal Code, but the conviction has not yet been written off.

A person who stores or transports several narcotics and each of these drugs has a quantity specified in Clause 1 of Part II shall also be examined for his/her criminal liability according to Clause 1, Article 96a, of the Criminal Code.

3. Anyone who illegally stores or transports one of the narcotics with the following quantities shall be examined for his/her criminal liability according to Clause 1, Article 96a, of the Criminal Code:

a) From 100 g to under 1 kg of opium resin, marijuana resin or coca powder;

b) From 1 kg to under 20 kg of marijuana leaves, flowers and fruit, or coca leaves;

c) From 10 kg to under 100 kg of dried fruit of poppy;

d) From 2 kg to under 20 kg of fresh fruit of poppy;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) From 5 g to under 50 g of solid narcotics (in tablets, jelly or powder, except heroin and cocaine);

g) From 10 phials to under 100 phials of habit-forming medicine (each phial containing from 1 ml to 2 ml);

h) From 200 g to under 500 g of base substances to compound narcotics;

i) From 20 ml to under 200 ml of liquid narcotics.

4. Anyone who illegally produces or traffics in one of the narcotics with any quantity below the maximum quantity specified in Clause 3 of Part II shall be examined for his/her criminal liability according to Clause 1, Article 96a, of the Criminal Code.

5. Anyone who illegally stores, transports, produces or traffics narcotics according to the cases mentioned in Clause 2, 3 and 4 of Part II involving one of the aggravating factors within the framework mentioned in Clause 2, Article 96a, of the Criminal Code shall be examined for his/her criminal liability according to Clause 2, Article 96a, of the Criminal Code.

Also examined for his/her criminal liability according to Clause 2, Article 96a, of the Criminal Code shall be anyone who illegally produces, stores, traffics in, or transports several narcotics each of which has a quantity specified in Clauses 3 and 4 of Part II.

6. Anyone who illegally produces, stores, traffics in, or transports one of the narcotics with the following quantities shall be regarded as committing a criminal act with a large quantity of narcotic and shall be examined for his/her criminal liability according to Clause 2, Article 96a, of the Criminal Code:

a) From 1 kg to under 3 kg of opium resin, marijuana resin, or coca powder;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) From 100 kg to under 400 kg of dried fruit of poppy;

d) From 20 kg to under 100 kg of fresh fruit of poppy;

e) From 20 g to under 100 g of heroin or cocaine;

f) From 50 g to under 200 g of solid drugs (in tablets, jelly or powder, except heroin or cocaine)

g) From 100 phials to under 250 phials of habit-forming medicine (each phial containing 1 ml to 2 ml);

h) From 500 g to under 1 kg of base substances to compound narcotics;

i) From 200 ml to under 500 ml of liquid narcotics.

7. Anyone who illegally produces, stores, traffics in or transports one of the narcotics with a quantity exceeding the maximum level specified in Clause 6 of Part II shall be regarded as committing a criminal act of particular seriousness and shall be examined for his/her criminal liability according to Clause 3, Article 96a of the Criminal Code.

Anyone who illegally produces, stores, traffics in or transports one of the narcotics with the following quantities without several attenuating factors shall be imprisoned for 12 years to 17 years:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) From 50 kg to under 250 kg of leaves, flowers and fruit of marijuana, or leaves of coca;

c) From 400 kg to under 2,000 kg of dried fruit of poppy;

d) From 100 kg to under 600 kg of fresh fruit of poppy;

e) From 100 g to under 300 g of heroin or cocaine;

f) From 200 g to under 650 g of solid drugs (in tablets, jelly or powder, except heroin and cocaine);

g) From 250 phials to under 1,200 phials of habit-forming medicine (each phial containing 1 ml to 2 ml);

h) From 1 kg to under 2.5 kg of base substances to compound narcotics;

i) From 500 ml to under 2,500 ml of liquid drugs.

Also liable to sentences of 12 years to 17 years of imprisonment is anyone who illegally produces, stores, traffics in or transports several narcotics each of which has a quantity specified in Clause 6 of Part II, or who illegally produces, stores, traffics in or transports one of the narcotics with a quantity specified in Clause 6 of Part II, and who has been convicted according to Article 96a or according to Article 203 of the Criminal Code, but the conviction has not yet been written off, or the crime committed serious recidivism.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) From 13 kg to under 20 kg of opium, marijuana resin or coca powder;

b) From 250 kg to under 400 kg of leaves, flowers and fruit of marijuana, or leaves of coca;

c) From 2,000 kg to under 3,000 kg of dried fruit of poppy;

d) From 600 kg to under 1,000 kg of fresh fruit of poppy;

e) From 300 g to under 500 g of heroin or cocaine;

f) From 650 g to under 1 kg of solid narcotics (in tablets, jelly or powder, except heroin and cocaine);

g) From 1,200 phials to under 2,000 phials of habit-forming medicine (each phial contains 1 ml to 2 ml);

h) From 2.5 kg to under 3.5 kg of base substances to compound narcotics;

i) From 2,500 ml to under 4,000 ml of liquid drugs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. A person who illegally produces, stores, traffics in or transport illegally one of the narcotics with the following quantities shall be sentenced to life imprisonment unless there are several extenuating factors:

a/ From 20kg to under 25 kg of opium resin, marijuana resin, coca powder;

b/ From 400kg to under 500kg of leaves, flowers and fruit of marijuana, or leaves of coca;

c/ From 3,000 kg to under 4,000 kg;dry fruit of poppy plant;

