ỦY
BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2987/BC-UBND
|
Cần
Giờ, ngày 19 tháng 6 năm 2020
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CẦN GIỜ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020
Căn cứ Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 18
tháng 4 năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện về nâng cao chất lượng
công tác thẩm tra của Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021;
Thực hiện Thông báo số 88/TB-HĐND
ngày 18 tháng 5 năm 2020 của Hội đồng nhân dân huyện về dự
kiến nội dung kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân huyện khóa X, nhiệm kỳ 2016 -
2021;
Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ báo cáo
kết quả công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên địa bàn huyện Cần
Giờ 6 tháng đầu năm 2020 như sau:
I. CÔNG TÁC TRIỂN
KHAI, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN:
Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục triển
khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và
vi phạm pháp luật; Chương trình hành động số 07-CTr/HU
ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Giờ về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới; Chương trình hành động số 65-CTr/HU ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Chỉ
thị 09 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”;
Kế hoạch số 19-KH/HU ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Ban Thường
vụ Huyện ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 28 tháng 10 năm
2015 của Ban Thường vụ Thành ủy về táng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới; Kế hoạch số 2728/KH-UBND ngày
09 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thực
hiện các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban nhân dân huyện triển khai thực
hiện tốt các Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm,
phòng chống ma túy, mua bán người; Chương trình hành động
phòng chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2012 - 2016 và
Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020; Chiến lược quốc gia
phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 tầm nhìn đến 2030; các ngành chức
năng của huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tăng cường công tác nắm tình
hình, tuần tra, kiểm tra các khu dân cư phức tạp về tệ nạn xã hội; đồng thời, xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm kéo giảm đến mức thấp nhất tệ nạn ma túy;
không để tội phạm mua bán người xảy ra trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên
truyền trong cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về
những âm mưu phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại
tội phạm, qua đó vận động nhân dân tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm; tham
gia quản lý, giáo dục những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư, chấp hành pháp luật. Lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra các cơ
sở kinh doanh có điều kiện như: nhà nghỉ, nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê,
quán cà phê đèn mờ, các khu dân cư phức tạp về trật tự xã hội nhằm phát hiện và
kịp thời xử lý tội phạm. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực luôn được
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quan tâm kiểm tra, giám sát, thực hiện có trọng
tâm, trọng điểm, chú trọng đến những khâu, đơn vị có điều
kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí từ đó chấn chỉnh kịp thời; đến
nay, chưa phát hiện dư luận liên quan đến tham nhũng, tiêu cực.
Công tác xây dựng phong trào “Toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được triển khai thường xuyên, Ủy
ban nhân dân huyện chỉ đạo các ngành chức năng triển khai thực hiện có hiệu quả
Chương trình phối hợp số 478/CTr-CA-MTTP ngày 07 tháng 4
năm 2014 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và các Tổ chức thành viên với
Công an thành phố về đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Các lực lượng Công an, Quân sự, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các ban, ngành, đoàn thể
huyện như: Huyện Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin,
Phòng Tư pháp... giải quyết các vấn đề có liên quan về an ninh, trật tự, đẩy mạnh
các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên,
đoàn viên về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội gắn với triển khai
thực hiện các chương trình của huyện, xã, thị trấn; tiếp tục duy trì các mô
hình điểm về: "Xã, phường, thị trấn lành mạnh không có ma túy, mại dâm", "Khu dân cư phòng, chống tội
phạm", “Khu dân cư phòng chống ma túy, mại dâm,
HIV/AIDS huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư
theo mô hình “6+1”; thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành, Ủy ban nhân dân các
xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân nâng
cao cảnh giác cách mạng, phòng, chống âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”,
“bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch; tham gia
phòng, chống tội phạm và các loại tệ nạn xã hội, thông qua Đài Truyền thanh huyện,
Trạm truyền thanh xã, thị trấn và sinh hoạt đoàn thể, Ban điều hành khu phố, ấp,
Tổ dân phố, Tổ nhân dân để tuyên truyền các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và
phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để nhân dân
phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất tội phạm gây án.
II. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ:
1. Phạm
pháp hình sự: 6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn huyện ghi nhận 13 vụ/18 đối tượng (giảm 04 vụ so với cùng kỳ = 23,52%), thiệt hại
về người: 01 người bị thương; về tài sản ước tính khoảng 121.548.750 đồng, tài
sản thu hồi ước tính khoảng: 66.747.000 đồng; xử lý khởi tố 12 vụ/17 bị can (trong đó có 01 bị can thực hiện 02 vụ trộm cắp tài sản nên nhập thành
01 vụ án); chuyển Phòng PC01 - CATP điều tra: 01 vụ/01
đối tượng. Số vụ phạm pháp hình sự chiếm 1,5 vụ/10.000 dân, số vụ/10.000 dân so với cùng kỳ không tăng, giảm.
- Trong cơ cấu phạm pháp hình sự, án
trộm cắp giảm so với cùng kỳ (44,44%) nhưng vẫn chiếm tỷ cao trong cơ cấu các loại tội phạm (xảy ra 05/13 vụ = 38,46%), án đánh
bạc và tổ chức đánh bạc (xảy ra 06/13 vụ = 46,15%). Phạm pháp hình sự xảy ra nhiều
nhất tại địa bàn thị trấn Cần Thạnh (05 vụ = 38,46%). Có 03 địa
bàn phạm pháp hình sự giảm (thị trấn Cần Thạnh, xã Bình Khánh và xã Long Hòa),
có 02 địa bàn phạm pháp hình sự tăng (xã Tam Thôn Hiệp, xã Lý Nhơn), các địa
bàn còn lại không tăng, không giảm.
Tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2020,
trên địa bàn huyện có 02 loại án tăng gồm: Cố ý làm hư hỏng tài sản xảy ra 01 vụ (tăng 01 vụ = 100%); đánh bạc xảy ra
06 vụ (tăng 06 vụ = 100%)). Có 04 loại án giảm gồm: Cướp
giật tài sản không xảy ra (giảm 01 vụ = 100%)); cướp tài sản không xảy ra (giảm
01 vụ = 100%)); trộm cắp tài sản xảy ra 05 vụ (giảm 04 vụ = 44,44%); cố ý gây
thương tích không xảy ra (giảm 05 vụ = 100%)).
- Phạm pháp hình sự giảm, tuy nhiên
còn tiềm ẩn phức tạp, nhất là các vụ trộm cắp tài sản.
Đáng chú ý trong 6 tháng đầu năm 2020, nổi lên vụ trọng án giết người, nguyên
nhân do mâu thuẫn chị em trong gia đình về việc vay mượn tài sản, dẫn đến đối tượng khống chế khóa cửa cùng nạn nhân trong nhà, sau đó dùng dầu
đốt nhà để cùng chết chung và sử dụng dao chém nhiều nhát vào nạn nhân gây
thương tích.
2. Công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy đạt được một số kết quả quan trọng,
lực lượng Công an đã tích cực đeo bám số đối tượng có dấu hiệu mua bán, tàng trữ
trái phép chất ma túy để lên kế hoạch đấu tranh, triệt phá. Phương thức thủ đoạn
hoạt động của các đối tượng tinh vi hơn, giao dịch mua bán ma túy khép kín khó
xâm nhập; đối tượng mua ma túy chủ yếu là để sử dụng và mua ở ngoài địa bàn huyện,
mua dư một vài tép, vừa sử dụng, vừa bán lại để thu lời phục vụ nhu cầu sử dụng
ma túy của bản thân nên công tác đấu tranh, bắt quả tang gặp
nhiều khó khăn.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, phát hiện
17 vụ/20 đối tượng mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy (giảm 02 vụ so với
cùng kỳ = 10,52%), trong đó, tàng trữ trái phép chất ma túy: 09 vụ/ 10 đối tượng,
mua bán trái phép chất ma túy: 08 vụ/10 đối tượng, vật chứng thu giữ gồm
281,3622g ma túy tổng hợp (Methamphetamine), 62,9484g chế phẩm heroin, số tiền
71.760.000 đồng và một số vật chứng có liên quan; kết quả
xử lý đã khởi tố 15 vụ/17 bị can, chuyển Phòng PC04-CATP thụ lý theo thẩm quyền
02 vụ/03 đối tượng.
