Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 140/1999/QĐ-NHNN14 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Văn Giàu
Ngày ban hành: 19/04/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 140/1999/QĐ-NHNN14

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 140/1999/QĐ-NHNN14 NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 1999 BAN HÀNH QUY CHẾ MUA, BÁN NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Thủ trưởng các Vụ, Cục của Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Văn Giàu

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

MUA, BÁN NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(
Ban hành kèm theo Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14, ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định những nội dung liên quan đến hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm đa dạng hoá các hoạt động tín dụng, mở rộng khả năng cho vay của các TCTD đối với khách hàng, tăng cường khả năng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, hỗ trợ các TCTD và các tổ chức kinh tế khắc phục khó khăn trong kinh doanh; góp phần quản lý rủi ro tín dụng, củng cố tính thanh khoản và chất lượng các khoản đầu tư, cải thiện khả năng hoàn vốn, khôi phục các mối quan hệ tín dụng của các TCTD.

Điều 2. Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Mua, bán nợ là hoạt động mua, bán, theo đó bên bán nợ chuyển giao khoản nợ mà bên nợ hiện đang nợ bên bán nợ (bao gồm nợ gốc, lãi, lãi phạt) cho bên mua nợ và nhân tiền thanh toán, bên mua nợ có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán nợ và tiếp nhận các quyền của chủ nợ đối với khoản nợ theo thoả thuận của hai bên;

2. Bên bán nợ là các tổ chức tín dụng sở hữu khoản nợ (cho bên nợ vay);

3. Bên mua nợ là bên thực hiện việc mua lại koản nợ và trở thành chủ sở hữu của khoản nợ;

4. Bên môi giới là các tổ chức kinh tế, TCTD làm trung gian giữa các bên mua nợ và bên bán nợ, làm các dịch vụ trong việc đàm phán ký kết hợp đồng mua, bán nợ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới;

5. Bên nợ là các TCTD, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân đang còn vay nợ bên bán nợ;

6. Giá trị khoản nợ được mua, bán là tổng giá trị các khoản: nợ gốc, nợ lãi, lãi quá hạn và các chi phí khác có liên quan.

Điều 3. Đối tượng tham gia mua, bán nợ là các TCTD, các tổ chức kinh tế, cá nhân, bao gồm:

1. Các tổ chức tín dụng:

+ Ngân hàng Thương mại quốc doanh:

+ Ngân hàng Đầu tư;

+ Ngân hàng Phát triển;

+ Ngân hàng Thương mại cổ phần;

+ Ngân hàng liên doanh;

+ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài;

+ Ngân hàng chính sách;

+ Công ty tài chính;

+ Công ty cho thuê tài chính;

+ Quỹ tín dụng nhân dân TW.

2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia mua những khoản nợ giữa các TCTD và các khách hàng của TCTD ở Việt Nam và những khoản nợ giữa các TCTD ở Việt Nam với nhau.

Điều 4. Phạm vi mua, bán nợ bao gồm:

1. Các khoản nợ do các TCTD cho các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân vay;

2. Các khoản nợ giữa các TCTD.

Quy chế này không áp dụng đối với việc mua, bán các khoản nợ như tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước và các giấy tờ có giá khác; những khoản nợ đã được xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, như nợ trong xử lý tổng thanh toán nợ, nợ khoanh.

Điều 5. Trạng thái các khoản nợ đươc mua, bán;

1. Nợ trong hạn: bên bán nợ, bên nợ đang hoạt động; khoản nợ còn trong hạn thanh toán; bên bán nợ cần thu hồi vốn để đầu tư hoặc đang gặp khó khăn tạm thời về nguồn vốn;

2. Nợ quá hạn: bên nợ đang hoạt động, khoản nợ có khả năng thu hồi, nhưng gặp khó khăn tạm thời về tình hình sản xuất kinh doanh chưa trả được nợ gốc hoặc lãi hoặc cả gốc và lãi khi đến hạn;

