Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 01/2005/TT-NHNN xử phạt vi phạm hành chính tiền tệ hoạt động ngân hàng hướng dẫn thi hành Nghị định 202/2004/NĐ-CP

Số hiệu: 01/2005/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 10/03/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2005/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2005

 

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 01/2005/TT-NHNN NGÀY 10 THÁNG 3 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 202/2004/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, ngày 2 tháng 7 năm 2002.
Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2003 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 202/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 202/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 202/2004/NĐ-CP) như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG; THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH; VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Các tình tiết giảm nhẹ, tìm tiết tăng nặng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP được áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng như sau:

1.1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền của mình quyết định các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

1.2. Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực:

- Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực là hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt;

- Tái phạm là hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã bị xử phạt nhưng chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà lại vi phạm hành chính về hành vi đó.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Chỉ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 37 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP mới có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Đối với Đoàn thanh tra: trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong Đoàn thanh tra phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP. Nếu các thành viên trong Đoàn không có thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt thì Trưởng Đoàn thanh tra phải hoàn tất hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính để gửi đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP.

3. Áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

3.1. Người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 6, các quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và mức phạt tại Chương II Nghị định số 202/2004/NĐ-CP để quyết định việc áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.

3.2. Có 2 hình thức xử phạt chính quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Người ra quyết định xử phạt vi phạm chính chỉ áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính, không áp dụng cả hai hình thức xử phạt chính đối với một hành vi vi phạm.

4. Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và mức phạt

Nghị định số 202/2004/NĐ-CP, từ Điều 8 đến Điều 36 quy định 9 nhóm hành vi, mỗi nhóm có một số hành vi vi phạm cụ thể. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, người có thẩm quyền xử phạt căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan để xác định các dấu hiệu cấu thành, tính chất và mức độ của hành vi vi phạm hành chính.

5. Vi phạm hành chính về kế toán, thống kê

Việc xử phạt vi phạm hành chính về kế toán, thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 185/2004/NĐ-CP ngày 4 tháng 11 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán; Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê cùng với các văn bản hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, thống kê.

Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm hành chính về kế toán, thống kê, Trưởng Đoàn thanh tra phải báo cho Thanh tra chuyên ngành Tài chính biết để xử phạt theo thẩm quyền.

6. Trường hợp ngoại trừ

Quy định tại Điều 23 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP không áp dụng đối với trường hợp bán tài sản trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ.

Quy định tại các điểm a, c Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP không áp dụng đối với Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng.

II. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH:

Khi xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Chương III Nghị định số 202/2004/NĐ-CP và Chương IV Nghị định của Chính phủ số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thêm một số nội dung sau:

1. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 37 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định tại Điều 62 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Nhận lại hồ sơ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính:

Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã chuyển sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án của cơ quan tiến hành tốt tụng hình sự có thẩm quyền, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt đối với vụ vi phạm trong thời hạn như sau:

2.1. Nếu trước khi chuyển vụ việc vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mà người có thẩm quyền xử phạt đã xin gia hạn thời hạn xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lại hồ sơ vụ vi phạm;

2.2. Nếu trước khi chuyển vụ việc vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mà người có thẩm quyền xử phạt chưa xin gia hạn thời hạn xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lại hồ sơ vụ vi phạm;

Trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm có thể xin gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa không quá 30 ngày.

2.3. Sau khi xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 202/2004/NĐ-CP, người có thẩm quyền nêu tại Khoản 4 Điều 37 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biết.

3. Xử lý vi phạm hành chính do các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật chuyển đến

3.1. Trường hợp các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật chuyển đến, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu về vụ vi phạm hành chính;

b. Xem xét; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 202/2004/NĐ-CP và Thông tư này;

c. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ về vụ vi phạm hành chính, qua xem xét nếu thấy tài liệu, chứng cứ tại hồ sơ chưa đủ căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản nêu rõ lý do và yêu cầu người lập biên bản về việc vi phạm hành chính bổ sung thêm chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết thì trực tiếp thẩm tra, xác minh. Nếu cơ quan lập biên bản xử phạt không cung cấp đủ tài liệu chứng cứ hoặc qua thẩm tra, xác minh thấy không đủ căn cứ chứng minh hành vi vi phạm hành chính thì không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển trả hồ sơ, tài liệu cho cơ quan lập biên bản về việc vi phạm hành chính;

Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt vi hành chính, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện các quy định nêu tại các tiết a, b, c điểm 3.1 Khoản 3 Mục này, sau đó có ý kiến đề xuất xử lý vi phạm hành chính bằng văn bản nêu rõ hành vi, đề nghị mức xử phạt, căn cứ áp dụng kèm toàn bộ hồ sơ vi phạm hành chính, biên bản vi phạm hành chính (bản gốc) về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) để xử lý theo quy định của pháp luật.

3.2. Xử lý đối với những trường hợp biên bản vi phạm hành chính lập không đúng quy định của pháp luật

Trường hợp hồ sơ vi phạm hành chính do cơ quan khác chuyển đến không đúng thủ tục theo quy định tại Nghị định số 202/2004/NĐ-CP; nội dung biên bản không đúng theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mà chuyển trả cơ quan lập biên bản vi phạm hành chính để yêu cầu bổ sung đầy đủ, đúng quy định.

3.3. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm hành chính do các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương chuyển đến; những hành vi vi phạm hành chính do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển lên.

4. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có kèm theo việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nhưng vượt thẩm quyền xử phạt của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đến khi thực hiện xong quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

5. Sử dụng mẫu biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính; biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các biên bản, quyết định liên quan khác được thực hiện theo mẫu quy định tại Nghị định số 134/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

6. Sử dụng con dấu đóng trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính

6.1. Quyết định xử phạt của Chánh Thanh tra (Phó Chánh Thanh tra được uỷ quyền) được đóng dấu lên chữ ký; quyết định xử phạt của Thanh tra viên được đóng dấu liên góc trái tại phần trên cùng của quyết định nơi ghi tên cơ quan xử phạt và số, ký hiệu của quyết định xử phạt.

6.2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng quy định tại Khoản 4 Điều 37 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP được sử dụng con dấu của cơ quan mình đóng dấu trên quyết định xử phạt.

7. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

7.1. Sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền của Thanh tra Ngân hàng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, Điều 37 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP phải bàn giao hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cho Thanh tra Ngân hàng cùng cấp.

7.2. Sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 4 Điều 37 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP phải bàn giao hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cho bộ phận chuyên trách quản lý về xử phạt tại cơ quan có thẩm quyền xử phạt.

7.3. Hồ sơ gồm:

- Biên bản về việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

- Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

- Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);

- Các hồ sơ tài liệu có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị, cá nhân trong hệ thống Thanh tra Ngân hàng nắm vững và thực hiện nghiêm túc việc xử phạt vi phạm hành chính.

2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

2.1. Thường xuyên kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình; kịp thời xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều 50, 51, 52 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP.

2.2. Theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng do Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước ban hành để xử phạt đối với đối tượng vi phạm hành chính ghi trong quyết định thuộc địa bàn quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đó; đồng thời báo cáo Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước kết quả việc thực hiện.

IV. HIỆU LỰC THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 09/2000/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 29 tháng 8 năm 2000 hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ số 20/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị cần kịp thời phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định.

 

Trần Minh Tuấn

(Đã ký)

 

THE STATE BANK OF VIETNAM
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No. 01/2005/TT-NHNN

Hanoi, March 10, 2005

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE DECREE No. 202/2004/ND-CP OF THE GOVERNMENT DATED 10 DECEMBER 2004 ON THE PUNISHMENT OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MONETARY AREA AND BANKING ACTIVITY

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

- Pursuant to the Ordinance on the settlement of the administrative violations dated 02 July 2002;
- Pursuant to the Decree No. 134/2003/ND-CP of the Government dated 14 November 2003 providing in details for the implementation of several Articles of the Ordinance on the Settlement of the administrative violations issued in 2002;
- Pursuant to the Decree No. 202/ND-CP of the Government dated 10 December 2004 on the punishment of the administrative violations in the monetary area and banking activity;

