Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 148/2010/TT-BTC hướng dẫn biện pháp phòng, chống rửa tiền

Số hiệu: 148/2010/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 24/09/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 148/2010/TT-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2010

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN ĐỐI VỚI LĨNH VỰC BẢO HIỂM, CHỨNG KHOÁN VÀ TRÒ CHƠI GIẢI TRÍ CÓ THƯỞNG

Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 9 tháng 12 năm 2000; 
Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 06 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền;
Căn cứ Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;                     
Căn cứ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Nghị định số 84/2010/NĐ-CP ngày 02/8/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/03/2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số;
Căn cứ Quyết định số 32/2003/QĐ-TTg ngày 27/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng tại Việt Nam, bao gồm:

1. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.

2. Các cá nhân, tổ chức tham gia phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, tổ chức giao dịch chứng khoán, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán.

3. Các doanh nghiệp được phép kinh doanh xổ số, đặt cược, ca-si-nô (casino) và trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Giao dịch đáng ngờ” là giao dịch được quy định tại Điều 9 của Thông tư này và tại Điều 10 của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền (sau đây gọi tắt là Nghị định số 74/2005/NĐ-CP).

2. “Tổ chức báo cáo” là các tổ chức được quy định tại Điều 2 của Thông tư này có trách nhiệm báo cáo theo thẩm quyền và phạm vi hoạt động được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. “Báo cáo giao dịch đáng ngờ” là báo cáo do các tổ chức báo cáo lập để gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các giao dịch đáng ngờ. 

4. “Giao dịch có giá trị lớn” là các giao dịch bằng tiền mặt có mức giá trị phải báo cáo theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

5. “Cập nhật thông tin khách hàng” là việc sửa đổi, bổ sung thông tin đã nhận biết về khách hàng nhằm đảm bảo thông tin được đầy đủ, chính xác trong suốt thời gian thiết lập mối quan hệ, giao dịch với khách hàng.

6. “Người được hưởng lợi” là người sở hữu hoặc kiểm soát cuối cùng đối với một giao dịch tiền tệ hay tài sản khác.

7. “Không thực hiện giao dịch” là việc tổ chức báo cáo giữ nguyên trạng thái tài khoản hoặc giao dịch kể từ khi quyết định áp dụng các biện pháp xử lý tạm thời được quy định trong Điều 11 của Thông tư này.

8. "Trò chơi giải trí có thưởng" là các hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng. 

9. "Đồng tiền quy ước" là các đồng chíp, đồng xèng, thẻ sử dụng thay thế cho tiền để tham gia vào các trò chơi có thưởng và chỉ có giá trị sử dụng tại điểm kinh doanh casino và điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.

10. “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền” là cơ quan nhà nước có chức năng quản lý, thu thập, xử lý và lưu giữ thông tin liên quan tới các giao dịch mà các đối tượng được quy định tại Điều 2 của Thông tư này thực hiện bao gồm: Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cụ thể bao gồm:

a) Đối với lĩnh vực bảo hiểm là Cục Quản lý và giám sát Bảo hiểm - Bộ Tài chính;

b) Đối với lĩnh vực chứng khoán là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - Bộ Tài chính;

c) Đối với lĩnh vực trò chơi giải trí có thưởng là Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính - Bộ Tài chính.  

Chương II

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

Điều 4. Quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền

1. Căn cứ vào quy định tại Nghị định số 74/2005/NĐ-CP, Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan, các tổ chức báo cáo phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền trong đó xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức báo cáo trong việc đảm bảo khả năng phát hiện và hạn chế các tổ chức, cá nhân thông qua tổ chức báo cáo để thực hiện các hành vi rửa tiền. Nội dung quy chế nội bộ bao gồm các quy định, quy trình, thủ tục cơ bản như sau:

a) Quy trình, thủ tục nhận biết và cập nhật thông tin về khách hàng và người được hưởng lợi, các biện pháp xác minh thông tin về khách hàng và người được hưởng lợi trong trường hợp có phát sinh giao dịch đáng ngờ;

b) Quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Quy định biện pháp tạm thời áp dụng trong phòng, chống rửa tiền và nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn, không thực hiện giao dịch;

d) Quy trình chấp nhận và quản lý khách hàng đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng;

đ) Quy định về kiểm soát và kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền;

e) Quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của người hoặc bộ phận phụ trách phòng, chống rửa tiền;

g) Quy định về đào tạo nâng cao nhận thức và nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền;

h) Quy định về lưu giữ và bảo mật thông tin.

2. Quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền phải được phổ biến đến từng cá nhân, bộ phận có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền trong tổ chức báo cáo, kể cả đối với những người được tổ chức báo cáo thuê làm việc trong thời gian từ 6 tháng trở lên có liên quan đến những giao dịch tài chính, tiền tệ tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài.

3. Tổ chức báo cáo phải gửi Quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền cho Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Tổ chức báo cáo tự quyết định việc cung cấp Quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền cho các định chế tài chính đối tác trong nước và ngoài nước trong quan hệ đại lý khi được yêu cầu.

Điều 5. Cán bộ hoặc bộ phận chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền

1. Căn cứ vào quy mô, phạm vi và đặc thù hoạt động của mình, tổ chức báo cáo quyết định việc bố trí cán bộ hoặc thành lập bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền. Tổ chức báo cáo phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành các thông tin liên quan đến tên, địa chỉ cán bộ hoặc bộ phận chịu trách nhiệm về phòng chống rửa tiền và các thông tin về địa chỉ, điện thoại, số fax của tổ chức để liên hệ khi cần thiết. Khi có bất cứ thay đổi nào trong những thông tin nêu trên, tổ chức báo cáo phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  

2. Cán bộ hoặc bộ phận chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền có các chức năng, nhiệm vụ chính sau đây:

a) Tiếp nhận và thẩm tra thông tin về giao dịch đáng ngờ do nhân viên, phòng ban, bộ phận có liên quan báo cáo;

b) Lập và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo giao dịch đáng ngờ để gửi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ và cập nhật thông tin về báo cáo giao dịch đáng ngờ để cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Chịu trách nhiệm định kỳ hàng tháng lập và lưu trữ báo cáo giao dịch có giá trị lớn và cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;

đ) Lập các báo cáo về hoạt động phòng, chống rửa tiền trong tổ chức theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Xây dựng, triển khai các chương trình, chính sách, chiến lược phòng, chống rửa tiền áp dụng trong tổ chức;

g) Thường xuyên xem xét, đánh giá và điều chỉnh quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, các thay đổi và phát triển trong hoạt động kinh doanh của tổ chức;

h) Chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức đào tạo về các nội dung và biện pháp phòng, chống rửa tiền cho các nhân viên và những cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Điều 6. Quy trình nhận biết khách hàng

1. Các trường hợp nhận biết khách hàng:

a) Khách hàng mở tài khoản lần đầu với tổ chức báo cáo;

b) Khách hàng thực hiện các giao dịch quy định tại Điều 8 Thông tư này;

c) Khách hàng thực hiện các giao dịch quy định tại Điều 9 Thông tư này.

