Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 16/2003/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 22/01/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16/2003/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 16/2003/QĐ-TTG NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tại tờ trình số 142/NHCSXH-TT ngày 16 tháng 01 năm 2003,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

ĐIỀU LỆ

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập và hoạt động theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Điều 2.

1. Ngân hàng Chính sách xã hội là một pháp nhân.

2. Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách xã hội.

Viết tắt là: NHCSXH.

3. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Social Policies.

Viết tắt là: VBSP.

4. Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.

5. Vốn điều lệ là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng).

6. Có con dấu; có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong nước và ngoài nước.

7. Có bảng cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.

Chương 2:

PHẠM VI VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Mục I.

NGUỒN VỐN

Điều 4.

1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:

a) Vốn điều lệ;

b) Vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác;

c) Vốn trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn;

d) Vốn ODA được Chính phủ giao.

2. Vốn huy động:

a) Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

b) Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận;

c) Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

d) Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác;

đ) Tiền tiết kiệm của người nghèo.

3. Vốn đi vay:

a) Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;

b) Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;

c) Vay Ngân hàng Nhà nước.

4. Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.

5. Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.

6. Các vốn khác.

Mục II

CHO VAY

Điều 5. Phạm vi cho vay

1. Hộ nghèo.

2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).

6. Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các đối tượng cho vay quy định tại Điều này gọi chung là Người vay.

Điều 6. Vốn cho vay được sử dụng vào các việc sau:

1. Đối với hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để:

a) Mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh;

b) Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch, học tập.

ư2. Đối với các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để chi phí cho sản xuất, kinh doanh theo chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng vốn vay để mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường.

4. Người vay là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, sử dụng vốn vay để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay.

5. Người vay là các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo hợp đồng ủy thác.

Điều 7. Loại cho vay

1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng.

Điều 8. Điều kiện để được vay vốn

1. Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định trong Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Điều 9. Nguyên tắc tín dụng

1. Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.

2. Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.

Điều 10.

1. Uỷ thác cho vay

a) Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đến Người vay thông qua các tổ chức nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác là người giải ngân và thu nợ trực tiếp đến Người vay và được hưởng phí ủy thác;

b) Bên nhận ủy thác là tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành về ủy thác và nhận ủy thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng;

c) Bên nhận ủy thác là tổ chức chính trị - xã hội cần có các điều kiện sau:

- Có đội ngũ cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay;

- Có mạng lưới hoạt động đến vùng nghèo, hộ nghèo;

- Có uy tín trong nhân dân, có tín nhiệm với Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Có điều kiện tổ chức kế toán, thống kê, báo cáo theo các quy định cụ thể của Ngân hàng Chính sách xã hội;

d) Nội dung, phạm vi, mức độ, phí ủy thác, quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác được thể hiện trong hợp đồng ủy thác do hai bên thoả thuận;

đ) Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và Thủ trưởng đơn vị bên nhận ủy thác là đại diện pháp nhân trong việc ký hợp đồng ủy thác. Nếu bên nhận ủy thác là pháp nhân ở cấp tỉnh, huyện, xã thì Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Phòng giao dịch được Tổng Giám đốc ủy quyền ký hợp đồng ủy thác.

2. Ở những nơi có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đặt trụ sở, được thực hiện cho vay trực tiếp đến Người vay.

3. Quy chế về ủy thác cho vay, Quy chế hoạt động và trả thù lao cho Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị trong phạm vi mức phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 11. Lãi suất cho vay

1. Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Hội đồng quản trị quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vực II và khu vực III.

2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Điều 12. Rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro

1. Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vào chi phí nghiệp vụ để bù đắp những khoản rủi ro do nguyên nhân khách quan thuộc diện đơn lẻ, cục bộ. Mức trích được tính bằng 0,02% trên số dư nợ bình quân năm. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không sử dụng hết trong năm, được chuyển sang năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp số rủi ro trong năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trình Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết.

2. Người vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra như: thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường được giải quyết như sau:

a) Trường hợp xảy ra trên diện rộng, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Trường hợp xảy ra ở diện đơn lẻ, cục bộ được cho gia hạn nợ hoặc xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội do Hội đồng quản trị quyết định.

3. Những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của Người vay, của tổ chức nhận ủy thác, của cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội gây ra thì các đối tượng này phải bồi hoàn và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Mức cho vay

Mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ.

Điều 14. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn

1. Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của Người vay.

2. Trường hợp Người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do chưa thu hoạch, bị kéo dài so với dự kiến hoặc chưa tiêu thụ được sản phẩm, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ. Việc cho gia hạn nợ của các tổ chức nhận ủy thác cho vay tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác ghi trong hợp đồng.

3. Trường hợp cho vay lưu vụ: thời hạn cho vay là thời hạn của chu kỳ sản xuất tiếp theo.

4. Trường hợp Người vay sử dụng vốn vay sai mục đích; Người vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng chây ỳ không trả thì chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.

5. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển cho vay lưu vụ, chuyển sang nợ chờ xử lý, chuyển nợ quá hạn thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.

Mục III

DỊCH VỤ THANH TOÁN VÀ NGÂN QUỸ

Điều 15.

1. Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng khác trong nước nơi gần nhất theo địa giới hành chính để thuận tiện cho việc giải ngân và thanh toán.

2. Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

3. Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ hoạt động của ngân hàng.

Điều 16.

1. Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.

2. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ:

a) Cung ứng các phương tiện thanh toán;

b) Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước;

c) Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt;

d) Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3. Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối.

4. Ngân hàng Chính sách xã hội được nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.

Các dịch vụ trên được thực hiện từng bước phù hợp với điều kiện, khả năng và yêu cầu thực tế.

Chương 3:

CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH, KIỂM SOÁT

Mục I

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Điều 17. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội, gồm:

1. Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;

2. Sở Giao dịch, Trung tâm đào tạo, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh;

3. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện, Phòng giao dịch thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh.

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Sở Giao dịch, Trung tâm đào tạo, Chi nhánh và Phòng giao dịch thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị.

Điều 18. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và điều hành của Hội sở chính:

1. Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc;

2. Ban Kiểm soát;

3. Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc;

4. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Điều 19. Tổ chức bộ máy điều hành của Sở Giao dịch, Trung tâm đào tạo và các Chi nhánh bao gồm:

1. Giám đốc, các Phó giám đốc;

2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ;

3. Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Điều 20. Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh nơi không có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Phòng giao dịch có con dấu. Điều hành Phòng giao dịch là Giám đốc.

Mục II

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN KIỂM SOÁT

Điều 21.

1. Hội đồng quản trị có 12 thành viên, gồm 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách. 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viên còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực, 01 ủy viên giữ chức Tổng Giám đốc, 01 ủy viên giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát.

2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

3. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và Trưởng Ban Kiểm soát.

4. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và Trưởng Ban Kiểm soát làm nhiệm vụ Thường trực để xử lý các công việc phát sinh hàng ngày giữa hai kỳ họp của Hội đồng quản trị.

5. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Thành phần và số lượng Ban đại diện Hội đồng quản trị như khoản 1 Điều này nhưng không có cơ cấu Phó Ban thường trực và các thành viên chuyên trách. Tuỳ tình hình thực tế ở từng địa phương do Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cơ cấu thành phần, nhân sự và quyết định thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị.

6. Giúp việc Hội đồng quản trị có Ban chuyên gia tư vấn gồm chuyên viên của các ngành là thành viên Hội đồng quản trị do các ngành cử và một số chuyên gia do Chủ tịch Hội đồng quản trị ra quyết định chấp thuận. Giúp việc Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp, Giám đốc Phòng giao dịch đảm nhiệm.

7. Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp được sử dụng bộ máy và con dấu của Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Điều 22. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 23. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị

1. Trình Thủ tướng Chính phủ:

a) Quyết định những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật các Tổ chức tín dụng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội;

b) Phê duyệt Điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội;

c) Các cơ chế chính sách tín dụng đối với tổ chức và cá nhân thuộc diện được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội;

d) Mức lãi suất cho vay ưu đãi;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát và các ủy viên khác của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.

2. Xem xét trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền những công việc do Tổng Giám đốc trình:

a) Kế hoạch tín dụng và kế hoạch tài chính hàng năm;

b) Xử lý các rủi ro trong quá trình hoạt động;

c) Quyết toán tài sản và tài chính năm;

d) Chế độ tiền lương; quy chế quản lý tài chính; chế độ chi trả phí dịch vụ ủy thác, thù lao, hoa hồng.

3. Hội đồng quản trị trực tiếp ra quyết định:

a) Ban hành các văn bản quy định về: hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc;

b) Phê duyệt báo cáo hàng năm của Trưởng Ban Kiểm soát;

c) Xem xét việc khởi kiện hoặc bị kiện liên quan đến Ngân hàng Chính sách xã hội;

d) Quyết định biên chế; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành tại trụ sở chính; cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh và các tổ chức khác trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội; Quy chế làm việc, Quy chế trả lương; Quy chế khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Ngân hàng Chính sách xã hội;

đ) Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật;

e) Thông qua kế hoạch sử dụng lao động hàng năm, báo cáo hoạt động hàng quý, 6 tháng và hàng năm; báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội;

g) Chấp hành chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất lên các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định;

h) Kiểm tra các hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp;

i) Quyết định về nhân sự Ban Kiểm soát; mở, sáp nhập, chấm dứt hoạt động Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo, các Chi nhánh và Phòng giao dịch.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Điều 24. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị 3 tháng họp một lần, do Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc người được ủy quyền) triệu tập và chủ trì. Phiên họp của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 1/2 số thành viên Hội đồng quản trị. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng quản trị có thể họp phiên bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Trưởng Ban Kiểm soát hoặc Tổng Giám đốc hoặc trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị.

2. Các phiên họp Hội đồng quản trị có nội dung liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của các Bộ, ngành không có thành viên tham gia Hội đồng quản trị, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ thì mời đại diện có thẩm quyền của các cơ quan tổ chức đó tham dự phiên họp.

Các phiên họp có nội dung công việc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong Ngân hàng thì mời đại diện Công đoàn ngành đến dự.

Đại diện các cơ quan, tổ chức được mời dự họp nói trên có quyền phát biểu nhưng không được tham gia biểu quyết.

3. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số. Mọi quyết định của Hội đồng quản trị phải được quá bán số thành viên của Hội đồng quản trị tán thành, những thành viên vắng mặt tại phiên họp phải tham gia biểu quyết bằng văn bản. Trường hợp số ý kiến biểu quyết ngang nhau, thì quyết định cuối cùng thuộc về ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồng quản trị có ý kiến khác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình, trong thời gian chưa có kết luận của cấp có thẩm quyền vẫn phải chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. ý kiến bảo lưu được lập thành văn bản, có chữ ký của người bảo lưu và được lưu kèm nghị quyết, quyết định có liên quan.

4. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thi hành trong toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều 25. Thường trực Hội đồng quản trị là một phương thức làm việc trong điều kiện Hội đồng quản trị phần lớn là thành viên kiêm nhiệm. Thường trực Hội đồng quản trị không phải là một cấp quản trị điều hành. Thường trực Hội đồng quản trị thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

1. Định kỳ hàng tháng họp đánh giá kết quả hoạt động trong kỳ và dự án, kế hoạch hoạt động kỳ sau của Tổng Giám đốc;

2. Xem xét các công việc cấp thiết do Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Thư ký Hội đồng quản trị kiến nghị;

3. Giúp Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị xây dựng các văn bản, chỉ thị để triển khai các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị và (hoặc) của Chủ tịch Hội đồng quản trị;

4. Chuẩn bị nội dung kỳ họp Hội đồng quản trị liền kề;

5. Thường trực Hội đồng quản trị họp bất thường nếu thấy cần thiết và có quyền triệu tập các thành viên Hội đồng quản trị có liên quan để giải quyết công việc đột xuất.

Điều 26. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về các hoạt động của Hội đồng quản trị.

2. Thay mặt Hội đồng quản trị cùng Tổng Giám đốc ký nhận vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao.

3. Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

4. Ký các nghị quyết, quyết định và các văn bản hoặc thông qua các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

5. Chủ trì các phiên họp Hội đồng quản trị.

6. Phân công nhiệm vụ và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng quản trị.

7. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc các chi nhánh cấp tỉnh, Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo. Quyết định chấp thuận thành viên Ban chuyên gia tư vấn do các cơ quan hữu quan đề cử.

8. Quyết định việc thực hiện kiểm toán độc lập định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều 27. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị

1. Giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày giữa 2 kỳ họp của Hội đồng quản trị và Thường trực Hội đồng quản trị.

2. Điều hành hoạt động của Ban chuyên gia tư vấn.

3. Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền.

4. Thường xuyên báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản trị về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị về các quyết định của mình.

Điều 28. Giúp việc Hội đồng quản trị, Thường trực Hội đồng quản trị có Thư ký Hội đồng quản trị

Thư ký Hội đồng quản trị do Văn phòng Tổng Giám đốc đảm nhiệm, có nhiệm vụ:

1. Chuẩn bị nội dung và các điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết cho các phiên họp của Hội đồng quản trị và Thường trực Hội đồng quản trị.

2. Ghi chép biên bản các phiên họp Hội đồng quản trị, Thường trực Hội đồng quản trị.

3. Soạn thảo các nghị quyết, quyết định, thông báo của các phiên họp.

4. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu của Hội đồng quản trị.

5. Dự toán kinh phí các phiên họp.

Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp

1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp trên.

