Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2545/QĐ-TTg Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 2016 2020

Số hiệu: 2545/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 30/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Quyết định 2545/QĐ-TTg về Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 2016 - 2020 với các quy định về mục tiêu của đề án, các giải pháp thực hiện đề án phát triển giao dịch quẹt thẻ và trách nhiệm trong việc thực hiện đề án phát triển thanh toán qua thẻ.

 

Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định 2545/TTg là nhằm mục tiêu:
 
- Thay đổi tập quán thanh toán của người dân, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.
 
- Đảm bảo an ninh đối với phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
 
- Thúc đẩy thanh toán điện tử, giảm thanh toán bằng tiền mặt.
 
- Minh bạch hóa các hoạt động thanh toán, góp phần phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế.
 
Mục tiêu cụ thể của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cũng được Quyết định 2545 chỉ rõ là:
 
- Đến cuối năm 2020, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt thấp hơn 10%; thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS, đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.
 
- Phấn đấu 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm cho thanh toán bằng thẻ; 70% đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán bằng thẻ; 50% cá nhân, hộ gia đình ở thành phố lớn thanh toán không dùng tiền mặt.
 
Mặt khác, Quyết định số 2545 của Thủ tướng Chính phủ cũng đề ra các giải pháp để thực hiện Đề án phát triển thanh toán bằng thẻ như:
 
- Rà soát, ban hành, sửa đổi nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như các quy định về: phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới, tiền điện tử, dịch vụ trung gian thanh toán, thương mại điện tử...
 
- Nâng cấp, mở rộng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
 
- Xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ theo Quyết định 2545/TTg.
 
- Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công.
 
- Đổi mới hệ thống thanh quyết toán trên thị trường tiền tệ và ngoại tệ liên ngân hàng; đổi mới Hệ thống bù trừ và quyết toán chứng khoán.
 
- Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động thanh toán, chuyển tiền quốc tế và hệ thống thanh toán qua thẻ.
 
- Áp dụng các tiêu chuẩn cho các hệ thống thanh toán quốc tế theo quy định tại Quyết định 2545.
 
- Đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo về thanh toán không dùng tiền mặt, tiến hành các phân tích đánh giá nhằm bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt.
 
- Tăng cường phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt giữa các bộ, ngành, địa phương.
 
Quyết định 2545/QĐ-TTg về đề án phát triển thanh toán qua thẻ có hiệu lực từ ngày 30/12/2016.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2545/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 với nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán.

b) Đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tạo lập cơ chế hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

c) Thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ.

d) Nâng cao hiệu ququản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán mức thấp hơn 10%.

b) Phát triển mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán; nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ. Đến năm 2020, toàn thtrường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.

c) Thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 (100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng).

d) Tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy Tài chính toàn diện (Financial Inclusion); tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nht 70% vào cuối năm 2020.

II. CÁC GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế chính sách

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt tại các văn bản luật hiện hành (như luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng, luật phòng chống rửa tiền); hoặc nghiên cứu, xây dựng một luật riêng về các hệ thống thanh toán; qua đó đảm bảo tính bao quát, thống nhất và quản lý toàn diện các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế phù hợp với thực tế Việt Nam dựa trên chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

b) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bằng tiền mặt, trong đó bao gồm các quy định về các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới, dịch vụ trung gian thanh toán, tiền điện tử, hoạt động thương mại điện tử; ban hành các quy định về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và bên thứ ba.

c) Ban hành các văn bản pháp lý để quản lý, vận hành, hạn chế rủi ro, giám sát có hiệu quả đi với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán mới:

- Rà soát, đánh giá cơ chế quản lý hoạt động thanh toán của các tổ chức không phải là ngân hàng, các tổ chức khác tham gia cung ứng dịch vụ xuyên biên giới, các tổ chức thẻ quốc tế.

- Quy định về cơ chế bù trừ ròng đa phương; quy định liên quan đến thỏa thuận bù trừ, quyết toán, cơ chế không hủy ngang, quyết toán dứt điểm và biện pháp phòng ngừa trong trường hợp mất khả năng thanh toán của các hệ thống thanh toán, bao gồm cả Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) đang được triển khai xây dựng.

- Quy định về hoạt động của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), Hệ thống ACH, hệ thống thanh quyết toán tiền của giao dịch trái phiếu Chính phủ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy định liên quan đến thực hiện chức năng xử lý và quyết toán các giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Ban hành các quy định về/liên quan đến xây dựng, triển khai Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa và thực hiện Kế hoạch chuyển đi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam.

d) Rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định về việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng đúng mục đích.

đ) Ban hành các quy định về hoạt động ủy thác thanh toán, cho phép các tổ chức không phải là ngân hàng tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ thanh toán mới, mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa để thúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán.

e) Xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích thanh toán điện tử:

- Nghiên cứu triển khai một số biện pháp hành chính kết hợp với các biện pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế nhằm phát triển thanh toán điện tử:

+ Nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách để khuyến khích thanh toán điện tử trong việc: Thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như: Điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp; triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử mới; khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với các phương tiện thanh toán điện tử.

+ Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; quy định mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng tăng mức phí giao dịch tiền mặt và giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt; giảm mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng; quy định về cách thức tính phí, cơ cấu phân bổ phí của các tổ chức vận hành các hệ thống thanh toán, đảm bảo mức phí hợp lý, tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, tránh độc quyền.

+ Nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với việc tăng cường kiểm soát thanh toán, phát hành hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chống thất thu thuế; ban hành văn bản quy định về tính pháp lý của chứng từ điện tử, hướng dẫn sử dụng, lưu trữ chứng từ điện tử.

- Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán; xem xét bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh phải mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện các giao dịch thanh toán.

- Ban hành quy định giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (như ô tô, xe máy, tàu thuyền,...) thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

g) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách về đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phòng, chống rửa tiền, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử, đặc biệt là tội phạm và gian lận trong thanh toán thẻ, thanh toán qua ATM, POS, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao; tăng cường cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán điện tử quan trọng, các dịch vụ thanh toán dựa trên công nghệ cao; xây dựng và hoàn thiện các biện pháp, cơ chế, chính sách về quản lý rủi ro, chế tài xử lý vi phạm trong thanh toán điện tử.

