Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 09/2000/TT-NHNN3 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng để hướng dẫn NĐ 20/2000/NĐ-CP

Số hiệu: 09/2000/TT-NHNN3 Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 29/08/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/2000/TT-NHNN3

Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 09/2000/TT-NHNN3 NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2000/NĐ-CP NGÀY 15/6/2000 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Căn cứ Điều 42 của Nghị định số 20/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định như sau:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

MỤC 1. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 20/2000/NĐ-CP. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Khi phát hiện hành vi vi phạm có tính chất phức tạp, vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, để quyết định xử lý hành chính hay hình sự đối với hành vi ấy, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cần trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Những hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã chuyển sang Cơ quan điều tra, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án của cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự thì trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải xem xét để xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 20/2000/NĐ-CP.

2. Các vi phạm khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như hành vi trốn thuế, lậu thuế, vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng... thì xử lý theo quy định khác của pháp luật (xử phạt vi phạm về thuế theo quy định của pháp luật về thuế, xử lý hành vi tham nhũng theo quy định của Pháp lệnh chống tham nhũng...).

3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 20/2000/NĐ-CP, bao gồm:

a- Các tổ chức tín dụng Nhà nước (bao gồm: Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Chính sách và tổ chức tín dụng phi ngân hàng);

b- Các tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân;

c- Các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam (gồm: chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh; tổ chức tín dụng phi ngân hàng);

d- Văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài đặt tại Việt Nam;

đ- Các tổ chức tín dụng hợp tác;

e- Tổng Công ty Vàng bạc đá quý Việt Nam;

g- Các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

h- Các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngân hàng;

i- Cá nhân thuộc các tổ chức trên;

k- Tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

MỤC 2. TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ, TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG:

Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng quy định như sau:

1. Về tình tiết giảm nhẹ: để xác định được tình tiết giảm nhẹ như việc tự ngăn chặn, làm giảm bớt thiệt hại hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, phải có xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên nếu là tổ chức hoặc của cơ quan, đơn vị quản lý người vi phạm nếu là cá nhân.

2. Về tình tiết tăng nặng "Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm":

- Vi phạm nhiều lần tức là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt.

- Tái phạm tức là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính và đã bị xử phạt những chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại vi phạm hành chính trong cùng lĩnh vực đó.

MỤC 3. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH:

Khi xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các điều 45, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Do tính chất đặc thù của hoạt động ngân hàng nên không áp dụng thủ tục quy định tại Điều 46, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định về thủ tục đơn giản. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thêm một số nội dung sau:

1. Tạm đình chỉ ngay vi phạm hành chính:

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra lệnh tạm đình chỉ ngay vi phạm hành chính đang diễn ra, khi phát hiện có vi phạm hành chính.

2. Lập biên bản vi phạm hành chính:

a- Sau khi ra lệnh tạm đình chỉ vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính và báo cáo lên cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 và khoản 7 Điều 13, khoản 3 Điều 14 Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4-9-1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng.

b- Việc lập biên bản vi phạm hành chính được áp dụng đối với mọi trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

c- Biên bản phải được lập thành ít nhất là 2 bản theo mẫu 1 a đính kèm theo Thông tư này và phải được người lập biên bản, người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người làm chứng, người bị thiệt hại, thì họ cũng phải ký vào biên bản. Trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người làm chứng, người bị thiệt hại từ chối ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

d- Biên bản lập xong phải trao cho cá nhân, tổ chức vi phạm 1 bản. Nếu vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì họ phải gửi biên bản đó đến người có thẩm quyền xử lý trong thời hạn 3 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

3. Quyết định xử phạt:

a- Quyết định xử phạt được lập thành ít nhất là 5 bản theo mẫu 1b đính kèm theo Thông tư này (đối với hình thức xử phạt chính: phạt cảnh cáo) hoặc được lập thành ít nhất là 7 bản theo mẫu 1c đính kèm theo Thông tư này (đối với hình thức xử phạt chính: phạt tiền); địa chỉ gửi theo quy định tại "nơi nhận" ghi tại quyết định.

b- Thời hạn ra quyết định xử phạt là 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, phải thẩm tra, xác minh thêm thì có thể kéo dài thời hạn trên nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Nếu một người hoặc một tổ chức cùng thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt hành chính đối với từng hành vi vi phạm theo hình thức, mức phạt đã quy định đối với từng hành vi vi phạm.

