Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Số hiệu: 1627/2001/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Lê Đức Thuý
Ngày ban hành: 31/12/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1627/2001/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng kèm theo Quyêt định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2002. Những quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trái với Quy chế này hết hiệu lực thi hành.

Điều 3. Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Quyết định này có hiệu lực nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết và các hợp đồng tín dụng đã cho vay còn dư nợ đến cuối ngày 31/01/2002, thì tổ chức tín dụng và khách hàng tiếp tục thực hiện theo các thoả thuận đã ký kết cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi vốn vay hoặc thoả thuận sưả đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định này.

Điều 4. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC




Lê Đức Thuý

QUY CHẾ

CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
(Ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về việc cho vay bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ của tổ chức tín dịng đối với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ, các tổ chức tín dụng phải được phép hoạt động ngoại hối.

2. Khách hàng vay tại tổ chức tín dụng :

a) Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm :

- Các pháp nhân là : Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự;

- Cá nhân;

- Hộ gia đình;

- Tổ hợp tác;

- Doanh nghiệp tư nhân;

- Công ty hợp doanh.

b) Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :

1. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

2. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

3. Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng.

4. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận trước đo trong hợp đồng tín dụng.

5. Gia hạn nợ vay là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

6. Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu được trong một khoảng thời gian xác định đối với hoạt động cụ thể để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển hoặc phục vụ đời sống.

7. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

8. Khả năng tài chính của khách hàng vay là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng vay để bảo đảm hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán.

Điều 4. Thực hiện quy định về quản lý ngoại hối

Khi cho vay bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thực hiện đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý ngoại hối.

Điều 5. Quyền tự chủ của tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyết định trong cho vay của mình. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng.

Điều 6. Nguyên tắc vay vốn

Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo :

1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Điều 7. Điều kiện vay vốn

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau :

1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật :

a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam :

- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;

- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 8. Thể loại cho vay

Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển :

1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;

2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng;

3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.

Điều 9. Những nhu cầu vốn không được cho vay

1. Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây :

a) Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;

b) Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm;

c) Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

2. Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 10.- Thời hạn cho vay

Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thoả thuận về thời hạn cho vay. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

Điều 11.- Lãi suất cho vay

1- Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định vầ thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

Điều 12.- Mức cho vay

1- Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay.

2- Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng thực hiện theo quyđịnh tại Điều 18 Quy chế này.

3- Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại Điều 20 Quy chế này không được vượt qúa 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Điều 13.- Trả nợ gốc và lãi vốn vay

1- Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay như sau :

a) Các kỳ hạn trả nợ gốc ;

b) Các kỳ hạn trả lãi vốn vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng;

c) Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nọ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật.

2- Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.

3- Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thoả thuận về điều kiện, số lãi vốn vay, phí phải trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.

4- Trả nợ vay bằng ngoại tệ: Khoản cho vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác hoặc Đồng Việt Nam, thì thực hiện theo thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 14.- Hồ sơ vay vốn

1- Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy định tại Điều 7 Quy chế này. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng.

2- Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay.

Điều 15.- Thẩm định và quyết định cho vay

1- Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.

2- Tổ chức tín dụng xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay.

3- Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.

Điều 16.- Phương thức cho vay

Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay;

1- Cho vay từng lần; Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

2- Cho vay theo hạn mức tín dụng : Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất đình.

3- Cho vay theo dự án đầu tư Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

4- Cho vay hợp vốn : Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

5- Cho vay trả góp; Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

6- Chov ay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

7- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

8- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

9- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay.

Điều 17.- Hợp đồng tín dụng

Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dụng về điều kiện vay, mục đich sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận.

Điều 18.- Giới hạn cho vay

1- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có cuả tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2- Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1 điều này khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.

3- Việc xác định vốn tự có của các tổ chức tín dụng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 19.- Những trường hợp không được cho vay

1- Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng trong các trường hợp sau đây :

a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc(Giám đốc), Phó Tổng giám đốc) (phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;

b) Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay;

c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).

