Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 81-VP/TH thanh toán nợ cũ tiền hàng mua bán mới

Số hiệu: 81-VP/TH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thương nghiệp, Ngân hàng quốc gia Người ký: Hoàng Quốc Thịnh, Lê Viết Lượng
Ngày ban hành: 14/03/1959 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG NGHIỆP-NGÂN HÀNG QUỐC GIA
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do -  Hạnh phúc
********

Số: 81-VP/TH

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC THANH TOÁN NỢ CŨ VÀ TIỀN HÀNG MUA BÁN MỚI

Để thi hành chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (công văn số 5422/TN ngày 01-12-1958 và số 0122/KT ngày 16-01-1959) về việc thanh toán nợ dây dưa, các đơn vị Mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán đã tiến hành thanh toán được một số nợ cũ và đã có nơi bắt đầu thanh toán được một số nợ cũ và đã có nơi bắt đầu thanh toán qua Ngân hàng. Nhưng nợ cũ dây dưa vẫn còn nhiều và hiện tượng mua bán không thanh toán qua Ngân hàng vẫn còn phổ biến, nên Liên Bộ Thương nghiệp – Ngân hàng ban hành, thông tư này quy định những việc cụ thể để các đơn vị thi hành, trong một thời gian ngắn, chấm dứt tình trạng nợ dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau, nhằm mục đích đẩy mạnh hạch toán kinh tế và thực hiện tốt việc phân cấp quản lý trong ngành Thương nghiệp.

1. Xúc tiến việc thanh toán nợ cũ:

Các Tổng công ty, Công ty Mậu dịch và Hợp tác xã mua bán, lập ngay bản thống kê công nợ, có phân tích nợ đã xác nhận và nợ chưa xác nhận gửi cho Ngân hàng (các Công ty gửi cho Chi nhánh Ngân hàng địa phương các Tổng công ty gửi cho Ngân hàng Trung ương) để Ngân hàng có căn cứ hướng dẫn các Tổng Công ty và Công ty tiến hành thanh toán.

a) Nếu Tổng công ty hay Công ty và Hợp tác xã mua bán là đơn vị có nợ (bên bán) mà nợ đã có chữ ký xác nhận của đơn vị mắc nợ (bên mua) thì lập ngay hóa đơn hay giấy đòi nợ giao cho Ngân hàng của mình để gửi cho Ngân hàng bên mua đôn đốc bên mua trả nợ mình.

Nếu nợ chưa được bên mua xác nhận thì Tổng công ty hay Công ty và Hợp tác xã mua bán phải cử ngay người đến trực tiếp với bên mua (dù ở tỉnh xa) để tính toán, đối chiếu và lấy chữ ký xác nhận rồi giao cho Ngân hàng của mình thu hộ.

b) Nếu Tổng công ty hay Công ty và Hợp tác xã mua bán là đơn vị mắc nợ (bên mua) mà nợ đã xác nhận rồi thì sau khi nhận được hóa đơn hay giấy đòi nợ, phải làm giấy ủy nhiệm chi để Ngân hàng trích tài khoản thanh toán chuyển trả cho bên bán. Nếu xét thấy cần thiết, sau khi phân tích kỹ tình hình kinh doanh (tồn kho có đủ vật tư đảm bảo), Ngân hàng có thể cho vay để trả nợ cho bên bán. Nếu Tổng công ty hay Công ty nhất thiết không trả nợ cho bên bán thì Ngân hàng có thể căn cứ vào giấy ký xác nhận nợ của Tổng công ty hay Công ty và Hợp tác xã mua bán mà chủ động trích tài khoản của Tổng công ty hay Công ty và Hợp tác xã mua bán để chuyển trả cho bên bán, cho đến khi thanh toán xong nợ.

Việc thanh toán công nợ giữa Tổng công ty và Công ty hay giữa các Công ty với nhau hay giữa Công ty với Hợp tác xã mua bán từ nay đến 15-04-1959 là hạn cuối cùng phải làm xong.

2. Thi hành các thể lệ thanh toán và cho vay thanh toán đã ban hành trong việc giao dịch mua bán các đơn vị mậu dịch quốc doanh:

Song song với việc thanh toán công nợ cũ, Tổng công ty và Công ty hay Hợp tác xã mua bán phải xúc tiến ký kết hợp đồng, thi hành các nguyên tắc và thể lệ thanh toán đã ban hành, cụ thể là:

a) Nếu Tổng Công ty hay Công ty và Hợp tác xã mua bán là đơn vị bán hàng:

- Mỗi khi Tổng công ty hay Công ty và Hợp tác xã mua bán bán hàng cho một tổ chức nào thì phải lập hóa đơn hay giấy đòi nợ giao cho Ngân hàng thu hộ (lúc đầu chưa có giá cả chính thức và chưa có kết hợp đồng thì có thể lấy giá cũ hay giá tạm tính và lấy chữ ký xác nhận của bên mua).