2. Nội dung thông tin nhận biết khách hàng:

Tổ chức báo cáo tự thiết kế mẫu nhận biết khách hàng nhưng phải đảm bảo các thông tin tối thiểu sau đây:

a) Thông tin về khách hàng:

- Đối với khách hàng cá nhân: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp; chức vụ; số hộ chiếu, thị thực nhập cảnh, giấy chứng minh thư nhân dân; địa chỉ (người Việt Nam là địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu và nơi ở hiện tại, người nước ngoài là địa chỉ đăng ký ở nước ngoài và địa chỉ đăng ký tạm trú ở Việt Nam), điện thoại. Trường hợp tài khoản do nhiều khách hàng đứng tên thì phải cung cấp đầy đủ những thông tin nêu trên đối với từng khách hàng.

- Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở; số điện thoại, số fax; số, ngày cấp giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cơ quan thành lập; thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh; thông tin tóm tắt về cơ cấu tổ chức và bộ máy lãnh đạo; thông tin về người đại diện pháp luật cho tổ chức (bao gồm các thông tin như đối với khách hàng cá nhân nêu trên).

- Đối với khách hàng là chủ hợp đồng bảo hiểm: phải cung cấp thông tin như trường hợp khách hàng cá nhân, người được ủy quyền ký thay hoặc người được hưởng lợi.

b) Ngày, tháng, năm mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch;

c) Số tiền ban đầu của tài khoản hoặc giao dịch giá trị tính theo nội tệ hoặc giá trị tính theo ngoại tệ và tỷ giá chuyển đổi (nếu cần);

d) Mục đích và giá trị của tài khoản hoặc giao dịch, thông tin về người được hưởng lợi;

đ) Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người phát lệnh chuyển tiền đầu tiên (nếu có);

e) Tên và chữ ký của nhân viên tổ chức báo cáo chịu trách nhiệm duyệt mở tài khoản hoặc xử lý giao dịch với khách hàng.

3. Biện pháp nhận biết khách hàng:

a) Sử dụng các tài liệu, dữ liệu gốc đáng tin cậy để nhận dạng và xác minh nhận dạng khách hàng ví dụ:

- Đối với khách hàng là cá nhân: giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng hoặc các giấy tờ tuỳ thân hợp lệ khác có ảnh của khách hàng và có đóng dấu giáp lai lên ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Đối với khách hàng là tổ chức: giấy phép hoặc quyết định thành lập, quyết định đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.

- Đối với khách hàng là chủ hợp đồng bảo hiểm: các giấy tờ xác minh nhận dạng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, hồ sơ y tế của chủ hợp đồng bảo hiểm, người được hưởng lợi, giấy tờ chứng minh thu nhập.

b) Tổ chức báo cáo có thể sử dụng bên thứ ba để xác minh nhận dạng khách hàng như sau:

- Thông qua các cá nhân, tổ chức (bao gồm cả các tổ chức báo cáo khác) đã hoặc đang có quan hệ với khách hàng và đối chiếu thông tin có được với thông tin do khách hàng cung cấp.

- Thông qua cơ quan quản lý hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

- Tổ chức báo cáo có thể thuê, hợp tác với các tổ chức khác để xác minh nhận dạng khách hàng.

c) Trường hợp có nhiều khách hàng có liên quan thì tổ chức báo cáo phải áp dụng biện pháp xác minh nhận dạng đối với từng khách hàng;

d) Tổ chức báo cáo tự bổ sung các biện pháp nhận biết khách hàng khác căn cứ vào tính chất hoạt động, kinh doanh của tổ chức báo cáo và căn cứ vào  mức độ rủi ro rửa tiền gắn với từng loại khách hàng. Tuy nhiên, trách nhiệm cuối cùng về nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng thuộc về tổ chức báo cáo.

Điều 7. Rà soát thông tin về khách hàng và giao dịch

1. Tổ chức báo cáo cần kiểm tra kỹ giấy tờ, tài liệu liên quan đến các giao dịch lớn, bất thường để phát hiện các giao dịch đáng ngờ.

2. Tổ chức báo cáo phải thường xuyên rà soát thông tin về khách hàng, đặc biệt các khách hàng đã có nghi vấn tiến hành các hoạt động rửa tiền hoặc khách hàng có tên trong danh sách cảnh báo của Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này.

3. Tổ chức báo cáo phải thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng đã được báo cáo trong các giao dịch đáng ngờ trước đây.

Điều 8. Giao dịch có giá trị lớn

1. Mức giá trị giao dịch có giá trị lớn:

a) Đối với lĩnh vực bảo hiểm: Khách hàng đóng phí bảo hiểm một hoặc nhiều lần trong một ngày bằng tiền mặt cho hợp đồng bảo hiểm cá nhân có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên bằng tiền Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ được quy đổi sang tiền Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh giao dịch;

b) Đối với lĩnh vực chứng khoán:

- Khách hàng là cá nhân thực hiện một hoặc nhiều giao dịch mua hoặc bán chứng khoán bằng tiền mặt trong một ngày có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên;

- Khách hàng là tổ chức thực hiện một hoặc nhiều giao dịch mua hoặc bán chứng khoán bằng tiền mặt trong một ngày có tổng giá trị từ 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên.

c) Đối với lĩnh vực trò chơi giải trí có thưởng:

- Khách hàng là cá nhân thực hiện một hoặc nhiều giao dịch mua vé xổ số, vé đặt cược, đồng tiền quy ước bằng tiền mặt trong một ngày có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ được quy đổi sang tiền Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh giao dịch.  

- Khách hàng là người đại diện cho một hoặc nhiều khách hàng cá nhân để thực hiện giao dịch mua vé xổ số, vé đặt cược, đồng tiền quy ước thì giao dịch có giá trị lớn là một hoặc nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày được tính theo bình quân đầu khách hàng có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trên 01 khách hàng cá nhân trở lên bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ được quy đổi sang tiền Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh giao dịch.  

2. Tổ chức báo cáo định kỳ hàng tháng phải lập và lưu trữ (ở dạng văn bản hoặc tệp điện tử) các báo cáo giao dịch có giá trị lớn theo Mẫu số 01 đính kèm Thông tư này.