2. Các quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hợp tác.

3. Việc áp dụng quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này đối với người vay là bố, mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng do tổ chức tín dụng xem xét quyết định.

Điều 20. hạn chế cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đôi tượng sau đây:

1. Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay;

2. Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;

3. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điểu 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

Điều 21. Kiểm tra, giám sát vốn vay

Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và tính chất của khoản vay, nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay.

Điều 22. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, gia hạn trả nợ góc và lãi

1. Điều chỉnh ký hạn trả nợ gốc, gia hạn trả nợ gốc:

a) Trường hợp khách hàng không trả được nợ gốc đúng ký hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì tổ chức tín dụng xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

b) Trường hợp khách hàng không trả nợ hết nợ gốc trong thời hạn cho vay và có văn bản đề nghị gia hạn nợ, thì tổ chức tín dụng xem xét gia hạn nợ. Thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay ngăn hạn tối đa bằng 12 tháng, đối với cho vay trung hạn và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ quá các thời hạn này do nguyên nhân khách quan và tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng trả nợ, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng xem xét quyết định và báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi thực hiện.

2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, gia hạn trả nợ lãi:

a) Trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi.

b) Trường hợp khách hàng không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị gia hạn nợ lái, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định thời hạn gia hạn nợ lãi. Thời hạn gia hạn nợ lãi áp dụng theo thời hạn gia hạn nợ gốc quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.

Điều 23. Miễn, giảm lãi

Tổ chức tín dụng được quyết định miễn, giảm lãi vốn vay phải trả đối khách hàng theo các nguyên tắc sau đây:

1. Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay dẫn đến bị khó khăn về tài chính;

2. Mức độ miễn, giảm lãi vốn vay phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức tín dụng;

3. Tổ chức tín dụng không được miễn, giảm lãi vốn vay đối với khách hàng thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng.

4. Các tổ chức tín dụng phải ban hành Quy chế miễn, giảm lãi vốn vay đối với khách hàng được Hội đồng quản trị phê duyệt. Việt miễn, giảm lãi vốn vay đối với khách hàng chỉ được thực hiện khi tổ chức tín dụng có Quy chế miễn, giảm lãi vốn vay.

Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng.

1. Khách hàng vay có quyền:

a) Từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

b) Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật;

2. Khách hàng vay có nghĩa vụ:

a) Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác;

c) Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghia vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Điều 25. Quyền và nghãa vụ của tổ chức tín dụng

1. Tổ chức tín dụng có quyền:

a) Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;

b) Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của Pháp luật hoặc tổ chức tín dụng không có đủ nguồn vốn để cho vay.

c) Kiểm tra, giám sát quả trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;

d) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;

đ) Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

e) Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bỏ lãnh vay vốn;

g) Miễn, giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thực hiện theo quy định tại Quy chế này; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ:

a) Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

b) Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 26. Cho vay ưu đãi và cho vay dự án đầu tư thuộc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

1. Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo Quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.

2. Tổ chức tín dụng cho vay các dự án đầu tư thuộc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

3. Tổ chức tín dụng Nhà nước được Chính phủ chỉ định cho vay đối với khách hàng thuộc đối tượng ưu đãi, cho vay các dự án đầu tư thuộc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nếu có phát sinh chênh lệch lãi suất và tổn thất các khoản cho vay do nguyên nhân khách quan thì việc xử lý thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan.

4. Trước khi cho vay ưu đãi và cho vay các dự án đầu tư thuộc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổ chức tín dụng tiến hành thẩm định hiệu quả của dự án hoặc phương án vay vốn, nếu xét thấy không có hiệu quả, không có khă năng hoản trả nợ vay cả gốc và lãi thì báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 27. Cho vay theo uỷ thác

1. Tổ chức tín dụng cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước theo hợp đồng nhận uỷ thác cho vay đã ký kết với cơ quan đại diện của Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước. Việc cho vay uỷ thác phải phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về tín dụng ngân hàng và hợp đồng uỷ thác.

