Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 92/2000/TT-BTC chế độ tài chính tổ chức tín dụng do Bộ tài chính ban hành, để hướng dẫn thực hiện Nghị định 166/1999/NĐ-CP

Số hiệu: 92/2000/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 14/09/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 92/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 92/2000/TT-BTC NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 166/1999/NĐ-CP NGÀY 19/11/1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Thi hành Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các Tổ chức tín dụng, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số nội dung về chế độ tài chính đối với các Tổ chức tín dụng như sau:

Chương 1

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các Tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng.

Các Tổ chức tín dụng là Ngân hàng chính sách, Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo Thông tư hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính

2. Hoạt động tài chính của Tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các Tổ chức tín dụng, nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý Nhà nước về việc thực hiện chế độ tài chính của Tổ chức tín dụng.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN

1. Vốn điều lệ là số vốn ghi trong điều lệ của Tổ chức tín dụng.

2. Vốn điều lệ thực có của Tổ chức tín dụng quy định tại Điều 6 Nghị định số 166/1999/NĐ-CP được hiểu là số vốn điều lệ phản ánh trên sổ kế toán của Tổ chức tín dụng.

3. Vốn tự có của Tổ chức tín dụng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

4. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh, quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với từng trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản.

5. Tổ chức tín dụng được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Tổ chức tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn tự có.

6. Mọi tổn thất tài sản của Tổ chức tín dụng phải được lập biên bản xác định mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:

- Nếu tài sản tổn thất do nguyên nhân chủ quan của tập thể hoặc cá nhân thì đối tượng gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

- Sử dụng các khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định tại điểm 9 mục I chương II Thông tư này.

- Giá trị tổn thất sau khi đã thu hồi và bù đắp bằng các nguồn trên, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Tổ chức tín dụng.

Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí trong kỳ.

7. Cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán, thanh lý tài sản:

7.1. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản.

- Tổ chức tín dụng được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập nhưng phải tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Những tài sản thuộc công nghệ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của cả hệ thống quy định tại Điều 13 của Nghị định số 166/1999/NĐ-CP là những tài sản thuộc danh mục do Ngân hàng Nhà nước công bố. Khi Tổ chức tín dụng cho thuê, thế chấp, cầm cố những tài sản này phải được Ngân hàng Nhà nước đồng ý bằng văn bản.

- Đối với các tài sản cho thuê tài chính, Tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam.

7.2. Nhượng bán, thanh lý tài sản.

- Tổ chức tín dụng được quyền nhượng bán những tài sản không cần dùng, lạc hậu về mặt kỹ thuật để thu hồi vốn, sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn.

- Tổ chức tín dụng được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng.

- Những tài sản thuộc công nghệ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của cả hệ thống quy định tại Điều 14, Điều 15 của Nghị định số 166/1999/NĐ-CP là những tài sản thuộc danh mục do Ngân hàng Nhà nước công bố. Khi Tổ chức tín dụng nhượng bán, thanh lý những tài sản này phải được Ngân hàng Nhà nước đồng ý bằng văn bản.

- Khi nhượng bán, thanh lý tài sản, Tổ chức tín dụng phải lập hội đồng để đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản hoặc thuê thẩm định. Những tài sản mà pháp luật quy định phải tổ chức bán đấu giá khi nhượng bán, thanh lý Tổ chức tín dụng phải tổ chức bán đấu giá, thông báo công khai theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản thanh lý dưới hình thức dỡ bỏ, huỷ phải tổ chức Hội đồng thanh lý do Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng quyết định.

- Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán, thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản nhượng bán, thanh lý và chi phí nhượng bán, thanh lý được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Tổ chức tín dụng.

8. Đối với những tài sản Tổ chức tín dụng đi thuê, nhận cầm cố, nhận thế chấp, nhận bảo quản giữ hộ của khách hàng, Tổ chức tín dụng có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặc sử dụng theo thoả thuận với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

9. Bảo đảm an toàn vốn: Bảo đảm an toàn vốn là nghĩa vụ của Tổ chức tín dụng để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các cổ đông, các đơn vị đã đầu tư vốn vào Tổ chức tín dụng và lợi ích của người gửi tiền, tạo điều kiện cho Tổ chức tín dụng ổn định và phát triển kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động và làm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.

Các Tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vốn theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 166/1999/NĐ-CP của Chính phủ. Việc trích lập các khoản dự phòng trong chi phí, Tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định cụ thể sau:

9.1. Đối với dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Tổ chức tín dụng thực hiện việc trích lập và sử dụng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

9.2. Đối với dự phòng giảm giá chứng khoán và dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

- Đối tượng lập dự phòng: Là các chứng khoán, hàng tồn kho bao gồm vật tư, ấn chỉ, vàng bạc đá quý là đồ trang sức mỹ nghệ tồn kho do Tổ chức tín dụng đang nắm giữ (nếu có).

- Nguyên tắc lập dự phòng: Việc trích lập các khoản dự phòng giảm giá giá chứng khoán, giảm giá hàng tồn kho được thực hiện khi giá cả trên thị trường thấp hơn giá trị đang hạch toán tại sổ sách kế toán.

- Điều kiện lập dự phòng: Việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán và giảm giá hàng tồn kho không làm kết quả kinh doanh của Tổ chức tín dụng bị lỗ (sau khi đã hoàn nhập dự phòng trích năm trước).

- Phương pháp trích lập dự phòng: Tổ chức tín dụng căn cứ vào tình hình giảm giá số lượng hàng tồn kho thực tế và giá chứng khoán trên thị trường để xác định mức dự phòng theo công thức sau:

Mức dự phòng chứng khoán, hàng tồn kho

=

Lượng hàng tồn kho hoặc chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm 31/12

x

Giá hàng tồn kho, chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán

-

Gián bán thực tế trên thị trường thời điểm 31/12

- Giá thực tế trên thị trường thời điểm 31/12 được hiểu là:

+ Đối với hàng tồn kho: Là giá do Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng quy định dựa trên giá bán thực tế của vật tư, hàng hoá cùng loại trên thị trường hoặc dựa trên mức giá do Nhà nước quy định (đối với các vật tư hàng hoá Nhà nước quy định giá).

+ Đối với chứng khoán: Là giá bán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán đối với các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán. Đối với chứng khoán không niêm yết, Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng quy định dựa trên giá bán thực tế của chứng khoán cùng loại trên thị trường.

- Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại hàng tồn kho, chứng khoán bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán và dự phòng giảm giá hàng tồn kho để làm căn cứ hạch toán vào chi phí hoạt động của Tổ chức tín dụng.

- Thời điểm trích lập dự phòng: Việc trích lập khoản dự phòng cho từng loại hàng tồn kho và chứng khoán bị giảm giá được thực hiện vào thời điểm khoá sổ kế toán (31/12 năm dương lịch) để lập báo cáo tài chính năm.

- Xử lý các khoản dự phòng: Mục đích của việc lập các khoản dự phòng là để bù đắp các khoản tổn thất do giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư. Các khoản tổn thất về giảm giá hàng tồn kho và giảm giá chứng khoán được hạch toán vào kết quả kinh doanh, do vậy Tổ chức tín dụng phải hoàn nhập tất cả các khoản dự phòng nói trên vào thu nhập, cụ thể: Cuối mỗi năm, trước khi khoá sổ kế toán lập báo cáo quyết toán tài chính Tổ chức tín dụng hoàn nhập toàn bộ khoản dự phòng đã trích lập cuối năm trước vào thu nhập trong năm để xác định kết quả kinh doanh, đồng thời tiến hành trích lập dự phòng mới cho năm sau theo các quy định hiện hành.

II. QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ

1. Quản lý doanh thu:

1.1. Doanh thu của Tổ chức tín dụng bao gồm các khoản thu quy định tại Điều 16 Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ, bao gồm:

a. Thu từ hoạt động nghiệp vụ: Thu lãi cho vay, tiền gửi, nghiệp vụ cho thuê tài chính, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ chiết khấu, bảo lãnh và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.

b. Thu từ hoạt động khác: Thu lãi góp vốn, mua cổ phần; tham gia thị trường tiền tệ; kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ; nghiệp vụ uỷ thác đại lý; dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn; nghiệp vụ mua bán nợ giữa các Tổ chức tín dụng; cho thuê tài sản và thu dịch vụ khác.

c. Thu hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích trong chi phí; thu các khoản vốn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro; thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu về chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật.

d. Thu khác.

1.2. Nguyên tắc xác định doanh thu:

a. Doanh thu từ hoạt động cho vay, thu lãi tiền gửi, thu nghiệp vụ cho thuê tài chính và số lãi phải thu trong kỳ được xác định theo nguyên tắc sau:

- Tổ chức tín dụng hạch toán số lãi phải thu đối với các khoản nợ trong hạn vào thu nhập. Đối với số lãi phải thu của các khoản nợ quá hạn không phải hạch toán thu nhập, Tổ chức tín dụng theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nghiệp vụ.

