Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 13/1999/QĐ/BNN-CS Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Quang Hà
Ngày ban hành: 16/01/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13/1999/QĐ/BNN-CS

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 1999 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH SỬA ĐỔI VỀ TÍN DỤNG VÀ TIẾT KIỆM

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73-CP ngày 01/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(NN&PTNT)
Căn cứ Quyết định thành lập Ban Chương trình phát triển nông thôn Miền núi Việt Nam -Thuỵ Điển , ngày 12 tháng 2 năm 1996
Xét đề nghị của  Vụ trưởng Vụ Chính sách Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám đốc Dự án tăng cường khả năng tư vấn cấp Bộ và Giám đốc điều hành Văn phòng Ban chương trình.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay Ban hành " Quy định sửa đổi về tín dụng và tiết kiệm áp dụng cho Chương trình phát triển nông thôn Miền núi Việt Nam - Thuỵ điển 1996 - 2000.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, mọi văn bản của các dự án trước đây trái với Quy định này đều hết hiệu lực thi hành .

Điều 3. Giám đốc các Dự án Phát triển nông thôn miền núi tỉnh Lào Cai,Yên Bái, Hà Giang,Tuyên Quang, Phú Thọ, Dự án tăng cường khả năng tư vấn cấp Bộ , Giám đốc điều hành chương trình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
TRƯỞNG BAN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI VIỆT NAM – THỦY ĐIỂN




Nguyễn Quang Hà

QUY ĐỊNH

(SỬA ĐỔI) VỀ TÍN DỤNG VÀ TIẾT KIỆM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/1999/QĐ-BNN-CS ngày 16 tháng 1 năm 1999
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.)

Phần 1:

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích hoạt động tín dụng và tiết kiệm

Các hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng và tiết kiệm, đào tạo, hội thảo thuộc nội dung dịch vụ tài chính nông thôn của Chương trình Phát triển Nông thôn Miền núi Việt Nam - Thụy Điển (sau đây viết tắt là: Chương trình) nhằm:

1. Xây dựng và phát triển các mô hình nhóm tín dụng và tiết kiệm bền vững và có khả năng nhân rộng, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, miền núi.

2. Cung cấp các dịch vụ tín dụng và tiết kiệm nhanh chóng, kịp thời và thuận tiện cho các hộ gia đình, phát triển sản xuất kinh doanh.

3. Tăng cường khả năng quản lý có hiệu quả nguồn vốn tín dụng của Chương trình cho các cấp quản lý.

4. Xây dựng và phát triển các nhóm tín dụng và tiết kiệm của Chương trình trở thành các định chế tài chính nông thôn sau khi Chương trình kết thúc, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

Quy định này áp dụng cho tất cả các hoạt động thuộc nội dung dịch vụ của Ban Chương trình, Văn phòng Ban Chương trình, Dự án Bộ, các Dự án tỉnh, các Ban quản lý dự án huyện, Ban quản lý dự án xã và các nhóm tín dụng và tiết kiệm. Các chương trình hợp tác với tổ chức tài chính/tín dụng/ngân hàng thì sẽ được thực hiện theo các thỏa thuận riêng giữa Chương trình với tổ chức đó.

Phần 2:

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

Việc hỗ trợ phát triển cho các hoạt động của nội dung dịch vụ tài chính nông thôn sẽ được tiến hành thông qua Văn phòng Ban chương trình, Dự án Bộ và 5 dự án tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang và Lào Cai. 

Ở các dự án tỉnh, tùy tình hình cụ thể của mình có thể tổ chức thành:

a) 4 cấp: tỉnh, huyện, xã và nhóm tín dụng và tiết kiệm; hoặc,

b) 3 cấp: tỉnh, huyện(hoặc xã) và nhóm tín dụng và tiết kiệm; hoặc,

c) 2 cấp tỉnh và nhóm tín dụng và tiết kiệm.

Cơ cấu tổ chức của nội dung dịch vụ tài chính nông thôn 3 cấp được thể hiện ở Phụ lục I Quy định này(*).

Điều 4. Trưởng Ban Chương trình

Thay mặt Bộ NN&PTNT ký ban hành các chính sách về tín dụng và tiết kiệm của Chương trình; ký kết các thỏa thuận, điều ước hợp tác với các cơ quan, tổ chức khác.

Điều 5. Giám đốc điều hành Chương trình

Tổ chức, điều phối các hoạt động của Hệ thống thông tin quản lý và giám sát MILS của nội dung dịch vụ tài chính nông thôn.

Điều 6. Giám đốc Dự án Bộ

Giám đốc dự án tăng cường khả năng tư vấn Bộ-Phó vụ trưởng Vụ chính sách nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các chức năng và quyền hạn sau:

1. Dự thảo các chính sách và quy định về dịch vụ tài chính nông thôn trình Bộ NN&PTNT ban hành;

2. Theo dõi thực hiện các chính sách, quy định đã ban hành; đề xuất các chỉnh lý và sửa đổi cần thiết;

3. Xúc tiến các dự án hợp tác với các tổ chức tài chính nhà nước và các cơ quan tổ chức khác;

4. Xây dựng các chương trình đào tạo cho nội dung dịch vụ tài chính nông thôn;

5. Phối hợp với các dự án tỉnh tổ chức đào tạo cho cán bộ dự án tỉnh và triển khai thực hiện các dự án hợp tác với tổ chức tài chính nhà nước.

6. Tổ chức đào tạo và thi cấp chứng chỉ cho Ban quản lý nhóm loại II.

Điều 7. Giám đốc Dự án tỉnh

Giám đốc Dự án tỉnh có các chức năng và quyền hạn sau:

1. Quản lý và bảo toàn nguồn vốn được giao;

2. Giải ngân và thu hồi vốn cho vay;

3. Hướng dẫn Ban quản lý dự án huyện, xã và Ban quản lý nhóm tín dụng và tiết kiệm thực hiện Quy định này;

4. Có thể ủy quyền cho Trưởng ban quản lý dự án huyện quản lý một phần hay toàn bộ nguồn vốn tín dụng của dự án, thẩm định và phê duyệt cho vay, thu hồi vốn cho vay đối với phần vốn tín dụng được giao.

5. Phê chuẩn việc đánh giá và phân loại nhóm tín dụng và tiết kiệm của cấp huyện gửi lên, của chi nhánh ngân hàng và các tổ chức hợp tác với Chương trình có trụ sở trên địa bàn gửi sang.

6. Quản lý, kiểm tra và giám sát tổng hợp các hoạt động tín dụng tiết kiệm của Chương trình trong địa bàn tỉnh.

7. Báo cáo hàng quý cho Văn phòng Ban Chương trình theo hệ thống MILS;

8. Tổ chức các hoạt động đào tạo thuộc nội dung dịch vụ tài chính nông thôn cho cán bộ Ban quản lý dự án tỉnh, huyện, xã và Ban quản lý nhóm tín dụng và tiết kiệm.

Điều 8. Trưởng Ban quản lý dự án huyện

Trưởng Ban quản lý dự án huyện thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc dự án tỉnh ủy quyền một phần hay toàn bộ công việc như quy định tại Điều 7.4 của Quy định này, ngoài ra còn có các nhiệm vụ sau:

1. Tham gia thực hiện và hướng dẫn Ban quản lý dự án cấp xã và nhóm TD&TK thực hiện quy định này.

2. Quản lý, kiểm tra và giám sát tổng hợp các hoạt động tín dụng và tiết kiệm của Chương trình trên địa bàn;

3. Lập báo cáo MILS gửi dự án tỉnh theo chế độ báo cáo MILS đã quy định;

4. Xếp loại các nhóm tín dụng và tiết kiệm trong địa bàn, trình giám đốc dự án tỉnh chính thức phê duyệt.

Điều 9. Trưởng Ban quản lý dự án xã

Ở những xã có nhiều nhóm tín dụng và tiết kiệm thì Trưởng Ban quản lý dự án huyện ủy quyền cho Trưởng Ban quản lý dự án xã điều phối hoạt động của các nhóm tín dụng và tiết kiệm trong địa bàn xã. Trong mọi trường hợp Trưởng ban quản lý dự án huyện không được ủy quyền điều hành các công việc chuyên môn quản lý tín dụng và tiết kiệm của các nhóm tín dụng và tiết kiệm cho Trưởng ban quản lý dự án xã.

Điều 10. Trưởng Ban quản lý Nhóm tín dụng và tiết kiệm

Trưởng nhóm tín dụng và tiết kiệm do đại hội thành viên bầu ra và có các chức năng và quyền hạn sau:

1. Đại diện cho Nhóm trong các quan hệ giao dịch với Ban quản lý dự án xã/ huyện/tỉnh.