2. Duyệt kế hoạch huy động vốn và cho vay trên địa bàn để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban đại diện Hội đồng quản trị được quyền tổ chức khai thác, tập trung các nguồn vốn để bổ sung vốn cho vay tại địa phương.

3. Tổ chức chỉ đạo và đôn đốc việc thực hiện hoàn thành kế hoạch tín dụng trên địa bàn.

4. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát các bên nhận ủy thác cho vay thực hiện đúng chính sách và chế độ nghiệp vụ theo quy định.

5. Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo thành lập các Tổ tiết kiệm và vay vốn.

6. Nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất với Hội đồng quản trị trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi, ban hành chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

7. Chấp hành chế độ thỉnh thị, báo cáo lên cấp trên và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.

Điều 30. Chế độ làm việc của Ban chuyên gia tư vấn

Các thành viên Ban chuyên gia tư vấn làm việc theo Quy chế hoạt động do Hội đồng quản trị quy định; có nhiệm vụ tham mưu giúp việc trực tiếp cho thành viên Hội đồng quản trị thuộc Bộ, ngành mình, đồng thời có nhiệm vụ tư vấn cho Hội đồng quản trị về những chủ trương, chính sách, cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Điều 31. Ban Kiểm soát

1. Ban Kiểm soát có tối thiểu 5 thành viên, trong đó có ít nhất 3 thành viên chuyên trách, 2 thành viên kiêm nhiệm của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước do hai cơ quan này đề cử.

2. Trưởng Ban Kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát:

a) Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội;

b) Kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng quản trị;

c) Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm để báo cáo với Hội đồng quản trị;

d) Được sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ để thực hiện các nhiệm vụ của mình;

đ) Thông qua nhiệm vụ kiểm soát, kiến nghị với Hội đồng quản trị các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến hoạt động của Ngân hàng theo quy định của pháp luật;

e) Các nhiệm vụ khác được giao.

4. Trưởng Ban Kiểm soát có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Báo cáo kết quả hoạt động kiểm soát định kỳ trong các kỳ họp Hội đồng quản trị và phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các báo cáo đó.

Điều 32. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, Ban chuyên gia tư vấn, Ban Kiểm soát được hạch toán vào chi phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Các thành viên kiêm nhiệm Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, Ban chuyên gia tư vấn, Ban Kiểm soát được hưởng thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của Bộ Tài chính.

Mục III.

TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC

Điều 33. Điều hành hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng Giám đốc, giúp việc Tổng Giám đốc có một số Phó Tổng Giám đốc và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Điều 34. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc tổ chức điều hành các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều 35. Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội theo phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công.

Điều 36. Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc là những người không thuộc đối tượng quy định tại Điều 40 Luật các Tổ chức tín dụng, cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm, có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc.

1. Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

2. Tổ chức điều hành các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội.

3. Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao.

4. Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.

5. Ký các văn bản, thoả ước, hợp đồng, chứng thư của Ngân hàng Chính sách xã hội trong công tác đối nội, đối ngoại sau khi có ý kiến chuẩn y của Hội đồng quản trị.

6. Tổ chức đào tạo tay nghề, phổ biến các chủ trương, chính sách, quy chế về nghiệp vụ.

7. Trình Hội đồng quản trị:

a) Các công việc quy định tại khoản 2 Điều 23 của Điều lệ này;

b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội;

c) Mở, thành lập, sáp nhập, chia tách, chấm dứt hoạt động các Chi nhánh và các tổ chức khác trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.

8. Ban hành Quy chế điều hành tại Hội sở chính, Chi nhánh, Phòng giao dịch và các tổ chức khác thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội sau khi có ý kiến chuẩn y của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động các chức danh trong hệ thống như sau:

a) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính;

b) Phó Giám đốc Sở giao dịch thuộc Hội sở chính;

c) Phó Giám đốc các Chi nhánh và các tổ chức trực thuộc;

d) Trưởng phòng Kế toán, Trưởng phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ của Sở giao dịch, các Chi nhánh Ngân hàng cấp tỉnh và các tổ chức trực thuộc.

Các chức danh khác thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh và đơn vị trực thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm và điều động.

10. Sơ kết, tổng kết các hoạt động theo định kỳ và đột xuất; đánh giá phạm vi ảnh hưởng của các hoạt động trình Hội đồng quản trị.

11. Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo tồn, phát triển vốn và tài sản của Ngân hàng.

12. Chịu trách nhiệm về những cam kết của mình với khách hàng.

13. Đại diện pháp nhân Ngân hàng Chính sách xã hội trước pháp luật trong việc tố tụng, tranh chấp, thanh lý, giải thể và trong quan hệ quốc tế liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

14. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

15. Báo cáo Hội đồng quản trị và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

16. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Điều 38. Kế toán trưởng Ngân hàng Chính sách xã hội do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị sau khi có thoả thuận của Bộ Tài chính. Kế toán trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Các phòng (ban) chuyên môn nghiệp vụ ở trụ sở chính có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc của Ngân hàng Chính sách xã hội. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng (ban) chuyên môn, nghiệp vụ do Hội đồng quản trị quyết định.

Mục IV.

HỆ THỐNG KIỂM TRA, KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 40.

1. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc bộ máy điều hành của Tổng Giám đốc, giúp Tổng Giám đốc điều hành nhiệm vụ kiểm toán trong toàn hệ thống. Những thành viên thuộc hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ không kiêm nhiệm các công việc khác của Ngân hàng Chính sách xã hội.

2. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thực hiện theo Quy chế của Hội đồng quản trị.

3. Nhân viên kiểm tra, kiểm toán nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn chung của nhân viên Ngân hàng và có thêm các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hiểu biết pháp luật, thông thạo nghiệp vụ mà mình đảm nhận;

b) Có bằng đại học hoặc cao đẳng về ngân hàng, kinh tế, kế toán tài chính;

c) Có thời gian công tác thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính ít nhất là 3 năm.

4. Nhiệm vụ của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ:

a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật;

b) Kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ theo định kỳ;

c) Chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo kiểm tra, kiểm toán theo quy định, phải báo ngay với Tổng Giám đốc những vụ việc phát sinh đột xuất;

d) Các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

5. Quyền hạn của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ:

a) Yêu cầu các bộ phận nghiệp vụ và các nhân viên trực tiếp làm nghiệp vụ giải trình các công việc đã làm, đang làm, xuất trình các văn bản chỉ đạo, chứng từ, sổ sách ghi chép và các tài liệu có liên quan khác (khi cần thiết) trong hoạt động để phục vụ việc kiểm tra hoặc kiểm toán;

b) Đề nghị Tổng Giám đốc (Giám đốc) thành lập đoàn kiểm tra, phúc tra để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán khi cần thiết;

c) Trưởng phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ được tham dự các cuộc họp do Tổng Giám đốc (Giám đốc) triệu tập;

d) Kiến nghị Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc xử lý theo thẩm quyền đối với những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và các quy định của Ngân hàng;

đ) Các quyền khác theo quy định của Tổng Giám đốc.

