NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1374a/QĐ-NHNN
|
Hà Nội, ngày
01 tháng 07 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ LĨNH
VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THỰC HIỆN TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA THUỘC PHẠM
VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 1
năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng
12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng
6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP
ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị
định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm
soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng
06 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày
31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ
sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương
mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng và Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa
đổi, bổ sung, thay thế quy định tại Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng
06 năm 2024 thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Quyết định này sửa đổi, bổ sung, thay thế các thủ tục
hành chính có mã: 2.000745, 2.000733, 1.001081, 1.001567 được công bố tại Quyết định số 161a/QĐ-NHNN ngày 25/01/2019; thủ tục
hành chính có mã 2.000690, 2.000722 được công bố tại Quyết định số 1204/QĐ-NHNN
ngày 15/07/2022; thủ tục hành chính có mã 1.001541 được công bố tại Quyết định
số 2183/QĐ-NHNN ngày 24/11/2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ
trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thống đốc (để báo cáo);
- PTĐ Đào Minh Tú;
- PTĐ Đoàn Thái Sơn;
- Cục KSTTHC - VPCP (để phối hợp);
- Lưu:VP,VP4, TPThảo, TTGSNH6, PKDOANH
|
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đào Minh Tú
|
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(Ban hành kèm
theo Quyết định số
1374a/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
1. Danh mục Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ
sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước
STT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên TTHC
|
Tên VBQPPL quy
định nội dung sửa đổi, bổ sung
|
Lĩnh vực
|
Đơn vị thực hiện
|
A. Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam
|
1.
|
2.000745
|
Thủ tục chấp thuận thay đổi tên và sửa đổi, bổ
sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi tên của ngân hàng thương mại
|
Thông tư số
22/2024/TT-NHNN
|
Thành lập và hoạt động ngân hàng
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng)
|
2.
|
2.000733
|
Thủ tục chấp thuận thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chính
của ngân hàng thương mại trong trường hợp không phát sinh thay đổi địa điểm đặt
trụ sở và sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi địa chỉ đặt trụ
sở chính của ngân hàng thương mại
|
Thông tư số 22/2024/TT-NHNN
|
Thành lập và hoạt động ngân hàng
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng)
|
3.
|
1.001541
|
Thủ tục chấp thuận mua bán, chuyển nhượng phần vốn
góp tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
|
Thông tư số 22/2024/TT-NHNN
|
Thành lập và hoạt động ngân hàng
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng)
|
B. Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng
Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
|
1.
|
1.001081
|
Thủ tục chấp thuận tạm ngừng giao dịch từ 05 ngày
làm việc trở lên (trừ trường hợp tạm ngừng giao dịch do sự kiện bất khả
kháng) của ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
|
Thông tư số 22/2024/TT-NHNN
|
Thành lập và hoạt động ngân hàng
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng)
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
|
2. Danh mục Thủ tục hành chính được thay thế thuộc
phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước
STT
|
TTHC thay thế
|
TTHC được thay
thế
|
Tên VBQPPL quy
định nội dung sửa đổi, bổ sung
|
Lĩnh vực
|
Đơn vị thực hiện
|
Mã TTHC
|
Tên TTHC
|
Mã TTHC
|
Tên TTHC
|
1
|
2.000722
|
Thủ tục chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân
hàng thương mại cổ phần
|
2.000690
2.000722
|
Thủ tục mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến
trở thành cổ đông lớn
- Thủ tục chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của
ngân hàng thương mại cổ phần và sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung
thay đổi vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần
|
Thông tư số 22/2024/TT-NHNN
|
Thành lập và hoạt động ngân hàng
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng)
|
2
|
|
Thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội
dung tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần
|
Thông tư số 22/2024/TT-NHNN
|
Thành lập và hoạt động ngân hàng
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng)
|
3
|
2.000690
|
Thủ tục chấp thuận mua, nhận chuyển nhượng cổ phần
dẫn đến tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của ngân hàng thương mại cổ phần
trong trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần không tăng
mức vốn điều lệ hoặc tăng mức vốn điều lệ mà tổ chức, cá nhân
đó không thuộc danh sách cổ đông mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần
tại điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư 50/2018/TT-NHNN đã được Ngân hàng Nhà nước
chấp thuận
|
Thông tư số 22/2024/TT-NHNN
|
Thành lập và hoạt động ngân hàng
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng)
|
4
|
1.001567
|
Thủ tục chấp thuận tăng mức vốn điều lệ và sửa đổi,
bổ sung Giấy phép đối với nội dung vốn điều lệ của ngân hàng thương mại trách
nhiệm hữu hạn trong trường hợp tăng vốn điều lệ từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều
lệ, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác theo quy định của pháp luật.
|
1.001567
|
Thủ tục chấp thuận tăng mức vốn điều lệ và sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung vốn điều lệ của ngân
hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn
|
Thông tư số 22/2024/TT-NHNN
|
Thành lập và hoạt động ngân hàng
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra
giám sát ngân hàng)
|
5
|
|
Thủ tục chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân
hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn do chủ sở hữu thành viên góp vốn cấp thêm
hoặc từ vốn góp của thành viên góp vốn mới
|
Thông tư số 22/2024/TT-NHNN
|
Thành lập và hoạt động ngân hàng
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra
giám sát ngân hàng)
|
6
|
|
Thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội
dung tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại
trách nhiệm hữu hạn do chủ sở hữu, thành
viên góp vốn cấp thêm hoặc từ vốn góp của thành viên góp vốn
mới
|
|
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan
Thanh tra, giám sát ngân
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA
TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
A. Thủ tục hành chính thực hiện
tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Thủ tục chấp thuận thay đổi
tên và sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi tên của ngân hàng
thương mại
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo
quy định gửi Ngân hàng Nhà nước.
+ Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ,
trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ.
+ Bước 3: Trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có quyết định sửa đổi Giấy
phép; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (trực tiếp tại Bộ
phận Một cửa); Hoặc
+ Dịch vụ bưu chính; Hoặc
+ Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc
Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước
- Thành phần hồ sơ:
1. Nguyên tắc lập hồ sơ:
+ Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt.
Thành phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy
định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo
quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng
bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
+ Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng
thương mại nộp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản
sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp
bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận
vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
+ Văn bản đề nghị chấp thuận của ngân hàng thương mại
phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền (sau
đây gọi là người đại diện hợp pháp) ký. Trường hợp ký theo ủy quyền, hồ sơ phải
có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội
dung sau: (i) Tên hiện tại; (ii) Tên dự kiến thay đổi đảm bảo tuân thủ quy định
của pháp luật có liên quan về đặt tên; (iii) Lý do thay đổi tên.
+ Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ
đông đối với ngân hàng thương mại cổ phần, Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng
thành viên đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên, Quyết định của chủ sở hữu
đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên thông qua việc
thay đổi tên của ngân hàng thương mại.
- Số lượng hồ sơ: 01
(một) bộ
- Thời hạn giải quyết: 40
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng thương mại
- Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng).
- Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Quyết định sửa đổi tên của
Ngân hàng thương mại tại Giấy phép
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 1 năm 2024;
+ Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm
2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ
tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư số
22/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 06 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN
ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội
dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
2. Thủ tục
chấp thuận thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại trong trường
hợp không phát sinh thay đổi địa điểm đặt trụ sở và sửa đổi, bổ sung Giấy phép
đối với nội dung thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Ngân hàng thương mại có văn bản đề nghị sửa
đổi địa chỉ đặt trụ sở chính và tài liệu chứng minh việc thay đổi địa chỉ gửi
Ngân hàng Nhà nước (trừ trường hợp thay đổi địa chỉ do thay đổi địa giới hành
chính).
- Bước 2: Trong thời hạn 30
ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của ngân hàng thương mại,
Ngân hàng Nhà nước có quyết định sửa đổi địa chỉ đặt trụ
sở chính của ngân hàng thương mại tại Giấy phép.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (trực tiếp tại Bộ
phận Một cửa); Hoặc
+ Dịch vụ bưu chính; Hoặc
+ Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc
Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
Văn bản đề nghị sửa đổi địa chỉ đặt trụ sở chính và
tài liệu chứng minh việc thay đổi địa chỉ gửi Ngân hàng Nhà nước (trừ trường hợp
thay đổi địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính).
- Số lượng hồ sơ: 01
(một) bộ
- Thời hạn giải quyết: 30
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng thương mại
- Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng).
- Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Quyết định sửa đổi địa chỉ đặt trụ sở chính của
ngân hàng thương mại tại Giấy phép.
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 1 năm
2024;
+ Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm
2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ
tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 06
năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12
năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự,
thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
3. Thủ tục
chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo
quy định gửi Ngân hàng Nhà nước.
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong
thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn
bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị tăng vốn
điều lệ của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước
có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ có
hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở cơ quan hành chính (trực tiếp tại Bộ phận
Một cửa); Hoặc
+ Qua dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
1. Nguyên tắc lập hồ sơ:
+ Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt.
Thành phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy
định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo
quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản
dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng
thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
+ Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng
thương mại nộp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản
sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp
bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối
chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản
sao so với bản chính.
+ Văn bản đề nghị chấp thuận của ngân hàng thương mại
phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền (sau
đây gọi là người đại diện hợp pháp) ký. Trường hợp ký theo ủy quyền, hồ sơ phải
có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thành phần hồ sơ:
* Đối với trường hợp tăng mức vốn điều lệ của
ngân hàng thương mại cổ phần từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự
trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối
và các quỹ khác theo quy định của pháp luật
+ Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội
dung sau:
(i) Sự cần thiết của việc
tăng mức vốn điều lệ;
(ii) Mức vốn điều lệ hiện tại,
trong đó nêu rõ số lượng cổ phần phổ thông, số lượng từng
loại cổ phần ưu đãi và số lượng cổ phiếu quỹ; mức vốn
điều lệ dự kiến tăng;
(iii) Nguồn sử dụng để tăng
vốn điều lệ;
(iv) Thời gian dự kiến hoàn
thành việc tăng vốn điều lệ;
+ Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ
đông thông qua phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần
từ trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần,
lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
+ Phương án tăng mức vốn điều lệ quy định tại điểm
b, khoản 1, điều 11 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN tối thiểu phải có các nội dung
sau:
(i) Kế hoạch chuyển đổi
trái phiếu thành cổ phiếu, gồm: Các thông tin về trái phiếu chuyển đổi đã phát
hành: số lượng trái phiếu, mệnh giá trái phiếu, thời hạn trái phiếu; Các thông
tin dự kiến chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu:
số lượng trái phiếu, mệnh giá trái phiếu, tỷ lệ chuyển
đổi (trường hợp tăng vốn điều lệ từ việc chuyển đổi
trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông);
(ii) Thông tin về quỹ dự trữ
bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và
các quỹ khác được xác định theo kết quả kiểm toán của kiểm toán độc lập; Thông
tin về số tiền từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận
lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác được sử dụng để tăng vốn điều lệ (trường
hợp tăng vốn điều lệ từ các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần,
lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác);
(iii) Danh sách cổ
đông và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông có tỷ lệ sở hữu từ 5% trở lên so với vốn cổ phần có quyền biểu
quyết và so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn;
Danh sách cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó có
tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 15% trở lên so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự
kiến sau khi tăng vốn. Các danh sách này phải có thông tin định danh (đối với
cá nhân: Họ và tên; số Chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân (đối với
cá nhân có quốc tịch Việt Nam), số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch/các quốc tịch (đối với
cá nhân không có quốc tịch Việt Nam); đối với tổ chức: tên tổ chức, mã số doanh
nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện
theo pháp luật của tổ chức (số Chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân (đối
với cá nhân có quốc tịch Việt Nam), số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, ngày cấp, nơi
cấp, quốc tịch/các quốc tịch (đối với cá nhân không có quốc tịch Việt Nam)) của
cổ đông, người có liên quan của cổ đông theo quy định của pháp luật;
(iv) Thông tin về tổng mức
sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn.