Điều 6. Việc mua, bán nợ được thực hiện theo nguyên tắc sau:

1. Đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, phù hợp với những quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này, thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó;

2. Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua, bán nợ;

3. Khoản nợ được chuyển giao theo hợp đồng tín dụng hoặc Khế ước vay.

Điều 7. Phương pháp mua, bán nợ được được thực hiện như sau:

1. Phương pháp trực tiếp: bên bán nợ và bên mua nợ thoả thuận ký hợp đồng trực tiếp. Bên bán nợ có thể ký hợp đồng trực tiếp với một hoặc nhiều bên mua nợ;

2. Phương pháp gián tiếp: việc mua, bán nợ có sự dàn xếp hoặc qua trung gian của bên môi giới.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 8. Việc mua, bán nợ được thực hiện theo các bước sau đây:

1. Bên bán nợ thông báo cho bên mua nợ tóm tắt về khoản nợ và việc bán nợ, bao gồm: tổng số dư nợ dự định bán, thời hạn của khoản nợ, lãi suất của khoản nợ, giá cả và thời gian tối đa để thực hiện việc mua, bán nợ;

2. Bên mua nợ (và bên môi giới nếu có) thực hiện phân tích khoản nợ, tình hình hoạt động của bên nợ;

3. Bên bán nợ và bên mua nợ thống nhất nội dung hợp đồng mua, bán nợ;

4. Bên bán nợ và bên mua nợ ký kết hợp đồng mua, bán nợ;

5. Bên bán nợ gửi thông báo bằng văn bản về việc mua, bán nợ cho các bên liên quan (bên nợ, bên bảo lãnh, bên tái bảo lãnh) bao gồm việc chuyển giao hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác có liên quan, trong đó có các nội dung sau đây:

a. Liệt kê các hợp đồng có liên quan được chuyển giao: Hợp đồng tín dụng; hợp đồng thế chấp, cầm cố; hợp đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh;

b. Số nợ gốc, các khoản phải trả (lãi suất, phí);

c. Bên bán nợ cam kết thanh toán phí và hoàn tất thủ tục mua bán nợ mà các bên có cam kết;

d. Bên bán nợ cam kết là bên nợ không phải trả bất kỳ khoản phí, chi phí nào liên quan đến việc mua, bán nợ;

e. Các bên (bên nợ, bên bảo lãnh, tái bảo lãnh...) ký xác nhận thông báo;

6. Bên mua nợ chuyển tiền cho bên bán nợ theo giá mua, bán nợ mà hai bên mua nợ và bán nợ đã thoả thuận;

7. Giải quyết các vấn đề tồn tại khác (trong trường hợp có phát sinh).

Điều 9. Hợp đồng mua, bán nợ được lập thành văn bản và do các bên mua nợ, bên bán nợ ký kết.

1. Trường hợp hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn không loại trừ khả năng mua, bán nợ, thì việc mua, bán nợ phải được thực hiện bằng hợp đồng mua, bán nợ. Trong hợp đồng mua, bán nợ phải nêu rõ những nội dung sau đây:

a. Tư cách pháp lý của các bên mua, bán nợ và các bên có liên quan;

b. Địa chỉ của các bên mua và bán nợ;

c. Xác định giá trị khoản nợ được mua, bán;

d. Giá mua, bán nợ và các phương thức thanh toán mua, bán nợ;

e. Xác định thời hạn hiệu lực của việc mua, bán nợ;

f. Trách nhiệm của bên nợ trước và sau khi ký hợp đồng mua bán nợ đối với bên bán nợ và bên mua nợ (không thay đổi so với các quyền và nghĩa vụ của bên nợ đã được quy định trong hợp đồng tín dụng gốc, nếu không có các thoả thuận hợp pháp khác của các bên có liên quan);

g. Phương thức chuyển giao hồ sơ khoản nợ được mua bán;

h. Các vấn đề cam kết khác.

