Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 06/2021/TT-NHNN quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước

Số hiệu: 06/2021/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Đào Minh Tú
Ngày ban hành: 30/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2021/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2021

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 39/2013/TT-NHNN NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2013 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH, TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KHOẢN DỰ PHÒNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư 39/2013/TT-NHNN)

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Phân loại tài sản Có rủi ro

1. Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài:

a) Nhóm 1: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong từng thời kỳ (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

b) Nhóm 2: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác không thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

c) Nhóm 3: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác tại quốc gia đang xảy ra chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và đối tác đó không còn khả năng thanh toán.

2. Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế:

Ngân hàng Nhà nước không thực hiện phân nhóm chứng khoán đầu tư trên thị trường quốc tế cho mục đích trích lập dự phòng rủi ro. Việc xác định dự phòng cụ thể đối với khoản mục này chỉ thực hiện đối với các loại chứng khoán đang đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế bị giảm giá so với giá trị ghi trên sổ kế toán.

3. Các khoản cho vay được phân loại theo mức độ rủi ro tăng dần như sau:

a) Nhóm 1:

(i) Các khoản cho vay chưa đến thời hạn thanh toán (bao gồm cả các khoản cho vay được gia hạn tự động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước);

(ii) Các khoản cho vay không quy định thời hạn thanh toán phát sinh dưới 06 tháng;

b) Nhóm 2:

(i) Các khoản cho vay đã quá hạn dưới 06 tháng;

(ii) Các khoản cho vay không quy định thời hạn thanh toán phát sinh từ 06 tháng đến dưới 01 năm;

(iii) Các khoản cho vay được gia hạn nợ lần đầu chưa đến thời hạn thanh toán;

c) Nhóm 3:

(i) Các khoản cho vay đã quá hạn từ 06 tháng đến dưới 01 năm;

(ii) Các khoản cho vay không quy định thời hạn thanh toán phát sinh từ 01 năm đến dưới 03 năm;

(iii) Các khoản cho vay đã được gia hạn nợ lần đầu quá hạn dưới 06 tháng;

(iv) Các khoản cho vay được gia hạn nợ lần thứ hai chưa đến thời hạn thanh toán;

d) Nhóm 4:

(i) Các khoản cho vay đã quá hạn từ 01 năm đến dưới 02 năm;

(ii) Các khoản cho vay không quy định thời hạn thanh toán phát sinh từ 03 năm đến dưới 05 năm;

(iii) Các khoản cho vay đã gia hạn nợ lần đầu quá hạn từ 06 tháng đến dưới 01 năm;

(iv) Các khoản cho vay đã gia hạn nợ lần thứ hai quá hạn dưới 06 tháng;

(v) Các khoản cho vay được gia hạn nợ lần thứ ba chưa đến thời hạn thanh toán;

đ) Nhóm 5:

(i) Các khoản cho vay đã quá hạn từ 02 năm trở lên;

(ii) Các khoản cho vay không quy định thời hạn thanh toán phát sinh từ 05 năm trở lên;

(iii) Các khoản cho vay đã gia hạn nợ lần đầu quá hạn từ 01 năm trở lên;

(iv) Các khoản cho vay đã gia hạn nợ lần thứ hai quá hạn từ 06 tháng trở lên;

(v) Các khoản cho vay được gia hạn nợ lần thứ ba đã quá hạn;

(vi) Các khoản cho vay được gia hạn nợ lần thứ tư trở lên;

(vii) Các khoản nợ được khoanh.

4. Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước:

a) Nhóm 1:

(i) Các khoản tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa đến thời hạn thanh toán;

(ii) Các khoản thanh toán với Nhà nước có quy định thời hạn trả nợ nhưng chưa đến hạn thanh toán;

(iii) Các khoản thanh toán với Nhà nước không quy định thời hạn trả nợ, chưa được hoàn trả và đã phát sinh dưới 01 năm;

b) Nhóm 2:

(i) Các khoản tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quá hạn dưới 05 năm;

(ii) Các khoản thanh toán với Nhà nước có quy định thời hạn trả nợ, đã quá hạn dưới 05 năm;

(iii) Các khoản thanh toán với Nhà nước không quy định thời hạn trả nợ, chưa được hoàn trả và đã phát sinh từ 01 năm đến dưới 05 năm;

c ) Nhóm 3:

(i) Các khoản tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quá hạn từ 05 năm trở lên;

(ii) Các khoản thanh toán với Nhà nước có quy định thời hạn trả nợ, đã quá hạn từ 05 năm trở lên;

(iii) Các khoản thanh toán với Nhà nước không quy định thời hạn trả nợ, chưa được hoàn trả và đã phát sinh từ 05 năm trở lên.

5. Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả:

a) Chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả bao gồm:

- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, cam kết nợ, bản án, quyết định của Tòa án về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân phải trả cho Ngân hàng Nhà nước;

- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);

- Đối chiếu công nợ: trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do Ngân hàng Nhà nước đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);

- Bảng kê công nợ;

- Các văn bản, tài liệu, chứng từ có liên quan đến việc phát sinh, ghi nhận nghĩa vụ nợ của tổ chức, cá nhân với Ngân hàng Nhà nước (nếu có).

b) Phân loại:

(i) Nhóm 1: Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân chưa đến thời hạn thanh toán hoặc quá hạn dưới 06 tháng;

(ii) Nhóm 2:

- Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân quá hạn từ 06 tháng đến dưới 01 năm;

- Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong thời hạn tự nguyện thi hành án;

(iii) Nhóm 3:

- Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân đã quá hạn từ 01 năm đến dưới 02 năm;

- Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quá thời hạn tự nguyện thi hành án dưới 06 tháng:

(iv) Nhóm 4:

- Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân đã quá hạn từ 02 năm đến dưới 03 năm:

- Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quá thời hạn tự nguyện thi hành án từ 06 tháng đến dưới 01 năm;

(v) Nhóm 5:

- Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân đã quá hạn từ 03 năm trở lên;

- Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quá thời hạn tự nguyện thi hành án từ 01 năm trở lên;

- Các khoản phải thu mà Ngân hàng Nhà nước có bằng chứng xác định đối tượng phải thu là tổ chức đã giải thể (đối với khoản nợ cũ phát sinh trước thời điểm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 có hiệu lực thi hành), phá sản; đối tượng phải thu là cá nhân đã chết; khoản nợ đã yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng phải thu mất tích, vắng mặt tại nơi cư trú. Việc xác định cá nhân vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố mất tích, chết thực hiện theo quy định tại Điều 64, Điều 68, Điều 71 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

6. Trường hợp khoản cho vay có tiêu chí phân loại thỏa mãn đồng thời hai nhóm khác nhau trở lên quy định tại khoản 3 Điều này thì được xếp vào nhóm có độ rủi ro cao nhất.

7. Trường hợp tài sản Có được theo dõi trên hai tài khoản kế toán khác nhau thì thực hiện loại trừ trên tài khoản kế toán theo hướng dẫn riêng của Ngân hàng Nhà nước trước khi phân loại tài sản Có rủi ro theo quy định tại Điều này.

8. Việc xác định, quy đổi thời hạn, thời điểm tính thời hạn tại các khoản 3, 4, 5 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 146, Điều 147, Điều 148 Bộ Luật Dân sự năm 2015.”

2. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 7 như sau:

“đ) Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả:

- Đối tượng: Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân đã quá hạn thanh toán hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng Ngân hàng Nhà nước có bằng chứng xác định đối tượng phải thu là tổ chức đã giải thể (đối với khoản nợ cũ phát sinh trước thời điểm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 có hiệu lực thi hành), phá sản; đối tượng phải thu là cá nhân đã chết; khoản nợ đã yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng phải thu "mất tích, vắng mặt tại nơi cư trú. Việc xác định cá nhân vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố mất tích, chết thực hiện theo quy định tại Điều 64, Điều 68, Điều 71 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

- Phương pháp tính dự phòng:

Dự phòng cụ thể đối với các khoản phải thu tổ chức, cá nhân

= ∑

Giá trị của các khoản phải thu tổ chức, cá nhân

x

Tỷ lệ trích lập tương ứng

Trong đó:

+ Giá trị của các khoản phải thu tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;

+ Tỷ lệ trích lập tương ứng như sau:

• Nhóm 1: 0%;

• Nhóm 2: 30%;

• Nhóm 3: 50%;

• Nhóm 4: 70%;

• Nhóm 5: 100%.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“Điều 9. Các khoản tổn thất được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý

Sau khi đã sử dụng các biện pháp thu hồi nhưng không thu được, Ngân hàng Nhà nước sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với phần còn lại của các khoản tổn thất sau khi đã được bù đắp từ tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, tổ chức bảo hiểm và xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) phát sinh từ các khoản mục sau:

1. Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài

Tổn thất về tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài do nguyên nhân bất khả kháng như quốc gia nơi Ngân hàng Nhà nước đầu tư hoặc lưu ký tài sản bị chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và ngân hàng nước ngoài đó không còn khả năng thanh toán.

2. Hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế

Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế bị tổn thất do những nguyên nhân khách quan như chiến tranh, khủng bố, thiên tai dẫn đến Ngân hàng Nhà nước không thể thu đủ giá trị ghi sổ của chứng khoán đó thì Ngân hàng Nhà nước sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất.

3. Hoạt động cho vay

a) Các khoản nợ (gốc và lãi) được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp cho Ngân hàng Nhà nước;

b) Các khoản nợ vay, các khoản trả thay tổ chức tín dụng có đủ bằng chứng chắc chắn là không còn khả năng thu hồi nợ khi tổ chức tín dụng bị giải thể (đối với khoản nợ cũ phát sinh trước thời điểm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 có hiệu lực thi hành), phá sản theo quy định của pháp luật.

4. Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng khoản dự phòng rủi ro để xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước, bao gồm: các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước đã quá thời hạn thanh toán hoặc không có thời hạn thanh toán và sau thời gian tối thiểu 05 năm chưa được hoàn trả hoặc chưa có biện pháp xử lý.

5. Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả

Các khoản phải thu có khả năng tổn thất, không thu hồi được trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước mà có bằng chứng xác định đối tượng phải thu là tổ chức đã giải thể (đối với khoản nợ cũ phát sinh trước thời điểm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 có hiệu lực thi hành), phá sản; đối tượng phải thu là cá nhân đã chết; khoản nợ đã yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng phải thu mất tích, vắng mặt tại nơi cư trú. Việc xác định cá nhân vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố mất tích, chết thực hiện theo quy định tại Điều 64, Điều 68, Điều 71 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

6. Các khoản tổn thất trong hoạt động thanh toán, ngân quỹ, quản lý dự trữ ngoại hối và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước:

a) Các khoản tổn thất trong khi thực hiện hoạt động thanh toán như sự cố kỹ thuật mạng thanh toán, công nghệ...;

b) Các khoản tổn thất về tiền, vàng, tài sản quý và giấy tờ có giá phát sinh trong hoạt động ngân quỹ như:

- Tổn thất trong quá trình vận chuyển trên đường có xảy ra sự cố do nguyên nhân bất khả kháng bao gồm bị tai nạn, bị cướp, bị phá hoại, thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố;

- Tổn thất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá tại nơi giao dịch và kho tiền do bị phá hoại, bị cướp, hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh, khủng bố;

c) Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước như tổn thất trong việc kiểm định chất lượng vàng, giảm giá vàng."

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Báo cáo và kiến nghị của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi được giao quản lý, theo dõi hoặc xảy ra tổn thất.”

b) Bổ sung khoản 6 như sau:

“6. Hồ sơ, tài liệu chứng minh Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được."

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 11 như sau:

“4. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu liên quan quy định tại Điều 10 Thông tư này, ý kiến thẩm định của Vụ Tài chính - Kế toán và ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan, Hội đồng xử lý tổn thất phân tích, đánh giá, đề xuất phương án xử lý và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến Bộ Tài chính. Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với từng khoản tổn thất.

Riêng đối với các khoản tổn thất tại điểm a khoản 3 Điều 9 và khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước tại khoản 4 Điều 9 Thông tư này mà chưa có văn bản phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ cho phép Ngân hàng Nhà nước dùng khoản dự phòng rủi ro để xử lý, Hội đồng xử lý tổn thất phải báo cáo, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến Bộ Tài chính và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước khi xử lý. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với từng khoản tổn thất.