2. Chuẩn bị chương trình, triệu tập và chủ tọa các cuộc họp Nhóm tín dụng và tiết kiệm;

3. Triển khai thực hiện các Quy định của Chương trình về tín dụng và tiết kiệm và Quy ước của nhóm.

4. Lập báo cáo hàng tháng và gửi lên cho Ban quản lý dự án xã/ huyện/tỉnh.

5. Trưởng Ban quản lý nhóm còn có các chức năng và quyền hạn khác do Quy ước nhóm quy định.

Điều 11. Quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác

1. Quan hệ với UBND

UBND xã có vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động của nhóm tín dụng và tiết kiệm tại địa phương như giám sát các hoạt động của các nhóm tín dụng và tiết kiệm, xác nhận những đơn xin vay vốn để đảm bảo rằng người vay là người cư trú hợp pháp trong xã và có đủ tư cách pháp lý; UBND xã không tham gia trực tiếp điều hành công việc chuyên môn của các nhóm tín dụng và tiết kiệm.

Các nhóm tín dụng và tiết kiệm phải đăng ký hoạt động với UBND xã. Quy ước nhóm và danh sách thành viên nhóm phải được UBND xã chứng thực.

2. Quan hệ với các tổ chức quần chúng, đoàn thể xã hội và nghề nghiệp

Các dự án cần đẩy mạnh các mối quan hệ với các tổ chức quần chúng, đoàn thể xã hội và nghề nghiệp nhằm đảm bảo nguồn vốn tín dụng của Chương trình được sử dụng có hiệu quả; đảm bảo sự tham gia của phụ nữ, của các gia đình có phụ nữ làm chủ hộ và đồng bào các dân tộc thiểu số.

3. Quan hệ với các cơ quan, tổ chức tài chính nhà nước

Các dự án hợp tác giữa Chương trình với các cơ quan, tổ chức tài chính nhà nước được thực hiện theo thỏa thuận ký kết giữa Chương trình và cơ quan, tổ chức đó.

Phần 3:

NHÓM TÍN DỤNG VÀ TIẾT KIỆM

Điều 12. Cơ cấu tổ chức Nhóm tín dụng và tiết kiệm

1. Khái niệm Nhóm tín dụng và tiết kiệm.

Nhóm tín dụng và tiết kiệm là một tổ chức của các hộ gia đình cư trú và hành nghề hợp pháp trong xã, tự nguyện tham gia vào nhóm để thực hành tiết kiệm, vay vốn Chương trình, phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo. Mỗi Nhóm tín dụng và tiết kiệm có Quy ước được UBND xã chứng thực, các hoạt động của Nhóm được quy định cụ thể trong Quy ước .

2. Đại hội thành viên Nhóm tín dụng và tiết kiệm

Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhóm tín dụng và tiết kiệm là Đại hội thành viên. Đại hội thành viên được tiến hành hàng năm sau mỗi năm hoạt động hoặc được triệu tập bất thường theo yêu cầu của ít nhất 2/3 thành viên trong Nhóm.

Trong Đại hội những công việc sau được tiến hành: thông qua Quy ước của nhóm, bầu ra Ban quản lý nhóm, chỉnh sửa Quy ước, bầu lại Ban quản lý nhóm, quyết toán tài chính Nhóm, quyết định kết nạp thành viên mới, giải quyết cho thành viên ra khỏi Nhóm, giải quyết những công việc khác theo quy định trong Quy ước của Nhóm.

Nghị quyết của Nhóm tín dụng và tiết kiệm được thông qua theo nguyên tắc đa số: có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Nhóm đồng ý.

3. Ban quản lý nhóm

Ban quản lý nhóm do Đại hội thành viên bầu ra gồm các chức danh: Trưởng nhóm, kế toán và thủ quỹ. Ban quản lý nhóm có các chức năng và nhiệm vụ sau:

a) Giúp đỡ các thành viên làm đơn xin vay vốn và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh;

b) Giám sát việc sử dụng vốn vay của các thành viên;

c) Nhận và thẩm định các đơn xin vay vốn;

d) Lập danh sách người vay và  lập hợp đồng tín dụng với Dự án và/hoặc với thành viên;

e) Tham gia với Ban quản lý dự án tỉnh/huyện giải ngân tới tay người vay;

f) Thu hồi lãi cho vay và hỗ trợ Dự án thu hồi vốn cho vay;

g) Thu và quản lý tiền tiết kiệm của các thành viên Nhóm tín dụng và tiết kiệm;

h) Quản lý có hiệu quả các vốn và quỹ của Nhóm;

i) Bố trí và ghi chép thành văn bản các cuộc họp nhóm;

j) Xây dựng và nộp báo cáo hàng tháng cho Ban quản lý dự án xã/huyện/tỉnh;

k) Thay mặt cho Nhóm liên lạc với UBND xã và Ban quản lý dự án xã/huyện/tỉnh.

Ban quản lý nhóm còn có các quyền hạn và nghĩa vụ khác do Quy ước nhóm quy định.

4. Điều kiện trở thành thành viên Nhóm tín dụng và tiết kiệm.

Công dân từ mười tám tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, là đại diện của các hộ gia đình cư trú và hành nghề hợp pháp trên địa bàn, tự nguyện gia nhập Nhóm tín dụng và tiết kiệm.

Thành viên nhóm phải tuân thủ các nghĩa vụ sau:

Nghĩa vụ của thành viên:

a) Sử dụng vốn vay đúng mục đích;

b) Đóng góp đầy đủ tiết kiệm bắt buộc cho nhóm;

c) Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của nhóm;

d) Bồi thường thiệt hại cho nhóm do lỗi của mình gây ra;

e) Các thành viên nhóm đều chịu trách nhiệm liên đới như nhau đối với các khoản vốn vay từ Chương trình;

f) Các nghĩa vụ khác do Quy ước nhóm tín dụng và tiết kiệm quy định.

Thành viên Nhóm có các quyền sau:

Quyền của thành viên:

a) Bình đẳng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ Chương trình;

b) Được tham gia các khoá tập huấn, đào tạo của Chương trình;

c) Tham gia quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động của nhóm, thực hiện kiểm tra hoạt động của nhóm;

d) Bầu hoặc ứng cử vào Ban quản lý nhóm;

e) Quyền hạn khác do Quy ước nhóm tín dụng và tiết kiệm quy định.

5. Tổ tín dụng và tiết kiệm

Những Nhóm tín dụng và tiết kiệm có nhiều thành viên tham gia có thể tổ chức thành các Tổ tín dụng và tiết kiệm trực thuộc Nhóm.

Quy ước Nhóm cần quy định mỗi Tổ tín dụng và tiết kiệm tự bầu ra một Tổ trưởng đại diện cho Tổ trong một số giao dịch giữa thành viên và Ban quản lý Nhóm theo quy ước Nhóm quy định. Trưởng nhóm có thể ủy nhiệm cho Tổ trưởng Tổ tín dụng và tiết kiệm về nhận tiền tiết kiệm, thu tiền lãi cho vay bằng nguồn vốn của Nhóm và nguồn vốn của Chương trình từ thành viên và mang nộp lên cho Ban quản lý nhóm. Trong mọi trường hợp Trưởng nhóm không được ủy quyền cho Tổ trưởng việc thu tiền vay tín dụng của Chương trình và các nghiệp vụ chi như: chi cho vay, chi trả tiền tiết kiệm, tiền lãi tiết kiệm hoặc ký thay Trưởng nhóm vào các khế ước vay vốn của thành viên.

Tuỳ tình hình cụ thể, Quy ước nhóm có thể quy định thêm các chức năng nhiệm vụ khác cho mỗi Tổ tín dụng và tiết kiệm liên quan đến các vấn đề:

a) Hỗ trợ các thành viên xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và làm các thủ tục vay vốn.

b) Bình xét, thẩm định đơn xin vay của các thành viên.

c) Giúp đỡ nhau sử dụng vốn vay có hiệu quả cao;

d) Giúp đỡ các thành viên khi rủi ro.

e) Thu và nộp tiền tiết kiệm, thu tiền lãi cho vay;

f) Nếu một thành viên không trả được tiền vay thì cả tổ phải trả thay khoản tiền vay đó.

Điều 13. Quy ước Nhóm tín dụng và tiết kiệm.

Mỗi nhóm phải xây dụng Quy ước (hợp đồng hợp tác) của nhóm, Quy ước này quy định rõ các nghĩa vụ và quyền của thành viên nhóm, Ban quản lý nhóm, trách nhiệm dân sự của nhóm. Nội dung Quy ước phải bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:

1. Tài sản của Nhóm

Tài sản của nhóm gồm các nguồn: đóng góp của thành viên, các khoản được biếu tặng và tích luỹ của nhóm qua các hoạt động tín dụng và tiết kiệm.