2. Các bên (bên nợ, bên bảo lãnh, bên tái bảo lãnh) có liên quan đến hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn giữa bên bán nợ với bên nợ phải thực hiện việc chấp thuận hợp đồng mua, bán nợ như sau:

- Trường hợp trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn được ký kết giữa bên bán nợ (bên cho vay) và bên nợ (bên vay) có quy định được mua bán nợ thì việc mua, bán nợ không cần phải có sự chấp thuận của bên nợ và các bên có liên quan;

- Trường hợp trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn được ký kết giữa bên bán nợ (bên cho vay) và bên nợ (bên vay) không đề cập đến khả năng mua, bán nợ, thì việc mua bán nợ phải có sự chấp thuận của bên nợ và các bên có liên quan;

3. Hợp đồng mua, bán nợ phải được thông báo cho bên nợ;

4. Từ thời điểm hợp đồng mua, bán nợ được ký kết, mọi thư từ giao dịch và đàm phán trước đó đều hết hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

5. Việc công chứng hợp đồng mua, bán nợ do hai bên mua nợ, bán nợ quyết định;

6. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mua, bán nợ được áp dụng theo quy định chung về đảm bảo thực hiện hợp đồng của pháp luật Việt Nam.

Điều 10. Quyền đối với các bảo đảm của khoản nợ được mua, bán được chuyển giao như sau:

1. Tất cả các quyền và lợi ích gắn liền các bảo đảm đối với khoản nợ (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tái bảo lãnh) được giữ nguyên trạng thái và được chuyển từ bên bán nợ cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ;

2. Trường hợp cần điều chỉnh các bảo đảm đối với khoản nợ theo sự thống nhất giữa bên mua nợ và bên bán nợ thì phải có sự chấp thuận của bên nợ và bên bảo lãnh, bên tái bảo lãnh;

3. Việc chuyển giao quyền đối với các bảo đảm nợ cho bên mua nợ là bên nước ngoài phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Điều 11. Khoản nợ được mua, bán có thể được hai bên mua, bán thoả thuận mua bán lại hoặc được bên mua bán lại cho bên thứ ba. Trong các trường hợp này việc mua, bán nợ phải được lập thành hợp đồng riêng.

Điều 12. Giá mua, bán nợ do các bên thoả thuận, theo tỷ lệ phần trăm hoặc giá trị tuyệt đối so với giá trị khoản nợ được mua, bán.

Điều 13. Đồng tiền được sử dụng trong mua, bán nợ là đông tiền của khoản nợ được mua, bán. Nếu việc thanh toán mua, bán nợ thực hiện bằng đồng tiền khác với đồng tiền của khoản nợ được mua, bán, thì phải có sự thoả thuận giữa bên bán và bên mua và phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước Việt Nam.

Điều 14. Bên mua nợ có các quyền và nghĩa vụ như sau:

1. Bên mua nợ có quyền yêu cầu bên bán nợ chuyển giao toàn bộ hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ mua, bán;

2. Bên mua nợ có quyền đòi nợ đối với bên nợ theo giá trị khoản nợ được mua, bán và được hưởng các quyền và lợi ích khác liên quan đến khoản nợ;

3. Bên mua nợ có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán nợ theo giá mua, bán nợ được thoả thuận trong hợp đồng mua, bán nợ.

Điều 15. Bên môi giới làm chức năng dàn xếp mua, bán nợ có quyền và nghĩa vụ như sau:

1. Hoạt động dàn xếp của bên môi giới thực hiện theo hợp đồng môi giới được ký kết giữa các bên. Hợp đồng môi giới được lập thành văn bản và có nội dung cơ bản bao gồm: Tên, địa chỉ của các bên; nội dung cụ thể về việc môi giới; Mức thù lao môi giới; thời hạn hiệu lực của hợp đồng môi giới;

2. Nghĩa vụ của bên môi giới: Thực hiện môi giới trung thực; Bảo quản các tài liệu được giao để thực hiện môi giới và hoàn trả cho các bên mua, bán nợ sau khi hoàn thành việc môi giới; Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của các bên mua, bán nợ; Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho các bên tham gia mua, bán nợ; Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên mua, bán nợ, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;

3. Bên môi giới có quyền yêu cầu các bên mua, bán nợ trả thù lao và thanh toán các chi phí hợp lý liên quan đến việc môi giới theo hợp đồng môi giới đã ký kết, kể cả trong trường hợp việc môi giới không mang lại kết quả cho các bên mua, bán nợ.