2. Nâng cấp, mở rộng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

a) Hệ thống thanh toán giá trị cao

- Cấu trúc lại Hệ thống IBPS theo hướng chuyển đổi từ mô hình xử lý phân tán sang mô hình xử lý tập trung tại một Trung tâm thanh toán Quc gia, thực hiện quyết toán liên ngân hàng tập trung qua một tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Mở rộng, bổ sung chức năng quyết toán các giao dịch thanh toán liên ngân hàng ngoại tệ, chức năng quyết toán tin của các giao dịch thanh toán trái phiếu Chính phủ, thực hiện chuyển các chức năng này từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đthực hiện quyết toán bằng tiền ngân hàng trung ương, giảm rủi ro quyết toán.

- Nâng cấp, mở rộng ứng dụng Hệ thống IBPS đáp ứng tốt hơn giao dịch thu, nộp ngân sách nhà nước; hoàn thành mrộng kết nối hệ thống IBPS với hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước.

- Thực hiện quyết toán kết quả bù trừ cho các giao dịch thẻ nội địa và giao dịch thanh toán bán lẻ của hệ thống chuyn mạch thẻ và hệ thống thanh toán bù trừ bán lẻ, các giao dịch thanh toán và chuyển tin giá trị thp xuyên biên giới tại Hệ thống IBPS của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Ban hành các quy định và quy trình với đầy đủ công cụ để quản lý các rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động và pháp lý của Hệ thống IBPS.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để kết nối song phương hoặc đa phương với các hệ thống thanh toán trong khu vực ASEAN.

b) Hệ thống thanh toán giá trị thấp

- Hiện đại hóa hệ thống thanh toán giá trị thấp, nâng cao chất lượng phục vụ cho các thành viên, tăng tốc độ xử lý và rút ngắn thời gian quyết toán.

- Kết hợp đầu tư nâng cấp, tích hợp đồng thời hệ thống thanh toán giá trị cao và giá trị thấp đảm bảo tiết kiệm chi phí, nguồn lực và hiệu quả vận hành của Hệ thống IBPS.

- Xác định và phân định đối tượng, phạm vi cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ các giao dịch liên ngân hàng giá trị thấp qua Hệ thống IBPS của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hệ thống ACH.

c) Cấu trúc lại mô hình tổ chức và vận hành

Thực hiện lộ trình thích hợp, từng bước chuyển đổi mô hình tổ chức, vận hành và quản lý Hệ thống IBPS theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa cung ứng dịch vụ công tại một đơn vị độc lập dưới sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để đảm bảo tính tự chủ, tăng cường hiệu quả hoạt động và đáp ứng được nhu cầu liên tục đổi mới.

3. Xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ

a) Tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ

- Tiếp tục phát triển (cả về số lượng và chất lượng) kết hợp với sắp xếp hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả mạng lưới POS; phát triển mạng lưới POS dùng chung, thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS); tăng cường chấp nhận thanh toán thẻ trong các giao dịch thanh toán trực tuyến; mở rộng ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học...

- Nghiên cứu, áp dụng các công nghệ thanh toán hiện đại mới với chi phí hợp lý, tốc độ thanh toán nhanh, đơn giản, tiện dụng và chất lượng cao.

- Khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ phi vật lý, thẻ không tiếp xúc (để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội, thu học phí...).

- Nghiên cứu, triển khai một số biện pháp hành chính kết hợp với các biện pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế nhằm phát triển thanh toán thẻ tại các điểm bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; áp dụng các chế tài xử phạt mạnh hơn đối với vi phạm thu phụ phí thanh toán tại các điểm bán lẻ.

b) Xây dựng, phát triển Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH)

- Hệ thống ACH cung ứng dịch vụ bù trừ cho các giao dịch qua các phương tiện và kênh thanh toán khác nhau, phục vụ nhu cầu thanh toán của nhiều đối tượng như doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan chính phủ; hệ thống xử lý các giao dịch ghi có và ghi nợ trực tiếp, phương tiện thanh toán mới, bù trừ các giao dịch thương mại điện tử và nộp thuế điện tử.

- Hệ thống ACH hoạt động liên tục 24/7, đảm bảo hoàn tất nghĩa vụ giữa các khách hàng theo thời gian thực hoặc gần thời gian thực; là đầu mối kết nối với các hệ thống bán lẻ khác trong khu vực và trên thế giới.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ đối với Hệ thống ACH, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả, thông suốt phục vụ cho mục tiêu chung của thị trường, phù hợp thông lệ quốc tế.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt các quy định và quy chế hoạt động của các hệ thống thanh toán bán lẻ quan trọng, trong đó làm rõ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của hệ thống; cơ chế quản lý rủi ro, giải quyết tranh chấp; hướng dẫn vận hành, biện pháp xử lý khi một thành viên không tuân thủ quy định; trách nhiệm của thành viên hệ thống; biện pháp quản lý; các thông tin cơ bản của tin điện; cơ chế hoạt động liên tục; phí.

c) Hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng

Xây dựng, cập nhật, hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ, hệ thống core banking của các ngân hàng thương mại; đảm bảo kết nối thông suốt và tự động hóa khi kết nối với Hệ thống ACH và Hệ thống IBPS của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử như ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và chấp nhận thanh toán không tiếp xúc, thanh toán không tiếp xúc trên di động, thanh toán trường gần (NFC) trên di động, thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ đám mây, thanh toán số và thương mại dựa trên thiết bị điện tử; áp dụng các biện pháp an ninh, bảo mật mới, tiên tiến phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an ninh an toàn, tiện lợi và có chi phí hợp lý.

d) Phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử

- Hoàn thiện, tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.

- Khuyến khích sử dụng các thiết bị điện tử để thanh toán hàng hóa, dịch vụ trên các kênh thanh toán điện tử khác nhau.

- Triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại điện tử, tạo lập nền tảng cho phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử.

- Khuyến khích cơ quan, đơn vị, người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ của Hệ thống ACH để thanh toán các loại cước, phí định kỳ, thanh toán trong hoạt động thương mại điện tử.

đ) Phát triển, sắp xếp phù hợp mạng lưới máy giao dịch tự động (ATM)

- Nghiên cứu xây dựng, thực hiện quy hoạch lại mạng lưới ATM tại Việt Nam, đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường.