The State Bank of Vietnam provides guidance on the implementation of the Decree No. 202/ND-CP of the Government dated 10 December 2004 on the punishment of the administrative violations in the monetary area and banking activity (hereinafter referred to as Decree No. 202/2004/ND-CP) as follows:

I. GENERAL PROVISIONS: AUTHORITY TO IMPOSE THE PUNISHMENT OF THE ADMINISTRATIVE VIOLATIONS; THE APPLICATION OF FORMS FOR THE ADMINISTRATIVE VIOLATIONS PUNISHMENT

1. Elements of alleviation and elements of severity

Elements of alleviation and elements of severity provided for in Article 6 Decree No. 202/2004/ND-CP are applicable to the punishment of the administrative violations in the monetary area and banking activity as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. Violations that are committed in the same area for many times or that are repeated in the same area;

- Violations that are committed in the same area for many times is an act of administrative violation which was previously committed but has not been punished and the punishment time limit of which has not expired;

- Repeated violation is an act of administrative violation, which was previously punished but is repeated within one year from the date, where the implementation of the punishment decision is completed or from the date where the time limit for the punishment decision has expired.

2. Authority for the punishment for the administrative violations

Only persons who are competent for the punishment of administrative violations as provided for in Article 37 of the Decree No. 202/2004/ND-CP have the authority to make decision on the punishment for administrative violations in the monetary area and banking activity.

In respect of the Inspection Team: During the on-site Inspection, examination, if any administrative violation act in the banking and monetary area is detected, the person who is competent for the punishment of administration violations in the Inspection Team will make decision on the punishment within the time limit stipulated in Paragraph 2, Article 41 of the Decree No. 202/2004/ND-CP. In case where members of the Inspection Team do not have the competence for the punishment or the required punishment goes beyond their punishment authority, the Head of the Inspection Team should complete the file for administrative punishment to submit to the competent person in accordance with provisions in point c, Paragraph 2, Article 41 of the Decree No. 202/2004/ND-CP.

3. Application of forms for the administrative violations punishment

3.1. Person who makes decision on the administrative punishment must consider the elements of alleviation and elements of severity as provided for in Article 6, provisions on violation acts, forms of punishment and fine level stipulated in Chapter II of the Decree No. 202/2004/ND-CP to decide on the application of main forms for the administrative punishment, supplementary forms of punishment or measures to settle consequences corresponding to the seriousness and the nature of the violation act.

3.2. There are 2 main punishment forms stipulated in Paragraph 1, Article 7 of the Decree No. 202/2004/ND-CP, which are warnings or fine. Person who makes decision on the administrative punishment should impose either one of these two main punishment forms on a violation act.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Decree No. 202/2004/ND-CP clearly provides for 9 groups of violation acts, from Article 8 to Article 36, each of them covers several specific violation acts. In the imposition of the administrative violations punishment in the monetary area and banking activity, the competent person should base on current legal documents such as: the Law on the State Bank of Vietnam, the Law on credit institutions, Ordinance on the settlement of the administrative violations, Decrees of the Government providing guidance on the implementation of the Law on the State Bank of Vietnam, the Law on credit institutions and other related legal documents to determine constituent signs, the nature and seriousness of an administrative violation act.

5. Administrative violations relating to accounting and statistics

The punishment for the administrative violations in terms of accounting and statistics in the monetary area and banking activity is to comply with provisions in the Decree No. 185/2004/ND-CP dated 4 November 2004 of the Government on the settlement of administrative violations in the accounting area; Decree No. 93/1999/ND-CP dated 7 September 1999 of the Government on the settlement of administrative violations in the statistics area and other documents that provide guidance on the punishment for administrative violations in the statistics, accounting area.

The Head of the Inspection Team must report to the specialized Inspectorate in the Finance any administrative violation act relating to accounting and statistics, which is detected during the on-site inspection, for their knowledge and punishment according to their competence.

6. Exceptional cases

Provisions in Article 23 of the Decree No. 202/2004/ND-CP are not applicable to the sale of assets during the disposal of loan security assets for the debt recovery.