Thử test đột xuất 137 đối với 258 lượt đối tượng; kết quả: phát hiện 156 đối tượng dương tính với
chất ma túy. Khởi tố 17 bị can; xử phạt hành chính 98 đối tượng; áp dụng Nghị định
136/NĐ-CP: 23 đối tượng; áp dụng Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm
2016 của Chính phủ: 18 đối tượng.
3. Tình
hình tội phạm và vi phạm về kinh tế, môi trường:
a) Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế và chức vụ: Không phát hiện (so với cùng kỳ không tăng, giảm).
b) Vi phạm hành chính về kinh tế:
Phát hiện 07 vụ/07 đương sự vi phạm (01 trường hợp không treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi
tại điểm bán theo quy định; 01 trường hợp kinh doanh hàng hóa
không rõ nguồn gốc xuất xứ; 01 trường hợp san lấp mặt bằng
không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 01 trường hợp
kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; 01 trường
hợp kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên bao bì sản
phẩm; 02 trường hợp kinh doanh không đúng mặt hàng ghi trong giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh theo quy định). Kết quả xử lý: lập hồ sơ xử phạt hành chính
07 vụ/07 đương sự với số tiền 9.850.000 đồng
c) Qua công tác nắm tình hình, lực lượng
chức năng phát hiện một trường hợp có hành vi đốt pháo (loại
pháo hoa). Vật chứng thu giữ: 01 hộp pháo hoa loại 36 quả (đã đốt hết), kết quả: Xử phạt hành chính theo quy định.
d) Công tác phối hợp: Trong đợt cao
điểm phòng, chống dịch Covid-19, các lực lượng chức năng của huyện, xã, thị trấn
tuần tra, kiểm tra phát hiện 73 trường hợp vi phạm (04 vụ tụ tập đông người nơi
công cộng, 67 trường hợp vi phạm không đeo khẩu trang nơi
cộng cộng; 01 trường hợp vận chuyển địa sâm trái phép và 01
trường hợp buôn bán hàng cấm là thuốc lá ngoại nhập lậu). Vật chứng thu giữ: 12
gói thuốc lá nhập lậu các loại, 01 phương tiện vỏ lãi, 100kg địa sâm. Kết quả xử lý: Ủy ban nhân
dân huyện xử phạt 04 vụ/18 đương sự “Tụ tập đông người nơi công cộng” và xử phạt hành chính 01 trường hợp buôn bán hàng cấm là
thuốc lá ngoại nhập lậu; Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xử
phạt 57 trường hợp, cảnh cáo, nhắc nhở 10 trường hợp; Hạt
Kiểm lâm xử lý 01 trường hợp theo quy định.
đ) Tội phạm, vi phạm về môi trường:
Trong 6 tháng đầu năm 2020, các ngành chức năng chủ động nắm
tình hình, điều tra cơ bản các cơ sở sản xuất xả nước thải ra môi trường để quản
lý, phối hợp các ngành chức năng của huyện, xã, thị trấn kiểm tra, chưa phát hiện
tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật liên quan đến môi trường. Địa bàn huyện có
diện tích phần lớn là rừng ngập mặn, chủ yếu đầu tư phát
triển ngành nghề du lịch sinh thái, nên ít ảnh hưởng tác động đến môi trường.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng khai thác cát biển và vệ sinh tàu, thuyền xả thải
ra sông, biển nguy cơ làm xói mòn, thay đổi dòng chảy của các dòng sông, biển
và ô nhiễm môi trường nguồn nước diễn ra phức tạp. Thẩm
quyền và phương tiện kiểm tra, xử lý của lực lượng Công an còn hạn chế; không
có thiết bị, dụng cụ thử test nhanh đối với các loại thực phẩm nên công tác
phát hiện, xử lý còn khó khăn. Kết quả: Tội phạm về môi trường không phát hiện
(so với cùng kỳ không tăng, giảm).