- Yêu cầu và giám sát các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thường xuyên duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ATM, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch ATM, làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ lợi ích của khách hàng.

- Tiếp tục đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM tới khu vực có đủ điều kiện; nghiên cứu ứng dụng một số loại máy mới tương tự như ATM nhm tạo thuận lợi cho người dân với chi phí đầu tư hợp lý.

e) Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn

- Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán/chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn (thanh toán qua điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số...) nhằm thúc đy thanh toán không dùng tiền mặt ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, mạng lưới bưu điện, mạng lưới của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, một số tổ chức không phải ngân hàng khác, gn với việc xây dựng chương trình; kế hoạch triển khai thúc đẩy Tài chính Toàn diện tại Việt Nam.

- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp xác thực, nhận biết khách hàng (KYC) hiện đại, bằng phương thức điện tử phù hợp với địa bàn nông thôn đthúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán bán lẻ.

4. Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính ph, dịch vụ hành chính công

- Hoàn thiện, tăng cường kết nối xlý giải pháp trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan trong ngành Tài chính (Kho bạc Nhà nước, Tng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) với hệ thống ngân hàng đđáp ứng tt hơn yêu cu phối hợp thu ngân sách nhà nước bng phương thức điện tử; nhất là thu, nộp thuế điện tử để hỗ trợ công tác quản lý, thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho chính phủ, doanh nghiệp và người dân thực hiện đa dạng, linh hoạt các dịch vụ thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế điện tử.

- Triển khai lắp đặt thiết bị POS, mPOS, ứng dụng phương thức thanh toán điện tử tiên tiến đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp công để thực hiện việc thu phí, lệ phí các thủ tục hành chính, dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông và các dịch vụ công khác.

- Phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ chi tiêu công vụ của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

- Tăng tỷ lệ chi trả trợ cấp xã hội, lương hưu thông qua các phương tiện thanh toán điện tử, tài khoản thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng, kết hợp với mở rộng các điểm tiếp cận tiền mặt (bưu điện, đại lý) và các hình thức thanh toán mới, hiện đại, tiện lợi, có chi phí hợp lý.

- Tiếp tục mở rộng triển khai việc trả lương, thu nhập qua tài khoản; có các biện pháp vận động, khuyến khích để cán bộ, công chức, người lao động tăng cường sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thông qua tài khoản (thực hiện chuyển khoản trực tiếp trên máy ATM, sử dụng thanh toán qua POS, sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại khác).

5. Đổi mới Hệ thống bù trừ và quyết toán chứng khoán

- Chuyển chức năng quyết toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tổ chức lại hệ thống quyết toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ được thực hiện thông qua kết nối trực tiếp giữa Hệ thống bù trừ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) và Hthống IBPS của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm đảm bảo theo nguyên tắc chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tin (DvP).

- Thiết lập hệ thống quản lý tập trung các giấy tờ có giá ký quỹ cho các thành viên tham gia (bao gồm cả hệ thống bù trừ các giao dịch thanh toán bán lẻ, hệ thống bù trừ và thanh quyết toán chứng khoán, thị trường tin tệ liên ngân hàng) tạo điều kiện cho các thành viên tiết kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả và linh hoạt nguồn thanh khoản.

- Nghiên cứu, đề xuất mô hình phù hợp để quyết toán tiền giao dịch các loại chứng khoán khác (cổ phiếu và trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán) nhằm giảm thiểu rủi ro quyết toán, tiến tới xem xét khả năng chuyn chức năng quyết toán tiền cho các giao dịch chứng khoán này từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

6. Đổi mới hệ thống thanh quyết toán trên thị trường tiền tệ và ngoại tệ liên ngân hàng

- Nghiên cứu, đánh giá nghiệp vụ, quy trình quyết toán của thị trường tin tệ liên ngân hàng hiện nay đ có cơ chế, biện pháp nâng cao hiệu quả quyết toán, tăng cường hiệu quả của thị trường, bao gm các khuôn khpháp lý, giám sát đối với các nghiệp vụ mua bán lại (repo) và cho vay chứng khoán.

- Đánh giá hệ thống thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của ngân hàng thương mại hiện nay, nghiên cứu, lựa chọn mô hình xử lý, bù trừ và quyết toán các giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đảm bảo theo cơ chế thanh toán ngoại tệ đồng thời với thanh toán tiền đồng (PvP) theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất để giảm thiểu rủi ro cho thị trường tài chính.

7. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động thanh toán và chuyển tiền quốc tế

- Nghiên cứu, đánh giá cơ chế quản lý dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam hiện nay theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) về các nguyên tắc chung đối với các dịch vụ chuyển tiền quốc tế; trong đó bao gồm việc rà soát và xây dựng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng và giải quyết tranh chấp đảm bảo tính rõ ràng và thống nhất.

- Nghiên cứu giải pháp thiết lập cơ sở hạ tầng thanh toán hiệu quả cho dịch vụ chuyển tiền kiều hối; tăng cường sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và đổi mới cho chuyển tiền kiều hối để tăng sự tiện lợi và giảm chi phí cho người nhận kiều hi.

- Nghiên cứu quy định quản lý đối với dịch vụ chuyển tiền quốc tế đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ trên thị trường (giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và các tổ chức chuyển tiền khác).

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện giám sát các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển tiền tại Việt Nam, bao gồm tổ chức chuyển tiền quốc tế, các đại lý, ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô, cũng như các tổ chức có thể tham gia thị trường trong tương lai.

8. Giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn cho các hệ thống thanh toán theo các tiêu chí và chuẩn mực quốc tế

a) Tăng cường quản lý, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và sự tin cậy đối với các hệ thống thanh toán

- Tổ chức triển khai Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam đến năm 2020; tăng cường hoạt động giám sát đối với các hệ thống thanh toán theo các nguyên tắc giám sát quốc tế.

- Tăng cường quản lý, giám sát đối với các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế, như Hệ thống IBPS, hệ thống chuyển mạch thẻ, Hệ thống ACH, hệ thống thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng, hệ thống thanh toán chứng khoán; các hoạt động thanh toán xuyên biên giới, thanh toán quốc tế; các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới.