2. Tổ chức tín dụng cho vay theo uỷ thác được hưởng phí uỷ thác và các khoản hưởng lợi khác đã thoả thuận trong hợp đồng nhận uỷ thác cho vay phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, đảm bảo bù đắp đủ chi phí, rủi ro và có lãi.

Điều 28. Tổ chức thực hiện

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng vay có trách nhiệm thi hành Quy chế này. Căn cứ Quy chế này và các quy định của văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ của mình.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.

THE STATE BANK

---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 1627/2001/QD-NHNN

Hanoi, December 31, 2001

 

DECISION

ON ISSUING REGULATIONS ON LENDING BY CREDIT INSTITUTIONS TO CLIENTS

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam and the Law on Credit Institutions dated 12 December 1997;
Pursuant to Decree 15-CP of the Government dated 2 March 1993 on duties, powers and responsibilities for State administration of ministries and ministerial equivalent bodies;
On the proposal of the Director of the Department of Monetary Policy;

DECIDES:

Article 1

To hereby issue with this Decision the Regulations on Lending by Credit Institutions to Clients.

Article 2

This Decision shall be of full force and effect as of 1 February 2002. The Regulations on Lending by Credit Institutions to Clients issued with this Decision shall replace the Regulations on Lending by Credit Institutions to Clients issued with Decision 284-2000-QD-NHNN1 of the Governor of the State Bank dated 25 August 2000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the case of credit contracts which were entered into prior to the date of effectiveness of this Decision and under which the loans have not been disbursed or not fully disbursed, and in the case of credit contracts with outstanding loans as at the end of 31 January 2002, credit institutions and clients shall continue to implement them in accordance with the clauses in the signed contracts until the loans are fully repaid, or they may agree to amend and add to the credit contracts in order to make them consistent with the Regulations on Lending by Credit Institutions to Clients issued with this Decision.

Article 4

Heads of units under the State Bank, directors of State Bank branches in cities and provinces under central authority, chairmen of boards of management and general directors (directors) of credit institutions, and clients borrowing from credit institutions shall be responsible for implementation of this Decision.

 

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK




Le Duc Thuy

 

 

REGULATIONS

ON LENDING BY CREDIT INSTITUTIONS TO CLIENTS
(Issued with Decision 1627-2001-QD-NHNN1 of the Governor of the State Bank dated 31 December 2001)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



These Regulations provide for lending in Vietnamese dong and foreign currency by credit institutions to clients not being credit institutions in order to satisfy capital requirements for production, business, services, investment and development, and living conditions.

Article 2 Applicable subjects

1. Credit institutions established and conducting lending in accordance with the Law on Credit Institutions. In the case of lending in foreign currency, credit institutions must be licensed for foreign exchange activities.

2. Clients borrowing loans from credit institutions, comprising:

(a) Vietnamese legal entities and individuals, comprising:

- Legal entities being State owned enterprises, co-operatives, limited liability companies, shareholding companies, enterprises with foreign owned capital, and other organizations satisfying all conditions stipulated in article 94 of the Civil Code;

- Individuals;

- Households;

- Co-operative groups;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Partnerships;

(b) Foreign legal entities and individuals.

Article 3 Interpretation of terms

In these Regulations, the following terms shall have the meanings ascribed to them hereunder:

1. Lending means a form of extension of credit whereby a credit institution provides a client with an amount of money to be used for a certain purpose and within a fixed period of time as agreed on the basis of the principle of repayment of both principal and interest.

2. Loan term means the period of time calculated from the date on which the client commences to receive the loan funds to the date on which principal and interest have been repaid in full as agreed in the credit contract between the credit institution and the client.

3. Repayment periods means the periods of time within the term of a loan which are agreed between the credit institution and the client whereby at the end of each period the client must repay part or the whole of the loan to the credit institution.