4. Tình
hình tệ nạn xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là các đối tượng đá gà, số đề, đánh bài, cá độ bóng đá,... thắng thua bằng tiền,
các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, thủ đoạn ngày càng đa dạng, luôn tìm
mọi cách để che dấu hành vi phạm tội nhằm đối phó lại lực lượng Công an; mặc dù Công an huyện đã chủ động xây dựng
nhiều kế hoạch và sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để đấu
tranh triệt phá, bắt và xử lý nhiều đối tượng theo đúng quy định pháp luật. Bên
cạnh đó, hiện nay trên địa bàn xuất hiện một số tụ điểm sử dụng công nghệ mạng để
đá gà qua mạng, cá độ bóng đá ăn thua bằng tiền trái phép hoặc
các đối tượng đá gà, số đề sau khi bị bắt và xử lý xong lại
tiếp tục hoạt động với phương thức thủ đoạn mới tinh vi hơn nên công tác đấu
tranh triệt phá các tụ điểm tệ nạn xã hội trên địa bàn trong thời gian tới sẽ gặp
rất nhiều khó khăn.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, qua công
tác tuần tra phát hiện, xử lý 30 vụ/169 đương sự (tăng 04 vụ so với cùng kỳ =
15,38%) gồm đá gà qua mạng thắng thua bằng tiền 01 vụ/03 đương sự, đá gà thắng
thua bằng tiền: 10 vụ/92 đương sự, đánh bài thắng thua bằng tiền: 18 vụ/69
đương sự, mua bán số đề thắng, thua bằng tiền: 01 vụ/05
đương sự. Vật chứng thu giữ: 111.690.000 đồng, 05 phơi đề, 04 điện thoại di động, 19 con gà đá, 17 cặp cựa, 35 cuộn băng keo, 27
bộ bài tây, 45 bộ bài tứ sắc, 01 bộ cờ đômino và một số vật
chứng có liên quan. Kết quả xử lý: Khởi tố: 03 vụ/06 bị
can (đã báo và đưa vào phần phạm pháp hình sự); xử phạt hành chính: 23 vụ/149
đương sự; tiếp tục điều tra làm rõ: 04 vụ/14 đương sự.
5. Tội phạm
mua bán người: Từ công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng, chưa phát
hiện tình hình có liên quan đến mua bán người trên địa bàn huyện Cần Giờ.
6. Kết
quả công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự, an toàn giao
thông: Lực lượng Cảnh sát giao thông không ngừng đổi mới trong công tác tuần
tra, kiểm soát, quyết tâm kéo giảm tai nạn giao thông đến mức thấp nhất; đồng
thời, thực hiện các giải pháp có hiệu quả theo chỉ thị của Huyện ủy, chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân huyện về tăng cường lập lại kỷ cương trong việc chấp hành Luật
Giao thông trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức việc
chấp hành pháp luật giao thông cho người tham gia giao
thông trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện nghiêm Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; công tác tuần tra, kiểm soát đảm
bảo trật tự an toàn giao thông luôn được duy trì ổn định và đảm bảo trật tự
giao thông được thông suốt, không xảy ra tình trạng đua xe
trái phép, ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn cho nhân dân trên địa bàn. Tình
hình trật tự an toàn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực, giảm 03 tiêu chí
so với cùng kỳ (số vụ, số người chết, số người bị thương); riêng tiêu chí số
người bị thương tai nạn từ ít nghiêm trọng trở lên tăng so với
cùng kỳ, cụ thể như sau:
- Tai nạn giao thông đường bộ: Xảy ra
09 vụ, chết 06 người, bị thương 07 người, hư hỏng 13 phương tiện; thiệt hại khoảng
16 triệu đồng (so với cùng kỳ: số vụ giảm 09 vụ = 50%); số
người chết giảm 04 người = 40%; số người bị thương giảm 01 người
= 12,5%.
- Tai nạn giao thông đường thủy: Xảy
ra 01 vụ va chạm (So với cùng kỳ: số vụ giảm 01 = 50%); số người chết, số người bị thương không tăng, giảm (00). Không thiệt hại về
người, chìm 01 xà lan (chưa xác định được thiệt hại về tài sản).