- Số lãi phải thu của các khoản cho vay trong hạn đã hạch toán thu nhập nhưng khách hàng không thanh toán được đúng hạn, sau 90 ngày khách hàng chưa thanh toán hoặc chưa đến 90 ngày nhưng khoản vay chuyển sang nợ quá hạn Tổ chức tín dụng được hạch toán giảm thu và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nghiệp vụ.

b. Đối với các khoản thu từ các hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần doanh thu phát sinh là số thu được trong năm.

c. Đối với doanh thu từ hoạt động còn lại: Doanh thu là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ (-) các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.

1.3. Tổ chức tín dụng được quyền miễn, giảm lãi cho khách hàng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng phải xây dựng quy chế miễn, giảm lãi và công bố công khai cho khách hàng. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về các khoản miễn, giảm lãi của Tổ chức tín dụng.

1.4. Các khoản thu của Tổ chức tín dụng phát sinh trong kỳ phải có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu.

2. Quản lý chi phí: Chi phí của Tổ chức tín dụng là số phải chi phát sinh trong kỳ cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ, một số khoản chi phí Tổ chức tín dụng thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

2.1. Chi phí hoạt động kinh doanh:

a. Chi phí phải trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay.

b. Chi phí khấu hao tài sản cố định cho hoạt động kinh doanh theo quy chế quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hiện hành.

c. Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo quy định tại Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ.

d. Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn được tính trên cơ sở quỹ tiền lương của Tổ chức tín dụng và theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

đ. Chi phí dịch vụ mua ngoài:

- Là các khoản chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, vận chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm, công cụ lao động, phòng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm toán, tiền mua bảo hiểm tài sản, chi hoa hồng, đại lý môi giới, uỷ thác và các dịch vụ khác.

- Các khoản chi trên phải có đầy đủ hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính.

- Chi phí sửa chữa tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực của tài sản được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong năm. Đối với những tài sản cố định đặc thù mà chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm nếu Tổ chức tín dụng muốn trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí kinh doanh phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định báo cáo với Bộ Tài chính để xem xét, quyết định. Sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính, Tổ chức tín dụng phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý biết. Tổ chức tín dụng phải quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đã trích trước, nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán thẳng hoặc phân bổ dần vào chi phí trong kỳ, nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán vào thu nhập trong kỳ.

- Chi phí tiền thuê tài sản được hạch toán vào chi phí kinh doanh theo số tiền phải trả trong năm căn cứ vào hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản.

- Các khoản chi phí hoa hồng đại lý, uỷ thác phải thể hiện trong các hợp đồng đại lý, uỷ thác và chỉ được hạch toán chi theo số phải chi, có đủ chứng từ hợp pháp.

- Chi phí hoa hồng môi giới:

+ Việc chi hoa hồng môi giới của Tổ chức tín dụng phải gắn với hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại. Tổ chức tín dụng căn cứ văn bản hướng dẫn chi phí hoa hồng môi giới của Bộ Tài chính, điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng môi giới áp dụng thống nhất và công khai trong Tổ chức tín dụng. Hội đồng quản trị Tổ chức tín dụng phê duyệt quy chế nói trên áp dụng trong đơn vị mình.

+ Căn cứ vào quy chế được duyệt, tuỳ theo từng nghiệp vụ môi giới phát sinh trong hoạt động mà Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng quyết định chi hoa hồng cho từng hoạt động môi giới.

+ Đối tượng được hưởng tiền chi hoa hồng môi giới là các tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) có làm môi giới, dịch vụ cho Tổ chức tín dụng.

+ Hoa hồng môi giới không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của Tổ chức tín dụng, các khách hàng được chỉ định, các chức danh quản lý, nhân viên của Tổ chức tín dụng.

+ Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa Tổ chức tín dụng và bên nhận hoa hồng, trong đó phải có các nội dung cơ bản: tên của bên nhận hoa hồng; nội dung chi; mức chi; phương thức thanh toán; thời gian thực hiện và kết thúc; trách nhiệm của các bên.

+ Đối với khoản chi môi giới để cho thuê lại tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ): mức chi môi giới để cho thuê lại tài sản của Tổ chức tín dụng tối đa không quá 3% tổng số tiền thu được từ cho thuê tài sản do môi giới mang lại trong năm.

+ Đối với khoản chi môi giới bán tài sản chế chấp, cầm cố: Mức chi hoa hồng môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố của Tổ chức tín dụng không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản qua môi giới, mức chi môi giới để bán một tài sản không vượt quá 20 triệu đồng.

e. Chi phí nộp thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm: thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, lệ phí sân bay, các loại thuế và lệ phí khác.

g. Chi phí khác

- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch đối ngoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác phải có hoá đơn hoặc chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, gắn với kết quả kinh doanh. Mức chi không vượt quá 7% tổng chi phí trong 2 năm đầu đối với Tổ chức tín dụng mới thành lập, sau đó không quá 5% tổng chi phí.

- Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc và chi trang phục giao dịch cho cán bộ nhân viên làm việc trong Tổ chức tín dụng theo chế độ quy định.

- Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động thực hiện theo Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động và các văn bản hiện hành khác của Nhà nước.

- Chi phí cho lao động nữ theo chế độ quy định.

- Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động do Tổ chức tín dụng quy định phù hợp với hiệu quả kinh doanh, nhưng mức chi hàng tháng trong năm cho mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.

- Đóng phí hiệp hội ngành nghề trong nước mà Tổ chức tín dụng tham gia theo mức phí do Hiệp hội quy định đã được Bộ Tài chính chấp thuận. Đối với việc tham gia Hiệp hội ngành nghề ngoài nước, Tổ chức tín dụng được hạch toán vào chi phí khoản phí do Hiệp hội ngành nghề nước ngoài quy định.

- Chi trích lập dự phòng trong hoạt động của Tổ chức tín dụng theo quy định tại điểm 9 mục I chương II của Thông tư này.

- Chi phí tham gia tổ chức Bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức tín dụng được chi thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tiết kiệm vật tư theo hiệu quả thực tế đem lại từ các sáng kiến cải tiến, tiết kiệm vật tư. Hội đồng quản trị Tổ chức tín dụng phải xây dựng và công bố công khai các quy chế thưởng trong Tổ chức tín dụng.

- Tổ chức tín dụng được hạch toán các khoản chi nghiên cứu khoa học, chi nghiên cứu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổ chức tín dụng. Đề tài nghiên cứu và dự toán chi phí nghiên cứu của từng đề tài phải được Hội đồng quản trị phê duyệt và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đề tài đó.

- Khoản chi cho các trường lớp, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề, năng lực quản lý chỉ được hạch toán vào chi phí khoản chi cho các đối tượng là cán bộ, nhân viên trong Tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng được hạch toán vào chi phí phần chênh lệch sau khi trừ các khoản hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước (nếu có). Mức chi tối đa không vượt quá 1,3 lần định mức chi sự nghiệp cho các đối tượng trên do Nhà nước quy định.

- Khoản chi hỗ trợ giáo dục cho các tổ chức giáo dục thành lập theo quy định của Nhà nước (nếu có) như: quỹ khuyến học, trường học sinh tàn tật, học sinh không nơi nương tựa, Tổng giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng căn cứ vào chế độ quy định và khả năng tài chính, quyết định và tự chịu trách nhiệm về mức chi hỗ trợ nói trên.

- Chi bảo vệ cơ quan.

- Chi về nghiệp vụ kho quỹ.

- Chi cho công tác bảo vệ môi trường. Nếu số chi trong năm lớn và có tác dụng trong nhiều năm thì được phân bổ cho các năm sau.

- Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.

2.2. Chi phí hoạt động khác

a. Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc.

b. Chi cho hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu.

c. Chi cho hoạt động cho thuê tài sản.

d. Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý và nhượng bán).

đ. Chi phí hoạt động liên doanh, hợp doanh, góp vốn, mua cổ phần.

e. Chi cho nghiệp vụ mua bán nợ giữa các Tổ chức tín dụng.

g. Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi.

- Tổ chức tín dụng được chi cho các Tổ chức có tư cách pháp nhân đã có đóng góp trong việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, nợ quá hạn khó đòi cho Tổ chức tín dụng trên cơ sở công sức đóng góp và hiệu quả đem lại của các tổ chức này.

- Tổ chức tín dụng xây dựng quy chế chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, nợ quá hạn khó đòi trình Hội đồng quản trị phê duyệt và công bố công khai các quy chế này. Tổng giám dốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về các khoản chi này.