Đối với Nhóm tín dụng và tiết kiệm loại I như quy định tại điều 15 của Quy định này, tài sản của Nhóm không bao gồm phần lãi cho vay bằng nguồn vốn của Chương trình để lại tăng Quỹ nhóm.

Đối với Nhóm tín dụng và tiết kiệm loại II và III như quy định tại điều 15 của Quy định này, tài sản của Nhóm bao gồm phần lãi cho vay bằng nguồn vốn của Chương trình để lại tăng Quỹ nhóm.

2. Đại diện của Nhóm

Đại diện của Nhóm trong các giao dịch dân sự là Trưởng nhóm. Trưởng nhóm có thể ủy quyền cho các thành viên trong Nhóm để thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho nhóm theo quy định trong Quy ước nhóm.

3. Trách nhiệm dân sự của Nhóm

a) Nhóm phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự do người đại diện của Nhóm xác lập và thực hiện nhân danh Nhóm;

b) Chịu trách nhiệm với các khoản nợ của chung Nhóm và các trách nhiệm dân sự khác bằng tài sản chung của Nhóm, nếu tài sản chung của Nhóm không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của cả nhóm thì các thành viên phải cùng chịu trách nhiệm chung.

4. Kết nạp thành viên mới

Nhóm kết nạp thành viên mới khi được ít nhất 2/3 thành viên trong nhóm đồng ý. Người muốn tham gia nhóm phải viết đơn xin tham gia và phải chấp nhận Quy ước của nhóm và các quy định của Chương trình.

5. Thành viên ra khỏi Nhóm

a) Thành viên có quyền xin ra khỏi Nhóm tín dụng và tiết kiệm khi hoàn thành các nghĩa vụ với Nhóm, với Chương trình.

b) Thành viên bị bắt buộc ra khỏi nhóm nếu vi phạm các cam kết khi tham gia vào Nhóm, các quy định của Chương trình và Quy ước của Nhóm.

c) Thành viên ra khỏi nhóm phải thanh toán các nghĩa vụ của mình với Nhóm, với Chương trình;

d) Thành viên có quyền yêu cầu nhận lại khoản thành viên đã đóng góp sau khi thực hiện các nghĩa vụ liên đới;

6. Chấm dứt hoạt động của Nhóm

Nhóm chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

a) Hết thời hạn ghi trong Quy ước hoạt động;

b) Các  thành viên thỏa thuận chấm dứt hoạt động vì không có lợi cho mọi thành viên.

Khi chấm dứt hoạt động, Nhóm phải thanh toán các khoản nợ của nhóm với Chương trình, với các tổ chức khác; nếu tài sản chung của cả nhóm không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên để trả. Nhóm phải báo cáo trước với Dự án và UBND xã nơi chứng thực Quy ước của nhóm tín dụng và tiết kiệm về quyết định chấm dứt hoạt động của Nhóm.

Điều 14. Tài chính của Nhóm tín dụng và tiết kiệm.

1. Nhóm tín dụng và tiết kiệm có các khoản thu và chi sau:

Các khoản thu bao gồm:

a) Thu từ lãi tiền gửi;

b) Thu lãi cho vay;

c) Các khoản thu khác.

Các khoản chi bao gồm

a) Trả lãi tiền gửi tiết kiệm của thành viên;

b) Nộp lãi cho Dự án;

c) Trả thù lao cho Ban quản lý nhóm;

d) Chi phí hành chính;

e) Chi trích lập Quỹ nhóm,

f) Chi trích lập Quỹ rủi ro của Nhóm.

2. Các loại nguồn vốn và sử dụng vốn của Nhóm:

Các loại nguồn vốn

a) Nguồn vốn vay từ Chương trình;

b) Nguồn vốn huy động tiết kiệm, đóng góp cổ phần của các thành viên;

c) Nguồn vốn từ lãi Chương trình trích để lại tăng Quỹ nhóm theo quy định tại Điều 20.a của Quy định này;

d) Nguồn vốn Quỹ rủi ro;

e) Lợi nhuận chưa chia.

Sử dụng vốn của nhóm

a) Dư nợ cho vay;

b) Tiền mặt tại quỹ;

c) Tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc hay Ban quản lý dự án cấp trên.

Hạch toán các khoản thu, chi; nguồn vốn và sử dụng vốn, quỹ và sử dụng quỹ của nhóm phải tuân theo chế độ kế toán thống nhất của Chương trình.

Điều 15. Xếp loại Nhóm tín dụng và tiết kiệm.

Hàng năm các dự án tỉnh phải tiến hành xếp loại các nhóm tín dụng và tiết kiệm theo các tiêu chuẩn như sau:

Nhóm loại I:

a) Có Quy ước được UBND xã chứng thực; có Ban quản lý nhóm do thành viên trong nhóm bầu, và

b) Ban quản lý nhóm đã được Chương trình đào tạo về quản lý nhóm.

Nhóm loại II:

Đáp ứng các tiêu chuẩn của nhóm loại I và phải có thêm tất cả các tiêu chuẩn về kinh nghiệm quản lý nhóm, khả năng bền vững về vốn tự có của nhóm xét trong 2 (hai) năm liên tục tính đến thời điểm xếp loại nhóm, tiêu chuẩn cụ thể như sau:

1. Nhóm không vi phạm Quy định này và luật lệ khác;

2. Trưởng nhóm, kế toán, thủ quỹ nhóm đã tham dự đầy đủ các khoá tập huấn, hoàn thành các kỳ kiểm tra và được cấp chứng chỉ quản lý nhóm loại II .

3. Tài sản của Nhóm tính đến thời điểm xếp loại lớn hơn 25% vốn vay từ Chương trình tại thời điểm cao nhất trong hai năm gần thời điểm xếp loại;

4. Tiết kiệm do thành viên đóng góp bình quân đạt mức tối thiểu 120.000 đồng một người tại thời điểm xếp loại;

5. Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ tại thời điểm xếp loại không quá 5%;

6. Hoàn thành các báo cáo quản lý và nộp lên Ban quản lý dự án cấp trên đúng thời hạn.

7. Được giám đốc dự án chuẩn y xếp loại.

Nhóm loại III:

Các tiêu chuẩn nhóm loại II và thêm:

Tài sản của nhóm lớn hơn 40 triệu đồng tại thời điểm xếp loại.

Phần 4:

CHO VAY

Điều 16. Mục đích cho vay

Chương trình cho các hộ gia đình trong vùng dự án vay vốn để sử dụng cho các mục đích mang tính khả thi về mặt kỹ thuật cũng như về mặt hiệu quả kinh tế -xã hội nhằm phát triển nông thôn miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương trong vùng Dự án.

Điều 17. Điều kiện vay vốn

Các món cho vay từ Dự án không yêu cầu người vay phải có tài sản thế chấp. Những hộ gia đình là thành viên của Nhóm tín dụng và tiết kiệm của Chương trình thoả mãn các điều kiện sau đây thì có thể được vay vốn tín dụng của Chương trình:

1. Chấp nhận các quy định của Chương trình và Quy ước của nhóm ;

2. Có khả năng sử dụng và hoàn trả vốn vay;

3. Có đơn xin vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh (theo mẫu của Chương trình).

4. Không còn nợ quá hạn vay Chương trình, vay nhóm.

5. Được ít nhất 2/3 thành viên nhóm đồng ý cho vay.

Điều 18. Thời hạn cho vay

Các món cho vay ngắn hạn tối đa không quá 12 tháng, các món cho vay trung hạn tối đa không quá 24 tháng. Thời hạn cụ thể của mỗi món cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của người vay vốn. Các món cho vay nhằm mục đích phát triển sản xuất kinh doanh sẽ được Giám đốc dự án tỉnh duyệt từng trường hợp cụ thể.

Điều 19. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay của Chương trình tới thành viên Nhóm tín dụng và tiết kiệm áp dụng chung cho tất cả các dự án tỉnh là 1,0% / tháng. Bộ NN&PTNT sẽ có thông báo cụ thể cho các dự án tỉnh khi có điều chỉnh lãi suất này.

Lãi suất cho vay từ nguồn vốn quỹ nhóm (tiền gửi tiết kiệm, đóng góp của các thành viên, phần trích lập từ lãi suất cho vay bằng nguồn vốn Chương trình như quy định tại điều 20.a Quy định này) do Nhóm tín dụng và tiết kiệm quyết định nhưng lãi suất phải cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các thành viên và không vượt quá mức trần lãi suất cho vay ở vùng nông thôn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, hiện nay là 1,5%/tháng.