Chương 4:

TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN, BÁO CÁO, KIỂM TOÁN

Mục I.

TÀI CHÍNH

Điều 41. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 42. Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

1. Vốn và các quỹ:

a) Vốn điều lệ;

b) Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;

c) Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) để cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác;

d) Chênh lệch thu chi được để lại chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có);

đ) Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

e) Vốn khác (nếu có).

Khi quy mô hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được mở rộng theo chỉ đạo của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vốn điều lệ.

2. Vốn huy động dưới các hình thức:

a) Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiết kiệm của người nghèo;

b) Vốn ODA được Chính phủ giao;

c) Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;

d) Vốn vay Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

đ) Vốn vay Ngân hàng Nhà nước;

e) Vốn vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.

3. Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

4. Vốn khác.

Điều 43.

1. Ngân hàng Chính sách xã hội được sử dụng vốn để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

2. Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Điều động vốn, tài sản giữa các đơn vị trong hệ thống.

Điều 44. Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập các quỹ:

1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

2. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và Quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá.

3. Quỹ dự phòng tài chính.

4. Quỹ đầu tư phát triển.

5. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

6. Quỹ khen thưởng.

7. Quỹ phúc lợi.

Điều 45. Tự chủ về tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội.

1. Ngân hàng Chính sách xã hội được tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động, thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội công khai báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.

Mục II.

HẠCH TOÁN, BÁO CÁO

Điều 46.

1. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.

2. Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch.

3. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản kế toán theo quy định của pháp luật.

Điều 47.

1. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chế độ báo cáo tài chính, chế độ thống kê báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Nhà nước.

2. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo ngay với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan trong những trường hợp sau:

a) Diễn biến không bình thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội;

b) Thay đổi lớn về tổ chức.

3. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước báo cáo hàng năm theo quy định của pháp luật.

Mục III.

KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Điều 48. Chậm nhất là 60 ngày sau khi kết thúc năm tài chính, Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

GIẢI THỂ, THANH LÝ

Điều 49. Trong trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội có nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng phải báo cáo ngay với Thủ tướng Chính phủ về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục.

Điều 50. Trường hợp cấp bách, để bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi của khách hàng, Ngân hàng Chính sách xã hội có thể được tổ chức tín dụng khác hoặc Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt. Khoản vay đặc biệt này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều 51. Giải thể Ngân hàng Chính sách xã hội trong các trường hợp sau:

1. Nhà nước thấy không cần thiết duy trì.

2. Khi hết thời hạn hoạt động mà không được Thủ tướng Chính phủ cho gia hạn.

3. Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội bị tuyên bố giải thể, việc thanh lý Ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể và quyết định thành lập Hội đồng giải thể, thanh lý Ngân hàng Chính sách xã hội.

Chương 6:

THÔNG TIN VÀ BẢO MẬT

Điều 52. Ngân hàng Chính sách xã hội được trao đổi thông tin về hoạt động ngân hàng và khách hàng với các tổ chức tín dụng khác.

Điều 53.

1. Cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội và những người có liên quan không được tiết lộ bí mật các thông tin về hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng Chính sách xã hội được quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi, tài sản của khách hàng và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 54. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 16/2003/QD-TTg

Hanoi , January 22, 2003

 

DECISION

APPROVING THE CHARTER ON ORGANIZATION AND OPERATION OF VIETNAM BANK FOR SOCIAL POLICIES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government’s Decree No.78/2002/ND-CP of October 4, 2002 on credits for the poor and other social policy beneficiaries;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.131/2002/QD-TTg of October 4, 2002 on setting up Vietnam Bank for Social Policies;
At the proposal of the State Bank Governor- the chairman of the Management Board of the Vietnam Bank for Social Policies- in Report No.142/NHCSXH-TT of January 16, 2003,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Charter on organization and operation of Vietnam Bank for Social Policies, issued together with this Decision.

Article 2.- This Decision takes effect after its signing.

Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities, the Management Board chairman and the general director of Vietnam Bank for Social Policies shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

CHARTER ON ORGANIZATION AND OPERATION OF VIETNAM BANK FOR SOCIAL POLICIES
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 16/2003/QD-TTg of January 22, 2003)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Vietnam Bank for Social Policies is set up and operates under the Prime Minister’s Decision No.131/2002/QD-TTg of October 4, 2002. It operates for non-profit purposes, implementing preferential credit policies towards poor people and other social policy beneficiaries.

Article 2.-

1. Vietnam Bank for Social Policies is a legal person.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Abbreviated to: NHCSXH.

3. Its international transaction name: Vietnam Bank for Social Policies.

Abbreviated to: VBSP.

4. Its head-office is located in Hanoi capital.

5. Its charter capital is VND 5,000,000,000,000 (five thousand billion Vietnam dong).

6. It has its own seal and accounts opened at the State Bank, the State Treasury and domestic and foreign banks.

7. It has its financial balance sheet and various funds as provided for by law.

Article 3.- The operation duration of Vietnam Bank for Social Policies is 99 years.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 1. CAPITAL SOURCES

Article 4.-

1. Capital sources from the State budget:

a) Charter capital;

b) Lent capital for hunger elimination and poverty alleviation, job creation and the implementation of other social policies;

c) Capital partly deducted from the sources of increased revenues and/or saved expenditures of budget of various levels in order to increase lent capital sources in localities;

d) ODA capital allocated by the Government.

2. Mobilized capital:

a) Interest deposits of domestic and foreign organizations and individuals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Voluntary interest-free deposits of domestic and foreign organizations and individuals;

d) Bonds issued under the Government’s guarantee, deposit certificates and other valuable papers;

e) Savings of poor people.

3. Capital borrowed from:

a) Financial or credit organizations at home and abroad;

b) Postal Savings, Vietnam Social Insurance;

c) The State Bank.

4. Non-refundable capital voluntarily contributed by domestic and foreign individuals, economic organizations, financial and credit organizations, socio-political organizations, associations, societies and non-governmental organizations.

5. Capital entrusted for preferential loans by local administrations, economic organizations, socio-political organizations, associations, societies, non-government organizations and individuals at home and abroad.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 2. LENDING

Article 5.- Lending scope

1. Poor households.

2. Pupils and students being in difficult plights and studying in universities, colleges, intermediate vocational and job-training schools.

3. Subjects needing to borrow capital for job settlement under Resolution No.120/HDBT of April 11, 1992 of the Council of Ministers (now the Government).

4. Social policy beneficiaries going abroad to labor for definite terms.

5. Economic organizations and production and/or business households in islands, mountainous regions II and III and under the program on socio-economic development in mountainous, deep-lying or remote communes meeting with exceptional difficulties (hereinafter called Program 135 for short).