- Thúc đẩy áp dụng các chuẩn mực mới về giám sát hạ tầng thị trường tài chính và các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế, các hoạt động thanh toán xuyên biên giới, thanh toán quốc tế, các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới.

- Tăng cường đào tạo cán bộ giám sát thanh toán, nâng cao năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các hệ thống thanh toán quan trọng, các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới.

b) Nghiên cứu, áp dụng các loại tiêu chuẩn, ISO theo thông lệ quốc tế, trong đó:

- Nghiên cứu, áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế ISO 20022 đối với một số hệ thống thanh toán quan trọng tại Việt Nam (như Hệ thống IBPS, Hệ thống ACH và các hệ thống thanh toán quan trọng khác...) ngay từ khi đầu tư, nâng cấp hệ thống mới nhằm tăng cường sự kết nối liên thông giữa các hệ thống thanh toán, trao đổi dữ liệu điện tử giữa các cơ quan, tổ chức liên quan; tạo thuận lợi cho việc kết nối với các hệ thống thanh toán khác trong khu vực và trên thế giới; giảm thiểu chi phí kinh doanh, hạn chế rủi ro tác nghiệp và hoạt động.

- Hoàn thành xây dựng chuẩn thẻ chip nội địa, cập nhật những thành tựu công nghệ thanh toán thẻ mới và thực hiện kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam, đạt được mục tiêu đ ra nhm đảm bảo thng nhất việc quản lý, định hướng kỹ thuật đối với hoạt động thanh toán thẻ; đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ; tạo thuận lợi kết ni với các hệ thống thanh toán khác; và phát triển nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên thẻ.

- Thúc đẩy việc kết nối liên thông và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thanh toán; áp dụng các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất cho một số phương tiện và hệ thống thanh toán. Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thanh toán thế hệ mới, tiên tiến nhằm tăng tính hiệu quả và tốc độ thanh toán cho các hệ thống thanh toán Việt Nam, tăng cường các biện pháp an ninh, an toàn, bảo mật đối với hệ thống thanh toán bán lẻ tại Việt Nam.

9. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt

a) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt

- Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương, tận dụng các phương tiện thông tin, báo chí trong ngành ngân hàng để tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.

- Tăng cường đào tạo cho cán bộ, nhân viên của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán để có kỹ năng hướng dẫn khách hàng hiểu và sử dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

- Đưa các nội dung, kiến thức cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mới vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về kinh tế, tài chính, ngân hàng...

- Phi hợp với các tổ chức liên quan xây dựng và thực hiện các chương trình phù hợp, hiệu quả để phổ biến kiến thức, giáo dục tài chính, kỹ năng tài chính cho các tổ chức/cá nhân có liên quan, kể cả người cao tuổi, người dân ở vùng nông thôn; thực hiện chương trình tiếp thị, phổ biến các kinh nghiệm, sáng kiến tốt trên thế giới, cung cấp tư vấn, các chương trình quản lý rủi ro... để tạo điều kiện thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

- Xây dựng và áp dụng các hình thức thi đua, khen thưởng, vinh danh, xếp hạng, đánh giá doanh nghiệp bán lẻ để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt; vận động các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức khuyến khích như miễn giảm phí, chiết khấu, khuyến mãi, tích điểm, quay xổ số, bốc thăm trúng thưởng... đối với người tiêu dùng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu chung với ngôn ngữ dễ hiểu, đảm bảo nội dung chính xác, tin cậy, trung lập, được cập nhật thường xuyên để sử dụng trong các hoạt động phổ biến kiến thức, giáo dục cộng đồng về thanh toán không dùng tiền mặt.

- Sử dụng mạng xã hội (facebook, fanpage, ...), các điểm bưu điện - n hóa xã... tại các khu vực nông thôn, miền núi để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt.

b) Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt

- Tiến hành phân tích, đánh giá những rủi ro, những tồn tại, bất cập cơ bản trong việc bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là đối với khách hàng thu nhập thấp ở khu vực nông thôn.

- Hoàn thiện khuôn khổ giám sát, tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, học hỏi và áp dụng những tập quán quốc tế tốt nhất về bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; nghiên cứu, ban hành các quy định về bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Xây dựng kênh tiếp nhận, xử lý thông tin trực tuyến để người dân có thể phản ánh, cập nhật các hành vi tội phạm như gian lận, giả mạo, lừa đảo, biện pháp nhận biết rủi ro, cách phòng tránh và xử lý khi bị lợi dụng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

- Thiết lập các chương trình phổ biến kiến thức về các hành vi lừa đảo, biện pháp nhận biết rủi ro, cách phòng tránh và xử lý khi bị lợi dụng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

- Ban hành chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm như tổ chức thực hiện chuyển tiền, thanh toán cho những hoạt động bất hợp pháp.

- Ban hành các quy định tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền đối với các hệ thống thanh toán thẻ nội địa và quốc tế, bao gồm cả các chính sách quy định cách thức tính phí, cơ cấu phân bổ phí của các tổ chức vận hành đảm bảo mức phí thu của khách hàng phản ảnh đúng chi phí hợp lý.

10. Tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

a) Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

- Tăng cường hoạt động hiệu quả của Hội đồng Thanh toán và Công nghệ như một diễn đàn hợp tác giữa các bên liên quan để thảo luận, tư vấn và thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng thanh toán quốc gia, phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán điện tử.

- Ban hành, triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận, biên bản hợp tác, phối hợp song phương hoặc đa phương giữa các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh phát triển thanh toán điện tử, nhất là trong việc thu, nộp ngân sách Nhà nước, xây dựng và ban hành các đề án, chính sách, chương trình thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử tại các doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

- Ban hành và thực hiện các thỏa thuận hợp tác giám sát giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để giám sát hiệu quả các hệ thống bù trừ và quyết toán chứng khoán.

- Xây dựng các dự án hỗ trợ kỹ thuật, chương trình tín dụng về tài chính toàn diện; chương trình, kế hoạch triển khai thúc đẩy các hoạt động về tài chính toàn diện, trong đó có tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán ở khu vực nông thôn.

b) Triển khai các hoạt động hội nhập trong lĩnh vực thanh toán

- Tích cực, chủ động và mở rộng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thanh toán theo lộ trình và bước đi phù hợp; tích cực tham gia vào các hoạt động của các định chế tài chính - tiền tệ, các diễn đàn về thanh toán khu vực và quốc tế; tập trung triển khai các cam kết hội nhập đã ký liên quan đến lĩnh vực thanh toán.

- Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực dưới hình thức hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, tư vấn chính sách, hỗ trợ đào tạo và tăng cường năng lực từ các đối tác song phương, đa phương để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thanh toán.

- Chủ động nghiên cứu các mô hình, phương tiện, hình thức thanh toán mới trên thế giới, áp dụng hiệu quả vào Việt Nam.

- Tiếp tục thiết lập và củng cố các cơ chế đối ngoại song phương về lĩnh vực thanh toán với các đối tác chiến lược và đối tác quan trọng khác; nghiên cứu gia nhập tổ chức, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện, thanh toán.

- Tích cực tham gia vào thảo luận các luật lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động thanh toán, đặc biệt là Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS); tiếp tục mở rộng hội nhập trong các lĩnh vực ưu tiên về hệ thống thanh toán, từng bước tiếp cận các chun mực chung và các thông lệ quốc tế.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp ban hành các thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương giữa Việt Nam với các quốc gia liên quan đtăng cường phát triển, quản lý, giám sát hoạt động thanh toán nội địa và xuyên biên giới.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; vay ưu đãi, tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước; kinh phí của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và các nguồn vốn hợp pháp khác. Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương sử dụng dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện các nội dung của Đề án.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai, theo dõi thực hiện các giải pháp trong Đề án, hàng năm tng hợp tình hình triển khai và đề xuất các giải pháp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức tổng kết vào cuối năm 2020; chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực của mình phụ trách.

2. Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các chức năng, nhiệm vụ được giao:

- Chịu trách nhiệm triển khai kịp thời và hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án này; lồng ghép các nội dung về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt vào các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Bộ, ngành mình.

- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Đề án ban hành kèm theo Quyết định này.

- Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm có báo cáo các kết quả thực hiện gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Vương Đình Huệ

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thi gian thực hiện

1

Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt tại các văn bản Luật hiện hành (như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Luật phòng chống rửa tiền...) hoặc xây dựng một luật riêng về các hệ thống thanh toán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan

2017-2020

2

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bằng tiền mặt, các văn bản hướng dẫn về thanh toán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2016-2020

3

Ban hành các văn bản pháp lý để quản lý, vận hành, hạn chế rủi ro, giám sát có hiệu quả đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán mới

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan

2016-2020

4

Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các đơn vị liên quan

2016-2017

5

Ban hành các quy định về hoạt động ủy thác thanh toán cho phép các tổ chức không phải là ngân hàng tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ thanh toán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các đơn vị liên quan

2016-2017

6

Ban hành quy định giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn thực hiện thanh toán qua ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan

2017-2020

7

Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử; khuyến khích thanh toán điện tử trong thương mại điện tử khách hàng và chấp nhận thanh toán điện tử

Bộ Công Thương

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2017-2019

8

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về an ninh, an toàn, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử

Bộ Công an

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành, đơn vị liên quan

2016-2020

9

Nâng cấp, mở rộng, cấu trúc lại mô hình tổ chức và vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan

2016-2020

10

Phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua POS/Thiết bị chấp nhận thẻ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2016-2020

11

Xây dựng Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) tại Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Công Thương, các bộ, ngành, đơn vị liên quan

2016-2020

12

Hoàn thiện, tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị khác thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị liên quan

2016-2020

13

Phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán/chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn gắn với xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thúc đẩy các hoạt động về tài chính toàn diện tại Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2016-2020

14

Hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của ngân hàng với hạ tầng của các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước để phục vụ yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử

Bộ Tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các đơn vị liên quan

2016-2020

15

Chuyển chức năng quyết toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các đơn vị liên quan

2016-2017

16

Nghiên cứu, lựa chọn mô hình xử lý, bù trừ và quyết toán các giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các đơn vị liên quan

2017-2020

17

Xây dựng Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa và thực hiện chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan

2016-2020

18

Thông tin, tuyên truyền về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị liên quan

2016-2020

19

Đánh giá, hoàn thiện khuôn khổ giám sát, pháp lý, tăng cường phi hợp trong việc bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Công Thương, các bộ, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

20

Hợp tác quốc tế để nhận hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn, kinh nghiệm và tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

2016 - 2020

21

Xây dựng kế hoạch triển khai hoặc lng ghép các nội dung về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt vào các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bộ, ngành mình

Các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2017-2020

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 2545/QD-TTg

Hanoi, December 30, 2016

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME FOR DEVELOPMENT OF NON-CASH PAYMENTS IN VIETNAM DURING 2016 - 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on The State bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on credit institutions dated June 16, 2010;

At the request of the Governor of the State bank of Vietnam,

DECIDES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. OBJECTIVES

1. Overall objectives

a) Create a remarkable improvement of non-cash payments in the economy; gradually changes the payment habits; reduce social expenses related to cash; reduce the ratio of cash transactions to GDP and cash transaction to total transactions.

b) Ensure security, safety and effectiveness of payment systems, non-cash payment services and devices; create an effective mechanism for protecting users of non-cash payment services.

c) Promote electronic payment services; reduce the use of cash in transactions between individuals, enterprises and the government.

d) Improve the supervisory roles of regulatory authorities; make payment activities and personal income more transparent to fight corruption and economic crimes.

2. Specific objectives

a) By the end of 2020, the ratio of cash transaction to total transactions is expected to fall below 10%.

b) Develop payment via point-of-sale terminals; increase the quantity and value of card transactions via point-of-sale terminal. By 2020, the quantity of point-of-sale terminals is expected to reach 300,000 throughout the market with approximately 200 million transactions per year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Focus on development of new payment facilities in rural areas and remote areas to contribute to financial inclusion; improve the accessibility to payment services; increase the ratio of bank account holders aged 15 and above to at least 70% by the end of 2020.