Tổ chức báo cáo phải gửi báo cáo giao dịch có giá trị lớn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

3. Tổ chức báo cáo phải rà soát, sàng lọc các giao dịch có giá trị lớn để phát hiện các giao dịch đáng ngờ.

Điều 9. Giao dịch đáng ngờ

Ngoài các dấu hiệu giao dịch đáng ngờ được quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP, Bộ Tài chính quy định bổ sung các dấu hiệu giao dịch đáng ngờ dưới đây:

1. Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc một giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính.

2. Doanh số giao dịch trên tài khoản không phù hợp với thông tin và hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản của khách hàng.

3. Tài khoản của khách hàng không giao dịch trên một năm, giao dịch trở lại mà không có lý do hợp lý nào.

4. Giao dịch được tiến hành bởi một khách hàng có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mà tổ chức báo cáo biết hoặc có trong danh sách cảnh báo do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.

5. Dấu hiệu khác của giao dịch đáng ngờ đối với lĩnh vực bảo hiểm:

a) Khách hàng yêu cầu mua một hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn hoặc yêu cầu thanh toán trọn gói (thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm một lần) đối với các sản phẩm bảo hiểm không áp dụng hình thức thanh toán trọn gói, trong khi những hợp đồng bảo hiểm hiện tại của khách hàng chỉ có giá trị nhỏ và thanh toán định kỳ;

b) Khách hàng yêu cầu ký kết hợp đồng bảo hiểm với khoản phí bảo hiểm định kỳ không tương xứng với thu nhập hiện tại của khách hàng, hoặc yêu cầu mua hợp đồng bảo hiểm liên quan đến công việc kinh doanh nằm ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng;

c) Khách hàng đề nghị mua hợp đồng bảo hiểm sử dụng séc ký phát từ một tài khoản không phải là tài khoản cá nhân của khách hàng, hoặc thanh toán bằng các công cụ ngân hàng nhưng là giao dịch khuyết danh hoặc sử dụng và thanh toán trái phiếu qua biên giới;

d) Khách hàng yêu cầu thay đổi những người hưởng lợi đã chỉ định hoặc người thụ hưởng bằng một người không có mối quan hệ rõ ràng với người mua hợp đồng bảo hiểm;

đ) Khách hàng yêu cầu vay giá trị tiền mặt tối đa của một hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm hoặc sử dụng đơn bảo hiểm để đặt cọc hoặc thế chấp (trừ trường hợp tổ chức tín dụng yêu cầu);

e) Công ty của khách hàng có thay đổi bất thường về hoạt động của nhân viên hoặc đại lý (Ví dụ số hợp đồng bảo hiểm của nhân viên tăng lên đáng kể hoặc bất thường) hoặc mức hoạt động của hợp đồng đóng phí một lần liên tục vượt quá mức trung bình của công ty;

g) Khách hàng do một đại lý ở nước ngoài, chi nhánh hoặc công ty có trụ sở ở nước và vùng lãnh thổ không hợp tác do Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) chỉ định hoặc ở nước mà tham nhũng hoặc việc sản xuất và buôn bán ma túy bất hợp pháp có thể đang phổ biến.

6. Dấu hiệu khác của giao dịch đáng ngờ đối với lĩnh vực chứng khoán.

a) Khách hàng cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo hoặc từ chối cung cấp những thông tin cần thiết khi có yêu cầu liên quan đến giá trị và nguồn gốc tài sản của khách hàng tại công ty chứng khoán;

b) Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do một cá nhân hay một tổ chức thực hiện;

c) Khách hàng thực hiện chuyển nhượng chứng khoán ngoài hệ thống mà không có lý do hợp lý;

d) Tài khoản giao dịch chứng khoán của người không cư trú tại Việt Nam có giá trị lớn được rút ra khỏi Việt Nam và chuyển vào các trung tâm tài chính ở nước ngoài;

đ) Giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn tiền từ các quỹ đầu tư được mở ở các vùng, lãnh thổ được các tổ chức quốc tế xếp loại là có nguy cơ rửa tiền cao.

7. Dấu hiệu khác của giao dịch đáng ngờ đối với lĩnh vực trò chơi giải trí có thưởng:

a) Khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua khi tham gia các trò chơi có thưởng tại điểm kinh doanh casino và điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng;

b) Khách hàng mua số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn tại điểm kinh doanh casino và điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng nhưng không tham gia chơi hoặc chơi với số lượng rất nhỏ sau đó đổi lại thành tiền và yêu cầu doanh nghiệp thanh toán bằng séc, hối phiếu ngân hàng hoặc chuyển tiền đến tài khoản khác;

c) Khách hàng yêu cầu chuyển tiền thắng cược, trúng thưởng cho bên thứ ba không có mối quan hệ rõ ràng với khách hàng, đặc biệt khi bên thứ ba không ở cùng nơi thường trú của khách hàng;

d) Khách hàng bổ sung tiền mặt hoặc séc vào số tiền thắng cược, trúng thưởng và yêu cầu doanh nghiệp chuyển thành một séc chung có giá trị lớn;

đ) Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu doanh nghiệp đổi số lượng đồng tiền quy ước thành tiền có giá trị lớn mà không có nguồn gốc rõ ràng;

e) Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu bên thứ ba mua hộ số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn và nhờ bên thứ ba chơi cá cược hộ;

g) Khách hàng nhiều lần trong một ngày mua vé xổ số, vé đặt cược, đồng tiền quy ước ở gần mức giới hạn giao dịch có giá trị lớn.

8. Tổ chức báo cáo tự bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ căn cứ vào tính chất hoạt động, kinh doanh của tổ chức.

Điều 10. Quy trình xử lý giao dịch đáng ngờ

1. Một tổ chức được coi là đã phát hiện ra giao dịch đáng ngờ và phải có trách nhiệm báo cáo nếu nhân viên của tổ chức báo cáo phát hiện hoặc có lý do để tin rằng giao dịch đáng ngờ đang diễn ra hoặc thông tin trong hồ sơ, tài liệu do tổ chức báo cáo lưu giữ hoặc có được cho thấy khách hàng hoặc giao dịch do khách hàng thực hiện rõ ràng có dấu hiệu bất thường hoặc đáng ngờ và những khách hàng và giao dịch đáng ngờ đó đã được báo cáo cho cán bộ hoặc bộ phận phụ trách về phòng, chống rửa tiền của tổ chức báo cáo hoặc đã báo cáo cho người có thẩm quyền của tổ chức báo cáo.