- Vi phạm hành chính lĩnh vực giao
thông đường bộ: Phát hiện xử lý: 1.456 trường hợp (so với cùng kỳ giảm 668 trường
hợp = 31,45 %). Trong đó phạt tại chỗ 844 trường hợp, nộp
kho bạc nhà nước 115.440.000 đồng; chuyển về Công an huyện xử lý 612 trường hợp (tạm giữ 02 ôtô, 504 môtô, xe
máy, 106 giấy phép lái xe). Áp dụng hình thức phạt bổ sung: tước giấy phép lái xe 46 trường hợp. Thực hiện quyết định 1.013 trường hợp (tồn
cũ + 6 tháng), nộp kho bạc nhà nước 387.830.000 đồng; phạt cảnh
cáo 05 trường hợp, nhắc nhở 01 trường hợp. Địa bàn huyện
không có tình trạng đua xe trái phép và chạy xe lạng lách đánh võng gây rối trật
tự công cộng.
- Vi phạm hành chính lĩnh vực giao
thông đường thủy: Qua công tác tuần tra, phát hiện xử lý 289 trường hợp (so với
cùng kỳ giảm 50 trường hợp = 14,7%); thực hiện quyết định 283 trường hợp, nộp
kho bạc nhà nước 42.900.000 đồng (trong đó phạt tại chỗ 279
trường hợp = 31.800.000 đồng); chuyển Công an huyện xử lý 10 trường hợp (tạm giữ 10 giấy đăng ký phương tiện các loại).
III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH:
1. Tình hình xử phạt vi phạm hành
chính:
- Tổng số vụ vi phạm: 141 vụ (tăng 33
vụ so với cùng kỳ).
- Tổng số đối tượng bị xử phạt: 173 đối
tượng (tăng 60 đối tượng so với cùng kỳ).
- Số quyết định xử phạt vi phạm hành
chính được ban hành: 173 quyết định.
- Số quyết định
đã thi hành: 94 quyết định (tăng 34 quyết định so với cùng
kỳ).
- Số quyết định chưa thi hành: 76 quyết
định (tăng 26 quyết định so với cùng kỳ).
- Tổng số quyết định bị cưỡng chế thi
hành: Không.
- Số tiền phạt: 212.000.000 đồng
(tăng 82.450.000 đồng so với cùng kỳ).
- Số tiền thu được từ bán, thanh lý
tang vật, phương tiện bị tịch thu: 0 đồng.
- Số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện:
Không.
2. Kết quả áp dụng các biện pháp xử
lý hành chính:
- Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề
nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: 26 đối tượng (giảm 22 đối tượng so với cùng kỳ).
- Tổng số đối tượng bị áp dụng, các
biện pháp xử lý hành chính:
+ 07 đối tượng bị áp dụng biện pháp xử
lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (giảm 07 đối tượng so với cùng
kỳ).
+ 17 đối tượng bị áp dụng biện pháp xử
lý hành chính giáo dục tại xã, thị trấn (giảm 17 đối tượng so với cùng kỳ).
- Số lượng người
chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế quản lý tại
gia đình: 00.
- Tình hình tổ chức thi hành các quyết
định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: Các đối tượng chấp hành nghiêm túc các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
IV. NHỮNG HẠN CHẾ,
TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỘI PHẠM
1. Địa
bàn rộng, dân cư sống không tập trung nên công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật và âm mưu phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội
phạm chưa được sâu rộng vào quần chúng nhân dân; ý thức cảnh
giác, tự bảo vệ tài sản của nhân dân còn lỏng lẻo.
2. Do sự
phát triển của xã hội nên việc các đối tượng lợi dụng khoa học công nghệ để phạm
tội ngày một phức tạp, tinh vi; lực lượng chức năng chưa có trình độ chuyên môn
cao về khoa học và công nghệ nên đấu tranh với loại tội phạm này hiệu quả kém; việc phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân
dân chưa triệt để, phòng ngừa tội phạm do nguyên nhân xã hội
hiệu quả thấp; công tác dự báo, nắm tình hình chưa kịp thời,
đặc biệt công tác toàn dân phòng, chống tội phạm ở cơ sở nhiều nơi chưa trở
thành phong trào sâu rộng; các biện pháp bảo đảm cho hoạt
động của người thi hành công vụ chưa đủ mạnh; sự vào cuộc của các cơ quan, đoàn thể, nhất là vai trò của người
đứng đầu nhiều nơi còn mang tính hình thức nên hiệu quả
chưa cao.