4. Adjustment of repayment periods means an agreement between the credit institution and the client to change the repayment periods previously agreed in the credit contract.

5. Extension of the loan term means the approval of a credit institution to extend the loan term agreed in the credit contract for another period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Credit limit means the maximum amount of a loan which is maintained within a fixed period as agreed in the credit contract between a credit institution and the client.

8. Financial capacity of borrower means the capacity of the capital and assets of the borrower to ensure regular operations and to discharge payment obligations.

Article 4 Compliance with foreign exchange control regulations

When lending in foreign currency, a credit institution and the client must strictly comply with the regulations of the Government and the guidelines of the State Bank of Vietnam on foreign exchange control.

Article 5 Right of credit institutions to autonomy in lending

Credit institutions shall be responsible for their own decisions on lending. No organization or individual may illegally interfere in the autonomy in lending of credit institutions.

Article 6 Principles of borrowing

A client borrowing from a credit institution must ensure compliance with the following principles:

1. It must utilize the loan capital for the correct purpose agreed in the credit contract;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7 Conditions for borrowing

A credit institution shall consider and decide on lending when a client satisfies all of the following conditions:

1. The client has civil legal capacity and capacity for civil acts and bears civil responsibility as stipulated by law, in particular:

(a) In the case of a borrower being a Vietnamese legal entity or individual:

- A legal entity must have civil legal capacity;

- An individual or an owner of a private enterprise must have civil legal capacity and capacity for civil acts;

- A representative of a household must have civil legal capacity and capacity for civil acts;

- A representative of a co-operative must have civil legal capacity and capacity for civil acts;

- A partner of a partnership must have civil legal capacity and capacity for civil acts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. It must have a lawful purpose for utilizing the loan capital;

3. The client must have the financial capacity to ensure repayment of the loan within the time-limit undertaken;

4. It must have an investment project or plan for production, business and services which is feasible and effective, or it must have an investment project or a feasible plan to service living conditions which complies with the law;

5. It must comply with the regulations of the Government and the guidelines of the State Bank of Vietnam on security for loans.

Article 8 Types of loans

A credit institution shall consider and make a decision on lending to a client the following types of loans, being short term, medium term or long term, to meet capital requirements for production, business, services and living conditions or for investment and development projects:

1. Short term loans means loans with a duration of up to twelve (12) months;

2. Medium term loans means loans with a duration of over twelve (12) months up to sixty (60) months;

3. Long term loans means loans with a duration of over sixty (60) months.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A credit institution may not provide loans for the following objects:

(a) In order to procure assets and for costs which will form assets the purchase and sale, transfer or disposal of which is prohibited by law;

(b) In order to make payment for transactions which are prohibited by law;

(c) In order to satisfy financial requirements of transactions which are prohibited by law.

2. A credit institution must conduct loan re-structuring in accordance with the specific regulations of the State Bank of Vietnam.

Article 10 Loan term

A credit institution and its client shall agree on a loan term based on the cycle of production or business, the period for recovery of investment project capital, the repayment capacity of the client, and the capital sources of the credit institution which are available for lending. In the case of Vietnamese and foreign legal entities, the loan term shall not exceed the remaining duration of operation pursuant to the decision on establishment or operating licence in Vietnam; and in the case of foreign individuals, the loan term shall not exceed the permitted period of residence of the foreigner in Vietnam.

Article 11 Loan interest rates

1. The loan interest rate shall be agreed by the credit institution and its client in accordance with the regulations of the State Bank of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12 Lending limits

1. A credit institution shall base its decision on its lending limits on the borrowing requirements of clients and their capacity to repay and on the available capital sources of the credit institution.

2. The total outstanding loans to a single client shall be implemented in accordance with article 18 of these Regulations.

3. The total outstanding loans to the subjects stipulated in article 20 of these Regulations may not exceed five per cent of the equity of a credit institution.