- Mức chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân có đóng góp trong việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, nợ quá hạn khó đòi trong năm của Tổ chức tín dụng không được vượt quá 2% số nợ thu hồi. Mức chi thu hồi nợ tối đa đối với một món nợ không vượt quá 50 triệu đồng.

h. Khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp các nguồn theo quy định tại điểm 6 mục I chương II Thông tư này.

i. Chi phí cho Tổ chức Đảng, đoàn thể tại Tổ chức tín dụng được lấy từ nguồn kinh phí của tổ chức này, nếu nguồn kinh phí của tổ chức trên không đủ thì phần chênh lệch thiếu dược hạch toán vào chi phí của Tổ chức tín dụng.

k. Các khoản chi hợp lý, hợp lệ khác.

Riêng đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hạch toán vào chi phí khoản chi quản lý kinh doanh của trụ sở chính phân bổ cho chi nhánh Việt Nam theo tỷ lệ giữa doanh thu của chi nhánh Việt Nam và doanh thu trụ sở chính theo quy định của pháp luật.

2.3. Tổ chức tín dụng không được tính vào chi phí các khoản sau đây:

- Các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật như: luật giao thông, luật thuế, luật môi trường, luật lao động, vị phạm chế độ báo cáo thống kê, tài chính kế toán và các luật khác. Nếu do tập thể hoặc cá nhân vi phạm pháp luật, thì đối tượng vi phạm phải nộp phạt. Ngoài khoản tiền đền bù nói trên, phần nộp phạt còn lại lấy từ lợi nhuận sau thuế.

- Các khoản đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản cố định hữu hình và vô hình, chi ủng hộ cho các tổ chức, cá nhân.

- Chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức Nhà nước áp dụng cho cán bộ công chức Nhà nước và cán bộ doanh nghiệp Nhà nước khi đi công tác nước ngoài.

- Các khoản thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ như khoản chi sự nghiệp đã được Ngân sách Nhà nước, cơ quan cấp trên hoặc các tổ chức khác tài trợ; chi trả lãi vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong thời kỳ công trình chưa hoàn thành, số lãi này được hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.

- Các khoản chi phí không hợp lý.

3. Tổ chức tín dụng có các hoạt động kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

III. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN THÔNG QUA CÁC QUỸ

Việc phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ và mục đích sử dụng các quỹ của Tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24 của Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ.

IV. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN, BÁO CÁO VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH:

1. Tổ chức tín dụng thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính.

2. Năm tài chính của Tổ chức tín dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

3. Tổ chức tín dụng thực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy đủ các quy định về báo cáo tài chính, lập và gửi cho cơ quan tài chính Nhà nước, cơ quan thống kê, cơ quan thuế và Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quy định tại Thông tư này.

3.1. Nội dung báo cáo tài chính.

a. Báo cáo kế hoạch tài chính. Các Tổ chức tín dụng lập kế hoạch tài chính hàng năm gồm:

- Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn.

- Kế hoạch thu nhập, chi phí kết quả kinh doanh và chỉ tiêu Nộp ngân sách Nhà nước.

- Kế hoạch lao động, tiền lương.

b. Báo cáo tài chính: Các Tổ chức tín dụng có trách nhiệm lập và gửi đầy đủ các báo cáo tài chính sau:

- Bảng cân đối tài khoản cấp III của Tổ chức tín dụng bao gồm cả tài khoản ngoại bảng.

- Bảng tổng kết tài sản (bảng cân đối tài chính) của Tổ chức tín dụng.

- Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm một số nội dung (theo mẫu biểu đính kèm):

+ Tình hình tăng giảm tài sản cố định.

+ Kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện thu nộp ngân sách Nhà nước.

+ Thực hiện lao động tiền lương của Tổ chức tín dụng.

+ Tình hình tăng, giảm biến động nguồn vốn, sử dụng vốn.

+ Tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi có khả năng thu hồi, nợ không thu hồi được, tình hình tài sản thế chấp đang tồn đọng.

- Báo cáo kết quả kiểm toán tài chính độc lập.

3.2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.

3.3. Thời hạn gửi báo cáo.

a. Thời hạn gửi kế hoạch tài chính:

Các kế hoạch tài chính do Tổ chức tín dụng xây dựng phải được Hội đồng quản trị Tổ chức tín dụng xem xét phê duyệt đồng thời gửi cho cơ quan tài chính trước ngày 15 tháng 11 năm trước năm kế hoạch. Ngoài ra các Tổ chức tín dụng Nhà nước xây dựng kế hoạch đơn giá tiền lương, kế hoạch thu nhập nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và quy định khác của pháp luật.

b. Thời hạn gửi báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kiểm toán:

- Báo cáo quý được gửi chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

- Báo cáo năm được gửi chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

- Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của Tổ chức tín dụng do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện được gửi cho cơ quan tài chính Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi có kết quả kiểm toán.

3.4. Nơi nhận báo cáo.

Các Tổ chức tín dụng gửi kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính đến Bộ tài chính, cơ quan trực tiếp quản lý Tổ chức tín dụng, cơ quan thống kê và Ngân hàng Nhà nước.

4. Công khai tài chính đối với các Tổ chức tín dụng. Các Tổ chức tín dụng thực hiện chế độ công khai tài chính theo các quy định dưới đây:

4.1. Hình thức công khai.

a. Công khai với Nhà nước:

Hàng quý, năm Tổ chức tín dụng phải lập và gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định tại điểm 3 mục IV chương II nêu trên. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng có trách nhiệm giải trình các vấn đề tài chính liên quan theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

b. Công khai với tổ chức Đảng, đoàn thể và người lao động trong nội bộ Tổ chức tín dụng.

- Sau khi kết thúc năm tài chính Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ công khai tình hình tài chính của đơn vị mình. Nội dung công khai bao gồm:

+ Tình hình nguồn vốn: Vốn Nhà nước, vốn của các cổ đông, các quỹ, vốn huy động, các khoản nợ phải trả...

+ Tình hình sử dụng vốn: Tài sản cố định, dư nợ cho vay...

+ Tình hình thu nhập, chi phí: Các khoản doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh, tình hình thu nộp Ngân sách Nhà nước, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

+ Tình hình lao động và thu nhập của cán bộ, nhân viên trong Tổ chức tín dụng, việc áp dụng các biện pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong Tổ chức tín dụng.

- Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) phối hợp với tổ chức công đoàn để lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, việc công khai tài chính có thể được thực hiện tại Đại hội công nhân viên chức, thông báo trong các cuộc họp của Tổ chức tín dụng, tại các cuộc họp của tổ chức công đoàn và tổ chức chính trị xã hội trong Tổ chức tín dụng hoặc thông báo bằng văn bản đến cán bộ, công nhân viên trong Tổ chức tín dụng.

c. Công khai ra ngoài Tổ chức tín dụng để các nhà đầu tư, các khách hàng có căn cứ quyết định các quan hệ kinh tế, giao dịch với Tổ chức tín dụng.

- Những nội dung cần công bố công khai là vốn điều lệ thực có tại thời điểm công khai, các khoản nợ phải trả, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn, kết quả kinh doanh của Tổ chức tín dụng. Ngoài ra Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trả lời các yêu cầu khác tuỳ theo mối quan hệ với các chủ nợ và các nhà đầu tư, khách hàng.

4.2. Thời điểm công khai tài chính: Sau 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm Tổ chức tín dụng phải công khai tình hình tài chính năm của mình cho các đối tượng nêu trên.

5. Công tác kiểm toán:

Tổ chức tín dụng phải tổ chức kiểm toán nội bộ các báo cáo tài chính của mình phù hợp với quy định của Luật các Tổ chức tín dụng.

Chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc năm tài chính, Tổ chức tín dụng phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính.

V. KIỂM TRA, THANH TRA TÀI CHÍNH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG:

1. Các Tổ chức tín dụng tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo tài chính của mình. Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của các Tổ chức tín dụng. Việc kiểm tra tài chính được tiến hành theo các hình thức:

- Kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.

- Kiểm tra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.

2. Xử lý vi phạm:

- Tổ chức tín dụng có vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp Tổ chức tín dụng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo tài chính nêu tại điểm 3 mục IV chương II Thông tư này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán.

Chương 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, mọi quy định trước đây về quản lý tài chính đối với các Tổ chức tín dụng trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

- Căn cứ vào hướng dẫn chế độ tài chính đối với các Tổ chức tín dụng tại Thông tư này, các văn bản quy định về chế độ tài chính của Nhà nước, các Tổ chức tín dụng xây dựng quy chế tài chính của mình trình Hội đồng quản trị phê duyệt để làm căn cứ thực hiện. Các Tổ chức tín dụng Nhà nước (Ngân hàng thương mại quốc doanh) hướng dẫn, xây dựng quy chế tài chính trong hệ thống, báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.

- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết.

 

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

 

THUYẾT MINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Quý..............năm.................

(Ban hành kèm theo Thông tư số.............. ngày............. của Bộ Tài chính)

I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1. Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị.