c- Nếu các hành vi vi phạm hành chính của một người hoặc một tổ chức đều xảy ra cùng một thời điểm, cùng một sự việc, cùng một người có thẩm quyền xử phạt; thì chỉ cần ra một quyết định xử phạt, quyết định xử phạt này phải ghi rõ từng hành vi vi phạm bị xử phạt, hình thức, mức phạt đối với từng hành vi. Nếu phạt tiền, được cộng các mức phạt tiền của từng hành vi vi phạm thành số tổng cộng (mức phạt chung) của quyết định xử phạt, để tổ chức vi phạm, người vi phạm thi hành. Mức phạt chung này không phải là mức phạt của người có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định số 20/2000/NĐ-CP. Mức phạt đối với từng hành vi vi phạm phải căn cứ vào quy định đối với từng hành vi vi phạm tại các điều thuộc chương III Nghị định số 20/2000/NĐ-CP.

d- Nhiều tổ chức hay nhiều cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính, thì mỗi tổ chức, cá nhân vi phạm xử phạt như sau:

- Một hành vi vi phạm hành chính mà nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện, thì tổ chức, cá nhân đó đều bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm đó.

- Một vụ việc mà nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính giống nhau, nhưng giữa họ lại không có sự liên quan với nhau trong quá trình diễn ra hành vi vi phạm, thì mỗi tổ chức, cá nhân đều bị xử phạt bằng quyết định xử phạt riêng. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của từng tổ chức, cá nhân mà người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức phạt cụ thể đối với từng tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

đ- Người có thẩm quyền xử phạt không được chia một hành vi vi phạm thành nhiều hành vi vi phạm nhỏ để xử phạt nhiều lần cho phù hợp với thẩm quyền xử phạt của cấp mình.

e- Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

g- Thời hạn gửi quyết định xử phạt cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt là 3 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

4. Thủ tục phạt tiền:

a- Tất cả các trường hợp phạt tiền đều phải thực hiện theo thủ tục quy định tại điểm 2 và điểm 3 mục III chương I của Thông tư này. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền trực tiếp nộp tiền phạt vào Ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Nghiên cấm người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt trực tiếp thu tiền phạt. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.

b- Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 3 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày có quyết định phạt tiền.

5. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép:

a- Thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng mà Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyền cấp giấy phép). Căn cứ kết luận thanh tra, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước hoặc Chánh Thanh tra Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt này.

b- Người có thẩm quyền xử phạt phải ghi rõ trong quyết định xử phạt: tên, loại, số giấy phép, thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép. Trong trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn thì khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trao lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân sử dụng giấy phép đó.

c- Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật, thì người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo ngay cấp có thẩm quyền để thu hồi theo quy định của pháp luật.

6. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

a- Người ra quyết định xử phạt phải lập biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo mẫu 1d đính kèm theo Thông tư này. Biên bản phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt đại diện tổ chức bị xử phạt và người làm chứng.

Trong trường hợp cần niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; nếu người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người làm chứng.

b- Quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi ngày cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 3 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày có quyết định xử phạt.

c- Thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo Điều 52 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

7. Chuyển hồ sơ vi phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự:

Việc chuyển hồ sơ vi phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính.

Chương 2:

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

MỤC 1. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH:

1. Chỉ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 10 Nghị định số 20/2000/NĐ-CP mới có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Đối với Đoàn thanh tra: trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là Thanh tra viên là Trưởng đoàn thanh tra; nếu Trưởng đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên thì báo cáo với người ký quyết định thanh tra quyết định.

Đối với những hành vi vi phạm hành chính có hình thức xử phạt và mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền thì người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo và chuyển giao hồ sơ lên cấp có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm 3 (b) mục III chương I Thông tư này.

2. Các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức tín dụng, hoặc tổ chức, cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 20/2000/NĐ-CP, nếu phát hiện có vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhưng nhưng không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình phải chuyển giao hồ sơ vi phạm cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng để xem xét, xử phạt theo quy định tại Nghị định số 20/2000/NĐ-CP.

MỤC 2. VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH:

1. Người ra quyết định xử phạt phải căn cứ vào từng loại vi phạm được quy định tại Chương III Nghị định số 20/2000/NĐ-CP để quyết định áp dụng hình thức xử phạt, kể cả hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khác quy định tại Điều 9 Nghị định này, tương ứng với mức độ, tính chất hành vi vi phạm.