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:

"2. Các thành viên Hội đồng bao gồm Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng, Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng các đơn vị Ngân hàng Nhà nước sau:

a) Vụ Tài chính - Kế toán: Phó Chủ tịch thường trực;

b) Vụ Kiểm toán nội bộ;

c) Vụ Chính sách tiền tệ;

d) Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;

đ) Vụ Pháp chế;

e) Vụ Tổ chức cán bộ;

g) Cục Phát hành và Kho quỹ;

h) Đơn vị có liên quan đến khoản tổn thất theo đề nghị của Vụ Tài chính - Kế toán.”

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2 Điều 14 như sau:

“1. Các đơn vị để xảy ra tổn thất không được thông báo cho đối tượng thu nợ và tiếp tục theo dõi, thu hồi (trong trường hợp có thể thu hồi).

2. Hồ sơ đối với các khoản tổn thất đã được sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả hồ sơ xử lý tổn thất và toàn bộ tài liệu chứng minh Thủ trưởng đơn vị đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nhưng không thu hồi được.”

Điều 2.

Thay thế cụm từ “tái cấp vốn” bằng cụm từ “cho vay” tại điểm a khoản 2 Điều 1, điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư 39/2013/TT-NHNN.

Điều 3. Quy định chuyển tiếp

Đối với các khoản tổn thất đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục quản lý theo quy định tại Thông tư 39/2013/TT-NHNN.

Điều 4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 8 năm 2021.

2. Thông tư này bãi bỏ khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 1 Thông tư số 37/2018/TT-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Lưu: VP, PC, TCKT (05 bản).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 06/2021/TT-NHNN

Hanoi, December 30, 2021

 

CIRCULAR

AMENDMENTS TO CIRCULAR NO. 39/2013/TT-NHNN DATED DECEMBER 31, 2013 OF THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM ON DETERMINATION, CONTRIBUTION, MANAGEMENT AND USE OF LOAN LOSS PROVISION OF STATE BANK OF VIETNAM

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of State Bank of Vietnam;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 07/2013/QD-TTg dated January 24, 2013 on financial regulation of State Bank of Vietnam;

At the request of the Director of the Finance – Accounting Department;

The Governor of the State bank of Vietnam promulgates a Circular on amendments to Circular No. 39/2013/TT-NHNN dated December 31, 2013 of the Governor of the State bank of Vietnam on determination, contribution, management and use of loan loss provision of State Bank of Vietnam (SBV).

Article 1. Amendments to Circular No. 39/2013/TT-NHNN dated December 31, 2013 of the Governor of the State bank of Vietnam on determination, contribution, management and use of loan loss provision of SBV (hereinafter referred to as Circular No. 39/2013/TT-NHNN)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“Article 6. Classification of risk-weighted assets

1. Money, gold deposited in foreign banks, loans and amounts payable by foreign banks:

a) Group 1: Money, gold deposited in foreign banks, loans and amounts payable by partners that satisfy the standards for investment approved by the SBV’s Governor (except the case in Point c of this Clause);

b) Group 2: Money, gold deposited in foreign banks, loans and amounts payable by partners that do not satisfy the standards for investment approved by the SBV’s Governor (except the case in Point c of this Clause);

c) Group 3: Money, gold deposited in foreign banks, loans and amounts payable by partners in countries with ongoing wars, terrorism, bankruptcy, natural disasters and these partners have become insolvent.

2. Securities invested on international financial markets:

SBV shall not classify securities invested on international financial markets for making of loan loss provision. Provisions shall only be made for securities invested on international financial markets that decrease in value compared to their book values.

3. Loans shall be sorted by level of risk in ascending order as follows:

a) Group 1:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Loans without due dates that have occurred for less than 06 months;

b) Group 2:

(i) Loans that have been overdue for less than 06 months;

(ii) Loans without due dates that have occurred for 06 months – less than 01 year;

(iii) Loans that have been deferred for the first time and still undue;

c) Group 3:

(i) Loans that have been overdue for less than 06 months;

(ii) Loans without due dates that have occurred for 01 year – less than 03 year;

(iii) Loans that have been deferred for the first time and overdue for less than 06 months;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Group 4:

(i) Loans that have been overdue for 01 year – less than 02 years;

(ii) Loans without due dates that have occurred for 03 year – less than 05 year;

(iii) Loans that have been deferred for the first time and overdue for 06 months – less than 01 year;

(iv) Loans that have been deferred for the second time and overdue for less than 06 months;

(v) Loans that are deferred for the third time and still undue;

dd) Group 5:

(i) Loans that have been overdue for at least 02 years;

(ii) Loans without due dates that have occurred for 05 years or more;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iv) Loans that have been deferred for the second time and overdue for at least 06 months;

 (vi) Loans that have been deferred for the fourth time onward;

(vii) Charged-off debts.