2. Hình thức sở hữu vốn.

3. Thành phần Hội dồng quản trị (Tên, chức danh từng người).

4. Thành phần Ban giám đốc (Tên, chức danh từng người).

5. Trụ sở chính...; số chi nhánh:...; số công ty con:...

6. Tổng số cán bộ, công nhân viên.

II. MỘT SỐ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Đơn vị: Triệu đồng)

1. Tình hình tăng giảm tài sản cố định

Chỉ tiêu

Đất

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc thiết bị

Phương tiện vận tải

Khác

Tổng cộng

1. Nguyên giá TSCĐ

 

 

 

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

- Số tăng trong kỳ

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Mua sắm mới

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

- Số giảm trong kỳ

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Thanh lý

 

 

 

 

 

 

Nhượng bán

 

 

 

 

 

 

- Số cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Giá trị hao mòn

 

 

 

 

 

 

- Dư đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

- Tăng trong kỳ

 

 

 

 

 

 

- Giảm trong kỳ

 

 

 

 

 

 

- Số cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Giá trị còn lại

 

 

 

 

 

 

- Số đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

- Số cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

2. Báo cáo thu nhập, chi phí của Tổ chức tín dụng

Chỉ tiêu

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Số dư cuối kỳ

 

 

PS nợ

PS có

 

1

2

3

4

5

A. Thu nhập

 

 

 

 

I. Thu về hoạt động tín dụng

 

 

 

 

1. Thu lãi cho vay

 

 

 

 

2. Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh

 

 

 

 

3. Thu khác về hoạt động tín dụng

 

 

 

 

II. Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

 

 

 

 

1. Thu lãi tiền gửi

 

 

 

 

2. Thu từ dịch vụ thanh toán

 

 

 

 

3. Thu từ dịch vụ ngân quỹ

 

 

 

 

III. Thu từ các hoạt động khác

 

 

 

 

1. Thu lãi góp vốn mua cổ phần

 

 

 

 

2. Thu từ tham gia thị trường tiền tệ

 

 

 

 

3. Thu từ kinh doanh ngoại hối

 

 

 

 

4. Thu từ nghiệp vụ uỷ thác đại lý

 

 

 

 

5. Thu từ các dịch vụ khác

 

 

 

 

6. Các khoản thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Chi phí

 

 

 

 

I. Chi về huy động vốn

 

 

 

 

1. Chi trả lãi tiền gửi

 

 

 

 

2. Chi trả lãi tiền vay

 

 

 

 

3. Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá

 

 

 

 

4. Chi phí khác

 

 

 

 

II. Chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

 

 

 

 

1. Chi về dịch vụ thanh toán

 

 

 

 

2. Cước phí bưu điện mạng viễn thông

 

 

 

 

3. Chi về ngân quỹ

 

 

 

 

4. Các khoản chi dịch vụ khác

 

 

 

 

III. Chi hoạt động khác

 

 

 

 

1. Chi về tham gia thị trường tiền tệ

 

 

 

 

2. Chi về kinh doanh ngoại hối

 

 

 

 

IV. Chi về tài sản

 

 

 

 

1. Khấu hao TSCĐ

 

 

 

 

2. Bảo dưỡng sửa chữa tài sản

 

 

 

 

3. Công cụ lao động

 

 

 

 

4. Chi bảo hiểm tài sản

 

 

 

 

5. Chi thuê tài sản

 

 

 

 

V. Chi cho nhân viên

 

 

 

 

1. Chi lương và phụ cấp lương

 

 

 

 

2. Chi khác

 

 

 

 

VI. Chi nộp thuế và các khoản lệ phí

 

 

 

 

1. Chi nộp thuế

 

 

 

 

2. Chi nộp lệ phí

 

 

 

 

VII. Chi hoạt động quản lý, công vụ

 

 

 

 

1. Chi vật liệu giấy tờ in

 

 

 

 

2. Chi công tác phí

 

 

 

 

3. Chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ

 

 

 

 

4. Chi NCKH, sáng kiến

 

 

 

 

5. Chi bưu phí và điện thoại

 

 

 

 

6. Chi hoa hồng môi giới cho thuê lại tài sản, bán tài sản thế chấp, thu hội nợ

 

 

 

 

7. Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch đối ngoại, chi phí hội nghị và chi phí khác

 

 

 

 

VIII. Chi phí dự phòng và BHTG

 

 

 

 

1. Chi dự phòng

 

 

 

 

2. Chi bảo hiểm tiền gửi

 

 

 

 

IX. Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên

Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực hiện

Tỷ lệ (%) thực hiện so với kế hoạch

I. Tổng số cán bộ, CNV

 

 

 

II. Thu nhập của cán bộ

 

 

 

1. Tổng quỹ lương

 

 

 

2. Tiền thưởng

 

 

 

3. Tổng thu nhập (1+2)

 

 

 

4. Tiền lương bình quân

 

 

 

5. Thu nhập bình quân

 

 

 

Các tổ chức tín dụng lập mẫu biểu báo cáo tình hình thu nhập của cán bộ, công nhân viên theo năm.

4. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước

Chỉ tiêu

Mã số

Số còn phải nộp đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Luỹ kế từ đầu năm

Số còn phải nộp cuối kỳ

 

 

 

Số phải nộp

Số đã nộp

Số phải nộp

Số đã nộp

 

I. Thuế

 

 

 

 

 

 

 

1. Thuế VAT

 

 

 

 

 

 

 

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

 

 

 

 

3. Thuế xuất nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

4. Thuế thu nhập

 

 

 

 

 

 

 

5. Thu sử dụng vốn NSNN

 

 

 

 

 

 

 

6. Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 

 

7. Thuế nhà đất

 

 

 

 

 

 

 

8. Tiền thuê đất

 

 

 

 

 

 

 

9. Các loại thuế khác

 

 

 

 

 

 

 

II. Các khoản phải nộp khác

 

 

 

 

 

 

 

1. Các khoản phụ thu

 

 

 

 

 

 

 

2. Các khoản phí, lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

3. Các khoản phải nộp khác

 

 

 

 

 

 

 

Các Tổ chức tín dụng thực hiện mẫu biểu này theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính và cơ quan Thuế.

5. Tình hình nợ quá hạn của Tổ chức tín dụng

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Số phát sinh
trong kỳ

Số cuối kỳ

 

 

Tăng

Giảm

 

I. Tổng dư nợ

 

 

 

 

II. Các khoản nợ cho vay quá hạn

 

 

 

 

1. Nợ quá hạn dưới 180 ngày

 

 

 

 

2. Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

 

 

 

 

3. Nợ khó đòi

 

 

 

 

III. Số nợ quá hạn có tài sản đảm bảo

 

 

 

 

IV. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

(lấy 2 chữ số sau dấu phẩy)

 

 

 

 

6. Tình hình tăng, giảm nguồn vốn và sử dụng vốn

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Số phát sinh
trong kỳ

Số cuối kỳ

 

 

Tăng

Giảm

 

1

2

3

4

5

Phần A. Nguồn vốn

 

 

 

 

I. Vốn huy động

 

 

 

 

1. Tiền gửi

 

 

 

 

1.1. Bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

a. Của các Tổ chức kinh tế

 

 

 

 

+ Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

 

+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng

 

 

 

 

+ Tiền gửi có kỳ hạn >=12 tháng

 

 

 

 

b. Tiền gửi tiết kiệm

 

 

 

 

+ Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

 

+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng

 

 

 

 

+ Tiền gửi có kỳ hạn >=12 tháng

 

 

 

 

c. Tiền gửi khác

 

 

 

 

1.2. Bằng ngoại tệ

 

 

 

 

a. Của các Tổ chức kinh tế

 

 

 

 

+ Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

 

+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng

 

 

 

 

+ Tiền gửi có kỳ hạn >=12 tháng

 

 

 

 

b. Tiền gửi tiết kiệm

 

 

 

 

+ Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

 

+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng

 

 

 

 

+ Tiền gửi có kỳ hạn >=12 tháng

 

 

 

 

c. Tiền gửi khác

 

 

 

 

2. Tiền vay

 

 

 

 

2.1. Vay NHNN

 

 

 

 

2.2. Vay các TCTD khác trong nước

 

 

 

 

2.3. Vay TCTD nước ngoài

 

 

 

 

2.4. Nhận vốn cho vay đồng tài trợ

 

 

 

 

3. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

 

 

 

 

3.1. Ngắn hạn (dưới 12 tháng)

 

 

 

 

3.2. Trung dài hạn (trên 12 tháng)

 

 

 

 

II. Nguồn vốn uỷ thác đầu tư

 

 

 

 

1. Bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

2. Bằng ngoại tệ

 

 

 

 

III. Vốn và các quỹ

 

 

 

 

1. Vốn của TCTD

 

 

 

