UỶ
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
201/2005/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 25 ngày 11 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ HỖ TRỢ
NÔNG DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND;
- Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;
- Căn cứ Thông tư số 36/2002/TT-BTC ngày 22/4/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn
quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ Hỗ trợ Nông dân của Hội Nông dân Việt
Nam;
- Căn cứ Quyết định 91/1999/QĐ-UB ngày 22/10/1999 của Uỷ ban nhân dân Thành phố
Hà Nội về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ Nông dân
và người nghèo phát triển sản xuất thuộc Thành phố Hà Nội;
- Xét đề nghị của Liên ngành Sở Tài chính, Hội nông dân Thành phố Hà Nội, Sở
Lao động Thương binh Xã hội, Sở Kế hoạch đầu tư tại tờ trình số: 3270
LN/TC-HND-LĐTBXH- KHĐT ngày 28 tháng 09 năm 2005; và công văn số 3459/STC-QLNS
ngày 11/10/2005 của Sở Tài chính thay mặt Liên ngành (TC- KHĐT-LĐTB&XH-TP-Hội
Nông dân TPHN - Liên đoàn Lao động TPHN - Liên minh Hợp tác xã TPHN- Chi nhánh
Ngân hàng chính sách xã hội TPHN),
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo quyết định này quy chế quản lý tài
chính đối với "Quỹ hỗ trợ nông dân Thành phố Hà Nội".
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ 01/6/2005 và thay
thế Quyết định 91/1999/QĐ-UB ngày 22/10/1999 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Điều 3:
Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội; Chủ tịch
Hội Nông dân Thành phố Hà Nội; Trưởng ban đại diện Quỹ Hỗ trợ Nông dân Thành phố
Hà Nội; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Lao động Thương binh và Xã
hội, Tư pháp; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội, Chủ tịch UBND quận, huyện; Thủ
trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
T/M
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Văn Ninh
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định 201/2005/QĐ-UB ngày 25/11/2005 của Uỷ ban nhân
dân Thành phố Hà Nội)
Chương I :
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Đổi tên Quỹ Hỗ trợ Nông dân và Người nghèo phát triển sản
xuất Thành phố Hà Nội thành Quỹ Hỗ trợ Nông dân Thành phố Hà Nội (sau đây gọi
là Quỹ). Quỹ hỗ trợ nông dân Thành phố Hà Nội là Quỹ tài chính của địa phương,
tự chịu trách nhiệm về hoạt động của Quỹ trước pháp luật, tự chủ về tài chính,
bảo toàn vốn và không phải nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước.
Điều 2:
Quỹ hỗ trợ nông dân Thành phố Hà Nội không hoạt động
kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, hoạt động của Quỹ vì mục tiêu hỗ trợ nông
dân, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống.
Điều 3:
Phạm vi điều chỉnh của Quỹ thuộc nguồn của Ngân sách địa
phương đóng góp và huy động. Hoạt động thu - chi tài chính của Quỹ được giao
cho Hội Nông dân Thành phố Hà Nội là cơ quan thường trực quản lý, thực hiện
theo chỉ đạo thống nhất của Ban điều hành Quỹ. Ban điều hành Quỹ thực hiện theo
Quyết định số 1956/QĐ-UB ngày 20/5/1997 và các quyết định thay thế bổ sung của
Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Điều 4:
Năm tài chính hoạt động của Quỹ được tính từ 01/01 đến
31/12 hàng năm.
Chương II
:
NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH CỦA QUỸ
Điều
5: Nguồn vốn hình thành quỹ:
- Từ ngân sách Thành phố đã trích
chuyển sang Quỹ Hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản xuất từ trước
01/6/2005 (Đã trừ nguồn vốn bàn giao sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội
Hà Nội).
- Nguồn vốn bổ sung của ngân
sách Thành phố hàng năm do Hội đồng nhân dân Thành phố phê chuẩn và Uỷ ban nhân
dân Thành phố quyết định.
- Vốn tiếp nhận từ các nguồn tài
trợ của tổ chức quốc tế tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Quỹ.
- Nguồn vốn khác (nếu có).
Điều 6:
Đối tượng vay vốn:
Quỹ sử dụng vào việc cho các đối
tượng là nông dân vay để phát triển sản xuất, dịch vụ sản xuất nông nghiệp và
các mục tiêu mũi nhọn của Thành phố. Cá nhân là nông dân thiếu vốn sản xuất có
nhu cầu vay vốn phải thông qua. Hội nông dân các cấp.
Điều 7:
Thời hạn và mức cho vay:
- Mức cho vay tối đa không quá
5.000.000 đồng (Năm triệu đồng) cho một đối tượng vay; đối với các dự án phục vụ
chương trình mục tiêu, UBND Thành phố quyết định cụ thể mức cho vay.
- Thời hạn cho vay từ 06 tháng đến
36 tháng; nếu hết kỳ hạn đối tượng có nhu cầu vay tiếp phải hoàn trả đủ gốc,
phí và lập thủ tục vay cho chu kỳ mới.
- Việc xét mức vay và thời hạn
vay do Ban điều hành Quỹ các cấp đề nghị Ban điều hành Quỹ Thành phố quyết định.
- Quỹ không được sử dụng nguồn vốn
hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ kiếm lời.
Điều 8:
Về thu phí từ hoạt động cho vay của Quỹ.
- Quỹ hỗ trợ nông dân của Thành
phố (Nguồn uỷ thác của Ngân sách) được thu phí trên số vốn cho vay với mức
0,3%/tháng (3,6%/năm).
