|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
37/1998/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
14/02/1998
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 37/1998/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 14 tháng 2 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGOẠI TỆ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 396/TTg
ngày 04 tháng 8 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và những quy định khác có liên
quan về quản lý ngoại tệ, ngoại hối phù hợp với tình hình mới;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
công ty, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động
theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế), có nguồn thu ngoại tệ
từ bán hàng hóa và dịch vụ, phải chuyển ngay toàn bộ số ngoại tệ thu được vào
tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình mở tại các Tổ chức tín dụng được phép kinh
doanh ngoại tệ tại Việt Nam.
Tổ chức kinh tế
được phép mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài, được để lại trên tài khoản
một mức ngoại tệ theo quy định khi cho phép mở tài khoản của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Tổ
chức kinh tế, cơ quan hành chính - sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội Việt
Nam chỉ được phép mở một tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại một Tổ chức tín dụng
hoạt động ở Việt Nam; trường hợp các đối tượng trên có nhu cầu cần thiết mở
thêm tài khoản ngoại tệ phải được phép của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với tổ chức
kinh tế, cơ quan hành chính - sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam có
chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc hoạt động ở địa phương khác, nếu có nhu cầu
thì mỗi chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng được mở một tài khoản tiền gửi ngoại
tệ tại một chi nhánh của Tổ chức tín dụng, nhưng các chi nhánh của Tổ chức tín
dụng phải cùng hệ thống; nếu trên địa bàn không có chi nhánh của Tổ chức tín dụng
cùng hệ thống mới được mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ ở Tổ chức tín dụng khác
và phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.
Việc tất toán
(đóng) các tài khoản ngoại tệ đã mở trước đây để tập trung về một tài khoản tiền
gửi ngoại tệ (hoặc mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ mới) theo quy định tại điều
này phải hoàn tất chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 năm 1998 và phải thông báo cho
Ngân hàng Nhà nước trước ngày 15 tháng 4 năm 1998 tên Tổ chức tín dụng mở tài
khoản, số hiệu tài khoản đã mở.
Việc mở tài khoản
ngoại tệ thuộc vốn chuyên dùng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực
hiện theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Điều 3. Các
tổ chức kinh tế (trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được Ngân hàng
Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ) được sử dụng số dư ngoại tệ trên tài khoản
vào ngày cuối tháng để đáp ứng nhu cầu chi ngoại tệ hợp lý cho tháng tới. Số dư
ngoại tệ còn lại phải bán hết cho các Tổ chức tín dụng. Nhu cầu chi ngoại tệ được
xác định trên cơ sở tổng số các khoản chi ngoại tệ trong tháng tiếp theo trừ đi
phần ngoại tệ được Tổ chức tín dụng cân đối qua hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn.
Điều 4. Các
cơ quan hành chính - sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam có
nguồn thu ngoại tệ phải bán ngay toàn bộ số ngoại tệ đó cho các Tổ chức tín dụng.
Việc bán ngoại tệ thực hiện phù hợp với nội dung quy định tại điểm (b) Điều 5 của
Quyết định này.
Điều 5. Số dư ngoại tệ trên tài khoản của các đối tượng nói ở Điều 3 và Điều
4 trên đây ở các Tổ chức tín dụng tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực được
xử lý như sau:
a) Số dư ngoại tệ trên tài khoản của các đối tượng nói ở Điều 3 của
Quyết định này sẽ được trừ đi nhu cầu chi tiêu hợp lý cho đến ngày 31 tháng 3
năm 1998, số ngoại tệ còn lại phải bán hết cho các Tổ chức tín dụng.
b) Các đối tượng
nói tại Điều 4 của Quyết định này phải bán toàn bộ số ngoại tệ có trên tài khoản
cho các Tổ chức tín dụng. Những đối tượng có nguồn thu ngoại tệ thường xuyên
thì được giữ lại số ngoại tệ tối thiểu để duy trì tài khoản.
Việc bán ngoại
tệ của các đối tượng theo quy định tại Điều này phải thực hiện xong trước ngày
28 tháng 2 năm 1998.