 

1.1. Vốn điều lệ

 

 

 

 

1.2. Vốn ĐTXDCB

 

 

 

 

1.3. Vốn khác

 

 

 

 

2. Các quỹ của TCTD

 

 

 

 

2.1. Quỹ dự trữ bổ sung VĐL

 

 

 

 

2.2. Quỹ đầu tư phát triển

 

 

 

 

2.3. Quỹ dự phòng tài chính

 

 

 

 

2.4. Quỹ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần B. Sử dụng vốn

 

 

 

 

I. Tiền và giấy tờ có giá

 

 

 

 

1. Tiền mặt và NPTT

 

 

 

 

2. Tiền mặt ngoại tệ, chứng từ có giá trị ngoại tệ

 

 

 

 

3. Vàng, kim loại quý, đá quý

 

 

 

 

II. Tiền gửi

 

 

 

 

1. Tiền gửi tại NHNN

 

 

 

 

1.1. Tiền gửi bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

1.2. Tiền gửi ngoại tệ

 

 

 

 

2. Tiền gửi tại các TCTD trong nước

 

 

 

 

2.1. Tiền gửi bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

2.2. Tiền gửi ngoại tệ

 

 

 

 

3. Tiền gửi ở nước ngoài

 

 

 

 

III. Đầu tư vào chứng khoán

 

 

 

 

1. Đầu tư chứng khoán Chính phủ

 

 

 

 

2. Đầu tư chứng khoán nước ngoài

 

 

 

 

3. Đầu tư vào các chứng khoán của TCTD khác trong nước

 

 

 

 

IV. Góp vốn liên doanh

 

 

 

 

1. Bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

2. Bằng ngoại tệ

 

 

 

 

V. Hoạt động tín dụng

 

 

 

 

1. Cho vay các TCTD trong nước

 

 

 

 

1.1. Cho vay bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

1.2. Cho vay bằng ngoại tệ

 

 

 

 

2. Cho vay các TCKT và CN trong nước

 

 

 

 

2.1. Cho vay bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

a. Cho vay ngắn hạn

 

 

 

 

b. Cho vay trung dài hạn

 

 

 

 

2.2. Cho vay bằng ngoại tệ

 

 

 

 

a. Cho vay ngắn hạn

 

 

 

 

b. Cho vay trung dài hạn

 

 

 

 

3. Nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá

 

 

 

 

3.1. Chiết khấu giấy tờ có giá

 

 

 

 

3.2. Cầm cố giấy tờ có giá

 

 

 

 

4. Cho thuê tài chính

 

 

 

 

4.1. Cho thuê bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

4.2. Cho thuê bằng ngoại tệ

 

 

 

 

4.3. Đầu tư vào các thiết bị cho thuê TC

 

 

 

 

5. Bảo lãnh

 

 

 

 

5.1. Trả thay bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

5.2. Trả thay bằng ngoại tệ

 

 

 

 

6. Cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác

 

 

 

 

6.1. Cho vay bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

6.2. Cho vay bằng ngoại tệ

 

 

 

 

7. Nghiệp vụ cầm cố

 

 

 

 

8. Cho vay khác

 

 

 

 

8.1. Cho vay vốn đặc biệt

 

 

 

 

8.2. Cho vay thanh toán công nợ

 

 

 

 

8.3. Cho vay kế hoạch Nhà nước

 

 

 

 

8.4. Cho vay khác

 

 

 

 

9. Các khoản nợ chờ xử lý

 

 

 

 

10. các khoản nợ khoanh

 

 

 

 

VI. Tài sản cố định

 

 

 

 

1. Nguyên giá tài sản

 

 

 

 

2. Hao mòn tài sản

 

 

 

 

 

 

 

Ngày tháng năm

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Tổng Giám đốc (Giám đốc)
(Ký tên, đóng dấu)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 92/2000/TT-BTC

Hanoi, September 14, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 166/1999/ND-CP ON THE FINANCIAL REGIMES APPLICABLE TO CREDIT INSTITUTIONS

In furtherance of the Government’s Decree No.166/1999/ND-CP of November 19, 1999 on the financial regimes applicable to credit institutions, the Finance Ministry hereby guides a number of contents on the financial regimes applicable to credit institutions as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

1. This Circular shall apply to the credit institutions which are established, organized and operate under the Law on Credit Institutions.

The credit institutions being the policy banks and people’s credit funds shall comply with a separate guiding circular of the Finance Ministry.

2. The financial operations of credit institutions shall comply with the provisions of the Law on Credit Institutions, the Government’s Decree No.166/1999/ND-CP on the financial regimes applicable to credit institutions, the specific guidance in this Circular and other relevant legal documents on financial management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

I. MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL, PROPERTY

1. Charter capital is the amount of capital inscribed in the Charter of a credit institution.

2. Net charter capital of a credit institution prescribed in Article 6 of Decree No.166/1999/ND-CP shall be understood as the amount of charter capital reflected on the accounting books of the credit institution.

3. Own capital of a credit institution shall be prescribed by the State Bank Governor.

4. Credit institutions shall have to monitor their entire existing property and capital, effect accounting in strict accordance with the current accounting and statistical regimes; reflect fully, accurately and promptly the situation on the property and capital use and changes in their business course, clearly define the responsibility of each section, each individual for cases of property damage or loss.

5. Credit institutions may use the working capital in service of business activities as provided for by the Law on Credit Institutions on the principle that the capital is safely preserved and developed. Credit institutions may purchase and invest in their fixed assets on the principle that the remaining value of fixed assets shall not exceed 50% of their own capital.

6. All property damage caused to credit institutions must be recorded in minutes defining the extents and causes thereof as well as the responsibility therefor and shall be handled on the following principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The insured property shall be handled according to insurance contracts.

- The deducted expenditure reserves shall be used to offset the deficit as provided for at Point 9, Section I, Chapter II of this Circular.

- The deficit, if any, of the damage value after being recovered and offset with the above sources shall be made up for by the financial reserve funds of the credit institutions.

Where a financial reserve fund is not enough for the offset, the deficit shall be accounted into the expenditures in the period.

7. Lease, mortgage, pledge, sale and liquidation of assets:

7.1. Lease, mortgage, pledge of assets.

- Credit institutions may lease, mortgage and/or pledge assets under their respective management and use rights to raise the utility efficiency and increase incomes but have to strictly adhere to the law-prescribed orders and procedures.

- The assets belonging to the technologies related to the professional operation of the entire system prescribed in Article 13 of Decree No.166/1999/ND-CP are those on list announced by the State Bank. When leasing, mortgaging and/or pledging such assets, credit institutions must obtain written consent from the State Bank.

- For the financial leasing property, credit institutions shall comply with the Governments regulations on financial leasing activities in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Credit institutions may sell assets which are no longer in use and are technically obsolete in order to recover capital for more efficient business purpose.

- Credit institutions may liquidate assets of poor or degenerated quality, irreparably damaged assets, technically obsolete assets no longer in use or used inefficiently which cannot be sold in status quo.

- The assets belonging to technologies related to the professional operation of the entire system prescribed in Articles 14 and 15 of Decree No.166/1999/ND-CP are assets on the list announced by the State Bank. When selling or liquidating such assets, credit institutions must obtain the written consent from the State Bank.

- When selling or liquidating assets, credit institutions shall have to set up councils for the evaluation of the technical status and value of such assets or hire experts to do such job. For assets which, as required by law, must be put on auction when they are sold out or liquidated, credit organizations must organize their auctions, making public announcements as prescribed by law. If assets are liquidated by mode of dismantlement or destruction, the liquidation councils must be organized by decisions of the general directors (directors) of credit institutions.

- The balance between the proceeds from asset sale or liquidation of the remaining value of the sold or liquidated assets and the sale or liquidation expenses shall be accounted into the business results of the credit institutions.

8. For customers’ assets leased, taken as mortgage, pledge or custody by credit institutions, the credit institutions shall have to manage, preserve or use them under the agreements reached with the customers in accordance with the provisions of law.

9. Ensuring capital safety: Ensuring capital safety is the duty of credit institutions to protect the interests of the State, the shareholders, the units investing capital in the credit institutions as well as the interests of money depositors, create conditions for credit institutions to stably and efficiently develop business, increase income for laborers and fulfill the obligations toward the State budget.

Credit institutions shall apply measures to ensure the capital safety as provided for in Article 9 of Decree No.166/1999/ND-CP of the Government. The deduction for expenditure reserves shall be made by credit institutions according to the following specific regulations:

9.1. Regarding reserves for risks in banking operation, credit institutions shall make deduction and use them according to the regulations of the State Bank Governor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Objects of reserve making: securities; goods in stock, including supplies, prints, unsold gold, silver and gems being jewelry and fine art articles (if any) being held by credit institutions.