2. Khi phát hiện các giao dịch đáng ngờ, tổ chức báo cáo phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Mẫu số 02 đính kèm Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết tổ chức báo cáo có thể báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng các phương tiện fax hoặc điện thoại nhưng sau đó phải gửi báo cáo bằng văn bản.

3. Tổ chức báo cáo có trách nhiệm theo dõi diễn biến giao dịch đã báo cáo, cập nhật thông tin mới phát sinh có liên quan.

4. Thời hạn báo cáo:

a) Trừ các trường hợp quy định tại Điều 11 Thông tư này, trong vòng 48 giờ làm việc kể từ thời điểm tổ chức báo cáo phát hiện hoặc có lý do để tin rằng giao dịch đáng ngờ đã hoặc đang diễn ra thì tổ chức báo cáo phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Trường hợp tổ chức báo cáo phát hiện hoặc có lý do để tin rằng giao dịch có liên quan tới hoạt động tội phạm rửa tiền, tài trợ cho khủng bố đã hoặc đang diễn ra thì tổ chức báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 24 giờ làm việc kể từ thời điểm phát hiện giao dịch đó.

c) Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, tổ chức báo cáo lập báo cáo tổng hợp hoạt động phòng, chống rửa tiền đã thực hiện trong năm và gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

5. Bảo mật thông tin:

a) Tổ chức báo cáo không được thông báo cho khách hàng và các bên có liên quan đến giao dịch đáng ngờ về việc tổ chức báo cáo đã thực hiện báo cáo, nội dung báo cáo hoặc thông tin đã cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền;

b) Tài liệu, hồ sơ liên quan đến các giao dịch được báo cáo theo Thông tư này là tài liệu thuộc độ “Mật”, tổ chức báo cáo chỉ được cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

c) Các cá nhân, tổ chức thực hiện trách nhiệm báo cáo hoặc cung cấp thông tin về khách hàng có liên quan đến các giao dịch phải báo cáo theo quy định tại Nghị định số 74/2005/NĐ-CP và Thông tư này không bị coi là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin về khách hàng các hoạt động có liên quan đến khách hàng.

Điều 11. Áp dụng các biện pháp xử lý tạm thời

1. Tổ chức báo cáo khi áp dụng các biện pháp xử lý tạm thời phải đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

2. Tổ chức báo cáo được quyền không thực hiện giao dịch trong những trường hợp dưới đây và đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a) Các giao dịch có liên quan tới cá nhân, tổ chức thuộc danh sách cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động tội phạm do Bộ Công an hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp;

b) Có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan tới hoạt động phạm tội;

c) Giao dịch chuyển tiền vào hoặc ra ngoài tài khoản khách hàng theo mọi hình thức để sử dụng cho các mục đích nằm ngoài phạm vi hoạt động và cung ứng dịch vụ của tổ chức báo cáo;

d) Mở và duy trì hoạt động trên tài khoản vô danh hoặc chỉ đánh số hoặc của khách hàng giấu tên hoặc rõ ràng là sử dụng tên giả;

đ) Mở và duy trì hoạt động trên tài khoản của khách hàng mà tổ chức không trực tiếp gặp và xác định thông tin khách hàng ít nhất một lần.

3. Tổ chức báo cáo không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại phát sinh từ việc không thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

4. Niêm phong, tạm giữ tài sản, phong tỏa tài khoản giao dịch được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 12. Thời hạn lưu giữ hồ sơ

Tổ chức báo cáo có trách nhiệm lưu giữ thông tin, tài liệu nhận biết khách hàng, thông tin, tài liệu liên quan đến báo cáo các giao dịch đáng ngờ và báo cáo giao dịch có giá trị lớn được quy định tại Nghị định số 74/2005/NĐ-CP và Thông tư này ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng tài khoản hoặc từ ngày kết thúc giao dịch.

Điều 13. Đào tạo

1. Hàng năm, tổ chức báo cáo xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống rửa tiền cho tất cả cán bộ và nhân viên có liên quan đến các giao dịch tiền tệ và tài sản khác của tổ chức báo cáo. Tổ chức báo cáo có chính sách ưu tiên đào tạo đối với các nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng và cán bộ, nhân viên chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền.

2. Tổ chức báo cáo tự lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp với đặc điểm về tổ chức và hoạt động của mình, chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền.

3. Nội dung đào tạo cán bộ, nhân viên phải phù hợp với công việc và mức độ rủi ro rửa tiền liên quan đến công việc mà họ đảm nhiệm, phù hợp với trách nhiệm của họ trong việc thực hiện quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền và gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Các quy định của pháp luật và quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền chú trọng vào các vấn đề như các biện pháp nhận biết khách hàng, cách thức phát hiện và báo cáo về các giao dịch đáng ngờ, trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;

b) Cập nhật thông tin về các xu hướng, biện pháp và thủ đoạn rửa tiền;

c) Cập nhật thông tin về quy trình nội bộ và các biện pháp phòng, chống rửa tiền tổ chức đang áp dụng.

Điều 14. Kiểm soát nội bộ

1. Tổ chức báo cáo phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo việc tuân thủ quy định của pháp luật và quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền.

2. Hàng năm, tổ chức báo cáo phải tiến hành kiểm soát nội bộ công tác phòng, chống rửa tiền, đánh giá việc tuân thủ quy chế nội bộ đã được thiết lập và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác phòng, chống rửa tiền.

3. Mọi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm soát phải được báo cáo cho người phụ trách phòng, chống rửa tiền và người đứng đầu tổ chức báo cáo để xử lý.

Điều 15. Xử lý vi phạm

Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì xử lý hành chính theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để giải quyết.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát Bảo hiểm, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức báo cáo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng trung ương;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCNH.

KKT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 


MẪU BIỂU SỐ 01

Tên tổ chức báo cáo:

…………………………

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Các giao dịch có giá trị lớn
(Đính kèm Thông tư số 148 /2010/TT-BTC ngày 24/9/2010 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền)

STT

(1)

Ngày giao dịch

(2)

Tên khách hàng

(3)

Giấy tờ nhận dạng (4)

Số tiền giao dịch (triệu đồng)

(5)

Loại tiền giao dịch

(6)

Số hiệu tài khoản (nếu có)

(7)

Nội dung giao dịch

(8)

Số CMND

Số hộ chiếu

Số đăng ký KD của công ty

Mã số thuế của Công ty

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU (9)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (10)

 

Ghi chú:

(2) Ngày, tháng, năm phát sinh giao dịch;

(3) Ghi đầy đủ họ và tên (khách hàng là cá nhân); tên đầy đủ và tên viết tắt (khách hàng là tổ chức);

(4) Ghi đầy đủ, chi tiết từng cột; nếu không có thông tin, ghi “không”;

(5) Ghi tổng số tiền nộp trong một ngày; nếu là ngoại tệ thì quy về đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng vào thời điểm phát sinh giao dịch;

(6) Ghi ký hiệu loại tiền khách hàng nộp (ví dụ: VND, USD…);

(7) Ghi số hiệu tài khoản khách hàng nộp tiền vào (nếu có);

(8) Lý do, mục đích thực hiện giao dịch;

(9) Cán bộ chịu trách nhiệm về phòng chống rửa tiền tại đơn vị ký, ghi đầy đủ họ và tên;

(10) Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu;

(11) Mẫu báo cáo lập dưới dạng file excel.