Provisions in points a, c, Paragraph 2, Article 25 of the Decree No. 202/2004/ND-CP are not applicable to General Managers, Deputy General Managers of branches of credit institutions.

II. PROCEDURES OF THE PUNISHMENT FOR THE ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Upon the imposition of the punishment for the administrative violations, competent persons should comply with procedures of the punishment for the administrative violations stipulated in Chapter III of the Decree No. 202/2004/ND-CP and Chapter IV of the Decree No. 134/2003/ND-CP dated 14 November 2003 of the Government providing in details for the implementation of several Articles of the Ordinance on the settlement of the administrative violation issued in 2002.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Transfer of violation files with criminal signs for prosecution for criminal liability

Upon considering a violation case for making punishment decision, if the violation act is considered having any criminal sign, the competent person as provided for in Paragraphs 2, 3, 4 Article 37 of the Decree No. 202/2004/ND-CP should immediately transfer the violation file to the competent criminal action agency in accordance with Article 62 of the Ordinance on the settlement of the administrative violations.

2. Receipt of violation file for administrative punishment

For administrative violation acts in the monetary area and banking activity which have been transferred to competent criminal action agency, but the investigation or the case has been then suspended by that competent criminal action agency, the person who is competent for administrative punishment should make decision on the punishment for the violation case within the following time limits:

2.1. The time limit for making punishment decision is 10 days at the maximum from the receipt of the decision on the return of the file of the violation case, if, prior to the transfer of the violation case to the criminal action agency, the competent person has asked for the extension of the punishment time limit;

2.2. The time limit for making punishment decision is 15 days at the maximum from the receipt of the decision on the return of the file of the violation case, if, prior to the transfer of the violation case to the criminal action agency, the competent person has not yet asked for the extension of the punishment time limit;

In case where it is required to take further time for verification, collection of evidences, the person, who is handling the violation case, may ask for the extension of the time limit for making punishment decision up to 30 days at the maximum.

2.3. After the imposition of the administrative punishment in accordance with provisions in Decree No. 202/2004/ND-CP, the competent persons stated in Paragraph 4, Article 37 of the Decree No. 202/2004/ND-CP should give a notice to the State Bank of Vietnam for its knowledge.

3. Dealing with administrative violations delivered by the State management agencies, law protection agencies

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. To receive files, documents on these administrative violation cases;

b. to consider, make decision on the administrative punishment, apply supplementary forms of punishment and take measures for consequence settlement in accordance with their competence provided for in Decree No. 202/2004/ND-CP and this Circular;

c. Within a period of 5 working days from the receipt of the file on an administrative violation case, if the documents, evidences in the file are not considered to be sufficient for administrative punishment, the State Bank branches in provinces, cities under the central Governments management should make a written statement of the reason thereof and require the person who has drawn up the minutes on the administrative violation to supplement proof of the violation act; in necessary case, they should directly investigate and verify. If the agency that has drawn up the minutes on the punishment fails to provide sufficient documents, evidences or the investigation and verification has shown that there is not enough evidence to prove the administrative violation act, the State Bank branches in provinces, cities should not make decision on the administrative punishment and return the file, documents to the agency that has drawn up the minutes.

d. The Chief Inspector of the State Bank branches in provinces, cities under the center Governments management is responsible to implement provisions mentioned in items a, b, c, point 3.1, Paragraph 3 of this Section, and make written recommendations as to the settlement of the administrative violations, which clearly states the violation acts, suggested fine level, the basis for the application and submit it together with the entire file on the administrative violation, minutes on the administrative violation (original) to the State Bank of Vietnam (the State Bank Inspection) for settlement in accordance with provisions of applicable laws, in case where the competence to impose the administrative punishment goes beyond his authority.

3.2. Dealing with cases where the minutes on the administrative violation is drawn in contrary to provisions of applicable laws.

In case where the file of administrative violations delivered by other agencies is not in accordance with procedures stipulated in the Decree No. 202/2004/ND-CP; contents of the minutes are not in accordance with provisions in Article 55 of the Ordinance on the settlement of the administrative violations, the Chief Inspector of the State Bank and the Chief Inspector of the State Bank branches in provinces, cities under the central Governments management shall not make decision on the administrative punishment, but return the file to the agencies that have drawn the minutes and request for their adequate and sufficient supplement in accordance with applicable provisions.