- Reserve-making principle: The deductions for securities and unsold goods price reduction reserves shall be made when the market prices are lower than the values being accounted in the accounting books.

Reserve-making conditions: The deductions for securities and unsold goods price reduction reserves must not result in business losses for credit institutions (after re-crediting the deduction for the previous year’s reserves).

1. Method of making deductions for reserves: Credit institutions shall base themselves on the situation of price reduction, the actual volume of goods in stock and the market prices of securities to determine the reserve level according to the following formula:

The reserve level for securities and unsold goods

=

The unsold goods and securities subject to price reduction by Decamber 31.

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



-

The actual market selling price by December 31

﴿

- The actual market selling price by the time of December 31 is understood as:

+ For unsold goods: The price set by the general directors (directors) of the credit institutions on the basis of the actual selling prices of supplies, goods of the same types on the market or on the basis of the price level set by the State (for supplies and goods with prices set by the State).

+ For securities: The selling price listed at the Securities Trading Centers for securities being traded on the securities market. For unlisted securities, the general directors (directors) of credit institutions shall determine such price based on the actual market selling price of the securities of the same type.

- The deductions for reserves must be made separately for every kind of goods left in stock or securities subject to price reduction and synthesized in the detailed list of reserves for unsold goods and securities price reduction to serve as basis for accounting them into the expenses for the credit institutions’ operation.

- The time for reserve deduction: The reserve deduction for each kind of unsold goods and securities subject to price reduction shall be made by the time of closing accounting books (December 31 of the calendar year) to make the annual financial reports.

- Handling of reserve amounts: The deduction for reserves aims to offset loss amounts due to the reduction of prices of goods in stock or investment securities. As the loss amounts resulting from the reduction or prices of goods in stock or securities are accounted into the business results, the credit institutions shall have to re-credit all reserve amounts into their revenues, concretely: At the end of each year, before closing the accounting books to make their financial reports, the credit institutions shall have to re-credit all the reserves deducted at the end of the previous year into the revenues of the current year in order to determine the business results and at the same time make new reserve deductions for the following year according to the current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Management of turnover:

1.1. A credit institution’s turnover shall include the revenues prescribed in Article 16 of the Government’s Decree No.166/1999/ND-CP of November 19, 1999 as follows:

a) Revenue from professional operation: Loan and deposit interests, earnings from financial leasing operations, payment services, treasury services, discount operations, guarantee and other services relating to banking operation.

b) Revenue from other activities: Profits from capital contributions, stock purchases; participation in the monetary market; trading in gold, silver and foreign currencies; entrusted agency operations; insurance service; consultancy services; debts buying and selling operations among credit institutions; financial leasing and other services;

c) Revenue from re-crediting expenditure reserves deducted previously; revenue from capital amounts already handled with risk reserves; proceeds from the sale and liquidation of fixed assets; exchange rate difference under the provisions of law.

d) Other revenues

1.2. Principles for determining turnover:

a) Turnover from lending activities, interests on deposits, from financial leasing operations is the interest amount to be collected in the period, determined according to the following principles:

- Credit institutions account the interest amount to be collected from undue debts into their incomes. For the interest amount to be collected from overdue debts which shall not be accounted into the incomes, the credit institutions shall make extra-sheet follow-up in order to urge the collection thereof and account them into the operational incomes when they are collected.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) For the revenues from capital contribution to joint ventures, cooperation, from stock purchases, the arising turnover is the revenue in the year.

c) For the revenues from the other activities: The turnover is the entire amount of money earned from goods and service sale after subtracting (-) the amounts of sale price reduction, the returned sold goods (if accompanied with valid vouchers, which is agreed for payment by customers regardless of whether the money has been already collected or not yet collected.

1.3. Credit institutions may exempt and reduce interests for customers according to the provisions of the Law on Credit Institutions and the guidance of the State Bank. Credit institutions must work out regulations on interest exemption and reduction and publicly announce them to the customers. Chairmen of the Managing Boards and the general directors (directors) of the credit institutions must take responsibility for the interest exemption and reduction amounts of the credit institutions.

1.4. Credit institutions’ revenues arising in the period must be enclosed with valid invoices or vouchers and be accounted fully into their turnover.

2. Management of expenditures: A credit institution’s expenditure is the amount to be spent in the period for business and other activities as provided for in Article 17 of Decree No.166/1999/ND-CP of November 19, 1999 of the Government, a number of expenses to be made by the credit institution under the following guidance:

2.1. Business operation expenses:

a) Expense for payment of deposit interest, loan interest.

b) Fixed asset depreciation expense for business operation according to the current regulations on the management, use and depreciation of fixed assets.

c) Expense for payment of wages and allowances of wage nature according to the provisions of the Government’s Decree No.166/1999/ND-CP of November 19, 1999.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Expense for services bought from the outside:

- Expenses for repair of fixed assets hired from the outside, transportation, electricity, water, telephone, materials, prints, stationery, work tools, fire-fighting devices, consultancy, auditing, property insurance premium, commissions for brokerage agency, consignment and other services.

- The above expenses must be evidenced with valid receipts or vouchers as provided for by the Finance Ministry.

- The expense for repair of fixed assets in order to restore their capacities may be accounted directly or distributed gradually into the business expenditure in the year. For particular fixed assets with the expense for their repair arising unevenly between periods and years, if credit institutions wish to incorporate in advance into the business expenditure, they must work out plans for advance deduction of expenses for fixed asset repair and report them to the Finance Ministry for consideration and decision. After obtaining the written approval from the Finance Ministry, the credit institutions shall have to notify such to the tax offices which directly manage them. The credit institutions must settle the actual repair expenses against the repair expenses deducted in advance; if the actual repair expense is larger than the deducted amount, the difference shall be accounted directly or distributed gradually into the expenses in the period; if the actual repair expense is smaller than the deducted amount, the difference shall be accounted into the income in the period.

- Expense for renting property shall be accounted into the business expenditure with the amount of money paid in the year, based on the property renting contracts. Where the property rent is paid in lump sum for many years, the rent shall be distributed gradually into the business expenditure according to the number of years using the property.

- Expenses for payment of agency or consignment commissions must be reflected in the agency or consignment contracts and shall only be accounted according to the spending amounts evidenced with valid vouchers.

- Expenses for brokerage commission:

+ The payment of brokerage commission by credit institutions must be associated with the economic efficiency brought about by the brokerage. The credit institutions shall base themselves on the Finance Ministry’s documents guiding the brokerage commission payment, their own conditions and specific characteristics to work out the regulations on brokerage commission payment for uniform and open application within the credit institutions. The Managing Boards of the credit institutions shall approve the above-said regulations for application within their respective units.

+ Basing themselves on the approved regulations as well as on each specific brokerage work arising in the operation, the general directors (directors) of the credit institutions shall decide the payment of commission for each brokerage activity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The brokerage commission shall not be paid to subjects being agents of the credit institutions, designated customers, managerial officials and employees of the credit institutions.

+ The brokerage commission payment must be based on the contracts or written certifications between the credit institutions and the commission recipients, which must contain the principal details: The name of the commission recipient; the spending content; the expense level; mode of payment; the time for performance and termination; liabilities of the parties.

+ With regard to the expense for property sublease brokerage commission (including property seized as guarantee for debt payment, debt- offsetting property): The level of expense for property sublease brokerage of a credit institution shall not exceed 3% of the money amount earned from the property lease in the year.

+ With regard to the expense for mortgaged, pledged property sale brokerage: The level of commission expense for the mortgaged, pledged property sale brokerage of a credit institution shall not exceed 1% of the actual value of the proceed from the sale of the property through brokerage, the brokerage expense for the sale of a property shall not exceed VND 20 million.

f) The expenses for payable taxes, charges and land rental related to business operation (excluding the enterprise income tax), including trade license tax, land use levy or lend rent, natural resource tax, bridge and ferry toll, airport fee, other taxes and fees.

g) Other expenses

- Expenses for advertisements, marketing, sale promotion, guest reception, festive occasions, public relations, conferences and other expenses must be evidenced with receipts or vouchers as provided for by the Finance Ministry, be closely associated with the business results. The expense level shall not exceed 7% of the total expenditure in the first two years for newly established credit institutions, and shall not exceed 5% of the total expenditure afterwards.

- Expense for labor protection for subjects who need labor safety devices while working and expense for uniforms of personnel working in the credit institutions as prescribed.

- Payment of severance allowances to laborers under the Government’s Decree No.198/CP of December 31, 1995 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code on labor contracts and other current legal documents of the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expense for mid-shift meals for laborers, which shall be prescribed by the credit institutions suited to their business efficiency, but the annual expense level in the year for each person shall not exceed the minimum wage level prescribed by the State for State employees.

- Payment of membership fees to domestic professional associations which the credit institutions have joined, which have been set by the associations and approved by the Finance Ministry. For the participation in foreign professional associations, the credit institutions may account into their expenditures the membership fees prescribed by foreign professional associations.