Điều 20. Phân bổ lãi suất cho vay bằng nguồn vốn Chương trình

Lãi cho vay thu được từ nguồn vốn vay của Chương trình ở các nhóm tín dụng và tiết kiệm được phân chia theo tỷ lệ như sau:

a) 55% nhập vào Quỹ nhóm. Toàn bộ khoản trích lập này nhóm tín dụng và tiết kiệm có quyền sử dụng cho thành viên trong nhóm vay và phải chịu trách nhiệm hoàn trả Dự án. Khi Nhóm tín dụng và tiết kiệm đạt đến loại II thì toàn bộ khoản trích lập này thuộc quyền sở hữu của Nhóm.

b) 25% lập Quỹ quản lý dùng để trả thù lao và chi phí hành chính quản lý nhóm; mức tiền thù lao cho cán bộ quản lý nhóm gồm cả Tổ trưởng Tổ tín dụng và tiết kiệm (ở những Nhóm có các Tổ tín dụng và tiết kiệm) do Quy ước nhóm quy định. Sau khi quyết toán năm tài chính, nếu Quỹ quản lý còn dư thì chuyển phần dư vào Quỹ nhóm.

c) 5% dành cho việc thành lập Quỹ rủi ro của Nhóm tín dụng và tiết kiệm. Quỹ rủi ro của nhóm để chi hỗ trợ cho thành viên của Nhóm trong trường hợp bị rủi ro, mức chi cụ thể do Quy ước Nhóm tín dụng và tiết kiệm quy định. Nếu quỹ rủi ro tạm thời nhàn rỗi, nhóm có thể gửi tiết kiệm không kỳ hạn vào ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước.

d) 15% nộp về các đơn vị quản lý Dự án huyện và tỉnh. Giám đốc Dự án Tỉnh có văn bản quy định cụ thể mục đích và định mức chi từ khoản thu này cho các hoạt động quản lý tín dụng, tiết kiệm của Dự án.

Điều 21. Phân bổ lãi cho vay bằng nguồn vốn của nhóm

Việc phân chia lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn Quỹ nhóm do nhóm tự tạo (tiền gửi tiết kiệm, cổ phần của các thành viên; phần trích lập từ lãi suất cho bằng nguồn vốn Chương trình, quỹ rủi ro) do Nhóm tự quyết định.

Điều 22. Mức cho vay, cho vay phát triển kinh doanh

a) Mức cho vay: Tổng dư nợ các món cho mỗi thành viên nhóm vay tối đa là 2,5 triệu đồng.

b) Cho vay phát triển kinh doanh: Tất cả các khoản vay trên giới hạn 2,5 triệu đồng người vay đều phải làm đơn xin vay trực tiếp với Dự án. Mức cho vay tối đa của Dự án cho mục đích phát triển kinh doanh của một hộ thành viên nhóm là 10 triệu đồng. Người vay vốn phải được Nhóm thẩm định hồ sơ vay vốn trước khi chuyển cho Dự án thẩm định lần cuối để duyệt và ký khế ước cho vay.

Điều 23. Hồ sơ cho vay vốn

Chương trình ban hành kèm theo Quy định này các tài liệu liên quan để làm thủ tục vay vốn, xét duyệt vốn vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn gồm các mẫu (*) như sau:

1. Đơn xin vay: người vay lập 1 bản gửi Dự án.

2. Biên bản bình xét cho vay: nhóm lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại nhóm, 1 bản gửi Dự án.

3. Thông báo cho vay: Dự án lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại Dự án, 1 bản gửi nhóm tín dụng và tiết kiệm.

4. Hợp đồng tín dụng (khế ước ): được lập thành 02 bản, người vay giữ 1 bản và người cho vay giữ 01 bản;

5. Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay: lập thành 2 bản, Dự án giữ 1 bản, nhóm giữ 1 bản.

6. Đơn xin gia hạn nợ: người vay lập 1 bản gửi người cho vay.

7. Thông báo gia hạn nợ: Dự án lập thành 2 bản, Dự án giữ 1 bản, nhóm giữ 1 bản.

8. Thông báo chuyển nợ quá hạn: Dự án lập thành 2 bản, Dự án giữ 1 bản, nhóm giữ 1 bản.

Ngoài ra khi giải ngân cho vay thì phải có phiếu chi hay khi thu tiền trả nợ phải có phiếu thu; các phiếu chi, phiếu thu này cũng được lưu cùng với các hồ sơ liên quan đến mỗi món cho vay.

Nguyên tắc lưu giữ hồ sơ: ai, dự án hay nhóm, cho vay thì phải lưu giữ hồ sơ cho vay; hồ sơ cho vay phải được lưu giữ an toàn như tiền, dễ tìm, dễ thấy và dễ lấy.

Điều 24. Quy trình thẩm định và duyệt cho vay

Quy trình thẩm định và duyệt cho vay quy định dưới đây áp dụng chung cho các món cho vay tới thành viên Nhóm tín dụng và tiết kiệm bằng nguồn vốn của Chương trình.

1. Thẩm định

Giám đốc dự án tỉnh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ xin vay vốn trước khi duyệt. Nội dung thẩm định gồm:

a) Mục đích sử dụng vốn vay;

b) Khả năng thu hồi vốn và lãi cho vay.

Nếu giám đốc dự án tỉnh ủy quyền thẩm định cho Trưởng ban quản lý dự án huyện thì việc thẩm định cho vay do Trưởng ban quản lý dự án huyện tiến hành.

2. Duyệt cho vay

Trên cơ sở kết quả thẩm định đơn xin vay vốn của người vay, giám đốc dự án tỉnh sẽ ký duyệt cho vay. Nếu giám đốc dự án tỉnh ủy quyền cho Trưởng ban quản lý dự án huyện thì việc duyệt cho vay do Trưởng ban quản lý dự án huyện ký duyệt.

3. Thời gian thẩm định và duyệt cho vay

a) Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận đơn xin vay của thành viên, Trưởng nhóm tín dụng và tiết kiệm phải hoàn thành thủ tục bình xét ở nhóm và chứng thực ở UBND xã để gửi lên dự án huyện/tỉnh.

b) Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày Giám đốc dự án/Trưởng ban quản lý dự án huyện nhận được hồ sơ xin vay phải có thông báo duyệt cho vay hay không cho vay gửi Trưởng nhóm tín dụng và tiết kiệm, Trưởng nhóm có trách nhiệm thông báo cho thành viên của nhóm mình.

Điều 25. Giải ngân

Dựa trên các hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt, Giám đốc Dự án/Trưởng Ban quản lý Dự án huyện thông báo thời gian và địa điểm giải ngân cho Nhóm trước 7 ngày để Nhóm thông báo cho các thành viên được vay. Cán bộ Dự án có trách nhiệm giao tiền trực tiếp cho thành viên.

Điều 26. Hoàn trả vốn vay

1. Trách nhiệm hoàn trả vốn vay

Người vay phải hoàn trả vốn vay và lãi đầy đủ, đúng hạn như đã cam kết trong đơn xin vay và khế ước cho vay; người vay có quyền trả nợ vay trước hạn.

2. Phương pháp trả nợ, lãi

Đối với các món cho vay trung hạn, người vay có thể trả nợ vay làm nhiều lần theo tháng, hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm tùy theo thỏa thuận.

Người vay có thể trả nợ, lãi vay qua Ban quản lý nhóm tín dụng và tiết kiệm hoặc trả trực tiếp cho dự án.

Dự án có trách nhiệm thông báo trước ngày giờ và cử cán bộ xuống Nhóm tín dụng và tiết kiệm để thu hồi tiền vay.

Điều 27. Gia hạn nợ

Người vay phải có đơn xin gia hạn nợ theo mẫu 06/TD của Chương trình gửi Giám đốc dự án tỉnh ít nhất 15 ngày trước ngày đến hạn trả cuối cùng ghi trên khế ước. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Giám đốc dự án tỉnh quyết định cho gia hạn nợ. Thời gian gia hạn nợ mỗi món cho vay không quá một phần hai (1/2) thời gian cho vay. Nếu Giám đốc dự án không cho gia hạn nợ thì chuyển món xin gia hạn nợ sang nợ quá hạn.

Điều 28. Xử lý nợ quá hạn

Một món cho vay được coi là quá hạn khi thời hạn trả vốn cuối cùng ghi trên khế ước (kể cả thời gian được gia hạn nợ) đã quá một ngày hoặc hơn. Trong trường hợp người vay trả vốn quá hạn sẽ chịu lãi suất phạt bằng 150% tỷ lệ lãi suất cho vay quy định kể từ ngày bị chuyển sang nợ quá hạn.

Sau 30 ngày quá hạn nếu người vay vẫn chưa trả được món vay và lãi quá hạn thì nhóm sẽ phải sử dụng vốn tự có của nhóm hoặc tiền tiết kiệm của các thành viên để trả thay cho những món quá hạn, nếu không đủ thì các thành viên của nhóm sẽ phải đóng góp để trả thay cho người vay không có khả năng hoàn trả.