Điều 9:
Phân bổ số phí thu được như sau:
+ 50% cho hoạt động điều hành ở
cấp cơ sở xã, phường;
+ 20% trích về Ban điều hành Quỹ
quận, huyện;
+ 20% trích về Ban điều hành Quỹ
Thành phố;
+ 10% dự phòng rủi ro ở cấp
Thành phố.
Điều 10:
Sử dụng phí thu từ hoạt động cho vay của Quỹ:
- Mức phí thu được dựa trên
nguyên tắc bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho hoạt động của Quỹ bao gồm
chi thù lao cho các bộ phận nhân viên quản lý Quỹ, văn phòng phẩm, bổ sung mua
sắm tài sản của Quỹ, chi cho công tác bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ, mở hội nghị
chuyên đề sơ kết, tổng kết, khen thưởng hàng năm và một số chi phí cần thiết
khác. Cụ thể:
+ Chi lương cho cán bộ của Quỹ
(đối với cán bộ không thuộc biên chế của Hội Nông dân các cấp). Việc chi lương
do Ban thường vụ Hội nông dân thành phố quyết định theo các qui định hiện hành
của Nhà nước.
+ Chi phụ cấp cho cán bộ của Hội
được phân công quản lý, điều hành Quỹ. Căn cứ vào nguồn thu thực tế, Chủ tịch Hội
Nông dân Thành phố Hà Nội qui định cụ thể mức chi phụ cấp cho phù hợp. Mức chi
tối đa không quá 50% tiền lương của cán bộ Hội được phân công quản lý, điều
hành Quỹ.
+ Chi BHXH, BHYT và các khoản phải
nộp theo lương, theo chế độ Nhà nước qui định (đối với cán bộ không thuộc biên
chế của Hội Nông dân các cấp).
+ Chi công tác phí.
+ Các khoản chi: khấu hao cơ bản,
sửa chữa và mua sắm công cụ lao động (đối với tài sản thuộc quyền quản lý của
Quỹ).
+ Các khoản chi khác cần thiết,
hợp lý như chi tập huấn nghiệp vụ, hội nghị, tiếp khách...
+ Trích dự phòng rủi ro: Nguồn
thu của Quỹ dự phòng rủi ro được trích bằng 10% số phí thu được hàng năm. Quỹ dự
phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản cho vay hỗ trợ không thu hồi được.
- Việc sử dụng Quỹ dự phòng rủi
ro do Hội Nông dân Thành phố Hà Nội (cơ quan thường trực Ban điều hành Quỹ) thống
nhất với Sở Tài chính trình UBND Thành phố quyết định.
- Việc chi từ khoản thu phí của
Quỹ phải có dự toán do Ban điều hành Quỹ lập gửi cơ quan Tài chính đồng cấp thẩm
định dự toán và thực hiện quyết toán đúng nguyên tắc quản lý tài chính hiện
hành.
- Trường hợp đến 31/12 kết thúc
năm nguồn thu phí của Quỹ còn số dư được chuyển sang năm sau để cân đối tiếp
không sử dụng sang mục đích khác.
Điều 11:
Về kế hoạch tài chính và chế độ báo cáo tài chính của Quỹ:
+ Quỹ hỗ trợ nông dân của Thành
phố thực hiện theo đúng chế độ thu - chi, hạch toán, quyết toán tài chính theo
Luật kế toán thống kê; chệ độ quản lý tài chính hiện hình của Nhà nước; chịu sư
kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan tài chính và hoạt động theo quy chế tài
chính này.
+ Việc trích từ nguồn của ngân
sách địa phương bổ sung cho Quỹ theo khả năng cân đối của ngân sách Thành phố
và do các sở Tài chính, sở Kế hoạch và đầu tư và sở Lao động Thương binh và Xã
hội tham mưu cho UBND Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố phê chuẩn.
+ Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm
tra quyết toán hàng năm của Quỹ.
+ Hàng năm, trước 31/12, Hội
nông dân Thành phố là cơ quan thường trực của Quỹ có trách nhiệm báo cáo kết quả
thu - chi và hiệu quả hoạt động của Quỹ, đồng thời lập kế hoạch thu - chi tài
chính của Quỹ năm sau trình Ban điều hành Quỹ phê duyệt để báo cáo Uỷ ban nhân
dân Thành phố.
Chương
III:
ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN
Điều 12:
Quỹ hỗ trợ nông dân Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc sử dụng, bảo toàn vốn, phục vụ có kết quả mục tiêu phát
triển kinh tế nâng cao mức sống của các hộ nông dân góp phần vào chương trình
giải quyết việc làm của Thành phố.
- Những vấn đề cần phải sửa đổi
bổ sung của Quy chế Ban điều hành Quỹ thống nhất với Sở Tài chính trước khi
trình Uỷ ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định.
- Trên cơ sở của Quy chế này, Hội
nông dân Thành phố Hà Nội (cơ quan thường trực của Quỹ) hướng dẫn cụ thể nội
dung, biểu mẫu kế toán và thực hiện công tác quản lý tài chính đối với Ban điều
hành Quỹ ở cấp quận, huyện và các đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn của Quỹ.
Điều 13:
Bản Quy chế này có hiệu lực thi hành từ 01/06/2005
và thay thế Quyết định 91/1999/QĐ-UB ngày 22/10/1999 của Uỷ ban nhân dân Thành
phố Hà Nội về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ Nông
dân và người nghèo phát triển sản xuất thuộc Thành phố Hà Nội./.