MẪU BIỂU SỐ 02

Tên tổ chức báo cáo:

…………………………

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Các giao dịch đáng ngờ
(Đính kèm Thông tư số 148 /2010/TT-BTC ngày 24/9/2010 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền)

PHẢI ĐIỀN  ĐỦ THÔNG TIN VÀO CÁC MỤC YÊU CẦU

(Xem phần hướng dẫn điền báo cáo)

 

Báo cáo này có sửa đổi hay bổ sung báo cáo nào trước không?

□ Không

□ Có: - Số của báo cáo được sửa đổi:

           - Ngày của báo cáo được sửa đổi:

           - Nội dung sửa đổi:

Phần I

THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC BÁO CÁO

1. Thông tin về tổ chức báo cáo

a. Tên tổ chức báo cáo:

b. Địa chỉ (số nhà, đường/phố):

Quận/Huyện/Thị trấn:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

c. Điện thoại liên lạc

d. Fax:

đ. Tên chi nhánh/phòng giao dịch phát sinh giao dịch:

e. Địa chỉ (số nhà, đường/phố):

Quận/Huyện/Thị trấn:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

g. Điện thoại liên lạc:

h. Fax:

2. Thông tin về người lập báo cáo:

a. Họ và tên (đầy đủ):

b. Điện thoại cố định:

c. Điện thoại di động:

d. Bộ phận công tác:

Phần II

THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO DỊCH

1. Thông tin về cá nhân thực hiện giao dịch:

a. Họ và tên (đầy đủ):

b. Ngày sinh:

c. Nghề nghiệp:

d. Quốc tịch:

đ. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (số nhà, đường/phố):

Quận/Huyện/Thị trấn:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

e. Nơi ở hiện tại (số nhà, đường phố):

Quận/Huyện/Thị trấn:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

g. Số CMT:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực):

Ngày cấp:

Nơi cấp:

i. Điện thoại cố định:

k. Điện thoại di động:

l. Số tài khoản:

m. Loại tài khoản:

n. Ngày mở tài khoản:

o. Tình trạng tài khoản:

□ Hoạt động bình thường

□ Bất thường nêu rõ lý do:

 

2. Thông tin về tổ chức thực hiện giao dịch

2.1. Thông tin về tổ chức

a. Tên đầy đủ của tổ chức:

b. Tên tiếng nước ngoài (nếu có):

c. Tên viết tắt:

d. Địa chỉ (số nhà, đường/phố):

Quận/Huyện/Thị trấn:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

đ. Giấy phép thành lập số:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

e. Đăng ký kinh doanh số:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

g. Mã số thuế:

h. Ngành nghề kinh doanh:

i. Điện thoại liên lạc:

k. Fax:

l. Số tài khoản:

m. Loại tài khoản:

n. Ngày mở tài khoản:

o. Tình trạng tài khoản:

□ Hoạt động bình thường

□ Bất thường (nêu rõ lý do):

 

2.2. Thông tin về người đại diện cho tổ chức

a. Họ và tên (đầy đủ):

b. Ngày sinh:

c. Nghề nghiệp:

d. Quốc tịch:

đ. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (số nhà, đường/phố):

Quận/Huyện/Thị trấn:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

e. Nơi ở hiện tại (số nhà, đường phố):

Quận/Huyện/Thị trấn:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

g. Số CMT:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực):

Ngày cấp:

Nơi cấp:

i. Điện thoại cố định:

k. Điện thoại di động:

3. Thông tin về giao dịch

a. Thời gian tiến hành giao dịch: vào hồi _______, ngày _____ tháng ____ năm _______

b. Số tiền giao dịch: (loại tiền)

Bằng số:

Bằng chữ:

c. Mục đích giao dịch:

4. Thông tin bổ sung

 

Phần III

LÝ DO NGHI NGỜ VÀ NHỮNG  VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN

1. Mô tả giao dịch và lý do nghi ngờ:

 

2. Những công việc đã xử lý liên quan đến giao dịch đáng ngờ:

 

Phần VI

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM

 

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Cán bộ lập báo cáo)
Ký – ghi rõ họ tên

TRƯỞNG BỘ PHẬN
(Là người chịu trách nhiệm về PCRT tại tổ chức)
(Ký – ghi rõ họ tên)

TỔNG GIÁM ĐỐC
(GIÁM ĐỐC)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Hướng dẫn điền Mẫu số 02

Phần I:

Tất cả các trường trong phần này đều không được để trống.

(2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của người lập báo cáo.

Phần II:

(1): Áp dụng cho khách hàng cá nhân (để trống nếu khách hàng là tổ chức).

(1a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của cá nhân thực hiện giao dịch.

(1b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.

(1m): Ghi rõ loại tài khoản liên quan đến giao dịch đáng ngờ.

(1o): Nếu tài khoản ở tình trạng bất bình thường phải nêu rõ lý do tại sao, ví dụ như: hoạt động trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động hoặc có sự  thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch…

(2): Áp dụng cho khách hàng là tổ chức (để trống nếu là khách hàng cá nhân).

(2.1b): Để trống nếu tổ chức không có tên nước ngoài tương ứng.

(2.1m): Ghi rõ loại tài khoản liên quan đến giao dịch đáng ngờ.

(2.1o): Nếu tài khoản ở tình trạng bất bình thường phải nêu rõ lý do tại sao, ví dụ như: hoạt động trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động hoặc có sự  thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch…

(2.2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của cá nhân đại diện cho tổ chức.

(2.2b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.