d/ From 500g to under one kg of fresh fruit of poppy plant

e/ From 500 g to lunder one kg of heroin, cocain;

f/ From 1 kg to under 1.5 kg of other narcotics in solid form (tablet, jelly or powder exept heroin and cocain)

g/ From 2,000 to under 2,500 phials (each phial containing from 1ml to 2ml) of habit - forming substances :

h/ From 3.5kg to under 5kg of base materials for compounding into narcotics:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Also liable to life sentence those persons who illegally produce, store, traffic in or transport several kinds of narcotics, the quantity of each of which is stipulated in Clause 8 of this Part II or in case of illegal production, stockpiling, trading or transportation of one of the narcotics with a quantity stipulated in Clause 8 of this Part II but who have been earlier sentenced under Article 96a or Article 203 of the Criminal Code and who have not been written off or have committed serious recidivism.

10. Anyone who illegally produces, stores, traffics in or transport one of the narcotics with the following quantities shall be sentenced to death unless there are several extenuating factors:

a/ From 25 kg upward of opium and resine, marijuana or coca powder;

b/ From 500 kg upward of leaves, flowers or fruit of marijuana, leaves of coca;

c/ From 4,000kg upward of dried fruit of poppy;

d/ From 1,500kg upward of resh fruit of poppy;

e/ From 1kg upward of heroin, cocain;

f/ From 1.5 kg upward of narcotics in solid form (tablets, jelly or powder, except heroin and cocain);

g/ From 2,500 phials upward (each phial containing from 1ml to 2ml) of habit - forming substances;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



i/ From 5,000 ml upward of liquid narcotics.

Also liable to death sentence those who illegally produce, store, traffic in or transport several narcotics of which the quantity is stipulated in Clause 9 of this Part II or in case of illegal production, stockpiling, trading and transportation of one of the narcotics in a quantity stipulated in Clause 9 of this Part II but who have been sentenced under Article 96a of the Criminal Code and who have not been wirtten off or have committed serious recidivism.

C. ON ARTICLE 203 OF THE CRIMINAL CODE

I. CRIMINAL ACTS AND METHODS OF HANDLING

1. An act of organizing the use of narcotics is an act of involving, enticing, instigating or serving as intermediary, buying off, coercing, sheltering, procuring the place and means to introduce narcotics into the body of another person or to help another person use narcotics contrarily to the prescriptions of the State.

2. A person who organizes the use of narcotics and who also illegally produces, stockpiles, buys and sells or transport narcotics shall, aside from being examined for penal liability under Article 203 of the Criminal Code, be examined for penal liability for the corresponding act under Article 96a of the Criminal Code.

3. For a person convicted of organizing the use of narcotics, the compulsory supplementary sanction is a fine of fifty thousand (50,000) Dong to two million five hundred thousand (2,500,000) Dong. In addition, he/she shall be subject to the additional sanction of forcible residence or banned from residence for one year to five years as well as confiscation of part of his/her properties (Clauses 2 and 3 of Article 218 of the Criminal Code). The objects and money which the offender has used in the perpetration of the crime shall be confiscated and remitted to the State fund or destroyed (Article 33 of the Criminal Code, Article 58 of the Code on Criminal Proceedings).

II. ON THE APPLICATION OF THE CLAUSES OF ARTICLE 203 OF THE CRIMINAL CODE

1. A person who organizes the use of narcotics for one to 9 persons shall be examined for penal liability under Clause 1 of Article 203 of the Criminal Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The use of the narcotics leads to the death or injury to the user;

b/ Organizing the use of narcotics for a woman who is known to be pregnant.

c/ Organizing the use of narcotics for a minor;

d/ Organizing the use of narcotics for an inmate of a detoxification center or a detention center;

e/ Organizing the use of narcotics for 10 or more persons.

D. Implementation effect

1.This Circular takes effects from the date of its issue and replaces Circular No.07-TTLN of December 5, 1992, Circular No.05-TTLN of February 14, 1995, Communique No.09-LN of March 4, 1995 and Inter- branch Communique No.05-TTLN of August 31, 1996 of the Supreme People’s Court, the People’s Supreme Procuracy and the Ministry of the Interior which have earlier provided guidance on the application of Article 96a and Article 203 of the Criminal Code.

2. For the acts of illegal producing, stockpiling, trading and transporting narcotics and organizing the use of narcotics which had been carried out before the promulgation of this Circular, for which the investigation, prosecution and trial have not concluded before the date of promulgation of this Circular or which are investigated, prosecuted and tried after the promulgation of this Circular, this Circular shall apply when conducting the investigation, prosecution and trial.

3. For the cases which have gone through first instance trial and appeal trial before the promulgation of this Circular and for which there has been protest demanding heavier sentences, the appeal trial or retrial shall be conducted according to the guidance in this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If any problem arises during the process of implementing this Circular, the investigation, prosecution and trial agencies should report it immediately to the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the Ministry of the Interior with a view to timely guidance.

 

THE MINISTRY OF THE INTERIOR
  VICE MINISTER  




Le The Tiem   

THE SUPREME PEOPLE'S PROCURACY  
 VICE CHAIRMAN  




Pham Sy Chien

THE SUPREME PEOPLE'S COURT
  DEPUTY CHIEF JUDGE  




Trinh Hong Duong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Inter-branch circular No. 09-TTLN of October 10, 1996, guiding the application of article 96a and article 203 of the Criminal code

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.502

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.143.1
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!