Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02-NH mức lãi suất tiền gửi cho vay Ngân hàng Nhà nước hợp tác xã tín dụng hướng dẫn Nghị định 178-HĐBT

Số hiệu: 2-NH/TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Duy Gia
Ngày ban hành: 10/02/1985 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2-NH/TT

Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 1985

 

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 2-NH NGÀY 10 THÁNG 2 NĂM 1985 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 178-HĐBT NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 1984 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ SỬA ĐỔI MỘT SỐ MỨC LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ HỢP TÁC XÃ TÍN DỤNG

Ngân hàng Nhà nước Trung ương hướng dẫn những vấn đề cụ thể để thi hành Nghị định số 178-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng như sau:

1. Tinh thần cơ bản của Nghị định là ra sức huy động vốn tiền tệ trong nhân dân để vừa nâng cao quỹ cho vay, vừa thực hiện từng bước cân đối tiền - hàng trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.

Nhà nước nâng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm xã hội chủ nghĩa, lãi suất tiền gửi của nhân dân và lãi suất cho vay của hợp tác xã tín dụng để tạo điều kiện tốt hơn cho việc huy động vốn tiền tệ. Các ngân hàng cơ sở cần đẩy mạnh thường xuyên công tác nguồn vốn, phổ biến sâu rộng chính sách của Nhà nước về nguồn vốn, về lãi suất trong nhân dân, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ và chính quyền địa phương và sự cộng tác chặt chẽ của các ngành, các đoàn thể trong quá trình chỉ đạo phong trào động viên nhân dân gửi tiền vào ngân hàng và hợp tác xã tín dụng.

2. Thi hành đúng đắn các mức lãi suất và tiền gửi tiết kiệm theo các thể thức tiết kiệm xã hội chủ nghĩa, tiền gửi của nhân dân gửi vào hợp tác xã tín dụng, và lãi suất cho vay của hợp tác xã tín dụng, cụ thể là:

a) Loại tiết kiệm không kỳ hạn có lãi (không có thưởng): lãi suất trả cho người gửi theo mức 24%/ năm, tức là 2% một tháng.

b) Loại tiết kiệm có kỳ hạn

- Từ 3 năm đến 5 năm: lãi suất trả cho người gửi là 30%/ năm tức là 2,5% một tháng;

- Tiết kiệm có kỳ hạn 5 năm trở lên: lãi suất trả cho người gửi là 36%/năm, tức là 3% một tháng.

c) Loại tiết kiệm định mức có lãi và dự thưởng (200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng); mức lãi suất là 24%/năm tức là 2% một tháng được sử dụng 50% để trả lãi, còn 50% để quay số trả thưởng, mỗi tháng quay số một lần (có văn bản hướng dẫn cụ thể).

d) Lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với cá thể sản xuất và tư doanh.

Nghị định số 178-HĐBT ngày 25-12-1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định khung lãi suất tiền vay đối với người lao động cá thể vay để sản xuất từ 24% đến 54%/năm, tức là từ 2% đến 4,5% một tháng; đối với xã viên của các hợp tác xã và cán bộ, công nhân viên chức (bao gồm cả các lực lượng vũ trang) làm kinh tế gia đình từ 24% đến 48%/năm tức là từ 2% đến 4% một tháng; đối với các loại cá thể sản xuất và tư doanh khác từ 36% đến 60%/năm, tức là từ 3% đến 5% một tháng.

Trong phạm vi khung lãi suất đó, Ngân hàng Nhà nước cụ thể hoá mức tối thiểu như sau:

- Lãi suất tiền vay đối với người lao động cá thể để sản xuất nông, lâm, thuỷ hải sản, làm muối và xã viên các hợp tác xã làm kinh tế gia đình là 30%/năm, tức là 2,5% một tháng; đối với cá thể sản xuất tiểu, thủ công nghiệp và vận tải là 36%/năm, tức là 3% một tháng; đối với thương nghiệp nhỏ là 48%/năm, tức là 4% một tháng.

- Lãi suất tiền vay để làm kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng đối với cán bộ, công nhân viên chức là 24%/năm, tức là 2% một tháng.