Điều 16. Bên bán nợ có quyền và nghĩa vụ như sau:

1. Quyền lợi:

Nhận tiền thanh toán của bên mua nợ theo giá mua, bán nợ đã thoả thuận trong hợp đồng mua, bán nợ;

2. Nghĩa vụ:

a. Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn cho bên mua nợ các hồ sơ và quyền đối với các bảo đảm có liên quan đến khoản nợ được mua, bán theo thoả thuận trong hợp đồng mua, bán nợ;

b. Thông báo cho các bên có liên quan (bên nợ, bên bảo lãnh, bên tái bảo lãnh) bằng văn bản về việc mua, bán nợ.

Điều 17. Thẩm quyền ký kết hợp đồng mua, bán nợ thuộc Tổng giám đốc, (Giám đốc) các TCTD.

Điều 18. Những thay đổi về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn của bên mua nợ, bên bán nợ do mua, bán nợ không được vi phạm quy định về các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động TCTD.

Điều 19. Việc xử lý các chi phí liên quan đến việc mua, bán nợ thực hiện theo quy định cụ thể trong chế độ tài chính đối với các TCTD.

Điều 20. Các tổ chức kinh tế - tài chính, cá nhân nước ngoài tham gia mua nợ có thể qua đại lý hoặc uỷ thác cho bên thứ ba ở Việt Nam. Trong trường hợp này việc thực hiện mua nợ phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối, về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

Điều 21. Trong trường hợp mua, bán nợ vay nước ngoài và bên nước ngoài mua nợ của bên trong nước bằng ngoại tệ, các TCTD phải tuân thủ quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Việt Nam, và phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi thanh toán trả tiền mua nợ bằng ngoại tệ nếu có chênh lệch về tỷ giá thì trong hợp đồng mua, bán nợ phải xác định rõ bên phải chịu.

Chương 3

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No.140/1999/QD-NHNN14

Hanoi, April 19, 1999

 

DECISION

PROMULGATING REGULATIONS ON THE PURCHASING AND SELLING OF DEBTS BY CREDIT ORGANISATIONS

STATE BANK GOVERNOR

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No.01/1997/QH10 dated December 12, 1997;
Pursuant to the Law on Credit Organisations No.02/1997/QH10 dated December 12, 1997;
Pursuant to Decree No.15/CP dated March 2, 1993 by the Government concerning the compulsories, powers and responsibilities for State management by ministries, and ministerial ranking bodies;
According to the proposal by the head of the Department of Credit,

DECIDES

 

Article 1: The Decision is issued in connection with the Regulation on the Purchasing and Selling of Debts by Credit Organisations.

Article 2: The Decision comes into force 15 days after the date of signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

P/P STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Van Giau

 

REGULATION

ON THE PURCHASING AND SELLING OF DEBTS BY CREDIT ORGANISATIONS

(issued in connection with Decision No.140/1999/QD-NHNN14, dated April 19, 1999 by the State Bank Governor)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2: The following are the definition of some terms:

1. The purchasing and selling of debts are deals following which the seller transfers the debts that the debtor is owing the seller (including principle debts, interests and fines) to the debt buyer and gets paid from the buyer. The debt buyer takes responsibility for paying and receiving all rights of the old debt owner for the bought debts in accordance with the agreement of both parties;

2. The debt selling parties are credit organisations owning the debts (lending parties);

3. The debt buying parties are those who purchase the debts and become the owners of the debts;

4. Intermediaries are economic organisations and COs who function as the middlemen between the debt selling and buying parties, provide services for the discussion preceding the signing of debt selling and buying contracts and receive commissions in accordance with the agreement;