Nếu nhóm tín dụng và tiết kiệm không thể hoàn trả món vay cho Dự án sau 90 ngày quá hạn thì việc giao vốn tín dụng cho nhóm sau này sẽ bị đình chỉ.

Nếu giá trị của các món vay đã quá hạn trên 30 ngày của Nhóm tín dụng và tiết kiệm vượt quá 10% tổng dư nợ cho vay của nhóm, thì nhóm phải đình chỉ hoạt động cho vay, Giám đốc dự án Tỉnh/Trưởng Ban quản lý dự án huyện sẽ khẩn trương tiến hành điều tra. Nếu nhóm không có sửa sai và dư nợ quá hạn của nhóm vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay và nhóm đã quá hạn hơn 60 ngày thì Chương trình sẽ rút quỹ tín dụng ra khỏi nhóm.

Người vay cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến nợ quá hạn thì vật mua bằng vốn vay sẽ bị thu hồi để xử lý; tùy thuộc mức độ vi phạm, Giám đốc dự án Tỉnh/Trưởng Ban quản lý dự án huyện sẽ khởi kiện theo pháp luật.

Điều 29. Xử lý nợ không có khả năng hoàn trả

Một món cho vay được coi là không có khả năng hoàn trả nếu sau 180 ngày kể từ ngày đến hạn vẫn chưa thu được. Khoản nợ không có khả năng thu hồi được trừ vào nguồn vốn thuộc sở hữu của Nhóm tín dụng và tiết kiệm để trả cho Chương trình.

Người vay cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến nợ quá hạn sẽ bị thu hồi vốn, tuỳ thuộc mức độ vi phạm Giám đốc dự án tỉnh/ Trưởng ban quản lý dự án huyện sẽ khởi kiện theo pháp luật.

Phần 5:

CHO VAY ĐẾN THÀNH VIÊN THÔNG QUA NHÓM TÍN DỤNG VÀ TIẾT KIỆM CÓ SỰ QUẢN LÝ GIÁM SÁT CỦA DỰ ÁN

Điều 30: Điều kiện cho vay đến hộ thành viên thông qua Nhóm

Những Nhóm tín dụng và tiết kiệm loại khá có đủ các điều kiện sau đây có thể được Giám đốc Dự án lựa chọn thực hiện việc cho vay đến hộ thành viên thông qua Nhóm:

1. Quy ước Nhóm có nêu rõ trách nhiệm liên đới của tất cả các thành viên nhóm đối với khoản vốn vay từ nguồn vốn của Chương trình;

2. Ban quản lý Nhóm được các thành viên bầu lên;

3. Ban quản lý Nhóm đã được qua đào tạo nắm vững và có khả năng thi hành các quy định của Chương trình và của Dự án về quản lý các hoạt động tín dụng và tiết kiệm.

Hàng năm, các Dự án căn cứ vào các tiêu chuẩn trên lựa chọn đưa vào danh sách những Nhóm loại khá đủ điều kiện áp dụng cơ chế cho vay này.

Điều 31: Điều kiện vay vốn

Các khoản cho vay từ Dự án không yêu cầu Nhóm phải có tài sản thế chấp. Những Nhóm tín dụng và tiết kiệm có các điều kiện sau đây thì có thể được vay vốn tín dụng của Chương trình:

1. Chấp nhận các quy định của Chương trình và có Quy ước nhóm;

2. Thành viên Nhóm có khả năng sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả vốn vay;

3. Thành viên Nhóm tự nguyện làm đơn xin vay vốn và Nhóm có đơn đề nghị vay vốn dựa trên phương án sản xuất kinh doanh của các thành viên đó. Nhóm phải thẩm định, bình xét các đề nghị vay vốn của các thành viên.

4. Nhóm và các thành viên Nhóm không còn nợ quá hạn vay Chương trình;

5. Toàn bộ các thành viên Nhóm đồng ý với Biên bản bình xét cho vay của Nhóm.

Thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, phân bổ lãi suất cho vay bằng nguồn vốn Chương trình, phân bổ lãi suất cho vay bằng nguồn vốn của Nhóm và Mức cho vay: Tương tự các Điều 18, 19, 20, 21 và 22 của Quy định này.

Điều 32: Hồ sơ vay vốn

1. Các tài liệu liên quan để làm thủ tục vay vốn, xét duyệt vốn vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn đối với các khoản vay của thành viên nhóm tương tự như quy định tại Điều 23 của Quy chế này.

2. Các tài liệu liên quan để làm thủ tục vay vốn, xét duyệt vốn vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn đối với các khoản vay của Nhóm đối với Chương trình gồm:

a) Đơn xin vay của Nhóm: Nhóm lập 1 bản gửi Dự án.

b) Biên bản bình xét cho vay được lập thành 2 bản, Nhóm lưu 1 bản, Dự án lưu 1 bản.

c) Thông báo cho vay  được lập thành 2 bản, Dự án lưu 1 bản, Nhóm lưu 1 bản.

d) Hợp đồng tín dụng (khế ước ) cho Nhóm vay: được lập thành 2 bản, Dự án lưu 1 bản, Nhóm lưu 1 bản. (Hợp đồng tín dụng Nhóm cho hộ thành viên vay được lập thành 2 bản, 1 bản thành viên giữ, 1 bản lưu tại Nhóm.)

3. Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay; Đơn xin gia hạn nợ; Thông báo cho gia hạn nợ; Thông báo chuyển nợ quá hạn theo các mẫu quy định tại Điều 23 của Quy chế này nhưng được lập giữa Nhóm và Dự án và mỗi bên giữ 1 bản.

Điều 33: Quy trình thẩm định và duyệt cho vay

1. Quy trình thẩm định và duyệt cho vay

a) Ban quản lý nhóm thẩm định đơn xin vay của các thành viên theo những nội dung trong đơn xin vay.

b) Họp Nhóm bình xét công khai thành viên đủ điều kiện vay vốn, số tiền vay, thời hạn vay. Kết quả thẩm định và họp nhóm được tập hợp vào Biên bản bình xét và gửi cho Dự án làm cơ sở duyệt cho vay.

c) Duyệt cho vay của Dự án: trên cơ sở Biên bản bình xét của Nhóm, Giám đốc Dự án ký khế ước cho vay với Nhóm.

2. Trường hợp Nhóm có tổ chức thành các Tổ tín dụng và tiết kiệm, Quy ước Nhóm có thể quy định việc Tổ tự thẩm định và bình xét đơn xin vay của các thành viên trước và gửi Biên bản bình xét cho Ban quản lý Nhóm. Ban quản lý Nhóm và các Tổ trưởng Tổ tín dụng và tiết kiệm tiến hành thẩm định lại vòng 2 các đơn xin vay và xem xét Biên bản bình xét của các Tổ để tập hợp vào Biên bản bình xét của Nhóm để gửi cho Dự án làm cơ sở duyệt cho vay.

3. Thời gian thẩm định và duyệt cho vay

Thời gian thẩm định và duyệt cho vay tương tự như quy định tại Điểm 3 Điều 24 của Quy định này.

4. Trong một số trường hợp cần thiết, Dự án có thể tiến hành thẩm định lại một số đề nghị vay vốn.

Điều 34: Giải ngân

Dựa trên các hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt, Giám đốc Dự án/Trưởng Ban quản lý Dự án huyện thông báo thời gian và địa điểm giải ngân cho Nhóm trước 7 ngày để Nhóm thông báo cho các thành viên được vay. Cán bộ Dự án có trách nhiệm giao tiền cho Ban quản lý nhóm tại Nhóm. Ban quản lý Nhóm có trách nhiệm giải ngân đúng số tiền được duyệt tới các thành viên có sự chứng kiến của cán bộ Dự án. Trong 1 ngày kể từ ngày nhận được tiền vay từ cán bộ Dự án, Ban quản lý nhóm phải giải ngân xong và báo cáo lên Dự án theo mẫu báo cáo giải ngân ( mẫu 09/TD).

Điều 35: Hoàn trả vốn vay

1. Trách nhiệm hoàn trả vốn vay

Nhóm có trách nhiệm hoàn trả vốn vay và trích nộp lãi đầy đủ, đúng hạn cho Dự án như đã cam kết trong đơn xin vay và Hợp đồng tín dụng. Nhóm có quyền trả nợ vay trước hạn. Nhóm có trách nhiệm nhanh chóng nộp cho Dự án vốn vay và lãi cho vay sau khi thành viên Nhóm nộp trả cho Nhóm.