* Đối với trường hợp tăng mức vốn điều lệ của
ngân hàng thương mại cổ phần ngoài các trường hợp tăng mức vốn điều lệ từ chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,
thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác theo quy
định của pháp luật
+ Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội
dung sau:
(i) Mức vốn điều lệ hiện tại
và mức vốn điều lệ dự kiến tăng;
(ii) Cam kết thông báo cho
các tổ chức, cá nhân mua cổ phần về quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định
tại Luật các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm:
- Chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua; không được mua dưới
tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo
quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm tuân thủ
quy định của Luật các tổ chức tín dụng về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông,
cổ đông và người có liên quan;
- Chịu trách nhiệm tuân thủ
quy định về cổ đông lớn, cổ đông lớn và người có liên quan;
(iii) Trường hợp ngân
hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ dẫn đến
việc hình thành cổ đông lớn, văn bản đề nghị phải bao gồm các thông tin sau:
tên cổ đông, tỷ lệ cổ phần sở hữu trước và dự kiến sau khi ngân hàng thương mại
cổ phần tăng vốn điều lệ;
+ Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ
đông thông qua phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại;
+ Phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng
thương mại cổ phần tại điểm b, khoản 1, điều 12, Thông tư 50/2018/TT-NHNN trong
đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
(i) Sự cần thiết tăng mức vốn
điều lệ;
(ii) Tổng mức vốn điều lệ dự
kiến tăng thêm; tổng mệnh giá phát hành, loại cổ phần phát hành, đối tượng phát hành; các đợt dự kiến phát hành và phương án
phát hành cho từng đợt (nếu có);
(iii) Thời gian dự kiến
phát hành và thời gian dự kiến hoàn thành việc phát hành thêm cổ phiếu;
+ Danh sách cổ đông và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông có tỷ lệ sở hữu từ 5% trở lên so với vốn cổ phần có quyền biểu quyết và so với vốn điều lệ
thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn; Danh
sách cổ đông và người có liên quan của cổ đông
đó có tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 15% trở lên so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại
và dự kiến sau khi tăng vốn. Các danh sách này phải có thông tin định danh (đối
với cá nhân: Họ và tên; số Chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân (đối với
cá nhân có quốc tịch Việt Nam), số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ
chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch/các quốc tịch (đối với cá nhân không có quốc
tịch Việt Nam); đối với tổ chức: tên tổ chức, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở
chính, người đại diện theo pháp luật của tổ chức (số Chứng minh nhân dân hoặc số
định danh cá nhân (đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam), số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch/các quốc tịch (đối với
cá nhân không có quốc tịch Việt Nam)) của cổ đông, người có liên quan của cổ
đông theo quy định của pháp luật
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 25
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
- Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng thương mại cổ phần.
- Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Văn bản chấp thuận đề nghị tăng mức vốn điều lệ;
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
+ Luật Các tổ chức tín
dụng ngày 18 tháng 1 năm 2024;
+ Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm
2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ
tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 06
năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12
năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự,
thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;
4. Thủ tục sửa
đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng
thương mại cổ phần
- Trình tự thực hiện
Bước 1: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ
ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật, ngân hàng
thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị sửa đổi
mức vốn điều lệ tại Giấy phép.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có quyết định sửa đổi mức vốn điều
lệ tại Giấy phép.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở cơ quan hành chính (trực tiếp tại Bộ phận
Một cửa); Hoặc
+ Qua dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ
1. Nguyên tắc lập hồ sơ:
+ Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt.
Thành phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy
định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo
quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản
dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng
thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
+ Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng
thương mại nộp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản
sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp
bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận
vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
+ Văn bản đề nghị chấp thuận của ngân hàng thương mại
phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền (sau
đây gọi là người đại diện hợp pháp) ký. Trường hợp ký theo ủy quyền, hồ sơ phải
có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy
phép;
+ Văn bản của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước về việc phát hành cổ phiếu;
+ Thông tin quy định tại điểm c(iii), c(iv) khoản 1
Điều 11 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN sau khi hoàn thành phát hành cổ phiếu.
- Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
- Thời hạn giải quyết: 15
ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng).
- Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng thương mại cổ phần.
- Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Quyết định sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 1 năm 2024;
+ Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm
2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ
tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 06
năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội
dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
5. Thủ tục chấp
thuận tăng mức vốn điều lệ và sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung vốn
điều lệ của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn trong trường hợp tăng vốn
điều lệ từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và
các quỹ khác theo quy định của pháp luật.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo
quy định gửi Ngân hàng Nhà nước.
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong
thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn
bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có quyết định sửa đổi Giấy
phép; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu
rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở cơ quan hành chính (trực tiếp tại Bộ phận
Một cửa); Hoặc
+ Qua dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
1. Nguyên tắc lập hồ sơ:
+ Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt.
Thành phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy
định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo
quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản
dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng
thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
+ Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng
thương mại nộp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp
người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối
chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản
sao so với bản chính.
+ Văn bản đề nghị chấp thuận của ngân hàng thương mại
phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền (sau
đây gọi là người đại diện hợp pháp) ký. Trường hợp ký
theo ủy quyền, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của
pháp luật.
2. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị, trong
đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
(i) Mức vốn điều lệ hiện tại
và mức vốn điều lệ dự kiến tăng;
(ii) Sự cần thiết của việc
tăng mức vốn điều lệ;
(iii) Thông tin về quỹ dự
trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác được
xác định theo kết quả kiểm toán của kiểm toán độc lập; thông tin về số tiền từ quỹ
dự trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác được
sử dụng để tăng vốn điều lệ;
b) Nghị quyết, quyết định của
Hội đồng thành viên đối với ngân hàng thương mại trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Quyết định của chủ sở hữu đối với ngân
hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên thông qua việc tăng mức vốn
điều lệ của ngân hàng thương mại, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
(i) Tổng mức vốn điều lệ dự
kiến tăng thêm;
(ii) Các đợt dự kiến tăng mức
vốn điều lệ;
(iii) Nguồn sử dụng để tăng
vốn điều lệ;
(iv) Thời gian dự kiến hoàn
thành việc tăng vốn điều lệ;
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 40
ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng).
- Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định sửa đổi mức vốn
điều lệ tại Giấy phép.
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18
tháng 1 năm 2024;
+ Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm
2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ
tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 06
năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của
ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài;
6. Thủ tục chấp
thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn do chủ
sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm hoặc từ vốn góp của thành viên góp vốn mới
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo
quy định gửi Ngân hàng Nhà nước.
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong
thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn
bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị tăng vốn
điều lệ của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước
có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ có
hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở cơ quan hành chính (trực tiếp tại Bộ phận
Một cửa); Hoặc
+ Qua dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
1. Nguyên tắc lập hồ sơ:
+ Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt. Thành
phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của
pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định
của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch từ
tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ
ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
+ Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng
thương mại nộp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản
sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp
bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận
vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
+ Văn bản đề nghị chấp thuận của ngân hàng thương mại
phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền (sau
đây gọi là người đại diện hợp pháp) ký. Trường hợp ký theo ủy quyền, hồ sơ phải
có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các
nội dung sau:
(i) Mức vốn điều lệ hiện tại
và mức vốn điều lệ dự kiến tăng;
(ii) Sự cần thiết của việc
tăng mức vốn điều lệ;
(ii) Cam kết sử dụng nguồn
tiền hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên góp vốn để cấp, góp thêm;
b) Nghị quyết, quyết định của
Hội đồng thành viên đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên, Quyết định của chủ sở hữu đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm
hữu hạn một thành viên thông qua việc tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương
mại, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
(i) Tổng mức vốn điều lệ dự
kiến tăng thêm;
(ii) Các đợt dự kiến tăng mức
vốn điều lệ;
(iii) Nguồn sử dụng để tăng
vốn điều lệ;
(iv) Thời gian dự kiến hoàn
thành việc tăng vốn điều lệ;
c) Trường hợp ngân hàng
thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tăng vốn điều lệ từ nguồn
vốn góp của thành viên góp vốn mới, ngoài các thành phần hồ sơ nêu trên, ngân
hàng thương mại gửi các tài liệu sau:
(i) Đối với thành viên mới
là tổ chức tín dụng nước ngoài:
- Báo cáo tài chính đã được
kiểm toán độc lập của 05 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ và báo cáo tài chính đến
thời điểm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Bản sao giấy phép thành lập
và hoạt động hoặc văn bản tương đương;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về tổ chức tín
dụng nước ngoài, trong đó bao gồm các nội dung tối thiểu sau: Nội dung hoạt động
được phép tại nước nguyên xứ tại thời điểm nộp hồ sơ; Tình hình tuân thủ pháp
luật về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác trong vòng 05 năm liền trước năm nộp hồ sơ và đến thời điểm nộp hồ
sơ; Tỷ lệ an toàn vốn và các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác theo quy định của nước
nguyên xứ trong năm liền trước năm nộp hồ sơ và đến thời điểm nộp hồ sơ; Tình
hình tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro và trích
lập dự phòng trong năm liền trước năm nộp hồ sơ và đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Văn bản hoặc tài liệu của
tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm trong thời hạn 06 tháng
trước thời điểm nộp hồ sơ;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động;
- Báo cáo quá trình thành lập,
hoạt động và định hướng phát triển cho đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Văn bản dự kiến cử người
đại diện vốn góp tại ngân hàng;
- Văn bản cam kết về việc sẵn
sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho ngân
hàng, đảm bảo duy trì giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng không thấp hơn
mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước;
- Văn bản của cơ quan có thẩm
quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của
tổ chức tín dụng nước ngoài (bao gồm cả hoạt động của ngân hàng trách nhiệm hữu
hạn dự kiến góp vốn) trên cơ sở hợp
nhất theo thông lệ quốc tế;
- Văn bản cam kết không phải
là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ
chức tín dụng Việt Nam khác;
(ii) Đối với thành viên mới
là ngân hàng thương mại Việt Nam:
- Văn bản dự kiến cử người
đại diện vốn góp tại ngân hàng, trong đó cung cấp thông tin định danh của người
đại diện vốn góp;
- Báo cáo tài chính năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đã được kiểm toán độc lập và Báo
cáo tài chính gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ;
- Báo cáo tình hình tuân thủ
các quy định về quản trị rủi ro, trích lập dự phòng của
Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm nộp hồ sơ; các tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
trong năm liền kề năm nộp hồ sơ và đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Báo cáo tình hình tuân thủ
giới hạn mua, năm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 8
Điều 111 Luật Các tổ chức tín dụng;
- Báo cáo về tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu và tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần dự kiến sau khi góp vốn;
- Văn bản cam kết không phải
là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ
chức tín dụng khác.