2. Việc áp dụng mức phạt tiền, kể cả khi vận dụng các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, đều không được thấp hơn hoặc vượt khung phạt tiền đã quy định.

3. Đối với hình thức xử phạt chính quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 20/2000/NĐ-CP chỉ được áp dụng một trong hai hình thức: cảnh cáo hoặc phạt tiền, không được áp dụng cả hai hình thức xử phạt chính đối với một hành vi vi phạm.

4. Khi áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 20/2000/NĐ-CP, người ra quyết định xử phạt không được áp dụng độc lập, mà phải áp dụng kèm theo một trong hai hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Chương 3:

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

1. Nghị định số 20/2000/NĐ-CP, từ Điều 12 đến Điều 38 quy định 9 nhóm hành vi, mỗi nhóm có một số hành vi vi phạm cụ thể. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cần căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành: Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, các Nghị định hướng dẫn thi hành 2 Luật Ngân hàng và các văn bản pháp luật khác có liên quan để xác định các dấu hiệu cấu thành, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính.

2. Vi phạm hành chính về kế toán, thống kê quy định như sau:

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 10 Nghị định số 20/2000/NĐ-CP, được xử phạt vi phạm hành chính về kế toán, thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng quy định tại Điều 24 Nghị định này. Việc xác định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khác thực hiện theo quy định tại Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán; Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7-9-1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, lĩnh vực thống kê.

Chương 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cá nhân trong hệ thống Thanh tra Ngân hàng nắm vững và thực hiện nghiêm túc việc xử phạt vi phạm hành chính.

2. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, phát hiện và yêu cầu người có thẩm quyền xử phạt nghiêm minh các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị cần kịp thời phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (qua Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.

 

Trần Minh Tuấn

(Đã ký)

 

(Mẫu 1a)

....(1)......

Số: .../BB-VPHC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.....(2) ..... ngày.... tháng... năm...

BIÊN BẢN

VỀ VIỆC VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-NHNN3 ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Hôm nay, vào hồi...... giờ....., ngày...... tháng...... năm...........................

tại............................................................................................................

Chúng tôi gồm:

Ông (bà): ................................................................................................

Chức vụ (hoặc nghề nghiệp): .................................................................

Đơn vị: ...................................................................................................

Lập biên bản về vi phạm hành chính của:

.............................................................................................................(4)

đã vi phạm hành chính ngày...... tháng.... năm..........., tại ..................(5)

.............................................................................................................

Hành vi vi phạm (6):

..............................................................................................................

Biên bản được lập thành 2 bản và giao cho bên vi phạm giữ 1 bản.

Chữ ký của người vi phạm hoặc Chữ ký của người lập biên bản

đại diện tổ chức vi phạm

Chữ ký của người làm chứng Chữ ký của người bị thiệt hại

Ghi chú:

(1) Ghi tên cơ quan lập biên bản;

(2) Địa danh;

(3), (5) Địa điểm xẩy ra vi phạm;

(4) Ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức vi phạm hoặc họ tên, chức vụ (hoặc nghề nghiệp), địa chỉ của người vi phạm:

(6) Ghi rõ hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người làm chứng, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ

(Mẫu 1b)

....(1)......

Số: .../QĐ-XPCH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.....(2) ..... ngày.... tháng... năm...

QUYẾT ĐỊNH CỦA.... (3)

VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG (PHẠT CẢNH CÁO)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-NHNN3 ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

................(4)

Căn cứ Điều 60, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 12-12-1997;

Căn cứ Điều 127, Luật các tổ chức tín dụng, ngày 12-12-1997;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, ngày 6-7-1995;

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số...../2000/NĐ-CP, ngày.... về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

Căn cứ biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng số.../BB-VPHC lập ngày... tháng... năm.... về vi phạm hành chính.

Của ............................................

...................................................

.............................................. (5).

Xét tính chất và mức độ vi phạm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:

a- Phạt chính, phạt cảnh cáo

Đối với tổ chức (hoặc cá nhân) .......................................................................

Chức vụ (hoặc nghề nghiệp) của cá nhân vi phạm .........................................

Địa chỉ ............................................................................................................