2. Phương pháp trả nợ, lãi

Trưởng nhóm có trách nhiệm thông báo định kỳ các ngày thu nợ thu lãi cho các thành viên nhóm, Dự án sẽ cử cán bộ đến Nhóm theo định kỳ để nhận tiền gốc. Trưởng Nhóm có trách nhiệm thu tiền lãi và mang nộp cho Dự án hoặc Dự án cử cán bộ xuống nhận tại Nhóm. Thành viên nhóm có thể trả nợ vay làm nhiều lần đối với các khoản vay trung hạn theo tháng, quý, 6 tháng. Thành viên nhóm không trả tiền vay trực tiếp cho Dự án mà trả thông qua Ban quản lý Nhóm.

Điều 36: Gia hạn nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ không có khả năng hoàn trả

Các trường hợ gia hạn nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ không có khả năng hoàn trả đối với các khoản vay của Nhóm từ Dự án tương tự như đã quy định trong các Điều 27, 28, 29 của Quy định này.

Phần 6:

TIẾT KIỆM

Điều 37. Các loại tiết kiệm

1. Tiết kiệm bắt buộc

Thành viên Nhóm tín dụng và tiết kiệm phải thực hiện tiết kiệm bắt buộc theo Quy ước của Nhóm. Quy ước Nhóm quy định mức gửi và thời gian gửi, nhưng mức gửi một khoản tiền tiết kiệm thường xuyên tối thiểu là 5.000 đồng/tháng. Nếu Nhóm tín dụng và tiết kiệm không quy định thành viên đóng tiết kiệm thường xuyên thì nhóm có thể quy định đóng tiết kiệm bắt buộc một lần, mức đóng góp tối thiểu là 60.000 đồng. Khi ra khỏi Nhóm tín dụng và tiết kiệm, thành viên chỉ được nhận lại tiết kiệm bắt buộc nếu đã hoàn trả đầy đủ các khoản nợ của mình với Nhóm và với Chương trình, kể cả phần khấu trừ để giải quyết trách nhiệm liên đới với các thành viên khác.

2. Tiết kiệm tự nguyện

Nhóm tín dụng và tiết kiệm phải tích cực huy động tiết kiệm tự nguyện nhằm không ngừng tăng cường nguồn vốn của nhóm bằng việc áp dụng các loại tiết kiệm tự nguyện có thời hạn khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền có thể dễ dàng rút tiền theo thời gian đã thỏa thuận.

Điều 38. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhóm trả cho người gửi sẽ do các nhóm tự quyết định nhưng không được cao hơn lãi suất cho vay của Chương trình.

Phần 7:

KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ BÁO CÁO

Điều 39. Chế độ kế toán

Các Dự án tỉnh phải tuân theo chế độ kế toán thống nhất của Chương trình, bao gồm chế độ hạch toán, hệ thống sổ sách kế toán và chứng từ.

Điều 40. Kiểm tra, kiểm toán và báo cáo

1. Kiểm tra

Các Dự án tỉnh phải kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần các hoạt động tín dụng và tiết kiệm của các Nhóm tín dụng và tiết kiệm, nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Việc chấp hành các Quy định của Chương trình;

b) Việc chấp hành Quy ước của Nhóm;

c) Chấp hành chế độ hạch toán, kế toán tài chính của Nhóm;

d) Sử dụng và bảo quản hồ sơ về tín dụng và tiết kiệm;

e) An toàn quỹ tiền mặt.

Mọi kết quả của cuộc kiểm tra phải được ghi thành Biên bản kiểm tra và tổng hợp báo cáo về Văn phòng Ban chương trình theo hệ thống MILS.

2. Kiểm toán

Các tổ chức tham gia vào hoạt động dịch vụ tài chính nông thôn ở cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã và nhóm tín dụng và tiết kiệm sẽ phải xây dựng báo cáo tài chính để phục vụ cho việc kiểm toán độc lập mỗi năm một lần.

3. Báo cáo

Ban quản lý dự án cấp trên phải trợ giúp cấp dưới để hoàn thành chế độ báo cáo.

Nhóm tín dụng và tiết kiệm hàng tháng sẽ nộp báo cáo thực trạng hoạt động cho Ban quản lý dự án xã/huyện/tỉnh.

Báo cáo của cấp huyện phải được tập hợp từ báo cáo của các Nhóm tín dụng và tiết kiệm gửi lên, cấp huyện sẽ báo cáo hàng quý cho cấp tỉnh.

Các Dự án tỉnh nộp báo cáo MILS cho Văn phòng Ban Chương trình hàng quý; các báo cáo này được tập hợp từ các báo cáo của các huyện gửi lên.

Phần 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 41. Trách nhiệm của các cấp quản lý nội dung DVTCNT

1. Văn phòng Ban Chương trình

Hỗ trợ phối hợp nhóm cố vấn với các dự án tỉnh thực hiện Quyết định này; tổ chức và thực hiện chế độ báo cáo theo hệ thống MILS và tổng hợp chung toàn Chương trình báo cáo Ban Chương trình và SIDA.

2. Các Dự án tỉnh

Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện Quy định này cho Ban quản lý dự án huyện, xã và Ban quản lý Nhóm tín dụng và tiết kiệm trong địa bàn tỉnh.

3. Dự án Bộ

Tập hợp tình hình thực hiện Quy định này của các Dự án tỉnh báo cáo Bộ NN&PTNT.

Điều 42. Kết thúc Chương trình.

Tại thời điểm kết thúc Chương trình, các Giám đốc dự án tỉnh phải làm các thủ tục thanh quyết toán và làm rõ các khoản dư nợ cho vay, tồn quỹ tiền mặt để báo cáo cho các cơ quan chức năng. Ủy ban nhân dân các tỉnh trong Chương trình sẽ quyết định việc xử lý các tồn tại liên quan đến nguồn vốn tín dụng của Chương trình trong địa bàn tỉnh. /. 

 





(*) Không in các bản Phụ lục

(*) Không in các mẫu

THE MINISTRY OF AGRICULTURE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 13/1999/QD-BNN-CS

Hanoi, January 16, 1999

 

DECISION

PROMULGATING THE AMENDED REGULATION ON CREDIT AND SAVINGS

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to Decree No.73/CP of November 1st, 1995 of the Government on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Decision on the establishment of the Management Board of Vietnam- Sweden Program for the Development of Mountainous Rural Regions of February 12, 1996;
At the proposals of the head of the Department for Agriculture and Rural Development Policy, the manager of the project for enhancing the Ministrys consulting capability and the executive manager of the Boards Office;

DECIDES:

Article 1.- To issue hereby the amended Regulation on Credit and Savings applicable to the Vietnam - Sweden 1996-2000 Program for the Development of the Mountainous Rural Regions.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing. All previous project documents contrary to this Regulation are now no longer effective.

Article 3.- The managers of the projects on development of the mountainous rural regions of Lao Cai, Yen Bai, Ha Giang, Tuyen Quang and Phu Tho provinces, the project for enhancing the Ministrys consulting capability, the Programs executive manager and the director of the Ministrys Office shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND
RURAL DEVELOPMENT
VICE-MINISTER - HEAD OF THE MANAGEMENT BOARD OF VIETNAM-SWEDEN PROGRAM FOR DEVELOPMENT OF MOUNTAINOUS RURAL REGIONS




Nguyen Quang Ha

 

REGULATION (AMENDED)

ON CREDIT AND SAVINGS
(Issued together with Decision No.13/1999/QD-BNN-CS of January 16, 1999 of the Minister of Agriculture and Rural Development)

Part I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The purposes of credit and savings activities

The activities of providing credit and savings services, training and seminar services, which are included in the contents of the rural financial service (hereafter abbreviated as RFS contents) in the Vietnam-Sweden Program for the Development of Mountainous Rural Regions (hereafter referred to as the Program for short) aims at:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Providing in a quick, timely and convenient manner the credit and savings services for family households to develop production and business.

3. Enhancing various managing levels capability to effectively manage the Programs credit capital sources.

4. Building and developing the Programs credit and savings groups into rural financial institutions after the Program concludes, thus contributing to the socio-economic development.

Article 2.- The scope of application

This Regulation shall apply to all activities related to the RFS contents, the Office of the Program Board, the ministerial projects, the provincial projects, the district project management boards, the commune project management boards and credit and savings groups. Joint programs with financial/credit/banking organizations shall be effected under separate agreements reached between the Program and such organizations.

Part II

ORGANIZATION AND MANAGEMENT

Article 3.- Organizational structure

The development support for RFS activities shall be rendered through the Program Boards Office, the ministerial projects and five projects of the provinces of Phu Tho, Tuyen Quang, Yen Bai, Ha Giang and Lao Cai.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) 4 levels: provincial, district, commune and credit & saving group; or,

b) 3 levels: provincial, district (or commune) and credit & savings group; or

c) 2 levels: provincial and credit & savings group.