Phần III:

(1): Mô tả cụ thể, rõ ràng và chi tiết nhất có thể về các dấu hiệu, nhân tố, tình huống bất thường dẫn tới việc tổ chức báo cáo nghi ngờ giao dịch hoặc tin rằng giao dịch có liên quan đến rửa tiền hay hoạt động tội phạm. Khi mô tả giao dịch đáng ngờ chú ý thực hiện những nội dung sau đây:

- Giải thích cụ thể và ngắn gọn giao dịch;

- Giải thích cụ thể về các cá nhân, mức độ và cách thức được hưởng lợi từ giao dịch (nếu biết);

- Mô tả và lưu giữ thông tin hoặc giải thích về giao dịch do khách hàng, người làm chứng hoặc các cá nhân khác cung cấp. Nêu rõ thông tin đó được cung cấp cho ai và lúc nào. Lưu giữ thông tin cá nhân của người làm chứng (nếu có);

- Chỉ rõ địa điểm và khả năng diễn ra xung đột;

- Xác định rõ giao dịch đáng ngờ là một giao dịch độc lập hay có liên quan đến các giao dịch khác;

- Khuyến nghị cách điều tra;

- Liệt kê tất cả các tài khoản có liên quan đến giao dịch bao gồm số tài khoản, tên chủ tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản v.v;

- Liệt kê cụ thể các tài liệu đính kèm;

- Không nhắc lại các thông tin đã khai trong những phần trước đó.

(2): Mô tả cụ thể những công việc đã thực hiện liên quan đến việc xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ.

* Ghi chú:  Mẫu báo cáo lập dưới dạng file excel.

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 148/2010/TT-BTC

Hanoi, September 24, 2010

 

CIRCULAR

GUIDING THE APPLICATION OF ANTI-MONEY LAUNDERING MEASURES IN INSURANCE, SECURITIES AND PRIZE-WINNING GAMING SECTORS

Pursuant to the December 9, 2000 Law on Insurance Business;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Securities;
Pursuant to the Government's Decree No. 74/ 2005/ND-CP of June 7, 2005, on money laundering prevention and combat;
Pursuant to the Government's Decree No. 45/ 2007/ND-CP of March 27, 2007, detailing a number of articles of the Law on Insurance Business;
Pursuant to the Government's Decree No. 14/ 2007/ND-CP of January 19, 2007, detailing a number of articles of the Law on Securities, and Decree No. 84/2010/ND-CP of August 2, 2010, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 14/2007/ND-CP;
Pursuant to the Government's Decree No. 30/ 2007/ND-CP of March 1, 2007, on lottery business;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 32/2003/QD-TTg of February 27, 2003, promulgating the Regulation on the business of providing prize-winning electronic games for foreigners;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance guides the application of anti-money laundering measures as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides the application of anti-money laundering measures in insurance, securities and prize-winning gaming sectors in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2. Subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Insurance and insurance brokerage businesses which are established and operate in Vietnam under the Law on Insurance Business.

2. Individuals and organizations engaged in securities issuance, listing, trading, trading organization, depository, clearing settlement and payment under the Law on Securities.

3. Businesses licensed to conduct lottery, betting, casino and prize-winning electronic gaming business lines under law.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Suspicious transaction means a transaction defined in Article 9 of this Circular and Article 10 of the Government's Decree No. 74/2005/ND-CP of June 7, 2005, on money laundering prevention and combat (below referred to as Decree No. 74/2005/ND-CP).

2. Reporting organization means an organization defined in Article 2 of this Circular which is responsible for making reports according to its competence and scope of operation as permitted by competent state agencies.

3. Report on suspicious transactions means a report on suspicious transactions made and sent by a reporting organization to a competent state agency.

4. Transaction of large value means a transaction in cash of a value which must be reported under Article 8 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Beneficiary means a person who ultimately owns or controls a monetary or another property transaction.

7. Non-performance of a transaction means that a reporting organization keeps the transaction or account status unchanged after deciding to apply provisional handling measures specified in Article 11 of this Circular.

8. Prize-winning gaming means lottery, betting, casino and prize-winning electronic game business activities.

9. Token means a chip, coin or card used in substitution for cash by participants in prize-winning games and valid only at casinos and places providing prize-winning electronic games.

10. Competent state agencies means state agencies with the function of managing, collecting, processing and storing information relating to transactions conducted by subjects defined in Article 2 of this Circular, including the Anti-Money Laundering Administration under the Banking Inspection and Supervision Authority of the State Bank of Vietnam and specialized state management agencies Specialized state management agencies include:

a/ The Insurance Supervisory Authority of the Ministry of Finance, for the insurance sector;

b/ The State Securities Commission of the Ministry of Finance, for the securities sector:

c/ The Department of Banking and Financial Institutions of the Ministry of Finance, for prize-winning gaming.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Internal regulations on anti-money laundering

1. Pursuant to Decree No. 74/2005/ND-CP, this Circular and relevant legal documents, reporting organizations shall elaborate and promulgate internal regulations on anti-money laundering, clearly defining their responsibilities and obligations for assuring the capability to detect and restrict organizations and individuals that conduct money-laundering acts through reporting organizations. Such an internal regulation covers the following major provisions, processes and procedures:

a/ Process and procedures for identifying and updating information on customers and beneficiaries, measures to verify customer and beneficiary information in case of a suspicious transaction;

b/ Process of reviewing, detecting, handling and reporting on a suspicious transaction to competent state agencies;

c/ Provisional anti-money laundering measures and handling principles in case of delay or non-performance of a transaction;

d/ Process of accepting and managing customers in the insurance, securities and prize-winning gaming sectors;

e/ Internal control and audit of observance of anti-money laundering regulations, processes and procedures:

f/ Functions, powers and responsibilities of  persons or sections in charge of anti-money laundering work;

g/ Training courses for raising awareness about and professional expertise for anti-money laundering work;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Internal regulations on anti-money laundering shall be disseminated to persons and sections in charge of anti-money laundering work in reporting organizations, including also persons employed by these organizations for 6 months or more to conduct financial and monetary transactions at their head offices, transaction bureaus and branches in Vietnam or abroad.

3. Reporting organizations shall send their internal regulations on anti-money laundering to the Anti-Money Laundering Department under the Banking Inspection and Supervision Authority of the State Bank of Vietnam and specialized state management agencies. They shall decide on the provision of their internal regulations on anti-money laundering to financial institutions at home and abroad acting as their agents when so requested.

Article 5. Persons or sections in charge of anti-money laundering work

1. Based on the scale, scope and characteristics of their operation, reporting organizations shall decide on appointment of their employees or setting up of specialized sections in charge of anti-money laundering work. Reporting organizations shall register with competent state agencies, including the Anti-Money Laundering Department under the Banking Inspection and Supervision Authority of the State Bank of Vietnam and specialized state management agencies, information on the names and addresses of their persons or sections in charge of anti-money laundering work, and their own addresses, telephone and fax numbers for contact when necessary. Any change in such information shall be notified in writing by reporting organizations to competent slate agencies.