3. Các điều
kiện đảm bảo thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: các vụ việc vi
phạm hành chính thuộc lĩnh vực trật tự xã hội khi xảy ra lập hồ sơ ban đầu, sau
đó tiến hành điều tra và xử lý hành chính các đối tượng vi phạm, lực lượng công
an không có tạm giữ những tang vật, phương tiện của đối tượng nên khi ra quyết
định xử phạt hành chính, đối tượng không chấp hành, tiến hành cưỡng chế đối tượng không có tài sản để cưỡng chế nên không đảm bảo việc đối tượng
chấp hành quyết định xử phạt. Do đó, khi kết thúc hồ sơ sẽ gặp rất nhiều khó
khăn đối với các trường hợp trên, không có biện pháp áp giải đối với người vi
phạm hành chính khi không chấp hành theo giấy triệu tập của cơ quan công an nên
khó khăn trong công tác điều tra xử lý vi phạm hành chính.
V. NHỮNG KHÓ KHĂN,
VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỘI PHẠM
1. Khó khăn trong
việc thực hiện Bộ Luật Hình sự (BLHS), Bộ Luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), Luật Tổ
chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam:
- Hiện nay, trong BLHS năm 2015 còn một
số tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng”, “ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật
tự, an toàn xã hội”, “hóa chất nguy hiểm”, “a-xít nguy hiểm”, “số lượng lớn”,
“số lượng rất lớn”, “ số lượng đặc biệt nguy hiểm”, “giá trị lớn”, “giá trị rất lớn”, “giá trị đặc biệt lớn”, “gây nguy
hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân”; “lợi ích phi
vật chất”; “gây thiệt hại nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”;
“thiệt hại về tinh thần”, “dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt”;
“có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả”;...chưa có văn bản
hướng dẫn thực hiện. Ví dụ: đối với các tội tại chương xâm phạm sở hữu, tình tiết
“gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” được quy định là khung
cấu thành cơ bản tại khoản 1 đối với 04 tội (Điều 172, 173,
174, 178 BLHS năm 2015); đồng thời được áp dụng là tình tiết định khung tăng nặng
tại Khoản 02, 03 đối với 05 tội danh (Điều 168, 169, 170, 171, 175 BLHS năm
2015).
- Khó khăn trong việc xác định như thế
nào là “chất kích thích mạnh khác” được quy định tại Điều 13 BLHS.
- Chưa có hướng dẫn về các trường hợp
“có thể” được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 03 Điều 29 BLHS
dẫn đến việc thực hiện không thống nhất.
- Khó khăn trong việc xác định thế
nào là “bằng hình thức hợp đồng”; “dùng thủ đoạn gian dối”; “bỏ trốn nhằm chiếm
đoạt tài sản”; “có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả” được quy định tại
Điều 175 BLHS “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
- Điều 130 BLHS về “Tội chống người
thi hành công vụ”, tình tiết “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực” và “cản trở” đối
với người thi hành công vụ hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể để xác định đến mức
độ nào thì xử lý hình sự hoặc xử lý hành chính, vì theo quy định tại Điều 20
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt lĩnh vực vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,
an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và
chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình cũng như quy định
về hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực” và “cản trở” đối với người thi hành công vụ làm căn cứ xử lý vi phạm hành chính.
- Chưa có văn bản hướng dẫn “thực hiện
hành vi trái pháp luật” được quy định tại Khoản 1 Điều 341 BLHS “Tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của
cơ quan tổ chức” đến mức độ nào thì phạm tội.
- Cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn còn
vướng phải một số khó khăn trong việc xử lý đối tượng nhất là người vay không hợp
tác với cơ quan Công an, không cung cấp các tài liệu cũng như không chịu đứng
ra làm đơn tố giác đối tượng cho vay.
2. Khó khăn, vướng
mắc, bất cập trong công tác xử phạt vi phạm hành chính:
- Tại chương II của Luật Xử lý vi phạm
hành chính quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả của các cơ quan được giao thẩm quyền. Trong đó ở các điểm b
các khoản Điều 38 đến 41 và Điều 46 quy định % số tiền phạt của từng cơ quan ở
lĩnh vực an ninh trật tự đã ảnh hưởng nhiều đến thẩm quyền xử phạt hành chính của
các cơ quan.