II. Solutions

1. Complete the legal framework and policies

a) Review the laws related to non-cash payment (the Law on the State bank of Vietnam, the Law on credit institutions, the Law against money laundering); study into promulgation of a new law on payment system in order to ensure uniform management of payment systems of Vietnam’s economy on the basis of international practice and standards.

b) Study into amendments to the laws on non-cash payment and cash payment, including regulations on new non-cash payment services and facilities, payment intermediary services, e-money, electronic commerce activities; promulgate regulations on responsibilities of service providers, service users and third parties.

c) Promulgate legislative documents to effectively manage, supervise new payment systems and facilities and reduce risks thereof:

- Review the mechanism for management of payment activities of organizations other than banks and other organizations providing cross-border services, international card companies.

- Promulgate regulations on multilateral netting; regulations on netting, settlement, irrevocability and preventative measures against insolvency of payment systems, including the in-progress Automated Clearing House (ACH).

- Promulgate regulations on Interbank Payment System, ACH, system for payment for Government bond transactions at the State bank of Vietnam; regulations on processing of interbank foreign currency transactions at the State bank of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Consider amending regulations on use of non-cash payment facilities to disburse loans from branches of foreign banks and credit institutions to customers; contribute to promotion of non-cash payment and supervision of use of loans.

dd) Promulgate regulations on payment authorization and permission for non-bank organizations to provide new payment services in order to improve accessibility to payment services in rural areas and remote areas.

e) Establish some mechanism and policies to promote electronic payment:

- Consider implementing certain administrative measures combined with economic measures to develop electronic payments:

+ Consider promulgating certain policies to promote electronic payment of taxes, in electronic commerce, payment of fees and charges, administrative procedures; payment for regular services such as electricity and water supply, telephone, internet, cable television; apply new electronic payment technologies; encourage retailers to accept and use electronic payment facilities and assist customers in paying electronically without differentiation between cash payment and electronic payment.

+ Promulgate policies on charges for payment services to encourage non-cash payment; impose fees for transfer, deposit and withdrawal at branches of foreign banks and credit institution towards increasing cash payment fees and decreasing non-cash payment fees; reduce fees for interbank transactions; specify fee imposition methods of payment system operators; ensure that the fees are reasonable and the competition is fair to avoid monopoly.

+ Consider promulgating certain policies to promote non-cash payment and improve control of payment and invoicing to avoid tax loss; promulgate legislative documents on legitimacy of electronic documents, instructions on use and storage of electronic documents.

- Review and amend legislative documents on opening and use checking accounts; consider requiring businesses to open their checking accounts at providers of payment services to serve their transactions.

- Promulgate regulations on non-cash payment for real estate and property of high value (automobiles, motorcycles, ships, etc.).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Upgrade and expand the IBPS to meet the needs of the economy and serve international economic integration.

a) High value payment system

- Restructure the IBPS towards concentrated processing at a single national payment center; process interbank settlement via a single account at the State bank of Vietnam.

- Upgrade foreign currency interbank payment in and government bond settlement functions; move them from commercial banks to the State bank of Vietnam for settlement with money at the central bank to minimize risks

- Upgrade and expand the IBPS to better serve payment to state budget; complete connectivity between the IBPS and the payment system of State Treasury.

- Settle domestic card transactions and retailing transaction of the card switching system and the clearing system, cross-border low-value payments and money transfer via the IBPS of the State bank of Vietnam.

- Promulgate regulations and procedures for management of financial risks, operating risks and legal risks to the IBPS.

- Prepare for bilateral or multilateral connection with payment systems of ASEAN.

b) Low value payment system

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Invest in upgrade and integration of both high value payment system and low value payment system to cut costs and ensure effectiveness of the IBPS.

- Identify the scope of low value interbank transaction clearing system via the IBPS of the State bank of Vietnam and the ACH.

c) Operational restructuring

Implement the roadmap for conversion of the IBPS towards specialization and professionalization of public service provision by an independent unit under the management of the State bank of Vietnam to ensure autonomy, effectiveness and innovation.

3. Develop retail payment services.

a) Enhancement of card payment

- Improve both quantity and quality of the POS network; develop the network of shared POS and mPOS; promote card payment in online transactions; apply card payment at health facilities, schools, etc.

- Study into application of new and modern payment technologies with reasonable costs, fast speed, convenience and high quality.

- Promote development of multifunction cards, non-physical cards and contactless cards (to pay road user fees, fuel, bus tickets, taxi, social insurance, tuition fees, etc.)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Development of the ACH.

- The ACH provides clearing services via various facilities and channels for various users such as enterprises, individuals, authorities, etc; processes credit and debit transactions, new payment facilities, settles electronic commerce transaction and tax payment.

- The ACH works 24/7 to serve its customers in real time; connects retailing systems in the region and all over the world.

- The State bank of Vietnam shall strictly manage the ACH system; ensure safe, effective and continuous operation to serve the market in accordance with international practice.

- The State bank shall ratify regulations and charters of important retail payment systems, which specify their functions, objectives and characteristics; the mechanism for risk management and dispute settlement; instructions on operation and actions against violations; responsibilities of system members; management measures; basic information of messages; continuous operation mechanism; fees.

c) Improvement of internal payment system of banks.

Develop and improve the internal payment systems and core banking systems of commercial bank; ensure continuous and automated connectivity with the ACH and IBPS of the State bank of Vietnam; keep investing in infrastructure; develop electronic payment methods such as e-banking, payment via the Internet, cell phones, contactless payment; accept contactless payment, contactless payment and near field communication (NFC) payment on cell phones, cloud computing-based payment, digital payment; apply new security system; ensure quick, safe, convenient and economic payment.

d) Development of electronic payment serving electronic commerce.

- Improve connectivity between the electronic payment infrastructure of the banking system and that of other units to better meet the need for electronic payment in electronic commerce, at retailing outlets, invoice settlement and payment for online services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Implement measures to improve electronic commerce service quality, establish a foundation for development of electronic payment services.

- Encourage authorities, the people and enterprise to use services of the ACH to pay for periodic fees and charges and make regular payments in electronic commerce.

dd) Development and arrangement of ATM network

- Study into and carry out rearrangement of the ATM network of Vietnam to ensure effectiveness operation and better meet the need of the market.

- Supervise providers of payment services maintaining and improving ATM service quality, enhancing security in ATM transactions, improving customer care and protection.

- Keep investing in and expanding the ATM network; consider using new machines similar to ATM to for the sake of convenience of users with reasonable cost.

e) Development of non-cash payment in rural area

- Enhance development and application of payment and money transfer facilities that are modern, easy to use and suitable for rural areas (mobile payment, digital payment, etc.) in order to promote non-cash payment in rural areas and remote areas, including those without bank accounts using the existing network of credit institution, post offices, providers of payment services and other non-bank organizations in association with development and implementation of financial inclusion in Vietnam.