4. Amounts payable by the State and state budget:

a) Group 1:

(i) Advances to state budget as prescribed by the Law on the State bank of Vietnam that are still undue;

(ii) Amount payable by the State that have specific due dates but are still undue;

(ii) Amounts payable by the State that do not have specific due dates, are unpaid and have occurred for less than 01 year;

b) Group 2:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Amounts payable by the State that have specific due dates and have been overdue for less than 05 year;

(ii) Amounts payable by the State that do not have specific due dates and, are unpaid and have occurred for 01 year – less than 05 years;

c) Group 3:

(i) Advances to state budget as prescribed by the Law on the State bank of Vietnam that have been overdue for at least 05 years;

(ii) Amounts payable by the State that have specific due dates and have been overdue for at least 05 year;

(ii) Amounts payable by the State that do not have specific due dates, are unpaid and have occurred for less than 05 year;

5. Amounts receivable from organizations and individuals with original documents proving unpaid debts:

a) Original documents proving unpaid debts include:

- One of the following documents: business contracts, debt agreements, judgments, decisions of the court about liabilities of the organizations or individuals to SBV;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Debt comparison record or the written request for debt comparison or the debt notice sent by SBV (bearing the postal stamp or seal of the delivery unit);

- Debt statement;

- Documents relevant to occurrence of debts of organizations and individuals to SBV (if any).

(i) Group 1: Amounts receivable from organizations and individuals that are still undue or have been overdue for less than 06 month;

(ii) Group 2:

- Amounts receivable from organizations and individuals that have been overdue for 06 months; - less than 01 year;

- Amounts receivable from organizations and individuals under effective judgments, decisions of the court the voluntary compliance periods of which are still unexpired;

(iii) Group 3:

- Amounts receivable from organizations and individuals that have been overdue for 01 years - less than 02 year;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iv) Group 4:

- Amounts receivable from organizations and individuals that have been overdue for 02 years - less than 03 year;

- Amounts receivable from organizations and individuals under effective judgments, decisions of the court the voluntary compliance periods of which have been expired for less 06 months – less than 01 year;

(v) Group 5:

- Amounts receivable from organizations and individuals that have been overdue for at least 03 year;

- Amounts receivable from organizations and individuals under effective judgments, decisions of the court the voluntary compliance periods of which have been expired for at least 01 year;

- Amounts receivable from organizations that have been dissolved (for debts that occur before the effective date of the 1997’s the Law on the State Bank of Vietnam) or bankrupt as investigated by SBV; individuals who are dead; debts that cannot be collected because the debtors are missing or absent from their residences. Determination of individuals who are dead, missing, absent from residences shall be carried out in accordance with Articles 64, 68, 71 of the 2015’s Civil Code.

6. In case a loan is suitable for multiple groups in Clause 3 of this Article, it shall be put into the group with the highest level of risk.

8. The determination, conversion of time periods and starting points of time periods specified in Clauses 3, 4, 5 of this Article shall be carried out in accordance with Article 146, Article 147 and Article 148 of the 2015’s Civil Code.”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“dd) Amounts receivable from organizations and individuals with original documents proving unpaid debts:

- Subjects: Amounts receivable from organizations and individuals that have been overdue or are still undue but SBV have discovered that the debtors are organizations that have been dissolved (for debts that occur before the effective date of the 1997’s the Law on the State Bank of Vietnam) or bankrupt; individuals who are dead; debts that cannot be collected because the debtors are missing or absent from their residences. Determination of individuals who are dead, missing, absent from residences shall be carried out in accordance with Articles 64, 68, 71 of the 2015’s Civil Code.

- Provision calculation method:

Provision for amounts receivable from organizations and individuals

= ∑

Value of amounts receivable from organizations and individuals

x

Provision rate

Where:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Provision rates:

Group 1: 0%;

• Group 2: 30%;

• Group 3: 50%;

• Group 4: 70%;

• Group 5: 100%.”