6. Other subjects to be decided by the Prime Minister.

The lent subjects defined in this Article is referred collectively to as the borrower.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For poor households, production and/or business households in islands, mountainous regions II and III and communes under Program 135, they shall use the borrowed capital for:

a) Procurement of supplies, equipment, plant varieties, domestic animal breeds, payments for production and/or business services;

b) Capital contribution for implementation of production and/or business cooperation projects approved by competent authorities;

c) Partial satisfaction of essential demands for dwelling houses, lighting electricity, clean water, study.

2. For economic organizations in islands, mountainous regions II and III and communes under Program 135, the borrowed capital shall be used to cover production and business costs under programs or projects already approved by competent authorities.

3. For pupils and students being in difficult plights, the borrowed capital shall be used for procurement of study means and payment of expenses in service of their study at schools.

4. The borrowers being social policy beneficiaries, who go abroad to labor for definite terms, shall use the borrowed capital to pay the training fees, service charges, deposits, air tickets.

5. The borrowers being other subjects shall comply with the Prime Minister’s decisions.

6. The capital entrusted for preferential loans shall be used under the entrustment contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Short-term loans are those with lending terms of up to 12 months.

2. Medium-term loans are those with lending terms of between 12 months and 60 months.

3. Long-term loans are those with lending terms of over 60 months.

Article 8.- Conditions for being lent with capital

1. The borrowers being poor households must have lawful residence addresses and be on the lists of poor households decided by commune-level People’s Committees under the poverty standards announced by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, who are assessed and put on the lists by savings and capital-borrowing teams, with certification by commune-level People’s Committees.

2. The borrowers being other social policy subjects shall comply with the current regulations of the State and the provisions of the Government’s decree on credits for the poor and other social policy beneficiaries.

Article 9.- Credit principles

1. The borrowers must use borrowed capital for the right purposes stated in the borrowing applications.

2. The borrowers must repay debts, both principals and interests, on time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Entrusted lending

a) Vietnam Bank for Social Policies provides loans to borrowers through entrusted organizations. The entrusted parties are those who directly disburse capital to and recover debts from borrowers and enjoy entrustment charges;

b) The entrusted parties being credit institutions shall comply with the current regulations on entrusting and undertaking the entrustment of loan capital of credit institutions;

c) The entrusted parties being socio-political organizations must satisfy the following conditions:

- Having the contingent of officials knowledgeable about lending operations;

- Having operation networks expanded to poor regions, poor households;

- Having prestige among people and gaining confidence of Vietnam Bank for Social Policies;

- Having conditions to organize the accounting, statistical work and reporting according to specific regulations of Vietnam Bank for Social Policies;

d) Entrustment contents, scope, extents and charges, the rights and obligations of the entrusting parties and the entrusted parties, which are stated in the entrustment contracts, shall be agreed upon by the parties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In areas where branches of Vietnam Bank for Social Policies are headquartered, loans can be provided directly to borrowers.

3. The Regulation on lending entrustment, the Regulation on operation of and payment of remuneration to, savings and capital-borrowing teams shall comply with the stipulations of the Management Board within the management charge levels of Vietnam Bank for Social Policies, decided by the Prime Minister.

Article 11.- Lending interest rates

1. Preferential lending interest rates shall be decided by the Prime Minister for each period at the proposal of the Management Board of Vietnam Bank for Social Policies, with single unified rate throughout the country, except economic organizations being subjects defined in Clauses 3 and 5 of Article 2 of the Decree on credits for the poor and other social policy beneficiaries, to be decided by the Management Board with interest rates differentiated between Region II and Region III.

2. The overdue debt interest rates shall be calculated as being equal to 130% of the lending interest rates.

Article 12.- Credit risks and handling thereof

1. Vietnam Bank for Social Policies may make deduction to set up credit risk reserve fund into its operation expenditures to make up for single or sectional risks due to objective causes. The deduction level is calculated as being equal to 0.02% of the annual average debit balance. Where the credit risk reserve fund is not used up in a year, it shall be transferred to the subsequent year. Where the credit risk reserve fund is not enough to offset the risks in a year, the Management Board chairman shall report such to the Finance Minister for settlement.

2. Failure to repay their debts by borrowers due to such objective causes as natural disasters, fires, epidemics, changes in State policies, market price fluctuation shall be settled as follows:

a) Where it happens on a vast scale, it shall be settled under the Prime Minister’s decision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Damage caused by borrowers, entrusted organizations and/or officials and employees of Vietnam Bank for Social Policies due to subjective reasons must be compensated for by these subjects who shall be handled according to the provisions of law.

Article 13.- Lending levels

The lending level for a single borrowing suitable to each type of subjects entitled to borrow preferential credit capital shall be decided and announced by the Management Board of Vietnam Bank for Social Policies on the basis of the capital-borrowing demands and sources of capital which can be mobilized in each period.

Article 14.- Lending terms, extension of debt terms, conversion of overdue debts

1. The lending terms shall be stipulated on the basis of purposes of using borrowed capital by borrowers and the time limits for recovery of capital of programs and projects, taking into account the borrowers’ debt- repaying capability.

2. Where borrowers are unable to repay their debts on time as committed for harvests are yet due and prolonged beyond expectation or their products have not yet been sold, the directors of the Bank’s branches where loans have been provided shall consider and permit the extension of debt terms. The extension of debt terms for organizations entrusted to provide loans shall depend on the agreement between the entrusting party and the entrusted party, inscribed in their contracts.

3. For cases of bridging loans: The lending term shall be the duration of the subsequent production cycle.

4. Where borrowers use the borrowed capital for wrong purposes or borrowers deliberately delay the repayment of their debts though they are capable of doing so, their debts shall be turned into overdue debts. The lending organizations shall coordinate with the local administrations and socio-political organizations in applying measures to recover debts.

5. The lending terms, the extension of debt terms, the shift to bridging loans, the conversion into settlement-awaiting debts and the conversion into overdue debts shall comply with the stipulations of the Management Board of Vietnam Bank for Social Policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.-

1. Vietnam Bank for Social Policies may open deposit accounts at the State Bank, the State Treasury and other banks in the country at the nearest places according to administrative land boundaries in order to facilitate the capital disbursement and payment.

2. Vietnam Bank for Social Policies may open deposit accounts for domestic and foreign customers according to the provisions of law.

3. Vietnam Bank for Social Policies may open foreign-currency accounts in foreign countries according to the State Bank’s regulations in service of its operation.

Article 16.-

1. Vietnam Bank for Social Policies has an internal payment system and participates in the inter-bank payment system in the country.

2. Vietnam Bank for Social Policies shall provide payment and treasury banking services:

a) Supplying payment instruments;

b) Providing domestic payment services;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Providing other services under the regulations of the State Bank Governor.

3. Vietnam Bank for Social Policies may perform foreign exchange operations and trading.

4. Vietnam Bank for Social Policies may undertake entrusted preferential loans of local administrations, economic organizations, socio-political organizations, associations, non-governmental organizations and individuals inside and outside the country.