- Consider applying Know Your Customer (KYC) process in a manner that is suitable for rural areas to promote the use of retail payment services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Improve information exchange between finance authorities (State Treasuries, General Department of Taxation, the General Department of Customs) with the banking system to coordinate electronic collection of state revenues, especially electronic tax collection to facilitate tax administration and collection, enable the government, enterprises and the people to use various electronic payment services for tax payment and tax collection.

- Install POS, mPOS, electronic payment facilities at administrative units to collect fees and charges for administrative procedures, public services, healthcare, education, traffic services and other public services.

- Develop and use electronic payment services and products serving public spending by agencies and unit funded by state budget.

- Increase the ratio of payment of social welfare and pension via electronic payment facilities together with expansion of cash collection (post offices, agents) and use of new, modern, convenient and economic payment facilities.

- Keep expanding wire transfer of salaries; take measures to encourage officials and workers to use non-cash payment facilities (ATM transfer, POS, other modern payment services).

5. Innovation of securities clearing and settlement system

- Reassign the Government bond settlement task from commercial banks to the State bank of Vietnam; reorganize the Government bond settlement system via direct connection between the clearing system of Vietnam Securities Depository and the IBPS of the State bank of Vietnam to follow the delivery versus payment (DvP) process.

- Establish a system to manage financial instruments deposited by members (including the retail clearing system, securities clearing and settlement system, interbank monetary market) to enable members to cut costs, effectively and flexibly use the payment sources.

- Propose a model for settlement of other securities (listed shares and bonds) to minimize risks; consider reassign the securities settlement task from commercial banks to the State bank of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Study, evaluate the settlement process of the existing interbank monetary market to take measures for improving effectiveness of the market, including legal frameworks, supervision of repo and securities lending.

- Evaluate the existing interbank foreign exchange payment system; decide on a model for clearing and settlement of interbank foreign exchange transaction at the State bank of Vietnam to follow the payment versus payment process according to the best international practice in order to minimize risks to the finance market.

7. Enhancement of management and supervision of international payment and money transfer

- Study and evaluate the existing international money transfer mechanism in Vietnam as recommended by World Bank (WB), Bank for International Settlements (BIS), including review and development of a uniform mechanism for consumer protection and dispute settlement.

- Study into solutions for development of infrastructure for remittance; enhance the application of electronic payment facilities to remittance to improve convenience and reduce costs incurred by recipients.

- Consider promulgating regulations on management of international money transfer services to ensure fair competition between service providers (among banks, between banks and other money transfer organizations).

- The State bank of Vietnam shall supervise money transfer service providers in Vietnam, including international money transfer organizations, agents, commercial banks, microfinance institutions and other organizations that are likely to join this market in the future.

8. Supervision and application of standards to payment systems according to international criteria and standards

a) Intensify management and supervision; ensure security, safety and reliability of payment systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Intensify management and supervision of payment systems that are important to the economy, such as the IBPS, card switching system, ACH, interbank foreign exchange system, securities payment system; cross-border and international payment activities; new payment services and payment facilities.

- Promote application of new standards for supervision of finance market infrastructure and payment systems that are important to the economy, cross-border and international payment activities, new payment services and payment facilities.

- Enhance provision of training for officials in charge of payment monitoring; improve the monitoring capacity of the State bank of Vietnam regarding important payment systems, new payment services and facilities.

b) Study into and apply international standards:

- Study and apply ISO 20022 to certain important payment system in Vietnam (IBPS, ACH, etc.) as soon as new systems are upgraded to improve connectivity of payment systems and electronic data exchange between relevant organizations; facilitate connection to other payment systems in the region and all over the world; minimize cost and operating risks.

- Complete the standards for smart cards; update new card payment technologies and implement the plan for conversion from magnetic cards to smart cards in Vietnam; accomplish uniform management and technical orientation of card payment activities; ensure security and safety of card payment; facilitate connection with other payment systems; develop value added services on the card.

- Promote connectivity and standardization in the payment sector; apply the best international practice and standards to certain payment facilities and systems. Study and apply newest payment security solutions to improve effectiveness and speed of payment systems in Vietnam; enhance implementation of security measures for retail payment systems in Vietnam.

9. Enhancement of propagation, provision of guidance and protection of consumers in non-cash payment

a) Enhance propagation, provision of guidance on non-cash payment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Enhance provision of training for employers of providers of payment services in instructing customers to user non-cash payment services and facilities.

- Include basic knowledge about non-cash payment, especially non-cash payment facilities, in the curricula of business, finance, banking training institutions.

- Cooperate with relevant organizations in developing and implementing suitable programs for provision of finance knowledge and skills for relevant organizations and individuals, especially old people and rural people; launch marketing programs, share experience, risk management programs, etc. to facilitate non-cash payment.

- Encourage non-cash payment by ranking and awarding retailers; encourage providers of payment services, suppliers of goods/services to do sales promotion such as discount, lottery, lot drawing, etc.

- Develop a common database with understandable, accurate and up-to-date information to be used in propagation.

- Use social networks (Facebook, fanpages, etc.) post offices, entertainment centers, etc. in rural areas and mountainous areas to disseminate knowledge and provide instructions on non-cash payment.

b) Protect consumers in non-cash payment

- Analyze risks and weaknesses in consumer protection, especially low earners in rural areas.

- Improve monitoring and cooperation mongo relevant authorities; apply best international practice regarding protection of non-cash payment service users; consider promulgating regulations on protection of non-cash payment service users.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Launch programs for disseminate of knowledge about frauds, frauds, identification of risks, how to avoid and deal with non-cash payment-related frauds.

- Promulgate regulations on sanctions against offences such as transferring money to serve illegal activities.

- Promulgate regulations on fair competition and anti-monopoly regarding domestic and international card payment systems, including fee policies.

10. Intensification of cooperation in non-cash payment

a) Intensify cooperation among Ministries, regulatory bodies, and local governments in promotion of non-cash payment

- Improve effectiveness of the Technology and Payment Council as a forum for cooperation, discussion and promote development of national payment infrastructure, electronic payment facilities and services.