5. Debtors are COs, economic and financial organisations, and individuals who are owing the debt selling parties;

6. The value of sold debts includes principal debts, interest, overdue interest and other related expenses.

Article 3. Objectives involved in the purchasing and selling of debts are COs, economic organisations and individuals, including:

1. Credit organisations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Banks for investment;

- Banks for development;

- Joint-stock commercial banks;

- Joint-venture banks;

- Foreign bank’s branches;

- Banks serving some State policies;

- Financial companies;

- Financial leasing companies;

- Central People’s credit funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4: The scope of the deal:

1. Debts lent to economic and financial organisations and individuals by COs;

2. Debts lent to COs by COs.

The regulation is not applied to the purchasing and selling of debts such as promissory notes, State treasury bonds and other valuable papers; nor debts treated in accordance with the Prime Minister’s decision, such as frozen debts and debts treated in the total settled debt amount.

Article 5: Features of debts:

1.Outstanding debts: the debt selling party and the debtor are operating; the debts are still not due; the debt selling party needs to return its investment capital or is meeting temporary difficulties in terms of capital sources;

2. Over-due debts: the debtor is still operating and will be able to pay the debts, but is meeting temporary difficulties in terms of production and business activities and has yet to pay the principle debt or the interest; or both principal debts and interest, when the lending term ends.

Article 6: The purchasing and selling of debts must obey the following principles:

1. Ensuring the operation of COs is safe, and suited to regulations of Vietnam’s legal system. In cases when the international agreements and treaties signed by the Socialist Republic of Vietnam provide different regulations than the regulation, regulations of the international agreements and treaties will be applied;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Debts are transferred in accordance with the credit or lending contracts.

Article 7: Methods to buy and sell debts:

1. Direct method: the debt selling and buying parties come to an agreement to sign direct contracts. The debt selling party can directly sign contracts with one or many debt buying parties;

2. Indirect method: the purchasing and selling of debts needs the assistance of the intermediary.

Chapter II

DETAILED PROVISIONS

Article 8: The following are steps to buy and sell debts:

1. The debt selling party must announce some summarised information on the debt and the deal, including the total outstanding debts expected to be sold, terms of the debt, interest of the debt, and the maximum price and allotted time to complete the deal;

2. The debt buying party (the intermediary if there is) takes responsibility for analysing the debt and the operational conditions of the debtor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The debt selling and buying parties must sign a debt selling and buying contract;

5. The debt seller sends a document in writing concerning the deal to related parties (debtor, guarantor, and re-guarantor), including the transfer of credit contracts and other related contracts with the following contents:

a. Listing related contracts to be transferred: credit, mortgage or pawn, and guarantee and re-guarantee contracts;

b. Principal debts and other sums (interests and expenses);

c. The debt seller commits to the payment of expenses and completion of debt selling and buying procedures agreed upon by parties;

d. The debt seller commits that the debtor won’t pay any expenses related to the deal;

e. Parties including debtor, guarantor and re-guarantor must sign to certify the announcement;

6. The debt buyer takes responsibility for transferring the money to the debt seller according to the price agreed by the two parties;

7. Rectifying other remaining problems (if there is any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In cases when the credit or lending contract includes the possibility of selling and buying debts, the deal must be carried out through debt selling and buying contracts. In the contract, the debt seller must make available the following information:

a. Legal status of debt seller and buyer and related parties;

b. Addressees of debt seller and buyer;

c. Defining the value of the sold debt;

d. The selling price and payment modes;

e. Fixing the deadline of the deal;

f. Debtor’s responsibilities before and after the debt selling and buying contract is signed (If no other legal agreements are made between related parties, there won’t be any changes over the debtor’s powers and compulsories previously regulated in the original credit contract);

g. Forms to transfer papers of bought debts;

h. Other commitments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In cases where the credit or lending contract signed between the debt seller (lending parties) and the debtor provides regulations on the allowance of selling and purchasing debts, it is unnecessary to have approvals by the debtor and related parties to carry out the deal;