Điều 6. Việc bán ngoại tệ nói tại các Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của
Quyết định này không áp dụng đối với nguồn ngoại tệ thu được từ góp vốn pháp định
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA), vốn vay của các tổ chức kinh tế. Việc sử dụng ngoại tệ thuộc
các nguồn vốn này phải tuân thủ quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Điều 7. Khi có nhu cầu
chi ngoại tệ trong tương lai để thanh toán cho các giao dịch phù hợp với quy định
quản lý ngoại hối, các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính - sự nghiệp, các tổ
chức chính trị - xã hội Việt Nam có quyền được ký hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn
với Tổ chức tín dụng theo tỷ giá trong biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Các đối tượng nói tại Điều này
đã bán ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng, trong thời gian 6 tháng khi có nhu cầu chi
trả cho các giao dịch phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối, được quyền mua
lại tại Tổ chức tín dụng đó số ngoại tệ tối thiểu tương ứng với số ngoại tệ đã
bán.
Việc mua, bán ngoại tệ tại các Tổ
chức tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành về giao dịch giao ngay; giao dịch
kỳ hạn và giao dịch hoán đổi. Thời hạn của giao dịch kỳ hạn và hoán đổi tối đa
là 6 tháng.
Điều 8. Các Tổ chức tín dụng có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu hợp lý về
ngoại tệ của tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính - sự nghiệp, tổ chức chính trị
- xã hội Việt Nam, đồng thời phải thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà
nước về trạng thái ngoại tệ, trạng thái đồng Việt Nam và tỷ giá mua bán ngoại tệ.
Điều 9. Các Tổ chức kinh
tế, cơ quan hành chính - sự nghiệp và Tổ chức chính trị - xã hội phải thực hiện
triệt để tiết kiệm chi tiêu ngoại tệ. Việc sử dụng ngoại tệ phải ưu tiên cho
các mục đích nhập khẩu thiết bị cho đầu tư phát triển, vật tư thiết yếu và trả
nợ nước ngoài.
Điều 10. Nghiêm cấm mọi
hoạt động mua bán trái phép, đầu cơ buôn lậu vàng và ngoại tệ.
Điều 11. Mọi tổ chức và
cá nhân vi phạm các quy định của Quyết định này tùy mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý
theo các quy định hiện hành về xử phạt hành chính như : phạt tiền đình chỉ nghiệp
vụ, rút giấy phép hoạt động... trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy tố theo quy định
của pháp luật.
Điều 12. Quyết định này
có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 1998.
Điều 13. Ngân hàng Nhà nước
có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quyết định
này.
Điều 14. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển
khai thực hiện Quyết định này.
Quyết định 37/1998/QĐ-TTg về một số biện pháp quản lý ngoại tệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME
MINISTER OF GOVERNMENT
-----
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
|
No. 37/1998/QD-TTg
|
Hanoi,
February 14, 1998
|
DECISION ON A NUMBER OF
FOREIGN CURRENCY MANAGEMENT MEASURES THE PRIME MINISTER Pursuant to
the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
In order to strictly and effectively implement Decision No. 396-TTg of August
4, 1994 of the Prime Minister and other regulations regarding the foreign
currency and exchange management in the new situation;
At the proposals of the Governor of the State Bank and the Minister of Planning
and Investment, DECIDES: Article 1.-
Enterprises including foreign invested enterprises, companies, cooperatives and
other economic organizations established and operating under Vietnamese laws
(hereafter referred to as economic organizations) which earn revenues in
foreign currency(ies) from the sale of goods and/or services shall have to
transfer all collected foreign currency amounts into their foreign currency
deposit accounts opened at the credit institutions permitted to deal in foreign
currency(ies) in Vietnam. Economic organizations shall be permitted to
open overseas foreign currency deposit accounts and entitled to keep therein a
certain amount of foreign currency(ies) as prescribed in the State Bank's
permission to allow them to open such accounts. Article 2.-
Every Vietnamese economic organization, administrative and non-business agency
or socio-political organization shall be allowed to open only one foreign
currency deposit account at one credit institution operating in Vietnam; in
cases where they need to open another foreign currency deposit account, they
must obtain the permission from the State Bank. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The liquidation (closing) of foreign currency
deposit accounts previously opened so as to transfer all amounts of foreign
currency(ies) into one existing (or newly opened) account in accordance with
the provisions of this Article shall have to be completed by March 31st, 1998
at the latest and the State Bank must be notified of the name of the credit
institution where such account is opened and the account number before April
15, 1998. The opening of accounts for foreign currency
amounts belonging to the specialized capital of foreign invested enterprises
shall comply with current regulations on the foreign exchange management. Article 3.-