2. Persons or sections in charge of anti-money laundering work have the following main functions and tasks:

a/ To receive and verify information on suspicious transactions reported by concerned employees, divisions or sections;

b/ To make and take responsibility for the contents of reports on suspicious transactions to be sent to competent state agencies;

c/ To preserve dossiers and update information on reports on suspicious transactions for provision to competent state agencies;

d/ To make and archive monthly reports on transactions of large value and provide them to competent state agencies upon request;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ To formulate and implement anti-money laundering programs, policies and strategies for their organizations;

g/ To regularly evaluate and revise their internal regulations on anti-money laundering in order to make them compliant with laws and suitable to changes and developments in business operations of their organizations;

h/ To disseminate, popularize, guide and provide training in anti-money laundering activities and measures to their employees as well as individuals and organizations involved in business operations of their organizations.

Article 6. Process of customer identification I. Cases of customer identification:

a/ Customers open first-time accounts with reporting organizations;

b/ Customers perform transactions specified in Article 8 of this Circular;

c/ Customers perform transactions specified in Article 9 of this Circular.

2. Customer identification information details:

A reporting organization may itself design a customer identification form which must contain the following principal details:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For an individual customer: Full name; date of birth; nationality; occupation; position; serial number of passport, visa and identity card; address (addresses of the registered place of permanent residence and the current place of residence, for Vietnamese; overseas registered address and registered address of temporary residence in Vietnam, for foreigners) and telephone number. In case an account is registered under names of many customers, all aforesaid details of each customer must be provided.

- For an institutional customer: Full and abbreviated transaction names; head office address; telephone and fax numbers; serial numbers and dates of issuance of establishment license, investment certificate or business registration certificate; establishing agency; information on business lines; summarized information on organizational structure and leadership apparatus; information on the organization's at-law representative (including aforesaid information details required for an individual customer).

- For a customer being an insurance policy holder: Information details must be provided as for an individual customer, an authorized signatory or a beneficiary.

b/ Date of account opening or transaction performance;

c/ Initial cash balance of the account or transaction valued in the domestic currency or a foreign currency and exchange rate (when necessary);

d/ Purpose and value of the account or transaction, information on the beneficiary;

e/ For an e-money transfer, information details on name, address and account number of the person issuing the first money transfer order (if any);

f/ Name and signature of the reporting organization's employee responsible for approving the account opening or conducting transactions with the customer.

3. Customer identification measures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For an individual customer: Valid identity card or passport or other valid personal identification papers issued by competent agencies bearing the customer's photo and a certification seal appended to the photo.

- For an institutional customer: Establishment license or decision, decision on renaming, separation, split-up or merger, business registration certificate, tax registration certificate and decisions on appointment of the director (director general) and the chief accountant.

- For a customer being an insurance policy holder: Papers verifying identification of the individual or institutional customer, medical records of the insurance policy holder and beneficiary, papers evidencing incomes.

b/ A reporting organization may rely on a third party to verify the customer identification as follows:

- Through another individual or organization (including reporting organizations) which has had or currently has relationship with the customer and compare information available with that provided by the customer.

- Through a managing agency or another competent state agency.

- It may hire or cooperate with other organiza­tions in verifying the customer identification.

c/ In case a reporting has many interrelated customers, it shall apply a measure to verify the identification of each customer.

d/ A reporting organization shall itself add other customer identification measures based on its operation and business characteristics and money laundering risk level of each type of customer. However, the ultimate responsibility for identifying customers and updating customer information rests with the reporting organization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Reporting organizations shall carefully check documents and records related to big and abnormal transactions so as to detect suspicious transactions.

2. Reporting organizations shall regularly review information on customers, especially those suspected of conducting money laundering activities or those on warning lists promulgated by the Ministry of Public Security and competent state agencies defined in this Circular.

3. Reporting organizations shall regularly update information on customers already reported in previous suspicious transactions.

Article 8. Transactions of large value 1. Value of transactions of large value:

a/ In the insurance sector: A customer that pays insurance premium in cash in lump sum or installments within a day for a personal insurance policy totaling VND 200.000,000 (two hundred million dong) or more in Vietnam dong or in a foreign currency convertible into Vietnam dong at the average inter-bank exchange rate at the time of transaction;

b/ In the securities sector:

- An individual customer that conducts one or more than one transaction of purchasing or selling securities within a day with a total cash amount of VND 200,000.000 (two hundred million dong) or more;

- An institutional customer that conducts one or more than one transaction of purchasing or selling securities within a day with a total cash amount of VND 500,000,000 (five hundred million dong) or more.

c/ For prize-wining gaming:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For a customer representing one or more than one individual customer in conducting transactions of buying lottery tickets, betting tickets or tokens, a transaction of large value means one or more than one transaction within a day with a total cash amount of VND 200,000,000 (two hundred million dong) or more per individual customer in Vietnam dong or in a foreign currency convertible into Vietnam dong at the average inter-bank exchange rate at the time of transaction.

2. Reporting organizations shall make and archive monthly reports (in print or computer file form) on transactions of large value according to a set form.

Reporting organizations shall send reports on transactions of large value to competent state agencies upon request.

3. Reporting organizations shall review and screen transactions of large value in order to detect suspicious transactions.

Article 9. Suspicious transactions

In addition to signs of a suspicious transaction specified in Clause 1. Article 10 of Decree No. 74/2005/ND-CP. the Ministry of Finance additionally specifies the following signs of a suspicious transaction:

1. It is impossible to identify the customer based on information provided by such customer or the transaction involves an unidentifiable party.

2. Transaction turnover on the account is unsuitable to information and normal business operations of the customer or there is a sudden change in the transaction turnover on the customer's account.

3. The customer's account is left dormant for more than one year or resumes for transactions without any justifiable reason.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Other signs of a suspicious transaction in the insurance sector:

a/ The customer wishes to purchase an insurance policy of large value or to make a lump-sum payment (payment of the whole insurance premium in lump sum) for insurance products not subject to lump-sum payment, meanwhile his/her/ its existing insurance policies are of small value and subject to installment premium payment;

b/ The customer wishes to enter into an insurance policy with premiums payable in installments not on a par with his/her/its current incomes or to purchase an insurance policy related to a business line other than his/her/its normal business lines;

c/ The customer wishes to purchase an insurance policy using checks drawn from an account other than his/her personal account or making payment with banking instruments in an anonymous transaction or using and paying cross-border bonds;

d/ The customer requests change of designated beneficiaries or replacement of the beneficiary with a person having no transparent relationship with the insurance policy purchaser;

e/ The customer wishes to borrow the maximum cash value of an insurance policy subject to lump-sum premium payment immediately after the premium payment or to use the insurance application to make a deposit or collateral (unless the credit institution so requests);

f/ The customer's company experiences an abnormal change in operation of its staff members or agents (for example: the number of insurance policies of staff members markedly or abnormally increases) or the active level of the policy subject to lump-sum premium payment constantly exceeds the average level of the company;

g/ The customer is designated by an overseas agent subsidiary or company based in an non-cooperative country or territory or the Financial Action Task Force on Money Laundering (FATF) or from a country in which corruption or illegal drug production or trafficking is possibly rampant.