Article 13 Repayment of principal and interest

1. A credit institution and a client shall agree on the following with respect to repayment of principal and interest:

(a) Principal repayment periods;

(b) Interest payment periods, which may coincide with principal repayment periods or which may be separate;

(c) Currency of repayment and security for the whole value of the principal in appropriate forms in accordance with the provisions of the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. With respect to early repayment of a debt by a client, the credit institution and the client may agree on the conditions, the amount of loan interest and the fees payable.

4. Repayment of debts in foreign currency: any type of lending in foreign currency must be repaid both as to principal and interest in that same foreign currency; if it is repaid in another foreign currency, it must be done so in accordance with an agreement between the credit institution and the client which is consistent with the regulations of the Government and the guidelines of the State Bank on foreign exchange control.

Article 14 Loan files

1. A client wishing to borrow a loan shall submit to the credit institution a loan proposal and documents necessary to prove that all conditions for borrowing stipulated in article 7 of these Regulations have been satisfied. Clients shall be responsible before the law for the accuracy and lawfulness of documents that they submit to credit institutions.

2. Credit institutions shall guide clients on the types of documents that they require from them in accordance with the characteristics of each type of client and the type of loan.

Article 15 Evaluation and decision on lending

1. Credit institutions shall establish a process of consideration and approval of lending on the basis of the principles of ensuring independence and making a clear distinction between personal responsibility and joint responsibility between the stages of evaluation and decision on lending.

2. In order to make a decision on lending, credit institutions shall consider and evaluate the feasibility and effectiveness of the investment project or plan for production, business and services or the investment project or plan for servicing living conditions and the capacity of the client to repay the loan.

3. Credit institutions shall stipulate and display publicly their own specific rules on maximum time-limits within which to notify a client of a decision on lending or refusal to lend from the date when the credit institution receives a complete and proper loan file and the other necessary information it requires from the client. In the case of a decision to refuse to lend, the credit institution must notify the client in writing of its reasons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A credit institution and the borrowing client shall agree on the choice of one of the following methods of lending:

1. Individual lending: On each occasion that a loan is provided, the client and the credit institution shall carry out the necessary procedures and enter into a credit contract.

2. Lending pursuant to a credit facility: The credit institution and the client shall determine and agree on a credit facility to be maintained for a fixed period.

3. Lending pursuant to an investment project: The credit institution shall provide a loan for a client to implement an investment project for development of production, business and services or an investment project for servicing living conditions.

4. Syndicated lending: A group of credit institutions shall provide a loan for the loan project or loan plan of a client, whereby one credit institution acts as the focal institution for making arrangements and co-ordinating with the other credit institutions. Syndicated lending shall be carried out in accordance with these Regulations and with the regulations on co-financing by credit institutions issued by the Governor of the State Bank of Vietnam.

5. Lending on instalment repayment: When providing the loan, the credit institution and the client shall determine and agree on the amount of loan interest that must be paid in addition to the amount of principal which shall be divided into repayment periods during the loan term.

6. Lending pursuant to a reserve credit facility: The credit institution shall undertake to make loans available to a client within the limit of a fixed credit facility. The credit institution and the client shall agree on the period of validity of the reserve credit facility and the fees payable for the reserve credit facility.

7. Lending by way of issuance and use of credit cards: The credit institution shall approve the use by a client of a loan amount within the limit of a credit facility to pay for purchasing goods and services or to withdraw cash at automatic telling machines or at the cash advance agencies of the credit institution. For lending by way of issuance and use of credit cards, credit institutions and clients must comply with the regulations of the Government and of the State Bank on issuance and use of credit cards.

8. Lending pursuant to an overdraft facility: The credit institution shall agree in writing with the client on making payments in excess of the account balance of the client, consistent with the regulations of the Government and of the State Bank on payment operations by credit institutions providing payment services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17 Credit contracts

Lending by a credit institution to a client must be implemented by way of a credit contract. The credit contract must stipulate the loan conditions, the purpose of loan utilization, the method of lending, the loan amount, the interest rate, the loan term, the form of loan security, the value of security assets, the method of repayment, and the other undertakings agreed by the parties.