Đã vi phạm .................................................................................................(6)

b- Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung:

.....................................................................................................................(7)

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Tổ chức hoặc cá nhân có tên ghi tại Điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Cơ quan xử phạt (8)

(Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ của người ra quyết định,

chữ ký của người ra quyết định xử phạt và đóng dấu)

Nơi nhận:

- Tổ chức, (cá nhân) bị xử phạt để thi hành;

- Tổ chức quản lý người vi phạm;

- Cơ quan, tổ chức cấp trên của tổ chức bị xử phạt (để biết);

- Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước;

- Thủ trưởng Ngân hàng Nhà nước cùng cấp;

- Lưu.

Ghi chú:

(1), (3) Tên đơn vị có người ra Quyết định xử phạt;

(2) Địa danh;

(4) Ghi chức vụ, tên cơ quan của người ra quyết định xử phạt;

(5) Ghi rõ ngày tháng lập biên bản, tên, địa chỉ, chức vụ nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính và những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm;

(6) Ghi rõ điều, khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng;

(7) Ghi rõ hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp xử lý tang vật, phương tiện; biện pháp khắc phục hậu quả... (nếu có);

(8) Ghi tên cơ quan ra quyết định xử phạt.

(Mẫu 1c)

....(1)......

Số: .../QĐ-XPHC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.....(2) ..... ngày.... tháng... năm

...

QUYẾT ĐỊNH CỦA ....(3)

VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG (PHẠT TIỀN)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-NHNN3 ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

...........................(4)

Căn cứ Điều 60, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 12-12-1997;

Căn cứ Điều 127, Luật các tổ chức tín dụng, ngày 12-12-1997;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, ngày 6-7-1995;

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 20/2000/NĐ-CP, ngày 15/6/2000 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

Căn cứ biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng số:..../BB-VPHC lập ngày ..... tháng ..... năm .... về vi phạm hành chính.

của ...................................

......................................

.....................................(5).

Xét tính chất và mức độ vi phạm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:

a- Phạt chính: Phạt tiền ................. đồng.

(Viết bằng chữ) ..........................................................................................

Đối với tổ chức (hoặc cá nhân) ..................................................................

Chức vụ (hoặc nghề nghiệp) của cá nhân vi phạm .....................................

Địa chỉ ........................................................................................................

Đã vi phạm .............................................................................................(6)

b- Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung:

................................................................................................................ (7)

Điều 2:

a- Tổ chức (hoặc cá nhân)......... có trách nhiệm nộp số tiền trên vào Kho bạc Nhà nước.......... theo tài khoản số...... trước ngày......

b- Quá thời hạn trên mà không thực hiện thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4: Tổ chức hoặc cá nhân có tên ghi tại Điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Cơ quan xử phạt (8)

(Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ của người ra quyết định,

chữ ký của người ra quyết định xử phạt và đóng dấu)

Nơi nhận:

- Tổ chức, (cá nhân) bị xử phạt để thi hành;

- Tổ chức quản lý người vi phạm;

- Cơ quan, tổ chức cấp trên của tổ chức bị xử phạt (để biết);

- Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước;

- Thủ trưởng Ngân hàng Nhà nước cùng cấp;

- Kho bạc... (để thu tiền);

- Viện kiểm sát .... (mức phạt từ 2 triệu đồng trở lên);

- Lưu

Ghi chú:

(1), (3) Tên đơn vị có người ra Quyết định xử phạt;

(2) Địa danh;

(4) Ghi chức vụ, tên cơ quan của người ra quyết định xử phạt;

(5) Ghi rõ ngày tháng lập biên bản, tên, địa chỉ, chức vụ nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính và những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm;

(6) Ghi rõ điều, khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng;

(7) Ghi rõ hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp xử lý tang vật, phương tiện; biện pháp khắc phục hậu quả ... (nếu có);

(8) Ghi tên cơ quan ra quyết định xử phạt.

(Mẫu 1d)

....(1)......

Số: .../TB-XLVPHC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.....(2)..... ngày.... tháng... năm...

BIÊN BẢN

TỊCH THU TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-NHNN3 ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Hôm nay, vào hồi............. giờ....... ngày......... tháng........... năm .................

Tại..................................................................................................................

Chúng tôi gồm: .............................................................................................

Ông (Bà): ......................................................................................................

Chức vụ: ........................................................................................................

Đơn vị: ............................................................................................................

Lập biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của (3) .....

.......................................................................................................................

Người chứng kiến: ....................................................................................(4)

.......................................................................................................................

Tang vật, phương tiện tịch thu gồm: ........................................................ (5)

1- ....................................................................................................................

2-.....................................................................................................................

