ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4815/QĐ-UBND
|
Quảng Nam,
ngày 22 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 2999/QĐ-UBND
NGÀY 02/10/2014 CỦA UBND TỈNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07/7/2014 CỦA
CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy
sản (Nghị định 67/2014/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số
89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định số 89/2015/NĐ-CP);
Căn cứ Thông tư số
22/2014/TT-NHNN ngày 15/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực
hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số
21/2015/TT-NHNN ngày 16/11/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 22/2014/TT-NHNN ngày 15/8/2014 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số
2999/QĐ-UBND ngày 02/10/2014 của UBND tỉnh Ban hành quy định tổ chức thực hiện
một số chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày
07/7/2014 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Sở Nông
nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 467/TTr-SNN&PTNT ngày 08/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa
đổi, bổ sung một số nội dung của Quy định tổ chức
thực hiện một số chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP
ngày 07/7/2014 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày
02/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam, cụ thể như
sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điểm a), Khoản 1, Mục I, Phần B, như
sau:
“a) Đối tượng
được vay vốn: Chủ tàu đặt hàng đóng mới tàu có tổng công suất máy chính từ
400CV trở lên; nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính dưới 400CV thành tàu có
tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu
có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch
vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ. Đối với trường hợp nâng cấp tàu, chủ tàu được
thực hiện một hoặc nhiều nội dung: Thay máy tàu; gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật
liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác,
máy móc trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điểm c), Khoản 1, Mục I, Phần B, như
sau:
“c) Hạn mức
vay, lãi suất vay và mức bù chênh lệch lãi suất cụ thể như sau:
- Đối với
đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang
thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp
hàng hóa:
+ Trường hợp
đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại
tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu
trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.
+ Trường hợp
đóng mới tàu vỏ gỗ: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng
giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân
sách nhà nước cấp bù 4%/năm.
- Đối với
đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải;
thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản:
+ Trường hợp
đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 400CV đến
dưới 800CV: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng tối đa 90% tổng giá trị đầu tư đóng
mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, ngân sách nhà nước cấp
bù 5%/năm.
+ Trường hợp
đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 800CV trở
lên: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư
đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước
cấp bù 6%/năm.
+ Trường hợp
đóng mới tàu vỏ gỗ: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng
giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân
sách nhà nước cấp bù 4%/năm.
+ Trường hợp
đóng mới tàu vỏ gỗ đồng thời gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới cho tàu:
Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới
tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù
4%/năm.
- Đối với
nâng cấp tàu vỏ gỗ, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính dưới 400CV
thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp công suất
máy đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên: Chủ tàu được vay
vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị nâng cấp tàu với lãi suất
7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.
- Đối với
trường hợp gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết
bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, máy móc trang thiết bị bảo quản sản phẩm,
trang thiết bị bốc xếp hàng hóa: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối
đa 70% tổng giá trị nâng cấp với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm,
ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.
- Tàu cá
đóng mới phải sử dụng máy thủy mới; trường hợp nâng cấp máy tàu có thể sử dụng
máy thủy mới hoặc máy thủy đã qua sử dụng theo quy định. ”
3. Sửa đổi, bổ sung Điểm d), Khoản 1, Mục I, Phần B, như
sau:
“d) Thời hạn
cho vay: 11 năm đối với trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ hoặc nâng cấp tàu; 16 năm
đối với đóng mới tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới. Năm đầu tiên kể từ ngày giải
ngân khoản vay đầu tiên, chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc, ngân
sách nhà nước cấp bù số lãi vay của chủ tàu được miễn năm đầu cho các ngân hàng
thương mại. Quy định này được áp dụng cả với những Hợp đồng vay vốn ngân hàng
thương mại đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới theo quy định tại Nghị định
số 67/2014/NĐ-CP đã ký kết trước ngày Nghị định số 89/2015/NĐ-CP có hiệu lực
thi hành (trước ngày 25/11/2015)”.
4. Sửa đổi, bổ sung Mục II, Phần B, như sau:
"II. CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh
phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên, bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới
cụ trên tàu cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác
hải sản xa bờ là thành viên nghiệp đoàn nghề cá, tổ đoàn kết sản xuất trên biển,
tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần khai thác hải sản và
có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên:
1. Đối tượng được hỗ trợ kinh
phí mua bảo hiểm
a) Chủ tàu khai thác hải sản xa
bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ
90 CV trở lên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Là thành viên của nghiệp đoàn
nghề cá, tổ đoàn kết sản xuất trên biển, tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác hải sản,
dịch vụ hậu cần khai thác hải sản;
- Có Giấy chứng nhận đăng ký
tàu cá, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
- Có Giấy phép khai thác thủy sản
đối với tàu khai thác hải sản xa bờ hoặc đăng ký tàu dịch vụ hậu cần khai thác
hải sản xa bờ theo quy định của pháp luật;
- Đã thực hiện đăng ký thuyền
viên và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Sổ Danh bạ thuyền viên theo quy
định pháp luật;
- Có xác nhận của UBND cấp xã về
đối tượng được hỗ trợ;
- Chủ tàu đã thực hiện giao kết
hợp đồng bảo hiểm tai nạn thuyền viên, bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư
lưới cụ trên tàu với doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài chính chấp thuận và công
bố.
b) Thuyền viên làm việc trên
tàu cá đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Điểm a) Khoản 1 nêu trên.
2. Mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ hằng năm (01 lần/01
năm/người) 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên
làm việc trên tàu.
b) Hỗ trợ hằng năm (01 lần/01
năm/tàu) kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi
tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức:
- 70% kinh phí mua bảo hiểm đối
với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV.
- 90% kinh phí mua bảo hiểm đối
với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
3. Phương thức hỗ trợ kinh phí
mua bảo hiểm thông qua doanh nghiệp bảo hiểm mà chủ tàu thực hiện giao kết hợp
đồng bảo hiểm theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư số 115/2014/TT-BTC
ngày 20/8/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số chính sách bảo hiểm
quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP. Chủ tàu nộp đầy đủ phần phí bảo hiểm
còn lại ngoài phần ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định."
* Thời gian áp dụng các quy định
nêu trên kể từ ngày 25/11/2015 (Nghị định 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của
Chính phủ có hiệu lực thi hành).
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký. Các nội dung khác tại Quyết định số 2999/QĐ-UBND
ngày 02/10/2014 của UBND tỉnh không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Quyết này vẫn
giữ nguyên hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố ven biển; Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo
vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: NN&PTNT, TC;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- TT TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên BCĐ 67 của tỉnh;
- Chi cục KT&BVNLTS;
- Các Chi nhánh Ngân hàng TM trên địa bàn tỉnh (do Chi nhánh NHNN tỉnh sao
gửi);
- PCVP (N.N.Nam, T.C.Trân);
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN.
E:\Dropbox\minh tam b\Nghi dinh 67\Nam 2015\Quyet dinh\12 15 sua doi, bo
sung Quyet dinh 2999 cua UBND tinh ve Nghi dinh 67.doc
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Đình Tùng
|