- Ngân hàng nhận thu hộ gửi ngay hóa đơn hay giấy đòi nợ cho Ngân hàng bên mua để đôn đốc bên mua thanh toán.Trường hợp Tổng công ty hay Công ty và Hợp tác xã mua bán chưa lấy được chữ ký xác nhận của bên mua, nhưng có thư mua hàng hay giấy đề nghị chuyển hàng của bên mua thì Ngân hàng cũng có thể nhận thu hộ.

- Đối với các khoản mua bán đã có ký kết hợp đồng giao dịch, Ngân hàng có thể cho đơn vị bán hàng vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi, nếu đơn vị bán hàng yêu cầu và thực sự có khó khăn về tài chính. Riêng đối với các khoản mua bán chưa có ký kết hợp đồng mà chỉ có chữ ký xác nhận của bên mua thì tạm thời Ngân hàng chưa cho đơn vị bán hàng vay thanh toán mà chỉ nhận thu hộ. Nếu xét cần cho vay, thì phải nghiên cứu kỹ tình hình kinh doanh của đơn vị bán.

b) Nếu Tổng công ty hay Công ty và Hợp tác xã mua bán là đơn vị mua hàng:

- Mỗi khi Tổng công ty hay Công ty và Hợp tác xã mua bán mua hàng của một tổ chức nào thì phải đòi ngay hóa đơn hay giấy đòi nợ của đơn vị bán hàng, lập giấy ủy nhiệm chỉ cho Ngân hàng, trích tài khoản thanh toán để trả; nếu cần, có thể yêu cầu Ngân hàng cho vay tiền để trả.

- Nếu Tổng công ty hay Công ty và Hợp tác xã mua bán đã ký xác nhận nợ với bên bán mà nhất thiết không làm giấy ủy nhiệm chi hay xin vay để trả tiền mua hàng dự trữ tồn kho thì Ngân hàng chủ động trích tài khoản của Tổng công ty hay Công ty mua hàng để chuyển trả cho bên bán cho đến khi thanh toán xong tiền hàng. Trường hợp tài khoản không có tiền, Ngân hàng có thể áp dụng kỷ luật thanh toán bằng bình tức phạt 0,05% một ngày trên những số tiền nợ để trả cho đơn vị bán hàng như đã nói trong thể lệ thanh toán đã ban hành.

3. Trách nhiệm của các Tổng công ty, Ty Thương nghiệp và Chi nhánh Ngân hàng địa phương:

- Các Tổng công ty, công ty và Hợp tác xã mua bán có trách nhiệm tích cực, khẩn trương thi hành.

- Các Sở, Ty Thương nghiệp có trách nhiệm đôn đốc các Công ty Mậu dịch và Hợp tác xã mua bán tiến hành thanh toán gấp.

- Các Chi nhánh Ngân hàng địa phương có trách nhiệm cùng với Sở, Ty Thương nghiệp hướng dẫn giúp đỡ các Công ty và Hợp tác xã mua bán trong việc thanh toán.

Vấn đề giải quyết nợ cũ và thanh toán nợ mới qua Ngân hàng quốc gia là mấu chốt để thủ tiêu tình trạng nợ nần lẫn nhau, phân phối lại vốn ngoài kế hoạch Nhà nước, là công tác trọng tâm hỗ trợ cho công tác cho vay ngắn hạn. Nó đặt ra hết sức cấp bách trong hệ thống Mậu dịch quốc doanh và Hợp tác xã mua bán.

Liên bộ Thương nghiệp và Ngân hàng quốc gia Việt Nam rất mong các Tổng công ty, Sở, Ty Thương nghiệp, Công ty Mậu dịch quốc doanh, Hợp tác xã mua bán và các Chi nhánh Ngân hàng tổ chức nghiên cứu, đặt kế hoạch cụ thể, chấp hành nghiêm chỉnh thông tư này. 

TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

 
 

 
Lê Viết Lượng

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG  

 
 

 
Hoàng Quốc Thịnh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 81-VP/TH ngày 14/03/1959 về việc thanh toán nợ cũ và tiền hàng mua bán mới do Bộ Thương Nghiệp- Ngân Hàng Quốc Gia ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.299

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.162.107
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!