Biên bản được lập thành.... bản và giao cho bên vi phạm giữ 1 bản.

Chữ ký của người vi phạm
hoặc đại diện tổ chức vi phạm

Chữ ký của người tiến hành tịch thu
tang vật, phương tiện vi phạm

Chữ ký của người làm chứng

Người làm chứng thứ 1 Người làm chứng thứ 2

Ghi chú:

(1) Ghi tên cơ quan lập biên bản;

(2) Địa danh;

(3) Ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức vi phạm hoặc họ, tên, chức vụ, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm;

(4): Ghi rõ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người chứng kiến;

(5) Ghi rõ tên, số lượng, chủng loại vật bị tịch thu, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật đó.

 

THE STATE BANK
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 09/2000/TT-NHNN3

Hanoi, August 29, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 20/2000/ND-CP OF JUNE 15, 2000 ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MONETARY FIELD AND BANKING OPERATIONS

Pursuant to Article 42 of the Government’s Decree No. 20/2000/ND-CP of June 15, 1000 on sanctioning administrative violations in the monetary field and banking operations, the Vietnam State Bank hereby guides the implementation of the said Decree as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Section I.- SCOPE OF REGULATION AND OBJECTS OF APPLICATION:

1. Acts of administrative violation in the monetary field and banking operations are defined in Clause 1, Article 1 of Decree No.20/2000/ND-CP. For cases showing signs of criminal offenses, the persons competent to sanction administrative violations shall compile dossiers and transfer them to the competent agencies for investigation and settlement according to law provisions.

When detecting that an act of administrative violation is complicated, repeated or recidivistic, in order to decide to handle such act administratively or penally, the person competent to sanction administrative violations should consult with the People’s Procuracy of the same level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Other violations related to banking operations like tax evasion or contraband; violations of the regulations on practicing thrift, combating wastefulness or corruption... shall be handled according to other law provisions (the sanctioning of tax-related violations shall comply with the provisions of the tax legislation while the handling of corruption acts shall comply with the provisions of the Anti-Corruption Ordinance...).

3. Subjects to be sanctioned for administrative violations in the monetary field and banking operations prescribed in Clause 2, Article 1 of Decree No.20/2000/ND-CP include:

a/ State credit institutions (including commercial banks, development banks, investment banks, policy banks and non-bank credit institutions);

b/ Joint stock credit institutions of the State and people;

c/ Foreign credit institutions licensed to operate in Vietnam (including: branches of foreign banks, joint-venture banks; non-bank credit institutions);

d/ Vietnam-based representative offices of foreign credit institutions;

e/ Cooperative credit institutions;

f/ Vietnam Gold and Gem Corporation;

g/ Enterprises attached to the Vietnam State Bank;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



i/ Individuals belonging to the above-mentioned organizations;

j/ Other organizations and individuals that commit acts of administrative violation in the monetary field and banking operations.

Section II.- EXTENUATING AND AGGRAVATING CIRCUMSTANCES:

The extenuating and aggravating circumstances applicable to the sanctioning of administrative violations in the monetary field and banking operations are stipulated as follows:

1. On the extenuating circumstances: To determine the extenuating circumstances like self-prevention or reduction of damage, voluntary overcoming of the violations’ consequences or damage compensation, the certification of the superior management agencies is required, if the violators are organizations; or the certification of the agencies or units managing the violators if they are individuals.

2. On the aggravating circumstances- "repeated violations or recidivism":

- Repeated violations mean cases of committing administrative violations in the fields where such violations have been committed but have not yet been sanctioned and the statute of limitations for sanctioning has not expired.

- Recidivism means cases where organizations or individuals have committed administrative violations and been sanctioned therefor, but relapse into administrative violations in the same field before the expiry of the time-limit for being considered having not been administratively sanctioned.

Section III. PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Immediate temporary suspension of administrative violations:

The persons competent to sanction administrative violations shall have to order the immediate temporary suspension of the on-going administrative violations upon detecting them.