- Deduction for setting up reserves in the operations of credit institutions as provided for in Article 9, Section I, Chapter II of this circular.

- Expense for participation in the deposit insurance organizations under the provisions of law.

- Credit institutions may spend on rewarding inventions and innovations, the saving of materials according to the actual efficiency brought about by the inventions, innovations or materials savings. The Managing Boards of credit institutions must draw up and publicize regulations on rewards within the credit institutions.

- Credit institutions are entitled to account expenses for scientific research and technological renewal research, which aim to raise their business efficiency. The research topics and expenditure estimate for each of them must be approved by the Managing Boards and the credit institutions shall bear responsibility for the efficiency of their own topics.

- The expenses for schools, classes, training and fostering to raise the professional skills and managerial capabilities shall only be accounted into the expenses for subjects being officials and employees of the credit institutions. The credit institutions may account into their expenditures the difference after subtracting the amounts of financial support from the State budget (if any). The maximum expense level shall not exceed 1.3 times the public-service expense limit prescribed for the above subjects by the State.

- Financial support for educational organizations set up under the State’s regulations (if any) such as educational promotion funds, schools for disabled children or abandoned pupils: The general directors (directors) of credit institutions shall base themselves on the prescribed regimes and financial capabilities to decide the support levels and take responsibility therefor.

- Expense for security of the offices

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expense for environmental protection. If the expense amount in the year is large and exerts effect for many years, it shall be distributed to the subsequent years.

- Expense for payment of fine due to breach of economic contracts.

2.2. Expense for other activities

a) Expense for activities of trading in foreign currencies, gold and silver.

b) Expense for activities of purchasing and selling shares, bonds, credit bills.

c) Expense for property leasing activities.

d) Expense for sale and liquidation of fixed assets (including the remaining value of the fixed assets after the liquidation and sale).

e) Expense for activities of joint venture, partnership, capital contribution, stock purchase.

f) Expense for debt buying and selling operation among credit institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Credit institutions are entitled to pay the organizations with legal person status which have contributed to the recovery of forgiven debts and/or bad debts for them, based on the latters contributed efforts and efficiency brought about by such organizations.

- Credit institutions work out regulations on expenses for recovery of forgiven debts, overdue bad debts and submit them to the Managing Boards for approval then publicize these regulations. The general directors (directors) of the credit institutions shall be responsible for such expenses.

- The expense level for organizations with legal person status, which have contributed to the recovery of forgiven debts and/or overdue bad debts in the year for the credit institutions shall not exceed 2% of the recovered debt amounts. The maximum level of expense for the recovery of a debt shall not exceed VND 50 million.

h) The remaining property loss after they are offset with the sources prescribed in Article 6, Section I, Chapter II of this Circular.

i) Expense for the Party organizations and mass organizations in the credit institutions shall be taken from the funding sources of such organizations; if their funding sources are not enough, the deficit shall be accounted into the expenditures of the credit institutions.

k) Other reasonable and valid expenses.

Particularly for branches of foreign banks, they may account them into the business management expenditures allocated by their head offices to the Vietnam-based branches according to the ratio between the turnover of the Vietnam-based branches and the turnover of the head offices as provided for by law.

2.3. Credit institutions are not allowed to account into their expenditures the following:

- Amounts of fine due to the violations of such laws as traffic law, tax laws, environment law, labor law, the violations of regimes on reporting and statistics, financial accounting and other legislation. If the violations were committed by collectives or individuals, the violating subjects shall have to pay the fines. Besides the above-said compensations, the remaining amounts of fine shall be taken from after-tax profit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expense for overseas working trips in excess of the limits prescribed by the State for State employees and officials of State enterprises when traveling overseas on working missions.

- Expenses covered by other funding sources such as public-service expenses provided by the State budget, the superior bodies or other organizations; payment of loan capital for investment in capital construction in the period when the project is not yet completed; such interest amounts shall be accounted into the expense for investment in capital construction.

- Other unreasonable expenses.

3. Credit institutions with economic activities arising in foreign currencies shall have to convert such foreign currencies into Vietnam dong under the guidance of the Finance Ministry.

III. PROFIT DISTRIBUTION AND DEDUCTION FOR SETTING UP FUNDS

The distribution of profits, the deduction for setting up funds and the use thereof, by credit institutions shall comply with the provisions in Articles 21, 22, 23 and 24 of the Government’s Decree No.166/1999/ND-CP of November 19, 1999.

IV. THE REGIMES OF ACCOUNTING, STATISTICS, AUDITING, REPORTING AND FINANCIAL PUBLICITY

1. Credit institutions effect the accounting and statistical regimes as prescribed by law, making full entries of initial vouchers, updating accounting books and reflecting fully, promptly, truthfully, accurately and objectively the economic and financial activities.

2. The fiscal year of the credit institutions commences on January 1st and ends on December 31st of the calendar year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. Contents of a financial report

a) Reporting on the financial plan. Credit institutions draw up annual financial plans, including:

- The plan on capital sources and use.

- The plan for revenue, expenditure, business results and quota of remittance into the State budget.

- The plan for labor and wages.

b) The financial reports: Credit institutions shall have to draw up and fully send the following financial reports:

- The balance sheet of grade III accounts of the credit institutions, including extra-sheet accounts.

- The asset statement (the financial balance sheet) of the credit institutions.

- The explanation of the financial report with a number of contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The business results, the situation of State budget collection and remittance;

+ The labor and wage situation of the credit institution;

+ The situation of capital increase, decrease, change and use;

+ The situation of overdue debts, bad debts, irrecoverable debts, the situation of existing mortgaged assets;

- The report on independent financial auditing.

3.2. The chairmen of the Managing Boards and the general directors (directors) of the credit institutions shall take responsibility for the accuracy and truthfulness of these reports.

3.3. Deadlines for sending financial reports

a) Deadline for sending the financial plans:

The financial plans worked out by the credit institutions must be examined and approved by the Managing Boards and sent to the financial bodies before November 15 of the year preceding the plan year. Besides, the State-run credit institutions shall work out the plans on wage unit price, on State budget collection and remittance according to the provisions of the State Budget Law and other law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The quarterly report shall be sent within 45 days at most after the end of the quarter.

- The annual report shall be sent within 60 days at most after the end of the fiscal year.

- The report on the results of auditing the financial report of the credit institution by an independent auditing organization shall be sent to the State financial body and the State Bank within 15 days at most after the auditing results are available.

3.4. Recipients of reports

Credit institutions shall forward their financial plans, financial reports to the Finance Ministry, the tax offices that directly manage them, the statistical offices and the State Bank.

4. Financial publicity by credit institutions. The credit institutions shall effect the financial publicity regime according to the following regulations:

4.1. Form of publicity

a) Publicity to the State:

Quarterly and annually, the credit institutions shall have to make and send the financial reports to the State management bodies defined at Point 3, Section IV, Chapter II above. The Managing Boards and the general directors (directors) of the credit institutions shall have to explain the relevant financial matters at the requests of the State management bodies when the latter perform the State management functions as stipulated by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- At the end of the fiscal year, the Managing Boards or the general directors (directors) of the credit institutions shall have to make public the financial situation of their units. The publicity contents shall include:

+ The capital source situation: State capital, capital of shareholders, funds, mobilized capital, payable debts….

+ The capital use situation: Fixed assets, loan debit balance…

+ The revenue and expenditure situation: Turnovers, expenses for business activities, business results, State budget collection and remittance, payment of social insurance premiums, medical insurance premiums, trade union fees.

+ The situation on labor and income of officials and employees in the credit institutions, the application of measures to practice thrift, combat wastefulness and corruption in the credit institutions.

- The Managing Boards, the general directors (directors) shall coordinate with the trade union organizations to opt for form of publicity suitable to each subject receiving the information; the financial publicity may be effected at the employees’ congress, in meetings of the credit institutions, at meeting of trade union organizations and socio-political organizations in the credit institutions or through written notices to officials and employees in the credit institutions.

c) Publicity outside the credit institutions so that investors and customers have foundations to decide on economic relations and transactions with the credit institutions.

The contents need to be made public shall include the charter capital actually available at the time of publicity, payable debts, structure of capital sources and the use of capital, business results of the credit institutions. Besides, the credit institutions shall have to satisfy the other requirements depending on their ties with creditors, investors and customers.

4.2. The time for making financial publicity: 120 days after the end of the year the credit institutions have to make public their own financial situation to the above-said subjects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The credit institutions shall have to organize internal auditing of their financial reports in accordance with the provisions of the Law on Credit Institutions.

Within 30 days at most before the end of the fiscal year, the credit institutions shall have to choose an independent auditing organization operating lawfully in Vietnam to audit the financial reports.