- Tại Khoản 1 Điều 122 quy định việc
tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ áp dụng cho 02 hành vi gây rối trật tự
công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác đề nghị mở rộng thêm việc tạm giữ
người đối với hành vi trộm cắp tài sản, lừa đảo, đánh bạc,...
- Theo Điều 35a Nghị định số
111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng
biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được bổ sung tại
khoản 16 Điều 1 Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP thì người được
giáo dục sau khi đã chấp hành ít nhất 1/2 thời gian giáo dục tại xã, phường, thị
trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp
bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
và đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc.
Thực tế, có nhiều trường hợp khi chưa
chấp hành ít nhất 1/2 thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục có hành vi vi phạm thuộc trường hợp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc nhưng do không chấp hành ít nhất 1/2 thời gian nên không đủ điều kiện
đưa đi cơ sở cai nghiện bắt buộc gây khó khăn cho việc quản lý người bị áp dụng
giáo dục tại xã, phường, thị trấn và tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Hiện nay, cũng chưa có văn bản hướng
dẫn trường hợp trên sẽ xử lý như thế nào, lập biên bản vi phạm hành chính và ra
quyết định xử phạt hay chỉ lập biên bản vi phạm hành chính lưu hồ sơ sau khi đối
tượng chấp hành đủ thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định
thì lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Phần lớn số đối tượng vi phạm là
người địa phương có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khi bị xử phạt không có khả
năng đóng tiền phạt hoặc một số trường hợp vi phạm là người ngoài địa phương
nên khi ra quyết định xử phạt đã bỏ về địa phương cư trú hoặc đi nơi khác làm ăn sinh sống, gây khó khăn cho
việc thi hành các quyết định xử phạt.
3. Về cơ sở vật
chất, phương tiện, khoa học, kỹ thuật:
- Cơ sở vật chất còn hạn chế, một số đã
cũ không sử dụng được, nhà tạm giữ được xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp, các buồng giam đều nhỏ, chật hẹp và trụ sở Công an các xã,
thị trấn hầu như đã xuống cấp, khó khăn về nơi làm việc và nơi nghỉ khi cán bộ
chiến sĩ đi làm nhiệm vụ về đơn vị.
- Phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra kiểm soát còn hạn chế về số lượng và
chất lượng như: số lượng xe mô tô, tàu tuần tra đường thủy
còn ít so với tình hình địa bàn.
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ
XUẤT:
1. Tổ chức
bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức
huyện, xã, thị trấn định kỳ 01 lần/năm.
2. Công
an thành phố sớm có văn bản hướng dẫn trường hợp đối tượng khi chưa chấp hành ít nhất 1/2 thời gian giáo dục tại xã, phường,
thị trấn mà tiếp tục có hành vi vi phạm thuộc trường hợp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc.
3. Đề nghị
các cơ quan liên quan quy định cụ thể, thống nhất về cán bộ làm công tác xử lý
vi phạm hành chính trong cả nước; quy định thống nhất về kinh phí thực hiện
công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, công tác theo dõi tình
hình thi hành pháp luật.
4. Bổ
sung thêm những quy định cụ thể về việc áp giải để chế tài đối với người vi phạm
hành chính không chấp hành theo giấy triệu tập của cơ quan công an trong luật xử
lý vi phạm hành chính.
5. Đề nghị
bổ sung thêm Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với việc áp dụng biện pháp tạm
giữ người theo thủ tục hành chính về hành vi cố ý gây
thương tích và gây rối trật tự công cộng.
6. Đề nghị
có hướng dẫn về biên chế, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm trong công tác quản
lý xử lý vi phạm hành chính theo quy định; các quy định chế tài phục vụ công tác xử lý vi phạm hành chính để có đủ nguồn lực đảm bảo
thực hiện công tác này.
Trên đây là báo cáo kết quả công tác
phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ 6
tháng đầu năm 2020.
Nơi nhận:
- Công an thành phố;
- Thường trực Huyện ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện;
- Thường trực Ủy ban nhân dân huyện;
- Ban Pháp chế HĐND huyện;
- Phòng Tư pháp;
- Công an huyện;
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn;
- VP: CVP;
- Lưu: VT, CAH-Bình, Thg.
|
CHỦ TỊCH
Lê Minh Dũng
|