The above services shall be provided step by step in conformity with practical conditions, capability and requirements.

Chapter III

ORGANIZATIONAL STRUCTURE, ADMINISTRATION, MANAGEMENT, CONTROL

Section 1. ORGANIZATIONAL STRUCTURE

Article 17.- The organizational system of Vietnam Bank for Social Policies includes:

1. Head-office located in Hanoi capital;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. District-level branches, transaction bureaus of its provincial-level branches.

The tasks, powers and organizational structures of the Head-office, the Transaction Office, the Training Center, branches and transaction bureaus shall comply with the regulations of the Management Board.

Article 18.- The organizational structure of the managing and administering apparatus of the Head-office:

1. The Management Board and its assisting apparatus;

2. The Control Board;

3. The general director and assisting apparatus;

4. The internal inspection and auditing system.

Article 19.- The organization of the administering apparatus of the Transaction Office, the Training Center or branches consists of:

1. The director and deputy-directors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Internal Inspection and Auditing section.

Article 20.- The transaction bureaus of the provincial-level branches of Vietnam Bank for Social Policies shall be located in rural districts, urban districts or cities, where exist no branches of Vietnam Bank for Social Policies. The transaction bureaus have their seals and managed by their directors.

Section 2. MANAGEMENT BOARD, CONTROL BOARD

Article 21.-

1 The Management Board is composed of 12 members, including 9 part-time members and 3 full-time members. 9 part-time members include the State Bank Governor being the chairman of the Management Board, vice-ministers or officials equivalent to vice-ministers of Finance; Planning and Investment; Labor, War Invalids and Social Affairs; Agriculture and Rural Development; the Nationality Committee, the Government’s Office; vice-president of Vietnam Peasants’ Association and vice-president of Vietnam Women’s Union; 3 full-time members shall include 1 member who acts as the standing vice-chairman; 1 as the general director and 1 as the head of the Control Board.

2. Members of the Management Board of Vietnam Bank for Social Policies shall have a term of office of 5 years, and can be re-appointed.

3. The Prime Minister shall appoint and remove from office the chairman, vice-chairman and members of the Management Board, the general director and the head of the Control Board.

4. The standing vice-chairman of the Management Board, the general director and the head of the Control Board shall perform the standing tasks to handle daily affairs between two sessions of the Management Board.

5. In provinces, centrally-run cities, urban districts, rural districts, provincial towns and cities, the representations of the Management Board shall be set up with the presidents or vice-presidents of the People’s Committees of such levels acting as heads. The composition and number of members of a representation shall be the same as prescribed in Clause 1 of this Article, but without the standing deputy-head and full-time members. Depending on the practical situation of each locality, the president of the People’s Committee of the same level shall decide on the composition and personnel and decide on the establishment of representations of the Management Board.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. The Management Board and its representations at all levels are entitled to use the apparatus and seal of Vietnam Bank for Social Policies to perform its tasks.

Article 22.- The chairman and other members of the Management Board must not authorize persons who are not members of the Management Board to perform their tasks or exercise their powers.

Article 23.- Tasks and powers of the Management Board

1. To submit to the Prime Minister:

a) The changes prescribed in Clause 1, Article 31 of the Law on Credit Institutions, regarding Vietnam Bank for Social Policies, for decision;

b) The charter; amendments and supplements to the charter on organization and operation of Vietnam Bank for Social Policies, for approval;

c) The credit policy mechanisms applicable to organizations and individuals eligible for preferential loans from Vietnam Bank for Social Policies, for approval;

d) The preferential lending interest rates, for approval;

e) The appointment, removal from office of the Management Board’s chairman, standing vice-chairman and other members, the general director and the head of the Control Board of Vietnam Bank for Social Policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Annual credit plans and financial plans;

b) Handling of risks incurred in the course of operation;

c) Annual property and financial settlement;

d) Wage regimes; financial management regulations; regimes on payment of entrustment service charges, remuneration, commissions.

3. The Management Board shall directly issue decisions:

a) To promulgate documents on operation of the Management Board, the Control Board, the general director;

b) To approve annual reports of the Control Board head;

c) To consider the institution of lawsuits by or lawsuits instituted against Vietnam Bank for Social Policies;

d) To decide on the payroll; the organizational structure of the managing and administering apparatus at the head-office, the organizational structure of administering apparatuses of branches and other organizations within the system of Vietnam Bank for Social Policies; the working regulations; the wage payment regulations; the commendation, reward and discipline regulations, applicable within Vietnam Bank for Social Policies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) To adopt the annual employment plans, quarterly, biannual and annual reports on operations; annual general financial statement and settlement reports of Vietnam Bank for Social Policies;

g) To abide by the regime of regular and irregular reporting to State management bodies as provided for;

h) To inspect operations of the Management Board’s representations at all levels.

i) To decide on personnel of the Control Board; the opening, merger, operation termination of the Transaction Office, the Training Center, branches and transaction bureaus.

4. To perform other assigned tasks.

Article 24.- Working regime of the Management Board

1. The Management Board meets once every three months and its meetings shall be convened and presided over by its chairman (or authorized persons). The Management Board’s meeting must be attended by at least ½ of the number of its members. In case of necessity, the Management Board may hold extraordinary meetings at the proposal of its chairman or the Control Board head, the general director or more than 50% of the number of its members.

2. The Management Board’s meetings dealing on contents related to the State management functions of ministries and/or branches, which have no officials to join the Management Board, local administrations, economic organizations, socio-political organizations, associations, societies and/or non-governmental organizations shall be attended by competent representatives of such agencies and/or organizations at the invitation of the Management Board.

For meetings with contents related to the rights and obligations of laborers in the Bank, representatives of the branch’s Trade Union organization shall be invited to attend.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Management Board works according to the collective regime and vote by majority. All decisions of the Management Board must be voted for by more than half of the number of its members; the members absent from the meetings must give their written votes. Where the number of votes is split equal, the final decision shall rest with the opinion of the Management Board chairman. Those Management Board members who have opinions different from the resolutions or decisions of the Management Board are entitled to reserve their opinions but pending the conclusions of the competent authorities still have to abide by such resolutions or decisions. The reserved opinions shall be recorded in writing with signatures of the reservists and be kept together with the relevant resolutions and/or decisions.

4. The resolutions and decisions of the Management Board shall be binding on the entire system of Vietnam Bank for Social Policies.

Article 25.- The Management Board’s standing office is a mode of working in a circumstance where the majority of the Management Board members work on a part-time basis. The Management Board’s standing office does not constitute an administering and managing level. It performs the following tasks:

1. Meeting monthly to assess the results of activities in the period and projects as well as plans on activities in the subsequent period of the general director;

2. Examining urgent matters proposed by the general director, the Control Board head and/or secretary of the Management Board;

3. Assisting the Management Board and its chairman in compiling documents and directives to implement tasks under the competence of the Management Board and/or its chairman;

4. Preparing contents for the next meeting of the Management Board;

5. The Management Board’s standing office shall hold extraordinary meetings if deeming it necessary and may summon relevant members of the Management Board for settlement of unexpected matters.