Article 18 Lending limits

1. The total outstanding loans to a single client may not exceed fifteen (15) per cent of the equity of the credit institution, except in cases of loans funded by capital sources entrusted by the Government, by organizations or by individuals. If the capital requirements of a client exceed fifteen (15) per cent of the equity of the credit institution or if a client wishes to raise capital from a number of sources, credit institutions may enter into a syndicated loan in accordance with regulations of the State Bank.

2. In special circumstances, credit institutions may provide loans in excess of the lending limits stipulated in clause 1 of this article, but only upon approval by the Prime Minister of the Government on a case-by-case basis.

3. The equity of credit institutions on the basis of which the lending limits stipulated in clauses 1 and 2 of this article are calculated shall be determined in accordance with regulations of the State Bank.

Article 19 Circumstances in which lending is not permitted

1. A credit institution may not provide loans to the following clients:

(a) Members of the board of management or inspection committee, the general director (director) or deputy general director (deputy director) of the credit institution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Parents, spouses or children of the members of the board of management or inspection committee, of the general director (director) or deputy general director (deputy director).

2. The provisions of clause 1 of this article shall not apply to co-operative credit institutions.

3. Credit institutions may consider and decide whether or not to apply clause 1(c) of this article to lending to the parents, spouses or children of the director or deputy director of a branch.

Article 20 Loan restrictions

A credit institution may not provide loans without security, or loans with preferential conditions on interest rates and lending limits, to the following subjects:

1. Auditing organizations or auditors responsible to carry out audits of the credit institution; inspectors conducting an inspection of the credit institution; the chief accountant of the credit institution;

2. Major shareholders of the credit institution;

3. Enterprises in which more than ten (10) per cent of the charter capital is owned by one of the subjects specified in article 77.1 of the Law on Credit Institutions.

Article 21 Inspection and supervision of loans

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22 Adjustment of schedule for repayment of principal and interest and extension of term for repayment of principal and interest

1. Adjustment of schedule for repayment of principal and extension of term for repayment of principal:

(a) Where a client is unable to repay the principal on the due date as agreed in the credit contract and makes a written request to adjust the schedule for repayment, the credit institution may consider the re-scheduling of debt repayment.

(b) Where a client fails to repay the whole of the principal within the loan term as agreed in the credit contract and makes a written request to extend the term of the debt, the credit institution may consider a debt extension. For short term loans, the maximum period of debt term extension shall be twelve (12) months; for medium and long term loans, the maximum period of debt term extension shall be equal to one half () of the loan term agreed in the credit contract. If the client requests an extension beyond these limits for objective reasons, in order to enable the client to repay the debt, the chairman of the board of management or the general director (director) of the credit institution shall consider an extension and report it to the State Bank immediately after implementing the decision to extend the loan term.

2. Adjustment of schedule for repayment of interest and extension of term for repayment of interest:

(a) Where a client is unable to repay interest on the due dates as agreed in the credit contract and makes a written request to adjust the schedule for interest repayments, the credit institution may consider the re-scheduling of such repayments.

(b) Where a client fails to repay the whole of the interest within the loan term as agreed in the credit contract and makes a written request to extend the term of interest repayment, the credit institution may consider an extension of the term for repayment of the whole of the interest. The maximum extension of the term for repayment of interest shall be the same as stipulated in clause 1(b) above.

Article 23 Exemption from and reduction of loan interest

Credit institutions may decide on exemption from and reduction of loan interest payable by a client on the basis of the following principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The rate of exemption from or reduction of loan interest must be consistent with the financial capacity of the credit institution;

3. Credit institutions may not exempt or reduce loan interest for clients being subjects stipulated in article 78.1 of the Law on Credit Institutions;

4. Credit institutions must issue regulations on exemption from and reduction of loan interest for clients, which have been approved by the board of management. A credit institution may only exempt or reduce loan interest for clients in accordance with such regulations.