2. Making records of administrative violations:

a/ After ordering the temporary suspension of administrative violations, the persons with sanctioning competence shall have to promptly make records thereon and report such to the competent levels according to the provisions of Clauses 3 and 7, Article 13, and Clause 3, Article 14, of the Government’s Decree No.91/1999/ND-CP of September 4, 1999 on organization and operations of the banking inspectorate.

b/ The recording of administrative violations shall apply to all cases of administrative violations in the monetary field and banking operations.

c/ A record must be made at least in two copies and signed by the record maker, the violator or representative of the violating organization; if the case involves witness(es) and/or victim(s), they shall also have to sign the record. Where a record is made with more than one sheet, the violator and the representative of the violating organization shall have to sign each of such sheets. If the witness(es) and/or victim(s) refuse to sign the record, the reasons therefor must be clearly stated therein.

d/ After being made, a copy of the record must be handed to the violating individual or organization. Where the case falls beyond the sanctioning competence of the record maker, he/she shall have to send the record to the competent person for handling within 3 (working) days from the date the record of administrative violation is made.

3. Sanctioning decisions:

a/ A sanctioning decision shall be made in at least 5 copies (for the principal sanctioning form warning) or 7 copies (for the principal sanctioning form of fine); addresses for sending sanctioning decisions are the places of reception prescribed in such decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Where acts of administrative violation of an individual or organization happen at the same time, with the same nature and the same sanctioner, only one sanctioning decision is made, which must clearly state each sanctioned violation as well as the sanctioning form and level therefor. Where fines are imposed, the fine levels for administrative violations shall be added up into the total (general) fine level of the sanctioning decision to be executed by the violating organization or individual. This general fine level is not the fine level imposed by the competent person stipulated in Article 10 of Decree No.20/2000/ND-CP. The fine level for each act of violation must be based on corresponding provisions in the articles of Chapter III, Decree No.20/2000/ND-CP.

d/ Where many organizations or individuals jointly commit one administrative violation, each of such organizations or individuals shall be sanctioned as follows:

- Where an act of administrative violation is committed by many organizations or individuals, each of the concerned organizations or individuals shall be administratively sanctioned for such violation.

- For a case where many organizations or individuals commit the same administrative violation but they are not related to each other in the course of committing the violation, each of such organizations or individuals shall be sanctioned by a separate sanctioning decision. Depending on the nature and seriousness of the violation committed by each organization or individual, the person with sanctioning competence shall decide the specific sanctioning level for such violating organization or individual.

e/ The persons with sanctioning competence must not split up an act of violation into different minor violations for various sanctions suited to their sanctioning competence.

f/ A sanctioning decision takes effect from the date of its signing, except where other effective date is stipulated therein.

g/ The time-limit for sending a sanctioning decision to the sanctioned organization or individual as well as to the fine collecting agency is 3 (working) days from the date the sanctioning decision is made.

4. Fining procedures:

a/ All cases of fine must comply with the procedures stipulated at Points 2 and 3, Section III, Chapter I of this Circular. The fined organizations and individuals shall pay fines directly to the State budget through their respective accounts opened at the State Treasury. The persons with sanctioning competence are strictly forbidden to directly collect fines. The sanctioned organizations and individuals shall have to pay fines at places stated in the sanctioning decisions and shall be given fine receipts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Procedures for stripping off the right to use licenses:

a/ The competence to strip off the right to use licenses in the monetary field and banking operations falls under to the State Bank Governor and directors of the State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities (for credit institutions and other organizations involved in banking operations which are licensed by directors of the State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities). Basing themselves on the inspection conclusions, the State Banks chief inspector or the chief inspectors of the State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities shall propose the competent authorities to apply this form of sanction.

b/ The person with sanctioning competence shall have to write clearly in the sanctioning decision: name, type and serial number of the license as well as the time-limit for stripping off the right to use such license. Where a license is stripped off for a definite time-limit, upon the expiry of the time-limit stated in the sanctioning decision, the person with sanctioning competence shall have to return the license to the concerned organization or individual.

c/ When detecting that a license is granted ultra vires or its content is contrary to law, the person with sanctioning competence shall have to immediately report such to the competent level for the withdrawal thereof according to law provisions.

6. Procedures for confiscation of material evidences and means of administrative violations:

a/ The persons issuing sanctioning decisions shall have to make records on the confiscation of material evidences and means of administrative violations. Such a record must be signed by the confiscator, the sanctioned person or representative of the sanctioned organization and the witness(es).

Where it is necessary to seal up the material evidences and means of violation, this must be done in front of the sanctioned person or representative of the sanctioned organization and the witness(es); in case of absence of the sanctioned person or representative of the sanctioned organization there must be two witnesses.

b/ A sanctioning decision involving the application of the form of confiscating material evidences and administrative violation means valued at VND 5,000,000 or more must be sent immediately to the People’s Procuracy of the same level within 3 (working) days after such decision is made.

c/ The procedures for handling material evidences and means of administrative violations shall comply with Article 52 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The transfer of violation dossiers for penal liability examination shall apply to violations showing signs of criminal offenses. The retainment of violations with signs of criminal offenses for administrative handling is strictly prohibited.