- Lãi suất tiền vay đối với các loại cá thể sản xuất và tư doanh khác: đối với tiểu chủ là 54%/năm, tức là 4,5% một tháng; đối với tư sản công nghiệp là 60%/năm, tức là 5% một tháng.

đ) Lãi suất cho vay dài hạn của ngân hàng đối với cá thể sản xuất và tư doanh.

- Lãi suất cho vay dài hạn đối với cá thể sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản, làm muối là 24%/năm, tức là 2% một tháng;

- Lãi suất cho vay dài hạn đối với cá thể sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, vận tải là 30%/ năm, tức là 2,5% một tháng.

e) Lãi suất tiền gửi và cho vay của hợp tác xã tín dụng:

- Đối với hợp tác xã tín dụng, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho hợp tác xã tín dụng đẩy mạnh huy động vốn đi đôi với mở rộng cho vay và kinh doanh theo nguyên tắc tự hạch toán kinh tế, tự trang trải các khoản chi phí và có lãi, ngân hàng giảm bớt dần và tiến tới không trợ cấp cho cán bộ hợp tác xã tín dụng. Trong chỉ đạo thực hiện phải gắn liền hoạt động tiền tệ, tín dụng của hợp tác xã tín dụng với việc phát triển và củng cố các tổ chức tập thể trong hoạt động sản xuất, lưu thông, đời sống ở xã, phát huy tác dụng đấu tranh tích cực của hợp tác xã tín dụng chống tệ cho vay nặng lãi, giúp đỡ nhân dân lao động có thêm vốn phát triển kinh tế gia đình và khắc phục một phần khó khăn trong đời sống.

Xuất phát từ tinh thần đó, Hội đồng Bộ trưởng quy định mức lãi suất tối đa vể tiền gửi của nhân dân do hợp tác xã tín dụng huy động là 60%/năm tức là 5% một tháng; về cho vay của hợp tác xã tín dụng là 72%/năm tức là 6% một tháng.

- Căn cứ mức lãi suất tối đa do Hội đồng Bộ trưởng quy định, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn phân hoá các mức lãi suất của hợp tác xã tín dụng như sau:

Về tiền gửi, cổ phần 18%/năm, tức là 1,5% một tháng; tiền gửi đoàn thể xã hội và tiền gửi khác 24%/năm, tức là 2% một tháng; tiền gửi nhân dân từ 36% đến 60%/năm, tức là từ 3% đến 5% một tháng.

Về cho vay, cho vay sản xuất từ 36% đến 48%/năm, tức là từ 3% đến 4% một tháng; cho vay tiêu dùng từ 48% đến 60%/năm, tức là từ 4% đến 5% một tháng; cho vay khác lãi suất là 72%, tức là 6% một tháng.

Trong phạm vi lãi suất cụ thể hướng dẫn trên, giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, căn cứ tình hình thực tế trong địa phương, nghiên cứu đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu quy định mức lãi suất cụ thể cho từng vùng, từng thời gian về tiền gửi và các loại cho vay của hợp tác xã tín dụng, bảo đảm được yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và hợp tác xã tín dụng tự trang trải được mọi chi phí và có lãi. Phải hướng dẫn, chỉ đạo và điều hành mức lãi suất tiền gửi và cho vay đối với từng hợp tá xã tín dụng, bảo đảm việc đẩy mạnh huy động vốn; đồng thời huy động vẫn phải gắn liền với mở rộng cho vay, phải điều chỉnh lãi suất hợp lý, tránh đọng vốn và bảo đảm hợp tác xã tín dụng hoạt động và kinh doanh có lãi.

- Các loại công việc làm uỷ nhiệm cho Ngân hàng Nhà nước như thu, trả tiền gửi tiết kiệm, thu nộp tiền mặt, thu nợ... được hưởng tiền hoa hồng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Các hợp tác xã tín dụng cần tính toán, tận dụng nguồn vốn huy động được, đẩy mạnh cho vay; ngoài đối tượng cho vay chủ yếu là kinh tế gia đình xã viên, có thể mở rộng cho vay một phần nhu cầu vốn tự doanh của hợp tác xã mua bán xã và một phần vốn chi phí sản xuất của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong xã, nếu hợp tác xã này cần vay vốn của hợp tác xã tín dụng.