Article 4.- The head of the Program Managing Board

The head of the Program Managing Board shall, on behalf of the Ministry of Agriculture and Rural Development, sign for promulgation the Programs credit and savings policies; and conclude cooperation agreements with other agencies and organizations.

Article 5.- The Programs executive manager

The Programs executive manager shall organize and coordinate the operations of the MILS management and supervision information system of the RFS contents.

Article 6.- The ministerial projects manager

The manager of the project on enhancing the Ministrys consulting capability the deputy-head of the Department for Agriculture and Rural Development Policy shall have the following functions and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To monitor the implementation of already promulgated policies and regulations and propose necessary adjustments and amendments thereto;

3. To proceed with projects on cooperation with the State financial bodies as well as other agencies and organizations;

4. To draw up RFS training programs;

5. To coordinate with provincial projects in organizing the training of personnel for provincial projects and further projects on cooperation with the State financial organizations.

6. To organize the training and certificate-granting tests for members of the Management Boards of grade-II groups.

Article 7.- The provincial projects manager

The provincial projects manager shall have the following functions and powers:

1. To manage and preserve the allocated capital sources;

2. To disburse capital and recover loan capital;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. May authorize heads of district project management boards to manage part or whole of the projects credit capital, evaluate and approve loans, recover loan capital with regard to the allocated credit capital;

5. To ratify the evaluation and classification of credit and savings groups submitted by districts, bank branches and organizations for cooperation with the Program, which are headquartered in the locality;

6. To manage, examine and supervise comprehensively all credit and savings activities of the Program in the province;

7. To submit quarterly reports to the Program Managing Boards Office through the MILS system;

8. To organize RFS training for members of the management boards of the provincial, district and commune projects as well as the management boards of credit and savings groups.

Article 8.- The Head of district project’s management board

The head of the district project management board, besides the task of performing partly or fully the work authorized by the provincial project managers as defined in Article 7.4 of this Regulation, shall have the following tasks:

1. To participate in the implementation and guide the management boards of commune projects and credit and savings groups in the implementation of this Regulation;

2. To manage, inspect and supervise comprehensively the Program’s credit and savings activities in the locality;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To classify credit and savings groups in the locality and submit them to the provincial project managers for official ratification.

Article 9.- The head of the commune project management board

In communes where exist many credit and savings groups, the head of the district project management board shall authorize the head of the commune project management board to coordinate activities of the credit and savings groups in the commune. In all circumstances, the head of the district project management board must not authorize the head of the commune project management board to run the credit and savings management operations of the credit and savings groups.

Article 10.- The head of the credit and savings group management board.

The head of the credit and saving group management board shall be elected by the group members congress and have the following functions and powers:

1. To represent the group in its transactions with the management boards of the commune/district/provincial projects;

2. To prepare agenda for, convene and preside over the groups meetings.

3. To implement the Programs regulations on credit and savings as well as the groups statute.

4. To make monthly reports and submit them to the commune/district/provincial project management boards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Relationship with other agencies and organizations

1. The relationship with the commune Peoples Committees

The commune Peoples Committee shall play the role of State management over the activities of the credit and savings groups in the locality, supervising their activities and certifying loan applications to ensure that the borrowers are lawful inhabitants in the commune and have full legal status; the commune Peoples Committee shall not directly participate in running the professional affairs of the credit and savings groups.

The credit and savings groups shall have to register their operations with the commune Peoples Committees. The groups statutes and lists of group members must be certified by the commune Peoples Committees.

2. The relationship with mass organizations as well as social and professional organizations.

The projects should step up relations with mass organization as well as social and professional organizations so as to ensure the efficient utilization of the Programs credit capital sources as well as the participation of women, families headed by women and people of ethnic minorities.

3. The relationship with State financial bodies and organizations.

Projects jointly managed by the Program and State financial bodies and/or organizations shall comply with the agreements concluded between the Program and such bodies and/or organizations.

Part III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- The organizational structure of the credit and savings group

1. The concept of the credit and savings group

The credit and savings group is an organization of family households that reside and lawfully practice jobs in a commune, volunteer to join the group to practice thrift, borrow the Programs capital for production, business and service development with a view to improving their living conditions, eliminating hunger and alleviating poverty. Each credit and savings group has its own statute which is certified by the commune Peoples Committee and specifies the group’s operations .

2. The congress of the credit and savings groups members

The highest organ of authority of the credit and savings group is its members congress which is held annually after each year of its operation or irregularly at the request of at least 2/3 of the groups members.

The congress shall approve the groups statute, elect the management board, amend the statute, re-elect the management board, approve the financial settlement, decide the admission of new members, approve the leaving of the group by members and settle other things as prescribed in the groups statute.

A resolution of the credit and savings group shall be passed according to the principle of majority by at least 2/3 of the total number of the group members.

3. The groups management board

The groups management board is elected by the members congress with the following titles: The group leader, the chief accountant and the cashier. The management board shall have the following functions and tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To supervise the use of loan capital by members;

c) To receive and evaluate loan applications;

d) To make lists of borrowers and credit contracts with projects and/or members;

e) To join the provincial/district project management boards in distributing loan capital to borrowers;

f) To collect loan interests and support projects in the retrieval of loan capital;

g) To collect and manage savings money of the group members;

h) To effectively manage the groups capital and funds;

i) To arrange and record in writing all meetings of the group;

j) To make and submit monthly reports to the commune/district/provincial project management boards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The group management board shall also have other powers and duties prescribed in the groups statute.

4. Conditions for credit and savings group membership

Citizens aged full 18 upwards, have full capacity for civil acts, are representatives of family households residing and practicing jobs in the area and volunteer to join credit and savings groups shall be their members.

The group members shall have to fulfill the following obligations:

a) To use the loan capital for the right purposes;

b) To fully contribute the obligatory savings to their respective groups;

c) To establish cooperation on the principle of equality, mutual benefits, mutual assistance and of ensuring the groups common interests;

d) To compensate for damage caused due to their own faults;

e) Group members bear equal joint responsibility for loan capital from the Program;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The group members shall have the following rights:

a) To have equal access to the credit capital sources from the Program;

b) To attend refresher and training courses sponsored by the Program;

c) To join in making decisions on matters related to their groups activities and inspect the groups activities;

d) To elect or stand for the election to the group management boards;

e) Other rights prescribed by the group’s statute.

5. The credit and savings teams

Credit and savings groups with large membership may be divided into various teams.

According to the groups statute, each credit and savings team shall elect its leader who shall represent the team in a number of transactions between members and the group management board as prescribed by the groups convention. The group leader may authorize a team leader to receive savings and/or collect interests on capital loans of the group and the Program from the members and remit them to the group management board. In all circumstances, the group leader must not authorize the team leader to collect credit loans of the Program and perform such spending tasks as lending capital, paying savings and/or interests thereon or to sign on behalf of the group leader the capital-borrowing contracts of the members.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Assisting members to draw up production and business plans and fill the procedures for capital borrowing.

b) Considering and evaluating loan applications of members.

c) Helping one another to use the borrowed capital with high efficiency;

d) Helping members who are confronted with risks.

e) Collecting and remitting savings and collecting interests on loans;

f) If a member is unable to pay back a loan, the whole team shall have to pay it for him/her.

Article 13.- The credit and savings groups statute

Each group shall have to elaborate its own statute (cooperation contract), which specifies the duties and rights of the group members, the group management board as well as the civil liability of the group. Such a statute must include the following main contents:

1. The groups property

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For class-I credit and savings groups as prescribed in Article 15 of this Regulation, the groups property shall not include the interests on loans of the Program, which have been retained to increase the groups fund.

For credit and savings groups of classes II and III as prescribed in Article 15 of this Regulation, the groups property shall include the interests on the Programs loans, which have been retained to increase the groups fund.

2. The groups representative

The group leader shall represent the group in its civil transactions. He/she may authorize group members to perform certain tasks necessary for the group as prescribed in the groups statute.

3. The groups civil liabilities

a) The group shall have to bear civil liabilities for the performance of civil duties established and performed by the groups representative in its own name;

b) The group shall have to bear the responsibility for the groups common debts and other civil liabilities with its property. If the groups common property is not enough for the performance of the common duties of the entire group, the members shall have to jointly bear the responsibility.

4. The admission of new members

The group shall admit a new member when it is so agreed by at least 2/3 of its members. Any persons wishing to join the group shall have to file application and accept the groups statute as well as the Programs regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Members are entitled to leave their credit and savings groups after fulfilling the obligations to the group and the Program.

b) Members shall be compelled to leave their groups if they break the commitments made upon their participation in their groups and/or violate regulations of the Program as well as the statute of the group.

c) The group leavers shall have to fulfill all their obligations to their respective groups and the Program;

d) Members are entitled to request the return of their contributions after fulfilling relevant obligations.