Chapter II

COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND APPLICATION OF THE FORMS OF SANCTION AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Section I.- COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS:

1. Only the persons competent to sanction administrative violations defined in Article 10 of Decree No.20/2000/ND-CP shall have the competence to issue decisions on sanctioning administrative violations in the monetary field and banking operations.

For inspection teams: In the course of inspection, if detecting administrative violations in the monetary field and banking operations, the persons competent to sanction administrative violations shall be the inspectors who are heads of the inspection teams; if the heads of the inspection teams are not inspectors, they must report the violations to the persons who have signed the inspection decisions for handling.

For administrative violations subject to the forms of sanction and fine levels which go beyond their competence, the persons with sanctioning competence shall have to report them and transfer the dossiers thereon to the authorities with sanctioning competence within 15 (working) days from the date the records on the administrative violations are made. The time-limit for issuing sanctioning decisions shall comply with the provisions at Point 3(b), Section III, Chapter I of this Circular.

2. If, in the course of examining and inspecting credit institutions, organizations or individuals prescribed in Clause 2, Article 1 of Decree No.20/2000/ND-CP the functional units attached to the State Bank, the State management agencies as well as the law enforcement bodies detect administrative violations in the monetary field and banking operations, which fall beyond their sanctioning competence, they shall have to transfer the violation dossiers to the persons competent to sanction such administrative violations for consideration and sanction according to the provisions of Decree No.20/2000/ND-CP.

Section II. APPLICATION OF FORMS OF SANCTION AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Where fines are imposed, irrespective of the extenuating or aggravating circumstances, the fine levels must neither be lower nor higher than the already prescribed fine bracket.

3. For the forms of principal sanction prescribed in Clause 1, Article 9 of Decree No.20/2000/ND-CP, only either of the two forms: warning or fine can be applied; both forms of principal sanction must not be applied to an act of violation.

4. When applying forms of additional sanction and other measures stipulated in Clauses 2 and 3, Article 9 of Decree No.20/2000/ND-CP, the persons issuing sanctioning decisions must not apply them independently, but have to apply them together with either forms of principal sanction, warning or fine.

Chapter III

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MONETARY FIELD AND BANKING OPERATIONS, FORMS AND LEVELS OF SANCTION

1. Articles 12 to 38 of Decree No.20/2000/ND-CP define 9 groups of acts, each consisting of a number of specific acts of violation. The sanctioning of administrative violations in the monetary field and banking operations must be based on the current legal documents: The State Bank Law, the Law on Credit Institutions, the Decrees guiding the implementation of these two laws and relevant legal documents, so as to determine the constituting signs, nature and seriousness of the administrative violation.

2. Administrative violations regarding accountancy and statistics are stipulated as follows:

The persons competent to sanction administrative violations defined in Article 10 of Decree No.20/2000/ND-CP shall have the competence to sanction administrative violations regarding accountancy and statistics in the monetary field and banking operations as prescribed in Article 24 of the said Decree. The determination of acts of violation, forms of sanction and other measures shall comply with the Government’s Decree No.49/1999/ND-CP of July 8, 1999 on sanctioning administrative violations in the field of accountancy; Decree No.93/1999/ND-CP of September 7, 1999 on sanctioning administrative violations in the field of statistics; as well as legal documents of the Finance Ministry and the General Department of Statistics guiding the sanctioning of administrative violations in the fields of accountancy and statistics.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State Bank’s chief inspector shall direct and guide units and individuals within the banking inspectorate system to firmly grasp and seriously effect sanctions against administrative violations.

2. The directors of the State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities and the heads of the units attached to the State Bank shall, within the scope of their tasks and powers, have to inspect, detect and request the competent persons to severely and fairly sanction administrative violations in the monetary field and banking operations.

3. This Circulars takes effect 15 days after its signing.

In the course of implementation, if any difficulty or problem arises, the concerned units should report it in time to the Central State Bank (through the State Bank’s Inspectorate) for further reporting to the State Bank Governor for consideration and settlement.

 

 

FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Tran Minh Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 09/2000/TT-NHNN3 ngày 29/08/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định 20/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.261

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.58.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!