Economic organizations (excluding foreign invested enterprises which are not
assured by the State Bank to balance their foreign currency needs) shall be
entitled to use the foreign currency balances in their accounts on the last day
of every month to meet their reasonable foreign currency spending needs in the
following month. All the remaining balance of foreign currency(ies) shall have
to be sold to credit institutions. The foreign currency spending needs shall be
determined on the basis of the total foreign currency amounts to be spent in
the following month minussing the foreign currency amounts to be supplied by
the credit institution under a contract on the forward sale of foreign
currency(ies). Article 4.-
Vietnamese administrative and non-business agencies and socio-political
organizations that have revenues in foreign currency(ies) shall have to
immediately sell them all to credit institutions. The sale of foreign
currency(ies) shall comply with the provisions in Point (b), Article 5 of this
Decision. Article 5.-
The foreign currency balances on the accounts of the organizations stated in
Article 3 and Article 4 above at the credit institutions at the time this
Decision comes into effect shall be handled as follows: a/ All foreign currency balances on the accounts
of the subjects stated in Article 3 of this Decision shall be sold to the
credit institutions after minussing reasonable expenditures up to March 31,
1998. b/ The subjects stated in Article 4 of this
Decision shall have to sell all amounts of foreign currencies on their accounts
to the credit institutions. Those subjects that have regular revenues in
foreign currency(ies) shall be entitled to keep a minimum amount of foreign
currency to maintain their accounts. The sale of foreign currency(ies) by the
subjects as prescribed in this Article must be completed before February 28,
1998. Article
6.- The sale of foreign currency(ies) stated in Article 3, Article 4 and
Article 5 of this Decision shall not apply to the sources of foreign
currency(ies) collected from contributions to the legal capital of foreign
invested enterprises (FDI), official development assistance (ODA) and loans of
economic organizations. The use of foreign currency(ies) belonging to these
sources of capital shall strictly comply with current regulations on the
foreign exchange management. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The subjects stated in this Article that have
sold foreign currency(ies) to the credit institutions shall be entitled to buy
back a minimum amount of foreign currency(ies) equivalent to the amount of
foreign currency(ies) already sold to the credit institutions within six months
when they need to make payments to transactions in accordance with the
regulations on foreign exchange management. The purchase and sale of foreign currency(ies)
at the credit institutions shall comply with current regulations on spot
transactions, forward transactions and swap transactions. The maximum time
limit for forward and swap transactions is six months. Article 8.-
Credit institutions shall have to satisfy the reasonable demands for foreign
currency(ies) of Vietnamese economic organizations, administrative and
non-business agencies and socio-political organizations and at the same time
abide by the State Bank's regulations on the state of foreign currency(ies),
the state of the Vietnamese currency and the rates for purchase and sale of
foreign currency(ies). Article 9.-
Economic organizations, administrative and non-business agencies and
socio-political organizations shall have to thoroughly practice thrift in
foreign currency spending. Priority shall be given to the use of foreign
currency(ies) for the purposes of importing equipment in service of development
investment as well as essential materials and repaying foreign debts. Article
10.- All acts of illegally buying or selling, speculating and smuggling
gold and foreign currency(ies) are strictly forbidden. Article
11.- All organizations and individuals that violate the regulations of this
Decision shall, depending on the seriousness of their violation, be handled in
accordance with current regulations on sanctions against administrative
violations such as fines, suspension of operation, withdrawal of licenses...,
or be prosecuted in serious cases in accordance with the provisions of law. Article
12.- This Decision takes effect from February 16, 1998. Article
13.- The State Bank shall have to guide, oversee, urge and inspect the implementation
of this Decision. Article
14.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and
agencies attached to the Government and the presidents of the People's
Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall
have to organize the implementation of this Decision ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. THE PRIME MINISTER OF
GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Quyết định 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/02/1998 về một số biện pháp quản lý ngoại tệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
5.206
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|