(iii) Đối với
thành viên mới của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không phải ngân hàng, hồ
sơ bao gồm:
- Giấy phép thành
lập hoặc chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương (trừ doanh
nghiệp Việt Nam);
- Văn bản ủy quyền người đại diện vốn góp tại ngân hàng theo quy định của pháp luật;
- Bản sao hộ chiếu của
người đại diện theo pháp luật và người đại diện vốn góp của doanh nghiệp tại
ngân hàng (đối với người không có quốc tịch Việt Nam);
- Văn bản của cấp có thẩm
quyền chấp thuận cho doanh nghiệp được tham gia góp vốn vào ngân hàng;
- Báo cáo về việc đáp ứng
các điều kiện đối với đối tác mới là doanh nghiệp
không phải ngân hàng khi góp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
về việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một
số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ
chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
- Báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận
tăng vốn đã được kiểm toán độc lập và không có ý kiến
ngoại trừ của đơn vị kiểm toán;
- Báo cáo khả năng tài
chính tham gia góp vốn ngân hàng liên doanh của doanh nghiệp không phải ngân
hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 01
ban hành kèm theo Thông tư 22/2024/TT-NHNN ;
- Bảng kê khai thông tin
về lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư
22/2024/TT-NHNN ;
- Văn bản của cơ quan
thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
thuế, bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp;
- Văn bản cam kết không
phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của
tổ chức tín dụng khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam
- Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
- Thời hạn giải quyết: 25
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh
tra, giám sát ngân hàng).
- Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn.
- Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Văn bản chấp thuận đề nghị tăng mức vốn điều lệ;
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
+ Báo cáo khả năng tài chính tham gia góp vốn ngân
hàng liên doanh của doanh nghiệp không phải ngân hàng (Phụ lục 01);
+ Bảng kê khai thông tin về
lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp (Phụ lục 02).
- Yêu cầu, điều kiện: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
+ Luật Các tổ chức
tín dụng ngày 18 tháng 1 năm 2024;
+ Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm
2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ
tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư số 22/2024/TT-NHNN
ngày 28 tháng 06 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN
ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về
hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
PHỤ LỤC 01
MẪU BÁO CÁO KHẢ NĂNG
TÀI CHÍNH THAM GIA GÓP VỐN NGÂN HÀNG LIÊN DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KHÔNG PHẢI
NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28/06/2024 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kính gửi: Ngân
hàng liên doanh……………………………..
1. Thông tin về doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp (tên đầy
đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa):
- Số Giấy phép thành lập hoặc
đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, cơ quan cấp, ngày cấp:
- Vốn điều lệ:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Số điện thoại: Số Fax:
- Tên người đại diện theo
pháp luật:
- Ngày tháng năm sinh:
- Số chứng minh nhân dân hoặc
số định danh cá nhân; nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú)
(đối với người có quốc tịch Việt Nam):
- Số hộ chiếu, ngày cấp,
nơi cấp; quốc tịch (quốc tịch gốc, các quốc tịch hiện nay); nơi ở hiện tại (đối với người không có quốc tịch Việt Nam):
2. Khả năng về tài chính để
tham gia góp vốn vào Ngân hàng liên doanh:
- Vốn chủ sở hữu (A):
- Tài sản
dài hạn trừ đi Nợ dài hạn dùng để đầu tư tài sản dài hạn (B):
- Khả năng
về tài chính để tham gia góp vốn vào Ngân hàng liên doanh (C = A - B):
(Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong ngành
nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định cần kê
khai thêm các thông tin dưới đây)
- Mức vốn pháp định theo
yêu cầu của pháp luật hiện hành áp dụng đối với ngành nghề mà doanh nghiệp đang
hoạt động (trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành thì kê khai mức vốn pháp định cao nhất) (D):
- Vốn chủ sở hữu trừ mức vốn
pháp định (E = A - D):
Kết luận: Đủ khả năng tài chính tham gia góp vốn
vào Ngân hàng liên doanh (chỉ kết luận này khi C và E tối
thiểu bằng mức vốn cam kết góp của doanh nghiệp).
3. Cam kết
- Không sử dụng vốn huy động,
vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; Chịu trách nhiệm trước pháp
luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp;
- Tuân thủ các quy định tại
Điều lệ tổ chức và hoạt động ngân hàng, các quy định nội bộ của ngân hàng và
các quy định của pháp luật có liên quan;
- Hoàn toàn chịu trách nhiệm
về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm (nếu có).
|
..., ngày ... tháng ... năm …
Người đại diện hợp pháp của doanh
nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
Ghi chú: Vốn chủ
sở hữu, Tài sản dài hạn, Nợ dài hạn dùng để đầu tư
tài sản dài hạn lấy theo báo cáo tài chính năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị
chấp thuận mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp đã được kiểm toán độc lập và
không có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán.
PHỤ LỤC 02
MẪU BẢNG KÊ KHAI
THÔNG TIN VỀ LỊCH SỬ QUAN HỆ TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28/06/2024 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢNG KÊ KHAI
THÔNG TIN VỀ LỊCH SỬ QUAN HỆ TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Tên doanh nghiệp:
2. Mã số thuế:
3. Lĩnh vực kinh doanh:
4. Thông tin về lịch sử
quan hệ tín dụng:
- Tên tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài:
- Địa chỉ:
- Số Giấy phép thành lập hoặc
số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, cơ quan cấp,
ngày cấp:
- Tiền gửi tại tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm kê khai:
- Dư nợ tín dụng tại tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm kê khai:
- Dư nợ quá hạn tại thời điểm
kê khai:
- Nợ xấu tại tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
+ Thời điểm (Ghi rõ tháng, năm):
+ Thực trạng xử lý nợ xấu (Ghi rõ đến thời điểm
kê khai đã xử lý như thế nào):
5. Cam kết hoàn toàn chịu
trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của bảng kê khai.
|
…, ngày ... tháng ... năm …
Người đại diện hợp pháp của doanh
nghiệp
(Ký, ghi rõ họ
tên, chức vụ và đóng dấu)
|
7. Thủ tục sửa
đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng
thương mại trách nhiệm hữu hạn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm hoặc
từ vốn góp của thành viên góp vốn mới
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày
hoàn thành việc cấp, góp vốn, Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo quy định
gửi Ngân hàng Nhà nước.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ đề nghị, Ngân hàng Nhà nước có quyết định sửa đổi mức vốn điều
lệ tại Giấy phép.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở cơ quan hành chính (trực tiếp tại Bộ phận
Một cửa); Hoặc
+ Qua dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
Văn bản đề nghị sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy
phép, trong đó báo cáo về tỷ lệ góp vốn của thành viên góp vốn sau khi góp vốn
kèm tài liệu chứng minh việc chủ sở hữu, thành viên góp
vốn đã góp vốn để tăng vốn điều lệ
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 15
ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng).
- Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn.
- Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Quyết định sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép.
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 1 năm
2024:
+ Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm
2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ
tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 06
năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội
dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
8. Thủ tục chấp
thuận mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp tại ngân hàng thương mại trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ngân hàng thương mại lập hồ sơ theo quy định
gửi Ngân hàng Nhà nước.
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong
thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 75 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị của ngân
hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do. Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước có giá trị
thực hiện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ký.
Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày
hoàn thành việc mua bán, chuyển nhượng, ngân hàng thương mại gửi Ngân hàng Nhà
nước văn bản báo cáo về kết quả thực hiện kèm tài liệu chứng minh đã hoàn thành
việc mua bán, chuyển nhượng.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở cơ quan hành chính
(trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); Hoặc
+ Qua dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
1. Nguyên tắc lập hồ sơ:
+ Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt.
Thành phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy
định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo
quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản
dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng
thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
+ Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng
thương mại nộp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản
sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp
bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận
vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
+ Văn bản đề nghị chấp thuận của ngân hàng thương mại
phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền (sau đây gọi là người đại diện hợp pháp) ký. Trường hợp ký theo ủy
quyền, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thành phần hồ sơ:
* Hồ sơ đề nghị chấp
thuận việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn
góp cho bên nhận chuyển nhượng là thành viên góp vốn hiện tại của ngân hàng
thương mại gồm:
a) Văn bản đề nghị của ngân
hàng thương mại, trong đó nêu rõ: (i) Tên, địa chỉ trụ sở chính của bên bán,
chuyển nhượng và bên mua, nhận chuyển nhượng; (ii) Tỷ lệ mua bán, chuyển nhượng
phần vốn góp; Tỷ lệ sở hữu và giá trị phần vốn góp của các thành viên góp vốn
trước và sau khi mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp; (iii) Thời điểm dự kiến
thực hiện mua bán, chuyển nhượng; (iv) Lý do mua bán, chuyển nhượng;
b) Nghị quyết hoặc quyết định
của Hội đồng thành viên của ngân hàng thương mại về việc mua bán, chuyển nhượng
phần vốn góp;
c) Văn bản thỏa thuận mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa bên bán,
chuyển nhượng với bên mua, nhận chuyển nhượng.
* Hồ sơ đề nghị chấp
thuận việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn cho bên
mua, nhận chuyển nhượng là thành viên góp vốn mới gồm:
a) Các hồ sơ quy định tại
Điểm 1;
b) Các văn bản, tài liệu chứng
minh bên mua, nhận chuyển nhượng đáp ứng đủ các điều kiện để được mua, nhận
chuyển nhượng phần vốn góp của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên theo quy định của pháp luật, gồm:
(i) Đối với bên mua, nhận chuyển nhượng là tổ chức
tín dụng nước ngoài: các văn bản, tài liệu quy định tại điểm c(i) khoản 1 Điều
13 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018, bao gồm:
- Báo cáo tài chính đã được
kiểm toán độc lập của 05 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ và báo cáo tài chính đến
thời điểm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Bản sao giấy phép thành lập
và hoạt động hoặc văn bản tương đương;
- Văn bản của cơ quan có thẩm
quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về tổ chức tín dụng nước ngoài,
trong đó bao gồm các nội dung tối thiểu sau: Nội dung hoạt động được phép tại
nước nguyên xứ tại thời điểm nộp hồ sơ; Tình hình tuân thủ pháp luật về hoạt Động
ngân hàng và các quy Định pháp luật khác trong vòng 05
năm liền trước năm nộp hồ sơ và đến thời điểm nộp hồ sơ; Tỷ lệ an toàn vốn và
các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác theo quy định của nước nguyên xứ trong năm liền
trước năm nộp hồ sơ và đến thời điểm nộp hồ sơ; Tình hình tuân thủ các quy định
về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng trong năm liền trước năm nộp hồ sơ và
đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Văn bản hoặc tài liệu của
tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm trong thời hạn 06 tháng
trước thời điểm nộp hồ sơ;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động;
- Báo cáo quá trình thành lập,
hoạt động và định hướng phát triển cho đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Văn bản dự kiến cử người
đại diện vốn góp tại ngân hàng;
- Văn bản cam kết về việc sẵn
sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho ngân
hàng, đảm bảo duy trì giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng không thấp hơn
mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước;
- Văn bản của cơ quan có thẩm
quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của
tổ chức tín dụng nước ngoài (bao gồm cả hoạt động của ngân hàng trách nhiệm hữu
hạn dự kiến góp vốn) trên cơ sở hợp nhất theo thông lệ quốc tế;
- Văn bản cam kết không phải
là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ
chức tín dụng Việt Nam khác;
(ii) Đối với bên mua, nhận chuyển nhượng là ngân
hàng thương mại Việt Nam: các văn bản, tài liệu quy định tại điểm c(ii) khoản 1
Điều 13 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018, bao gồm:
- Văn bản dự kiến cử người
đại diện vốn góp tại ngân hàng, trong đó cung cấp thông tin định danh của người
đại diện vốn góp;
- Báo cáo tài chính năm liền
kề trước năm nộp hồ sơ đã được kiểm toán độc lập và Báo cáo tài chính gần nhất
trước thời điểm nộp hồ sơ;
- Báo cáo tình hình tuân thủ
các quy định về quản trị rủi ro, trích lập dự phòng của Ngân hàng Nhà nước tại
thời điểm nộp hồ sơ; các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước trong năm liền kề năm nộp hồ sơ và đến thời điểm
nộp hồ sơ;
- Báo cáo tình hình tuân thủ
giới hạn mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 8
Điều 111 Luật các tổ chức tín dụng;
- Báo cáo về tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu và tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần dự kiến sau khi góp vốn;
- Văn bản cam kết không phải
là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ
chức tín dụng khác.