- In cases when the credit or lending contract signed between the debt seller and the debtor excludes the possibility of selling and buying debts, it is necessary to have the approval of the debtor and related parties in order to carry out the deal;

3. Debt selling and buying contract must be announced to the debtor;

4. From the date that the debt selling and buying contract is signed, all previous letters and discussions become invalid, excluding some cases when there have been other agreements reached by the concerned parties;

5. The notarisation of the debt selling and buying contract is decided upon by the debt buyer and seller;

6. Measures to assure that the debt selling and buying contract is implemented smoothly are applied in accordance with the general provision on ensuring the implementation of contracts by Vietnam’s legal system.

Article 10: The following are the rights applied to the assurance of sold, bought and transferred debts:

1. All rights and interests linked with the assurance of debts (mortgages, pawns, guarantee and re-guarantee) are kept unchanged and transferred to the debt buyer by the debt seller in accordance with the debt selling and buying contract;

2. In cases where the assurance of debts needs to be adjusted in accordance with the selling and buying parties’ agreement, it is necessary to have approval of the debtor, guarantor and re-guarantor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11: The debt seller and buyer, or the debt buyer are allowed to resell the debt to the third party. In this case, another contract must be formed to carry out the deal.

Article 12: The debt selling price must be agreed upon by parties in accordance with the percentage or the absolute value over the value of the sold debt.

Article 13: The currency used to sell and buy the debt is the currency of the sold debt. If the payment is balanced in other currencies, there must be an agreement between the seller and the buyer and it must follow all regulations on the management of foreign currencies by the State of Vietnam.

Article 14: The debt buyer has the following rights and responsibilities:

1.The right to request the seller to transfer all papers related to the sold debt;

2.The right to claim debt in accordance with the value of the sold debt and enjoying other rights and interests related to the debt;

3. Taking responsibility for paying the debt seller according to the selling price agreed upon by both parties in the debt selling and buying contract.

Article 15: The intermediary functions as the arranger of the deal and has the following rights and responsibilities:

1. The arrangement by the intermediary must obey regulations of the contract signed between the intermediary and related parties, the contract includes some basic contents, such as names, addresses of parties, major content, expenses, and duration;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The intermediary has the right to request the debt seller and buyer to pay wages and rational expenses related to the intermediate in accordance with the signed contract, including cases when the intermediate does not succeed.

Article 16: Debt seller’s powers and responsibilities

1. Powers: The debt seller has the right to be paid by the debt buyer in accordance with the price agreed upon in the debt selling and buying contract;

2. Responsibilities:

a. Transferring all papers and rights to the assurances related to the debt sold and bought in accordance with the agreement in the debt selling and buying contract to the debt buyer;

b. Announcing the deal in writing to related parties (debtor, guarantor, and re-guarantor).

Article 17: General directors or directors of COs are authorised to sign debt selling and buying contracts.

Article 18: Changes related to the portion ensuring the safety of capital of the debt buyer and seller due to the purchasing and selling of debts must obey regulations on limitations in order to ensure the safety of the operation of COs.

Article 19: The balance of expenses related to the purchasing and buying of debts is implemented in accordance with the concrete stipulations stated in the financial regulation applied to COs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21: In cases of the purchasing and selling of foreign debts, and when the foreign party purchases debts from Vietnamese parties in foreign currencies, COs must obey Vietnam’s regulations on the management of foreign loans and debts, and get approval of the State Bank of Vietnam. When paying in foreign currencies, if there are any differential in the terms of the exchange rate, the debt seller must clearly define who will have to bear the differential.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 22: Chairmen of the management boards, and general directors (directors) of COs take responsibility for providing guidance on the implementation of debt selling and buying professions suited to the content of this regulation.

Article 23: Any changes to the regulation must be made by the State Bank Governor.

 

 

P/P STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Van Giau

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/04/1999 về Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.120

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.93.232
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!