3.3. The State Bank Inspection is responsible for considering the administrative punishment within their competence for administrative violation acts delivered by the Central Governments State management agencies and law protection agencies and those delivered by the State Bank branches in provinces, cities under the central Governments management.

4. Temporary seizure of material evidences, means used for the administrative violation

The temporary seizure of material evidences, means used for the administrative violation are performed in accordance with provisions in Article 46 of the Ordinance on the settlement of administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Use of form of minutes and decision on the administrative punishment

Minutes on the administrative violation; minutes on the temporary seizure of material evidence, means which are used for the administrative violation; decisions on the administrative punishment; decisions on the temporary seizure of material evidence, means used for administrative violation and other related minutes, decisions are made in accordance with forms stipulated in the Decree No. 134/2003/ND-CP of the Government dated 14 November 2003 providing in details for the implementation of several Articles of the Ordinance on settlement of the administrative violation issued in 2002.

6. Use of the seal stamped in the decision on the administrative violation

6.1. For the punishment decision made by the Chief Inspector (authorized deputy Chief Inspector), the seal is stamped on his signature; For the punishment decision made by an Inspector, the seal is stamped on the left corner at the top of a decision where the name of punishment agency and number, symbol of the punishment decision is stated.

6.2. Persons who are competent for the administrative violation punishment in the monetary area and banking activity as provided for in Paragraph 4, Article 37 of the Decree No. 202/2004/ND-CP are entitled to use the seal of his agency to stamp on the punishment decision.

7. File of administrative punishment

7.1. After a decision on the administrative punishment is made, the competent person of State Bank Inspection stipulated in Paragraphs 1, 2, 3, Article 37 of the Decree No. 202/2004/ND-CP must deliver the administrative punishment file to the State Bank Inspection of the same level.

7.2. After a decision on the administrative punishment is made, person who is competent for administrative punishment stipulated in Paragraphs 4, Article 37 of the Decree No. 202/2004/ND-CP must deliver the administrative punishment file to the unit in charge of punishment management at agencies which have the punishment competence.

7.3. The file includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A decision on the punishment for the administrative violations in the monetary area and banking activity;

- A minutes on the seizure of material evidences, means which are used for the administrative violations (if any);

- Other files and documents relating to the administrative violation act.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Chief Inspector of the State Bank organizes the implementation and direct, guide units, individuals in the system of the State Bank Inspection to thoroughly grasp and strictly implement the punishment of administrative violations.

2. General Managers of State Bank branches in provinces, cities under the central Governments management are responsible:

2.1. to regularly examine administrative punishment within their management scope; to timely deal with law violations and complaints, denunciation in the settlement of administrative violations in accordance with provisions in Articles 50, 51, 52 of the Decree No. 202/2004/ND-CP.

2.2. to follow up, report on the implementation of the Decision on the punishment for administrative violations in the monetary area and banking activity which is issued by the Chief Inspector of the State Bank for imposition of punishment on administrative violators stated in the Decision within the management area of the State Bank branches in provinces, cities under the central Governments management.

In case where individuals, organizations that are punished but do not voluntarily comply with the punishment decision, General Managers of the State Bank branches in provinces, cities under the central Governments management should request the Chief Inspector of the State Bank to make decision on the enforcement and organize the implementation of that enforcement and report the Chief Inspector of the State Bank of the result thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Circular is effective after 15 days since its publication in the Official Gazette and replace the Circular No. 09/2000/TT-NHNN of the State Bank dated 29 August 2000 providing guidance on the implementation of the Decree No. 20/2000/ND-CP dated 15 June 2000 on the settlement of administrative violations in the monetary area and banking activity.

Any difficulty, obstacle arising during the implementation, should timely be reported to the State Bank of Vietnam (through the State Bank Inspection) for submission to the Governor for consideration and decision.

 

 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Tran Minh Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 01/2005/TT-NHNN ngày 10/03/2005 hướng dẫn thi hành Nghị định 202/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.225

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.108.201
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!