Ở thành phố, thị xã cần phát triển và củng cố các quỹ tiết kiệm cơ sở đủ sức đảm nhiệm việc huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của nhân dân và cho vay kinh tế gia đình, trong trường hợp các phường ở thành phố, thị xã cần thiết thành lập hợp tác xã tín dụng thì các hợp tác xã tín dụng này cũng hoạt động theo điều lệ hợp tác xã tín dụng đã ban hành và chấp hành các mức lãi suất tiền gửi và cho vay theo quy định trong Thông tư này, có thể mở rộng cho vay một phần chi phí sản xuất của các tổ hợp sản xuất, của các hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp và một phần nhu cầu vốn tự doanh của các hợp tác xã mua bán và tiêu thụ, nếu họ cần vay vốn của hợp tác xã tín dụng phường.

3. Tổ chức thực hiện:

a) Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước, của hợp tác xã tín dụng theo quy định mới của Hội đồng Bộ trưởng và hướng dẫn cụ thể trong Thông tư này, có hiệu lực thi hành thống nhất trong toàn quốc kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1985.

b) Các khoản dư có tiền gửi tiền gửi tiết kiệm, dư nợ thuộc các đối tượng cho vay nói ở các các tiết d, đ, e tại điểm 2 trong Thông tư này, chuyển sang năm 1985, tính theo lãi suất mới kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1985.

c) Các thể thức tiết kiệm hiện hành nay có thay đổi mức lãi suất kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1985 chuyển sang các thể thức mới thích ứng (không phải đổi sổ mới), như sau:

- Tiết kiệm không kỳ hạn có lãi, có thưởng chuyển sang tiết kiệm không kỳ hạn có lãi, áp dụng lãi suất 24%/năm;

- Tiết kiệm kỳ hạn 3 năm đến 5 năm tính theo lãi suất 30%/năm. Tiết kiệm kỳ hạn 5 năm trở lên, tính theo lãi suất 36%/năm.

- Tiết kiệm định mức 200 đồng dự thưởng trước đây chuyển sang tiết kiệm định mức có lãi và dự thưởng loại 200 đồng mới.

d) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương cụ thể hoá mức lãi suất tiền gửi và cho vay của hợp tác xã tín dụng trong phạm vi khung lãi suất quy định và tăng cường chỉ đạo các hợp tác xã tín dụng mở rộng hoạt động nguồn vốn, cho vay đạt hiệu quả cao, gắn liền hoạt động của hợp tác xã tín dụng với hoạt động của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và hợp tác xã mua bán xã, với đời sống nhân dân trong xã.

đ) Đồng chí Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương phải chỉ đạo các ngân hàng cơ sở tổ chức sao kê các loạt thẻ, phiếu tiết kiệm, khế ước vay tiền, tổ chức đối chiếu với khách hàng bảo đảm khớp đúng, ghi lại mức lãi suất mới trên các sổ phụ có liên quan để tính lãi đúng. (Những công việc này phải hoàn thành trong quý I năm 1985).

Phương pháp tính lãi suất theo mức lãi suất cũ cho số dư các loại tiết kiệm và tiền vay từ ngày 31-12-1984 trở về trước và phương pháp tính lãi theo mức lãi suất mới kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1985 trở đi, thi hành đúng theo Thông tư số 86-NH/TT ngày 26-10-1983 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước.

e) Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1985; các quy định đã ban hành trước đây trái với những quy định trong Thông tư này hết hiệu lực thi hành.

Trong điều kiện mức lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng, của hệ thống quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa và của hợp tác xã tín dụng có chênh lệch khá lớn cần tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt lưu ý khâu quản lý nội bộ, phát hiện kịp thời và kiên quyết nghiêm trị những người lợi dụng tham ô.

Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, các địa phương cần kịp thời phản ánh lên Ngân hàng Nhà nước Trung ương để xem xét giải quyết thống nhất.

 

Nguyễn Duy Gia

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 02-NH-1985 hướng dẫn thi hành Nghị định 178-HĐBT-1984 sửa đổi một số mức lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước và Hợp tác xã tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.849

DMCA.com Protection Status
IP: 44.192.49.72
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!