- Promulgate and implement bilateral or multilateral agreements between relevant Ministries and authorities to boost development of electronic payment, especially in collection of state revenues; formulate and promulgate schemes, policies and programs for promotion of electronic payment at enterprises and retailer to promote electronic commerce.

- Promulgate and implement agreements on cooperation in monitoring between the State bank of Vietnam and the State Securities Commission to effectively monitor securities clearing and settlement systems.

- Formulate technical assistance projects and financial inclusion programs; programs/plans for promotion of financial inclusion activities, including improvement of accessibility to payment services in rural areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Seek and encourage international integration in terms of payment according to appropriate roadmaps; participate in activities of financial institutions, regional and international payment forums; focus on implementation of concluded agreements related to payment.

- Effectively use resources n the form of financial assistance, technical assistance, policy consultancy, training from bilateral and multilateral parties to improve the quality of human resources, development payment infrastructure and technologies.

- Study new payment facilities and models of the world to effectively apply them in Vietnam.

- Establish and strengthen bilateral dialogue about payment with strategic partners and other important partners; consider participate in international organizations and forums about financial inclusion and payment.

- Participate in discussion about international payment laws and standards, especially BIS; keep expanding integration of payment systems; gradually approach common standards and international practice.

- Enhance international cooperation in promulgation of bilateral or multilateral agreements between Vietnam and other nations to develop, manage and monitor domestic and cross-border payment activities.

III. FUNDING SOUCES

The Scheme is funded by state budget; concessional loans, aid from domestic and international organizations; funding from providers of payment services and other lawful funding sources. Ministries, central and local authorities shall pay for implementation of the scheme according to annual state budget estimates.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ministries, regulatory bodies, and local governments, within the ambit of their competence, shall:

- Take responsibility for prompt and effective implementation of the Scheme; include non-cash payment contents to their socio-economic development projects/plans/programs.

- Perform their tasks specified in this Decision.

- Submit annual reports by December 15 to the State bank of Vietnam.

Article 2. This Decision comes into force from the day on which it is signed.

Article 3. The Governor of the State bank of Vietnam, Ministries, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, President of the People’s Committees of provinces are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

ON BEHALF OF THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vuong Dinh Hue

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

TASKS SERVING IMPLEMENTATION OF THE SCHEME FOR DEVELOPMENT OF NON-CASH PAYMENT IN VIETNAM OVER 2016 2020

(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 2545/QD-TTg dated December 30, 2016)

No.

Tasks

Presiding unit

Cooperating unit

Implementation time

1

Review, amends some regulations of law on non-cash payment (in the Law on the State bank of Vietnam, the Law on credit institutions, the Law against money laundering, etc.) or make a new law on payment systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Justice, relevant Ministries and authorities

2017-2020

2

Study into amendments to the regulations of law on non-cash payment and cash payment, and instructional documents thereof

The State bank of Vietnam

The Ministry of Justice, the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, relevant Ministries and authorities, the People’s Committees of provinces

2016-2020

3

Promulgate legislative documents to effectively manage, supervise new payment systems and facilities and reduce risks thereof

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Public Security, relevant Ministries and authorities

2016-2020

4

Review and amend regulations on use of non-cash payment facilities to disburse loans from branches of foreign banks and credit institutions to customers

The State bank of Vietnam

Relevant units

2016-2017

5

Promulgate regulations on payment authorization and permission for non-bank organizations to provide payment services

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Relevant units

2016-2017

6

Promulgate regulations on bank payment for trading of real estate and high-value property

The State bank of Vietnam

Relevant Ministries, regulatory bodies, and local governments

2017-2020

7

Adopt policies that encourage retailers to accept and use electronic payment facilities; encourage electronic payment in electronic commerce

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The State bank of Vietnam, the Ministry of Finance, relevant Ministries and authorities, the People’s Committees of provinces

2017-2019

8

Review and amend regulations on security and safety; discovery, prevention and action against electronic payment-related offences

The Ministry of Public Security

The State bank of Vietnam, relevant Ministries and authorities

2016-2020

9

Upgrade, expand, restructure the organization and operation of the IBPS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, relevant Ministries and regulatory bodies

2016-2020

10

Develop card payment via POS

The State bank of Vietnam

The Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Transport, the Ministry of Health, the Board of Directors, relevant Ministries and authorities, the People’s Committees of provinces

2016-2020

11

Develop the ACH in Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Industry and Trade, relevant Ministries and authorities

2016-2020

12

Improve connectivity between the electronic payment infrastructure of the banking system and that of other units to promote electronic payment in electronic commerce, at retailing outlets, invoice settlement and payment for online services

The State bank of Vietnam

The Ministry of Industry and Trade, relevant Ministries and authorities, the People’s Committees of provinces, Relevant units

2016-2020

13

Develop and apply modern payment/money models and facilities that are easy to use and suitable for rural areas in association with development of a program/plan for promotion of financial inclusion in Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of National Defense, relevant Ministries and authorities, the People’s Committees of provinces

2016-2020

14

Improve connectivity between electronic payment infrastructure of the banking system with that of tax authorities, customs authorities, State Treasuries to coordinate electronic collection of state revenues

The Ministry of Finance

The State bank of Vietnam, relevant units

2016-2020

15

Reassign the government bond settlement function from commercial banks to the State bank of Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The State bank of Vietnam, relevant units

2016-2017

16

Decide on a model for clearing and settlement of interbank foreign exchange transactions at the State bank of Vietnam

The State bank of Vietnam

Relevant units

2017-2020

17

Develop a Standard for smart cards and implement conversion from magnetic cards to smart cards

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Science and Technology, relevant Ministries and authorities

2016-2020

18

Propagate non-cash payment

The State bank of Vietnam

The Ministry of Information and Communications, relevant Ministries and authorities, the People’s Committees of provinces, Relevant units, relevant units

2016-2020

19

Evaluate and complete the supervisory and legal framework for cooperation in protection of non-cash payment service users

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Industry and Trade, relevant Ministries and authorities

2017-2020

20

International cooperation to receive technical assistance, consultancy and funding

The State bank of Vietnam

The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance

2016 - 2020

21

Relevant Ministries and authorities, the People’s Committees of provinces

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2017-2020

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


51.276

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.202.133
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!