V. EXAMINATION, FINANCIAL INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS COMMITTED BY CREDIT INSTITUTIONS

1. Credit institutions shall take self-responsibility for the accuracy and truthfulness of their financial reports. The financial bodies shall have to inspect the observance of the financial regimes by the credit institutions. The financial inspection shall be conducted in the following forms:

- Periodical or unexpected financial inspection.

- Specialized topic inspection according to the requirement of the financial management work.

2. Handling of violations:

- Credit institutions violating the financial regimes of the State shall be sanctioned according to the provisions of law.

- Where a credit institution fails to comply or have complied not fully with the regulations on financial report regime mentioned at Point 3, Section IV, Chapter II of this circular, it shall be sanctioned according to the provisions of the Government’s Decree No.49/1999/ND-CP of July 8, 1999 on administrative sanctions in the field of accounting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

- This Circular takes effect 15 days after its signing. The previous regulations on financial management applicable to credit institutions, which are contrary to this Circular, shall all be annulled.

- Basing themselves on the guidance on the financial regimes applicable to the credit institutions in this circular, the legal documents on the State’s financial regimes, the credit institutions shall draw up their own financial regulations and submit them to their Managing Boards for approval, which shall serve as basis for implementation. The State-run credit institutions (State-run commercial banks) shall guide and draw up financial regulations within the system, report them to the Finance Ministry for approval before their implementation.

- Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Finance Ministry for study, consideration and settlement.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

 

 NOTES TO THE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Quarter----------Year--------

 (issued in conjunction with Circular No. --------------date------of the Ministry of Finance)

I. CHARACTERISTICS OF CREDIT INSTITUTION ACTIVITY

1. Lisience of Establishment and Business Registration, term of validity.

2. Type of capital ownership.

3. Member of the Board of Director (Name, position of each person)

4. Member of the Management (Name, position of each person)

5. Head office at-----; number of branches, number of subsidiaries:--------

6. Total of officers, workers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Increase, decrease of fixed assets

Items

Land

Building, architectural part

Machine, equipment

Means of transport

Other

Total

1. Original cost of fixed assets

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

-Opening balance

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

- Increase in the period

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

New purchases

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

New construction

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Decrease in period

 

 

 

 

 

 

Including:

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

Liquidation

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Assignment, sale

 

 

 

 

 

 

- Closing balance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

2. Accumulated depreciation

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

- Increase in the period

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

- Decrease in the period

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Closing balance

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

3. Residual value

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

- Opening balance

 

 

 

 

 

 

- Closing balance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

2. Report on income, expenditure of credit institutions

Items

Opening balance

Change in the period

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit

Credit

1

2

3

4

5

A. Income

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

I. Income from credit activities

 

 

 

 

1. Income from lending interest

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

2. Income from guarantee operation

 

 

 

 

3. Other income from credit activities

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

II. Income from payment and treasury service

 

 

 

 

1. Income from deposit interest

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

2. Income from payment service

 

 

 

 

3. Income from treasury service

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

III. Income from other activities

 

 

 

 

1. Income from capital contribution, shares acquisition.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

2. Income from activities in the money market

 

 

 

 

3. Income from foreign currency business

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

4. Income from trust and agent activities

 

 

 

 

5. Income from other activities

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

6. Income from other sources.

 

 

 

 

B. Expenditure

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

I. Expenditure on funds mobilisation

 

 

 

 

1. Payment of deposit interests

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

2. Payment of lending interests

 

 

 

 

3. Payment of interests of issued valuable paper.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

4. Other expenditure

 

 

 

 

II. Expenditure on payment and treasury service

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

1. Expenditure on payment service

 

 

 

 

2. Payment of telecommunication fee

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

3. Expenditure on treasury service

 

 

 

 

4. Expenditure on other service

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

III. Other expenditure

 

 

 

 

1. Expenditure on the money market participation

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

2. Expenditure on foreign currency business

 

 

 

 

IV. Expenditure on assets

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

1. Depreciation of fixed assets

 

 

 

 

2. Maintenance and repair of assets

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

3. Working tools

 

 

 

 

4. Payment of asset insurance

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

5. Payment of asset lease fee

 

 

 

 

V. Expenditure on employment

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

1. Expenditure on salary and salary allowances

 

 

 

 

2. Other expenditure

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

VI. Payment of taxes and fees

 

 

 

 

1. Payment of taxes

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

2. Payment of fees

 

 

 

 

VII. Expenditure on management and administrative activities

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

1. Payment of material and printing paper

 

 

 

 

2. Business travel expense

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

3. Expenditure on training

 

 

 

 

4. Expenditure on R/D of technology, innovation

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

5. Expenditure on post and telephone

 

 

 

 

6. Expenditure on commission fee for assets re-lease, disposal of pledged assets, debt recovery.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

7. Expenditure on advertisement, marketing, promotion, public relation, meeting and other.

 

 

 

 

VIII. Expenditure for provision and deposit insurance

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

1. Expenditure for provision

 

 

 

 

2. Expenditure for deposit insurance

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

IX. Other expenditure

 

 

 

 

3. Staff income

Items

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Actual

Actual performance to plan (in percentage)

I. Total number of officers, workers

 

 

 

II. Staff income

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Total salary fund

 

 

 

2. Bonus

 

 

 

3. Total income (1+2)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

4. Average salary

 

 

 

5. Average income

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To be reported by credit institutions on the annual basis.

4. Performance of obligations to the State Budget

Items

Code

Amounts payable at the beginning of the period

Change in the period

Accumulated from beginning of the year

Amounts payable at the ending of the period

Amount to be paid

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Amounts to be paid

Amounts paid

I. Tax

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. VAT

 

 

 

 

 

 

 

2. Excise tax

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

3.Import-export taxes

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

4. Income tax

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

5. Tax on the use of the State Budget capital

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Natural resource taxes (royalty)

 

 

 

 

 

 

 

7. land and housing taxes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

8. Land rental

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

9. Other taxes

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

II.Other obligations

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Supplemental contribution

 

 

 

 

 

 

 

2. Fees

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

3. Other obligations

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

To be prepare by credit institutions in accordance with current guidelines of the Ministry of Finance and the Tax authority.

5. Overdue debts of credit institutions

Items

Opening balance

Change in the period

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Increase

Decrease

I. Total outstanding debts

 

 

 

 

II. Overdue debts

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

1. Overdue debt under 180 days

 

 

 

 

2. Overdue debt from 181 days to 360 days

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

3. Debt difficult to recover

 

 

 

 

III. Overdue debts with secured assets

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

IV. Overdue debt ratio

 

 

 

 

6. Increase, decrease of the source of funds and the use of funds

Items

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Change in the period

Closing balance

Increase

Decrease

1

2

3

4

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

I. Funds Mobilisation

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

1.1 In VND

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

+ Demand deposits

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

+ Time deposit with term from 12 months onwards.

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

+ Non-term savings

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

+ Savings with term from 12 months onwards.

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

1.2. In foreign currency

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

+ Demand deposits

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

+ Time deposits with term from 12 months onwards.

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

+ Non-term saving

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

+ Savings with term from 12 months onwards.

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2. Borrowing

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2.2. Borrowing from domestic credit institutions

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2.4. Funds received for co-financing

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

3.1. Short-term (under 12 months)

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

II. Funds entrusted for investments

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2. In foreign currency

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

1. Capital of credit institution

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

1.2.Funds for investment in infrastructure

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2. Funds of credit institution

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2.2. Business development fund

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2.4. Other funds

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

I. Cash and valuable papers

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2. Cash in foreign currency, valuable paper documents denominated in foreign currency.

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

II. Deposits

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

1.1. Deposits in VND

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2. Deposits at domestic credit institutions

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2.2. Deposits in foreign currency

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

III. Investment in securities

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2. Investment in foreign securities

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

IV. Joint-venture participation

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2. In foreign currency

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

1. Lending to domestic credit institutions

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

1.2. Lending in foreign currency

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2.1. Lending in VND

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

b) Medium, long - term lending

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

a) Short-term lending

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

3. Discount operation, mortgage of valuable papers

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

3.2. Mortgage of valuable papers

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

4.1. Leasing in VND

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

4.3. Investment in equipment used for finance leasing

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

5.1. Payment in lieu of customers in VND

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

6. Lending with funds entrusted.

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

6.2. In foreign currency

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

8. Other lending

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

8.2. Lending for debts settlement

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

8.4. Other lending

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

10. Debts frozen

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

Original cost of assets

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

Date: --------

 

PREPARED BY

CHIEF ACCOUNTANT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



[1] / This is the word by word translation from the Vietnamese version. It seems controversy since the “compensation” is not mentioned anywhere in this paragraph. The payment of the fine by the collective or an individual may, therefore, be understood as “compensation”?

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 92/2000/TT-BTC ngày 14/09/2000 hướng dẫn Nghị định 166/1999/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng do Bộ tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.459

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.97.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!