(iii) Đối với bên mua,
nhận chuyển nhượng phần vốn góp của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không
phải ngân hàng, hồ sơ quy định tại điểm c(iii)
khoản 1 Điều 13 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018, bao gồm:
- Giấy phép thành lập hoặc
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương (trừ doanh nghiệp Việt
Nam);
- Văn bản ủy quyền người
đại diện vốn góp tại ngân hàng theo quy định của pháp luật;
- Bản sao hộ chiếu của
người đại diện theo pháp luật và người đại diện vốn góp của doanh nghiệp tại
ngân hàng (đối với người không có quốc tịch Việt
Nam);
- Văn bản của cấp có thẩm
quyền chấp thuận cho doanh nghiệp được tham gia góp vốn vào ngân hàng;
- Báo cáo về việc đáp ứng
các điều kiện đối với đối tác mới là doanh nghiệp không phải ngân hàng khi góp
vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội
dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân
hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước
ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
- Báo cáo tài chính 03
năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn đã được kiểm toán độc
lập và không có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán;
- Báo cáo khả năng tài
chính tham gia góp vốn ngân hàng liên doanh của doanh nghiệp không phải ngân
hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 01
ban hành kèm theo Thông tư 22/2024/TT-NHNN ;
- Bảng kê khai thông tin
về lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông
tư 22/2024/TT-NHNN ;
- Văn bản của cơ quan
thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
thuế, bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp;
- Văn bản cam kết không
phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của
tổ chức tín dụng khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam
- Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
- Thời hạn giải quyết: 75
ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng).
- Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên.
- Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: văn bản chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
+ Báo cáo khả năng tài chính tham gia góp vốn ngân
hàng liên doanh của doanh nghiệp không phải ngân hàng (Phụ lục 01);
+ Bảng kê khai thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng
của doanh nghiệp (Phụ lục 02).
- Yêu cầu, điều kiện: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 1 năm 2024;
+ Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm
2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ
tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 06
năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12
năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự,
thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;
PHỤ LỤC 01
MẪU BÁO CÁO KHẢ NĂNG
TÀI CHÍNH THAM GIA GÓP VỐN NGÂN HÀNG LIÊN DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KHÔNG PHẢI NGÂN
HÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28/06/2024 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kính gửi: Ngân
hàng liên doanh……………………………..
1. Thông tin về doanh nghiệp:
- Tên
doanh nghiệp (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa):
- Số Giấy phép thành lập hoặc
đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, cơ quan cấp, ngày cấp:
- Vốn điều lệ:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Số điện thoại: số Fax:
- Tên người đại diện theo
pháp luật:
- Ngày tháng năm sinh:
- Số chứng
minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân; nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi
đăng ký thường trú) (đối với người có quốc tịch Việt Nam):
- Số hộ chiếu, ngày cấp,
nơi cấp; quốc tịch (quốc tịch gốc, các quốc tịch hiện nay); nơi ở hiện tại (đối
với người không có quốc tịch Việt Nam);
2. Khả năng về tài chính để
tham gia góp vốn vào Ngân hàng liên doanh:
- Vốn chủ sở hữu (A):
- Tài sản dài hạn trừ đi Nợ
dài hạn dùng để đầu tư tài sản dài hạn (B):
- Khả năng về tài chính để
tham gia góp vốn vào Ngân hàng liên doanh (C = A - B):
(Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong ngành
nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định cần kê khai thêm các thông tin dưới
đây)
- Mức vốn pháp định theo
yêu cầu của pháp luật hiện hành áp dụng đối với ngành nghề mà doanh nghiệp đang
hoạt động (trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành thì kê khai mức vốn
pháp định cao nhất) (D):
- Vốn chủ sở hữu trừ mức vốn
pháp định (E = A - D):Kết luận: Đủ khả năng tài chính
tham gia góp vốn vào Ngân hàng liên doanh (chỉ kết luận này khi C và E tối thiểu bằng mức vốn cam kết góp của doanh nghiệp).
3. Cam kết
- Không sử dụng vốn huy động,
vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; Chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp;
- Tuân thủ các quy định tại
Điều lệ tổ chức và hoạt động ngân hàng, các quy định nội bộ của ngân hàng và
các quy định của pháp luật có liên quan;
- Hoàn toàn chịu trách nhiệm
về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm
(nếu có).
|
..., ngày
... tháng ... năm ...
Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
Ghi chú: Vốn chủ sở hữu, Tài sản dài hạn, Nợ dài
hạn dùng để đầu
tư tài sản dài hạn lấy
theo báo cáo tài chính năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp đã được kiểm toán độc lập và
không có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán.