Article 24 Rights and obligations of clients

1. A borrower shall have the following rights:

(a) To refuse to satisfy any requirement of a credit institution which is inconsistent with the terms agreed in the credit contract;

(b) To lodge complaints or to institute legal proceedings in accordance with law for any breach of the credit contract.

2. A borrower shall have the following obligations:

(a) To provide full information and documents relating to the loan and to be responsible for the accuracy of such information and documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) To repay the loan principal and interest in accordance with the terms agreed in the credit contract;

(d) To be responsible before the law for failure to perform properly the terms for repayment agreed in the credit contract and the terms relating to obligations for loan security undertaken in the credit contract.

Article 25 Rights and obligations of credit institutions

1. A credit institution shall have the following rights:

(a) To require the client to provide documents proving the feasibility of the investment project or plan for production, business and services or investment project or plan for servicing living conditions, and proving the financial capacity of the client and of the guarantor, prior to making a decision on lending;

(b) To refuse the loan application of a client if it considers that the lending conditions have not been satisfied or the lending project or plan is not effective or is inconsistent with the law, or if the credit institution has insufficient capital sources to provide the loan;

(c) To inspect and supervise the processes of lending and of loan utilization and repayment by the client;

(d) To cease lending and to make early recovery of the debt upon discovery that the client has provided false information or has breached the credit contract;

(dd) To institute legal proceedings in accordance with law against a client for breach of the credit contract or against a guarantor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(g) To implement exemptions from or reductions of loan interest, debt term extensions, and adjustments of repayment periods in accordance with these Regulations; to trade in debts in accordance with regulations of the State Bank and to carry out debt re-structuring, debt blockade or debt write-off in accordance with regulations of the Government.

2. A credit institution shall have the following obligations:

(a) To comply strictly with the agreements in the credit contract;

(b) To maintain credit files in accordance with the provisions of the law.

Article 26 Preferential lending and lending for investment projects funded by investment and development capital of the State

1. Credit institutions may provide loans to clients entitled to the preferential credit policy in accordance with the regulations of the Government and the guidelines of the State Bank from time to time.

2. State owned credit institutions which provide loans for investment projects funded by investment and development capital of the State shall comply with the provisions of the laws relating to investment and development capital of the State.

3. With respect to State owned credit institutions which are designated by the Government to provide loans to clients entitled to preferences or to provide loans for investment projects funded by investment and development capital of the State, if they discover any interest difference or loan losses arising for objective reasons, then they shall deal with them in accordance with the regulations of the Government and the guidelines of the State Bank and of related ministries and branches.

4. Prior to providing loans to clients entitled to preferences or providing loans for investment projects funded by investment and development capital of the State, credit institutions shall appraise the effectiveness of the loan project or plan and shall report to the authorized State body any cases considered ineffective or unable to repay loan principal and interest.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Credit institutions may provide trust loans as authorized by the Government and by domestic or foreign organizations and individuals in accordance with trust lending contracts entered into with a representative body of the Government or with domestic or foreign organizations and individuals. Trust lending must be in accordance with current provisions of the law on banking credit and trust contracts.

2. Credit institutions providing trust loans shall be entitled to trust fees and other benefits as agreed in the trust lending contracts in accordance with the provisions of the law and international practice in order to ensure off-set of all costs and risks and profitability.

Article 28 Implementing provision

1. Credit institutions and borrowers shall be responsible for implementation of these Regulations. Based on these Regulations and the provisions of relevant legal instruments, credit institutions shall issue specific guidelines for loan business in accordance with their own conditions, characteristics and charter.

2. The Governor of the State Bank shall make decisions on amendments of and additions to these Regulations.

 

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK




Le Duy Thuy

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


185.351

DMCA.com Protection Status
IP: 210.245.28.181
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!