NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
353/QĐ-NH2
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1996
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BỔ SUNG VÀ SỬA ĐỔI MỘT SỐ TÀI KHOẢN VÀO HỆ THỐNG TÀI
KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng
Nhà nước ngày 23 tháng 5 năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ
quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Bổ sung và sửa đổi một số tài khoản vào hệ thống tài khoản
kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành theo Quyết định số 269/QĐ-NH2 ngày 4 tháng
12 năm 1992 và thông tư số 16/TT-NH2 ngày 12-12-1992 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước như sau:
1/ Bổ sung
tài khoản 633 "tạm ứng xây dựng nhỏ, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản".
Tài khoản này mở tại các đơn vị
Ngân hàng Nhà nước dùng để hạch toán số tiền tạm ứng theo dự toán đã được Ngân
hàng Nhà nước Trung ương duyệt cho xây dựng nhỏ, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản.
Bên nợ ghi: - Số tiền tạm ứng.
Bên có ghi: - Số tiền thu hồi tạm
ứng.
- Số tiền được xử lý chuyển vào
các tài khoản thích hợp khác.
Số dư nợ: - Phản ánh số tiền các
Ngân hàng Nhà nước đang tạm ứng ra để xây dựng nhỏ, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản.
Hạch toán chi tiết:
- Mở 2 tiểu khoản:
1- Tạm ứng xây dựng nhỏ.
2. Tạm ứng bảo dưỡng và sửa chữa
tài sản.
2/ Nhập 2 tài
khoản cấp III sau đây vào tài khoản 702 "Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm
tài sản cố đinh":
- Tài khoản 7021 "Vốn Ngân
sách Nhà nước cấp".
- Tài khoản 7022 "Vốn của
Ngân hàng".
3/ Tài khoản
83 "Các khoản thu khác" được bố trí, sắp xếp lại như sau:
- Tài khoản 831 "Các khoản
thu về tiêu huỷ tiền"
- Tài khoản 839 "Các khoản
thu khác".
Tài khoản 831 "Các khoản
thu về tiêu huỷ tiền".
Tài khoản này dùng để hạch toán
các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước phát sinh trong tiêu huỷ tiền như: thu bán
phế liệu, thu khác.
Nội dung hạch toán tài khoản 831
giống như nội dung hạch toán các tài khoản thu nhập của Ngân hàng.
Tài khoản 839 "Các khoản
thu khác"
Tài khoản này dùng để hạch toán
các khoản thu khác của Ngân hàng Nhà nước (ngoài các khoản thu đã hạch toán vào
các tài khoản quy định).
Nội dung hạch toán tài khoản 839
giống như nội dung hạch toán các tài khoản thu nhập của Ngân hàng.
4/Trong tài khoản
844 "chi phí phát hành tiền và phương tiện thanh toán thay tiền" bổ
sung các tài khoản cấp III sau:
- Tài khoản 8446 "Chi phí
kiểm đếm và phân loại tiền".
- Tài khoản 8447 "chi phí về
tiêu huỷ tiền và các phương tiện thanh toán thay tiền".
- Tài khoản 8449 "chi phí
khác".
Tài khoản 8446 "chi phí kiểm
đến và phân loại tiền".
Tài khoản này dùng để hạch toán các
khoản chi phí của ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ kiểm đếm, chọn lọc, phân loại
tiền, như: tiền công, tiền chi vượt năng suất và một số khoản chi khác (trừ chi
các loại vật liệu kiểm đếm, đóng gói tiền đã hạch toán vào tài khoản 8444).
Nội dung hạch toán tài khoản
8446 giống như nội dung hạch toán các tài khoản chi phí của Ngân hàng.
Tài khoản 8447 "chi phí về
tiêu huỷ tiền và các phương tiện thanh toán thay tiền".
Tài khoản này dùng để hạch toán
tất cả các khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước phát sinh trong công tác tiêu
huỷ tiền và các phương tiện thanh toán thay tiền, như: tiền bồi dưỡng độc hại,
chi làm thêm giờ (nếu có) và các chi phí khác cho công tác tiêu huỷ.
Nội dung hạch toán tài khoản
8447 giống như nội dung hạch toán các tài khoản chi phí của Ngân hàng.
Tài khoản 8449 "chi phí
khác".
Tài khoản này dùng để hạch toán
các khoản chi phí khác của Ngân hàng Nhà nước phát sinh trong nghiệp vụ phát
hành (ngoài các khoản chi phí đã hạch toán vào các tài khoản quy định).
Nội dung hạch toán tài khoản
8449 giống như nội dung hạch toán các tài khoản chi phí của ngân hàng.
5/ Trong tài
khoản 864 "vật liệu và giấy tờ in" bổ sung các tài khoản cấp III như
sau:
- Tài khoản 8641 "Vật liệu
văn phòng"
- Tài khoản 8642 "Giấy tờ
in"
- Tài khoản 8643 "Xăng dầu"
- Tài khoản 8649 "Vật liệu
khác"
Tài khoản 8641 "Vật liệu
văn phòng"
Tài khoản này dùng để hạch toán
các khoản chi phí mua sắm các loại vật liệu văn phòng, các tài sản không thuộc
phạm vi công cụ lao động.
Nội dung hạch toán tài khoản
8641 giống như nội dung hạch toán các tài khoản chi phí của Ngân hàng.
Tài khoản 8642 "giấy tờ
in"
Tài khoản này dùng để hạch toán
các khoản chi phí mua giấy tờ in phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
Nội dung hạch toán Tài khoản
8642 giống như nội dung hạch toán các tài khoản chi phí của Ngân hàng.
- Tài khoản 8643 "xăng dầu"
Tài khoản này dùng để hạch toán
các khoản chi phí mua xăng dầu (trừ xăng dầu dùng cho vận chuyển tiền đã được hạch
toán vào tài khoản 8443).
Nội dung hạch toán tài khoản
8643 giống như nội dung hạch toán các tài khoản chi phí của ngân hàng.
- Tài khoản 8649 "Vật liệu
khác"
Tài khoản này dùng để hạch toán
các khoản chi phí mua sắm các vật liệu khác sử dụng cho hoạt động của Ngân hàng
Nhà nước (ngoài các khoản chi phí đã hạch toán vào các tài khoản quy định).
Nội dung hạch toán tài khoản
8649 giống như nội dung hạch toán các tài khoản chi phí của Ngân hàng.
6/ Trong tài
khoản 869 "các khoản chi phí quản lý khác" bổ sung các tài khoản cấp
III sau:
- Tài khoản 8695 "chi phí cho
việc thanh tra".
- Tài khoản 8696 "chi phí
phòng cháy, chữa cháy".
Tài khoản 8695 "chi phí cho
việc thanh tra".
Tài khoản này dùng để hạch toán
các khoản chi phí cho việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
Nội dung hạch toán tài khoản
8695 giống như nội dung hạch toán các tài khoản chi phí của ngân hàng.
Tài khoản 8696 "chi phí
phòng cháy, chữa cháy".
Tài khoản này dùng để hạch toán
các khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước cho công tác phòng cháy, chữa cháy đối
với trụ sở, nơi làm việc (trừ chi phí cho phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền
đã được hạch toán vào chi bảo vệ tiền).
Nội dung hạch toán tài khoản
8696 giống như nội dung hạch toán các tài khoản chi phí của Ngân hàng.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng vụ Kế toán - tài
chính, Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trung ương,
Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.