PHỤ LỤC 02
MẪU BẢNG KÊ KHAI
THÔNG TIN VỀ LỊCH SỬ QUAN HỆ TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28/06/2024 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢNG KÊ KHAI
THÔNG TIN VỀ LỊCH SỬ QUAN HỆ TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Tên doanh nghiệp:
2. Mã số thuế:
3. Lĩnh vực kinh doanh:
4. Thông tin về lịch sử
quan hệ tín dụng:
- Tên tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài:
- Địa chỉ:
- Số Giấy phép thành lập hoặc
số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản
tương đương, cơ quan cấp, ngày cấp:
- Tiền
gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm kê khai:
- Dư nợ tín dụng tại tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm kê khai:
- Dư nợ quá hạn tại thời điểm kê khai:
- Nợ xấu tại tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
+ Thời điểm (Ghi rõ tháng, năm):
+ Thực trạng xử lý nợ xấu (Ghi rõ đến thời điểm
kê khai đã xử lý như thế nào):
5. Cam kết hoàn toàn chịu
trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của bảng kê khai.
|
…., ngày ... tháng ... năm …
Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
9. Thủ tục chấp
thuận mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến tổ chức, cá nhân trở thành cổ
đông lớn của ngân hàng thương mại cổ phần trong trường hợp ngân hàng thương mại
cổ phần không tăng mức vốn điều lệ hoặc tăng mức vốn điều lệ mà tổ chức, cá
nhân đó không thuộc danh sách cổ đông mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ
phần tại điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư 50/2018/TT-NHNN đã được Ngân hàng Nhà
nước chấp thuận
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Ngân hàng thương mại lập hồ sơ gửi Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ,
trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước
có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Bước 3: Trong thời hạn 75 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị của
ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do. Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước có giá trị
thực hiện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ký.
- Thành phần hồ sơ:
1. Nguyên tắc lập hồ sơ:
+ Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt.
Thành phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy
định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo
quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng
bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
+ Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng
thương mại nộp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản
sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp
bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận
vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
+ Văn bản đề nghị chấp thuận của ngân hàng thương mại
phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền (sau
đây gọi là người đại diện hợp pháp) ký. Trường hợp ký theo ủy quyền, hồ sơ phải
có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thành phần hồ sơ:
Văn bản đề nghị của ngân hàng thương mại, trong đó
tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
a) Thông tin về số lượng cổ
phần, loại cổ phần, tổng mệnh giá cổ phần mua, nhận chuyển nhượng;
b) Thông tin của bên mua,
nhận chuyển nhượng cổ phần gồm: thông tin định danh, số lượng và tỷ lệ sở hữu cổ
phần có quyền biểu quyết so với vốn cổ phần có quyền biểu quyết, số lượng và tỷ
lệ sở hữu cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi (nếu có)
so với vốn điều lệ của ngân hàng thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi mua, nhận
chuyển nhượng;
c) Tỷ lệ sở hữu cổ phần so
với vốn điều lệ của bên mua, nhận chuyển nhượng và người có liên quan dự kiến
sau khi mua, nhận chuyển nhượng;
d) Thời gian giao dịch dự
kiến;
đ) Cam kết thông báo cho bên mua, nhận chuyển nhượng
về quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm:
(i) Chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua; không được mua dưới
tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;
(ii) Chịu trách nhiệm tuân
thủ quy định của Luật các tổ chức tín dụng về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ
đông, cổ đông và người có liên quan;
(iii) Chịu trách nhiệm tuân
thủ quy định về cổ đông lớn, cổ đông lớn và người có
liên quan.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trực tiếp
tại Bộ phận Một cửa); Hoặc
+ Qua dịch vụ bưu chính.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ
- Thời hạn giải quyết: 75
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng thương mại cổ phần.
- Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng).
- Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Văn bản chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại.
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
+ Luật các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 1 năm
2024;
+ Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm
2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ
tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư 06/2022/TT-NHNN ngày 30
tháng 06 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội
dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 06
năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội
dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
B. Thủ tục hành chính thực hiện
tại Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
1. Thủ tục
chấp thuận tạm ngừng giao dịch từ 05 ngày làm việc trở lên (trừ
trường hợp tạm ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng) của ngân hàng
thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tối thiểu 45 ngày làm việc trước ngày dự kiến
tạm ngừng giao dịch, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước.
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong
thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn
bản yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, hoàn
thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị của ngân
hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trường hợp không chấp thuận,
Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở cơ quan hành chính (trực tiếp tại Bộ phận
Một cửa); Hoặc
+ Qua dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
1. Nguyên tắc lập hồ sơ:
+ Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt.
Thành phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy
định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo
quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản
dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng
thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật,
+ Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nộp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc
bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong
trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu,
người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính
xác của bản sao so với bản chính.
+ Văn bản đề nghị chấp thuận của ngân hàng thương mại,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người
đại diện theo ủy quyền (sau đây gọi là người đại diện hợp pháp) ký. Trường hợp
ký theo ủy quyền, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định
của pháp luật.
2. Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội
dung sau: (i) số ngày và thời gian dự kiến tạm ngừng giao dịch; (ii) Lý
do, sự cần thiết của việc tạm ngừng giao dịch; (iii) Các giải pháp dự kiến
thực hiện để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của việc tạm
ngừng giao dịch đến quyền và lợi ích của khách hàng;
+ Nghị quyết hoặc Quyết định của Hội đồng quản trị
đối với ngân hàng thương mại cổ phần, Nghị quyết hoặc Quyết định của Hội đồng
thành viên đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn về việc tạm ngừng giao
dịch; Quyết định của Tổng Giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc tạm
ngừng giao dịch;
+ Tài liệu chứng minh sự cần thiết của việc tạm ngừng
giao dịch.
- Số lượng hồ sơ: 01
(một) bộ.
- Thời hạn giải quyết: 30
ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng) đối với ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng nước
ngoài có quy mô lớn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
+ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được
phân cấp đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ
sở trên địa bàn.
- Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Ngân hàng thương mại, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: văn bản chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
+ Luật các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 1 năm
2024
+ Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục
chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
+ Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 06
năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31
tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ,
trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.