6. Other signs of a suspicious transaction in the securities sector:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Securities purchase and sale transactions performed by an individual or organization within a day or several days show abnormal signs;

c/ The customer transfers securities outside the system without any justifiable reason;

d/ A securities trading account of large value of a non-resident in Vietnam is withdrawn from Vietnam and transferred to overseas financial centers;

e/ Securities purchase and sale transactions are paid for with money from investment funds opened in regions or territories classified by international organizations as having high risks of money laundering.

7. Other signs of a suspicious transaction in the prize-winning gaming sector:

a/ The customer constantly shows signs of intentionally losing games at a casino or a place providing prize-winning electronic games;

b/ The customer purchases tokens of a large value at a casino or a place providing prize-winning electronic games but does not play games or plays with very few tokens, and then changes these tokens into cash and requests the enterprise to pay in check or bank drafts or transfer money to another account;

c/ The customer requests the transfer of bet-winning or prize money to a third party that has no transparent relationship with him/her/it, especially when the third party does not reside in the same place of permanent residence with the customer;

d/ The customer adds cash amounts or checks to his/her/its bet-winning or prize money amount and requests the enterprise to incorporate these amounts into a common check of large value;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ The customer requests more than once a day a third party to purchase a quantity of tokens of large value and make bets on his/her/its behalf;

g/ The customer purchases more than once a day lottery tickets, betting tickets and tokens in a quantity close to the level of large-value transactions.

8. Reporting organizations shall themselves add suspicious signs based on their operation and business characteristics.

Article 10. Process of handling suspicious transactions

1. An organization is regarded as having detected a suspicious transaction and shall report this transaction if its staff members report on the detection or there is a ground to believe that such a suspicious transaction is currently taking place or information in records and documents it keeps or has acquired shows that customers or transactions performed by customers apparently have abnormal or suspicious signs and these customers or transactions have been reported to its staff members or section in charge of anti-money laundering work or to its competent person.

2. Upon detecting suspicious transactions, a reporting organization shall report them in writing to a competent state agency according to a set form. When necessary, reporting organizations may report suspicious transactions to competent state agencies via fax or telephone but shall later send written reports.

3. Reporting organizations shall follow subsequent developments of reported transactions and update newly arising relevant information.

4. Reporting time limit:

a/ Except the cases specified in Article 11 of this Circular, a reporting organization shall report a suspicious transaction to a competent state agency within 48 working hours after it detects such transaction or has a ground to believe that such transaction has taken place or is taking place;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Before November 30 every year, a reporting organization shall make and send a general report on anti-money laundering activities performed in the year to a competent state management agency for summarization and reporting to the Government.

5. Information confidentiality:

a/ A reporting organization may not notify its customers and parties involved in a suspicious transaction of its reporting, reported contents or information already provided to a competent agency;

b/ Documents and dossiers relevant to transactions reported under this Circular are "confidential" ones and reporting organizations may only provide them to competent state agencies under law;

c/ Individuals and organizations that perform the responsibility to report or provide customer information relating to transactions subject to compulsory reporting under Decree No. 74/2005/ ND-CP and this Circular arc not regarded as having violated regulations on assurance of confidentiality of information on customers and customer-related activities.

Article 11. Application of provisional handling measures

1. Reporting organizations shall apply provisional handling measures according to their competence and law.

2. A reporting organization may refuse to perform a transaction in the following cases and concurrently report such to a competent state agency:

a/ The transaction involves individuals and organizations on a list of those involved in criminal activities provided by the Ministry of Public Security or competent state agencies:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ The transaction of transferring money into or out of the customer account in any form is performed for purposes beyond the scope of operation and service provision of the reporting organization;

d/ An anonymous account is opened and maintained for transactions or is merely numbered or opened by a customer with a hidden name or an obviously false name;

e/ An account is opened and maintained for transactions by a customer whom the organization has not yet directly contacted for verifying customer information at least once.

3. Reporting organizations are not obliged to bear legal liability for damage caused by non- performance of transactions under law.

4. Sealing and temporary forfeiture of property and freezing of transaction accounts comply with current laws.

Article 12. Record-keeping duration

Reporting organizations shall preserve information and records for identifying customers and those related to reports on suspicious transactions and on transactions of large value specified in Decree No. 74/2005/ND-CP and this Circular for at least 5 years from the date of account closure or transaction conclusion.

Article 13. Training

1. Annually, reporting organizations shall formulate and implement programs on training and improvement of awareness about anti-money laundering measures for all their officers and employees involved in their monetary transactions and other property transactions. They shall adopt policies to prioritize training of employees who directly conduct transactions with customers and officers and employees in charge of anti-money laundering.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Training contents must be suitable to jobs currently performed by trained officers and employees, money laundering risks in connection to their jobs and their responsibility for following internal regulations on anti-money laundering, and principally include the following:

a/ Legal provisions and internal regulations on anti-money laundering, attaching importance to such issues as customer identification measures, methods of detecting and reporting on suspicious transactions and legal liability for failure to observe regulations on anti-money laundering.

b/ Updated information on money laundering trends, methods and tricks;

c/ Updated information on anti-money laundering internal processes and measures currently applied by repotting organizations.

Article 14. Internal control

1. Reporting organizations shall set up their internal control systems to assure the observance of legal provisions and internal regulations on anti-money laundering.

2. Annually, reporting organizations shall conduct an internal control of anti-money laundering work, assess the observance of established internal regulations and propose measures to raise effectiveness and efficiency of anti-money laundering work.

3. All violations detected in the course of control shall be reported to persons in charge of anti-money laundering and heads of reporting organizations for handling.

Article 15. Handling of violations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 16. Effect

This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.

Any difficulties or problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance For settlement.

Article 17. Organization of implementation

The director of the Department of Banking and Financial Institutions, the Chairman of the State Securities Commission, the director of the Insurance Supervisory Authority, the director of the Office of the Ministry of Finance, heads of concerned units, chairpersons of Boards of Directors and Members' Councils, directors general (directors) of reporting organizations shall implement this Circular.-

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 148/2010/TT-BTC ngày 24/09/2010 hướng dẫn biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.101

DMCA.com Protection Status
IP: 34.204.176.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!