Article 26.- Tasks of the Management Board chairman

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To sign on behalf of the Management Board together with the general director the reception of capital and other resources assigned by the State.

3. To sign documents falling under the competence of the Management Board for submission to competent State management bodies.

4. To sign resolutions, decisions and documents or adopt documents falling under the jurisdiction of the Management Board.

5. To preside over meetings of the Management Board.

6. To assign tasks to and urge the performance thereof by members of the Management Board.

7. To appoint, remove from office or transfer deputy- general directors, directors of provincial-level branches, the Transaction Office or the Training Center. To decide on the acceptance of members of the consultants’ board, designated by the concerned agencies.

8. To decide on the periodical or extraordinary independent auditing of activities of Vietnam Bank for Social Policies.

Article 27.- Tasks of the standing vice-chairman of the Management Board

1. To settle daily affairs arising between two sessions of the Management Board and its standing office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To perform tasks under the authorization of the Management Board chairman.

4. To regularly report to the Management Board chairman on the results of the performance of assigned tasks and take responsibility before the Management Board chairman for his/her decisions.

Article 28.- Assisting the Management Board and its standing office shall be the secretary of the Management Board.

The Management Board’s secretary shall be undertaken by the general director’s office, having the tasks:

1. To prepare contents and necessary working conditions and facilities for the meetings of the Management Board and its standing office.

2. To record the minutes of the meetings of the Management Board and its standing office.

3. To draft resolutions, decisions and notices of the meetings.

4. To manage and archive dossiers and documents of the Management Board.

5. To estimate funding for meetings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To organize the implementation of resolutions and decisions of the Management Board and superior representations of the Management Board.

2. To adopt plans on capital mobilization and loan provision in the localities for submission to competent authorities for approval. The Management Board’s representations may organize the exploitation and concentration of capital sources to supplement loan capital in the localities.

3. To direct and urge the fulfillment of credit plans in the localities.

4. To direct the inspection and supervision of the entrusted lending parties in the strict implementation of policies and professional regimes as provided for.

5. To coordinate with socio-political organizations in directing the establishment of savings and capital-borrowing teams.

6. To study, sum up and propose to the Management Board for submission to the Government for amendment, supplementation and promulgation credit policies towards the poor and other social policy beneficiaries.

7. To abide by the regime of asking for instructions of and reporting to, superior authorities and State management bodies according to regulations.

Article 30.- The working regime of the consultants’ board

Members of the consultants’ board shall work according to the operation regulation prescribed by the Management Board; have the tasks to directly advise and assist the Management Board members belonging to their respective ministries or branches, and at the same time to advise the Management Board, on undertaking, policies and operation mechanisms of Vietnam Bank for Social Policies, and documents under the Management Board’s jurisdiction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Control Board is composed of at least 5 members, including 3 full-time members and 2 part-time members of the Finance Ministry and the State Bank, recommended by these two agencies.

2. The Control Board head being a member of the Management Board shall be appointed by the Prime Minister. Other members shall be appointed and removed from office by the Management Board chairman.

3. Tasks and powers of the Control Board:

a) To inspect the financial operation, supervise the observance of accounting regime and activities of the internal inspection and auditing system of Vietnam Bank for Social Policies;

b) To inspect the observance of undertakings, policies, laws and the Management Board’s resolutions;

c) To appraise the annual financial statements for report to the Management Board;

d) To be entitled to use the internal inspection and auditing system to perform its tasks;

e) To adopt control tasks and propose to the Management Board measures to supplement, amend and improve the operation of the Bank under the provisions of law;

f) To perform other assigned tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) To organize the performance of tasks prescribed in Clause 3 of this Article;

b) To report on results of periodical control activities at the meetings of the Management Board and to ensure the accuracy, truthfulness and legality of those reports.

Article 32.- Expenses for operation of the Management Board, the Management Board’s representations at all levels, the consultants’ board and the Control Board shall be accounted into the managerial expenditures of Vietnam Bank for Social Policies.

The part-time members of the Management Board, the Management Board’s representations at all levels, the consultants’ board and the Control Board shall enjoy remuneration and other benefits under the regulations of the Finance Ministry.

Section 3. THE GENERAL DIRECTOR AND ASSISTING APPARATUS

Article 33.- Administering the activities of Vietnam Bank for Social Policies is the general director who shall be assisted by a number of deputy-general directors and the professional apparatus.

Article 34.- The general director is the legal person representative of Vietnam Bank for Social Policies, taking responsibility before the Management Board and law for running the activities of Vietnam Bank for Social Policies.

Article 35.- Deputy-general directors are persons who assist the general director in administering one or several domains of operation of Vietnam Bank for Social Policies according to the general director’s assignment and take responsibility before the general director and law for the tasks assigned by the general director.

Article 36.- The general director and deputy-general directors shall be persons other than the subjects defined in Article 40 of the Law on Credit Institutions, reside in Vietnam while in office and have the professional qualifications and capabilities to manage Vietnam Bank for Social Policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To organize the implementation of resolutions and decisions of the Management Board.

2. To administer professional activities of Vietnam Bank for Social Policies.

3. To join the Management Board chairman in signing the reception of capital and other resources assigned by the State.

4. To promulgate documents on professional guidance.

5. To sign documents, agreements, contracts and certificates of Vietnam Bank for Social Policies in internal and external affairs after getting the approving opinions of the Management Board.

6. To organize job training and popularization of undertakings, policies and professional regulations.

7. To submit to the Management Board:

a) Tasks defined in Clause 2, Article 23 of this Charter;

b) The amendments and supplements to the Charter on organization and operation of Vietnam Bank for Social Policies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. To promulgate the Regulation on management at the head-office, branches, transaction bureaus and other organizations under Vietnam Bank for Social Policies after obtaining the approving opinion of the Management Board chairman.

9. To appoint, remove from office or transfer holders of positions within the system as follows:

a) Heads and deputy-heads of sections, directors and deputy-directors of professional departments at the head-offices;

b) Deputy-directors of the Transaction Office under the head-office;

c) Deputy-directors of branches and affiliated organizations;

d) Head of the Accounting Section, head of the Internal Inspection and Auditing Section of the Transaction Office, provincial-level branches of the Bank and affiliated organizations.

Other position holders at provincial-level branches of Vietnam Bank for Social Policies and provincial-level agencies attached to Vietnam Bank for Social Policies shall be appointed, removed from office and transferred by directors of the provincial-level branches of the Bank.

10. To periodically and extraordinarily assess and review activities; evaluate influence spheres of operations for submission to the Management Board.

11. To take personal responsibility for management, preservation and development of capital and properties of the Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13. To act as the legal person representative of Vietnam Bank for Social Policies before law in legal proceedings, disputes, liquidation, dissolution and in international relations related to operation of Vietnam Bank for Social Policies.