3. Amendments to Article 9:

“Article 9. Losses that may be settled with loan loss provisions

After all measures have been taken but certain amounts cannot be collected, SBV may use the loan loss provisions to settle the losses that remain after compensation is paid by the organizations and individuals that cause the losses, insurers and collateral settlement. To be specific:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Securities invested on international financial markets:

In case SBV is not able to fully recover the book value of securities invested on international financial markets due to force majeure events such as war, terrorism, natural disaster, SBV may use loan loss provisions to settle these losses.

3. Loaning

a) Debts (principal and interest) are cancelled under decision of the Prime Minister but the Government does not provide adequate compensation for SBV;

b) Loans, amounts paid on behalf of credit institutions where there is evidence that they are not recoverable when the credit institutions are dissolved (for debts that occur before the effective date of the 1997’s Law on the State Bank of Vietnam) or bankrupt as prescribed by law.

4. Amounts payable by the State and state budget

SBV shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance in requesting the Prime Minister to consider permitting the use of loan loss provisions to settle the amounts payable by the State and state budget, including: amounts payable that have been overdue or do not have specific due dates and are not paid after at least 05 years.

5. Amounts payable by organizations and individuals with original documents proving unpaid debts:

6. Losses during payment, fundkeeping, management of foreign-exchange reserves and intervention in stabilization of the domestic gold market:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Losses of money, gold, valuable assets and valuable papers in fundkeeping such as:

- Losses that occur in transport due to force majeure events such as accidents, robbery, natural disaster, fire, terrorism;

- Losses of cash, valuable assets, valuable papers at transaction places and treasuries due to sabotage, robbery, fire, natural disaster, war, terrorism;

c) Losses that occur during state management of foreign-exchange reserves and intervention in stabilization of the domestic gold market such as losses in quality inspection of gold, reduction in gold price.”

4. Amendments to Article 10:

a) Amendments to Clause 2:

“2. Reports and proposals of units affiliated to SBV that are assigned to manage, monitor losses or where losses are incurred.”

b) Addition of Clause 6:

“6. Documents proving that SBV have implemented debt collection measures but still fails to collect the debts."

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case the Prime Minister has not issued a written approval for SBV to use loan loss provisions to settle the losses mentioned in Point a Clause 3 Article 9 and amounts payable by the State and state budget mentioned in Clause 4 Article 9 of this Circular, the Loss Settlement Council shall submit a report to SBV’s Governor, who will seek opinions from the Ministry of Finance and request the Prime Minister to consider approving before settlement. After an approval is granted by the Prime Minister, SBV’s Governor shall decide the use of loan loss provision to settle each loss.

6. Amendments to Clause 2 of Article 12:

“2. Members of the Council include: Chief Banking Inspector or Deputy Chief Banking Inspector, heads or deputies of the following units:

a) Finance – Accounting Department: Standing Deputy Chairperson;

b) Internal Audit Department;

c) Financial Policy Department;

d) Economic Sector Credit Department;

dd) Legal Department;

e) Organization and Personnel Department;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Units that are relevant to the losses as requested by Finance – Accounting Department.”

7. Amendments to Clause 1 and Clause 2 of Article 14:

“1. The units that incur losses must not notify the debtors and shall keep monitoring and collecting the debts (if possible).

2. Documents about the losses that have been settled by loan loss provisions shall be retained as prescribed by law, including loss settlement documents and all documents proving that the debts cannot be collected even though the heads of the units have taken every measure possible to collect them.”

Article 2.

The phrase “refinancing” in Point a Clause 2 Article 1 and Point c Clause 2 Article 7 of Circular No. 39/2013/TT-NHNN is replaced with “loan”.

Article 3. Transition clauses

SBV shall keep managing the losses that have been settled by loan loss provisions before the effective date of this Circular in accordance with Circular No. 39/2013/TT-NHNN.

Article 4. Responsibility for implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Implementation clauses

1. This Circular comes into force from August 16, 2021.

2. This Circular annuls Clause 3, Clause 5 and Clause 6 Article 1 of Circular No. 37/2018/TT-NHNN dated December 25, 2013 on amendments to Circular No. 39/2013/TT-NHNN./.

 

 

PP THE GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Dao Minh Tu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 06/2021/TT-NHNN ngày 30/06/2021 sửa đổi Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.054

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.0.255
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!