14. To submit to the inspection and supervision by the Management Board, the Control Board and competent State management bodies.

15. To report to the Management Board and competent State management bodies as provided for by law.

16. To perform other assigned tasks.

Article 38.- The chief accountant of Vietnam Bank for Social Policies shall be appointed and removed from office by the State Bank Governor at the proposal of the Management Board upon the consent of the Finance Ministry. The chief accountant has tasks and powers as prescribed by law.

Article 39.- The professional sections (departments) at the head-office function to advise and assist the Management Board and the general director in managing and administering affairs of Vietnam Bank for Social Policies. The organizational structure, functions and tasks of the professional sections (departments) shall be decided by the Management Board.

Section 4. INTERNAL INSPECTION AND AUDITING SYSTEM

Article 40.-

1. The internal inspection and auditing system belongs to the managerial apparatus of the general director, assisting the general director in administering the auditing tasks in the entire system. Members of the internal inspection and auditing system shall not concurrently perform other jobs of Vietnam Bank for Social Policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The internal inspection and auditing personnel must fully satisfy the general criteria of the Bank’s employees and also the following additional criteria:

a) Being knowledgeable about law and proficient in the professional operations they have performed;

b) Having university or college diplomas in banking, economics, financial accounting;

c) Having worked in the banking or financial domains for at least 3 years.

4. Tasks of the internal inspection and auditing system:

a) To inspect the law observance;

b) To periodically inspect professional activities;

c) To strictly abide by the regime of reporting on inspection and auditing according to regulations, and to report immediately to the general director cases and matters arising unexpectedly;

d) To perform other tasks assigned by the general director.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) To request the professional sections and employees directly involved in professional operations to explain work already done, being done and produce directing documents, vouchers, recording books and other relevant documents (when necessary) in activities in service of the inspection and auditing;

b) To propose the general director (director) to set up inspection or re-inspection delegations to perform inspection and auditing tasks when necessary;

c) The head of the internal inspection and auditing section shall be entitled to attend meetings convened by the general director (director);

d) To propose the general director or director to handle according competence units and individuals that have committed acts of violating laws and regulations of the Bank;

e) Other rights prescribed by the general director.

Chapter IV

FINANCE, ACCOUNTING, REPORTING, AUDITING

Section 1. FINANCE

Article 41.- Vietnam Bank for Social Policies follows the financial regimes prescribed by the Government and guided by the Finance Ministry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Capital and funds:

a) Charter capital;

b) Reserve funds to supplement the charter capital, the development investment fund, the financial reserve fund, the credit risk reserve fund, the job-loss allowance reserve fund, the reward fund, the welfare fund;

c) The State budget capital (including the central budget, local budgets) to be lent for hunger elimination and poverty alleviation, job creation and implementation of other social policies;

d) Revenue- expenditure difference retained and not yet distributed to funds (if any);

e) Non-refundable aid capital of domestic and foreign organizations and individuals;

f) Other capitals (if any).

When the operation scale of Vietnam Bank for Social Policies is expanded under the direction of the Government, the chairman of the Management Board of the Bank for Social Policies shall report such to the Finance Minister who shall submit to the Prime Minister for deciding to supplement the charter capital.

2. Capital mobilized in various forms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The ODA capital assigned by the Government;

c) Issuance of bonds, deposit certificates and other valuable papers under the provisions of law;

d) Capital borrowed from Postal Savings, Vietnam Social Insurance;

e) Capital borrowed from the State Bank;

f) Capital borrowed from financial and credit organizations inside and outside the country.

3. Capital entrusted by domestic and/or foreign organizations and individuals.

4. Other capital.

Article 43.-

1. Vietnam Bank for Social Policies is entitled to use capital to lend to poor people and other social policy beneficiaries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To transfer capital and assets among units within the system.

Article 44.- Vietnam Bank for Social Policies may make deduction for setting up the following funds:

1. The reserve fund for supplementation of the charter capital.

2. The credit-risk reserve fund and the exchange rate risk reserve fund.

3. The financial reserve fund.

4. The development investment fund.

5. The job-loss allowance reserve fund.

6. The reward fund.

7. The welfare fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Vietnam Bank for Social Policies is entitled to financial autonomy and take responsibility for its operation, the performance of its obligations and commitments under the provisions of law.

2. Within 120 days as from the end of the fiscal year, Vietnam Bank for Social Policies shall publicize its financial report according to the current regulations.

Section 2. ACCOUNTING, REPORTING

Article 46.-

1. Vietnam Bank for Social Policies follows the accounting and statistical regimes prescribed by law.

2. Its fiscal year begins on January 1 and ends on December 31 of the calendar year.

3. Vietnam Bank for Social Policies shall conduct accounting according to the book-keeping account system prescribed by law.

Article 47.-

1. Vietnam Bank for Social Policies shall follow the regime of financial reporting and the regime of statistical reporting on professional operations periodically according to the State’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Unusual developments which may seriously affect the situation of operation of Vietnam Bank for Social Policies;

b) Big changes in organization.

3. Within 90 days as from the end of the fiscal year, Vietnam Bank for Social Policies shall send to the Finance Ministry and the State Bank its annual report as provided for by law.

Section 3. AUDITING OF VIETNAM BANK FOR SOCIAL POLICIES

Article 48.- Within no more than 60 days after the end of the fiscal year, the State Audit shall conduct the auditing and certify the annual financial settlement report according to the provisions of law.

Chapter V

DISSOLUTION, LIQUIDATION

Article 49.- Where Vietnam Bank for Social Policies is in danger of losing its capability to pay its customers, it must immediately report to the Prime Minister on the real financial situation, causes and measures already applied, expected to be applied to redress the situation.

Article 50.- In case of urgency, in order to ensure its capability to repay deposits of customers, Vietnam Bank for Social Policies may be provided with special loans by other credit institutions or the State Bank. Such special loans shall be used with priority for payment of all debt amounts of Vietnam Bank for Social Policies first.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State deems it unnecessary to maintain it.

2. Upon the expiry of its operation term, the Prime Minister does not permit the extension thereof.

3. Where Vietnam Bank for Social Policies is declared dissolved, the liquidation of the Bank shall comply with the provisions of law.

The Prime Minister shall decide on the dissolution and decide to set up the council for dissolution and liquidation of Vietnam Bank for Social Policies.

Chapter VI

INFORMATION AND CONFIDENTIALITY

Article 52.- Vietnam Bank for Social Policies may exchange information on banking activities and customers with other credit institutions.

Article 53.-

1. The officials and employees of Vietnam Bank for Social Policies and the concerned people must not disclose secrets of information on operation of the Bank according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 54.- The amendment and supplementation of this Charter shall be decided by the Management Board of Vietnam Bank for Social Policies and submitted to the Prime Minister for approval.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


34.039

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.27.70
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!