6. Termination of the groups operation

The group shall terminate its operation in the following cases where:

a) Its operation duration stated in the statute has expired;

b) The members agree to terminate the operation which has proved not beneficial to them.

Upon the termination of its operation, the group shall have to pay all its debts to the Program and other organizations. If its common property is not enough to pay debts, the members private property shall be used for debt payment. The group shall have to report in advance to the project and the local Peoples Committee which has certified the statute of the credit and savings group on the decision to terminate its operation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A credit and savings group shall have the following revenues and expenditures :

Its revenues shall include:

a) Revenues for deposit interests;

b) Earnings from loan interests;

c) Other revenues.

Its expenditures shall include:

a) Payment of interests on savings of the members;

b) Payment of profits to the project;

c) Payment of renumeration to the group management board;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Expenses for setting up the groups funds;

f) Deductions for setting up the groups risk fund.

2. The groups capital sources and the use thereof:

Types of capital sources

a) Source of loan capital from the Program;

b) Sources of mobilized savings and contributed shares of members;

c) The Programs profits retained to increase the groups fund as prescribed in Article 20.a of this Regulation

d) Sources of risk fund;

e) The undivided profits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Loan credit balance;

b) Cash left at the fund.

c) Deposits at banks, treasuries or the higher-level project management boards.

The accounting of the groups revenues, expenditures, capital source and the use thereof, funds and the use thereof shall comply with the unified accounting regime of the Program.

Article 15.- Classification of credit and savings groups

Annually, the provincial projects shall have to classify the credit and savings groups according to the following criteria:

Class-I group:

a) Having the statute certified by the commune Peoples Committee; having the group management board elected by group members, and

b) The management board has been given training in the group management by the Program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The class-II group shall have to meet the criteria of class I group and have other criteria on group management experience, the sustainability of its own capital in two consecutive years by the time the group classification is made. The concrete criteria are as follows:

1. The group has not breached this Regulation and other stipulations and legislations;

2. The leader, the chief accountant and the cashier of the group have fully attended training courses, passed all examinations and been granted the class-II group management certificate.

3. The groups property by the time of classification has a value which is bigger than 25% of the capital borrowed from the Program at the peak time in the two years close to the classification time.

4. The savings contributed by members have at least reached the average of 120,000 dong per head by the time of classification;

5. The ratio of the overdue debts to the total debts by the time of classification shall not exceed 5%;

6. The reports on management have been completed and submitted to the higher-level project management board on schedule.

7. The classification has been approved by the project manager.

Class-III group:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Part IV

LENDING

Article 16.- Lending purposes

The Program shall provide family households in the project regions with capital for use in project of high technical feasibility and socio-economic efficiency in order to develop the mountainous countryside, thus contributing to hunger elimination and poverty alleviation in localities of the project regions.

Article 17.- Conditions for capital borrowing

Loans provided from the Project shall not require the property mortgage by the borrowers. Those family households that are members of the Programs credit and savings groups and meet the following conditions may borrow credit capital from the Program:

1. Accepting the Programs regulations and the groups statute;

2. Being capable of using and refunding the loan capital;

3. Submitting loan application-cum-plan for production and business activities (according to set form of the Program).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. With at least 2/3 of the groups members having agreed on the lending.

Article 18.- Lending term

The lending terms shall not exceed 12 months for short- term loans and 24 months for medium-term loans. The specific term for each loan shall comply with the production and/or business cycle and the borrowers debt-paying capability. Loans used for the purpose of production and business development shall be ratified by the provincial project mangers on the case by case basis.

Article 19.- Lending interest rate

The interest rate on the Programs loans lent to members of credit and savings groups applicable to all provincial projects shall be 1.0%/month. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue specific notice to the provincial projects when this interest rate is adjusted.

The interest rate on loans from the groups capital funds (savings deposit, contributions from members, deductions from interests on loans from the Programs capital sources as prescribed in Article 20.a of this Regulation) shall be decided by the credit and savings groups but must be higher than the interest rate on the members savings deposits and not exceed the ceiling lending interest rate in the countryside as provided for by the State Bank of Vietnam, applicable to the Peoples Credit Funds, which is 1.5%/month at present.

Article 20.- Division of profits from interests on the Programs capital loans.

The profits earned by the credit and savings groups from the Programs capital loans shall be split according to the following ratio:

a) 55% shall be fuelled into the groups fund. The credit and savings group shall be fully entitled to use this sum as loans to its members and shall have to refund it to the Project. When a credit and savings group reaches the class-II level, this deduction amount shall belong to its ownership.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) 5% shall be reserved for setting up the groups risk fund which shall be used to support group members in the event of risks. The support level shall be prescribed by the group’s statute. If the risk fund remains temporarily idle, the group may deposit it as demand savings at a bank or the State Treasury.

d) 15% shall be remitted to the district and provincial project management units. The provincial project manager shall specify in writing the purposes and levels of spending from this sum for activities related to the management of the Projects credits and savings.

Article 21.- Division of profits earned from the interests on the group’s capital loans.

The division of profits earned from the activities of lending of capital from the groups self-created fund (savings deposits, shares of members, deductions from interests on the Programs capital loans for establishment of funds, risk fund) shall be decided by the group itself.

Article 22.- Lending levels and loans for business development

a) The lending level: The total amount of loans lent to each group member shall not exceed 2.5 million VNdong.

b) Loans for business development: Every loan exceeding 2.5 VNdong must be applied for in writing directly to the Project by the borrower. The Project’s maximum business development loan amount provided for a member household of the group shall be 10 million VNdong. The capital-borrowing dossiers submitted by the borrower must be evaluated by the group before it is transferred to the Project for the final appraisal, then the approval and the signing of a loan contract.

Article 23.- The capital-lending dossiers

The Program issues together with this Regulation documents related to the procedures for capital borrowing, loan capital consideration and approval, debt payment prolongation, overdue debt transfer, including the following forms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The loan appraisal record: made in two copies by the group, with one copy being kept at the group and the other sent to the Project.

3. The loan notice: made in two copies by the Project, with one copy being kept at the Project and the other sent to the credit and savings group.

4. The credit contract: made in two copies, with one being kept by the borrower and the other by the lender.

5. The record on the inspection of the use of loan capital: made in two copies, one is kept by the project and the other by the group.

6. The debt prolongation application: made in one copy and sent to the lender by the borrower.

7. The debt prolongation notice: made in two copies by the Project, one is kept by the Project and the other by the group.

8. The overdue debt transfer notice: made in two copies by the project, one is kept by the Project and the other by the group.

Besides, the spending acknowledgement papers must be issued when loans are provided or the money receipts must be issued when debts are collected; such spending acknowledgement papers and money receipts shall be kept together with other documents related to each loan.

The dossier-keeping principle: The lender, the project or the group, shall have to keep the lending dossiers which must be safely kept like money and easily to find and to get.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The loan appraisal and approval process prescribed below shall be commonly applied to loans provided from the Programs capital source for credit and savings group members.

1. Appraisal

The provincial project manger shall have to appraise capital-borrowing applications before they are approved. The contents to be appraised shall include:

a) The use purposes of the loan capital;

b) The possibility to recover the loan, both the principal and the interest.

If the provincial project manager authorizes the head of the district project management board to appraise the loan, the loan appraisal shall be made by the latter.

2. Loan approval

Basing him-/herself on the result of the borrower’s application, the provincial project manger shall sign to approve the loan. If the provincial project manager authorizes the head of the district project management board to approve the loan, the latter shall sign to approve the loan.

3. Time limits for loan appraisal and approval

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Within 07 days after the project manager/the head of the district project management board receives the dossiers of loan application, a notice on loan approval or disapproval must be sent to the concerned credit and savings group leader who shall have to inform the relevant member of his/her group thereof.

Article 25.- Capital disbursement

Basing him-/herself on the approved loan dossier, the project manager/the head of the district project management board shall notify the group of the time and place for capital disbursement 7 days in advance so that the group shall inform the members eligible for loans thereof. The project officials shall have to directly hand the money to such members.

Article 26.- Loan refunding

1. The responsibility to refund loans

The borrower shall have to refund the loan fully with the principal and the interest on time as already committed in his/her application as well as the loan contract; he/she may return the debt ahead of time.

2. Debt and interest-paying modes

For medium-term loans, the borrowers may pay their loan debts in installments monthly, quarterly, biannually and annually as agreed upon.

The borrowers may repay their loan debts and interests through the credit and savings group management boards or directly to the project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- Debt prolongation

The borrower shall have to make the application for debt prolongation according form 06/TD set by the Program and send it to the provincial project manager at least 15 days before the due date stated in the loan contract. The provincial project manager shall decide the debt prolongation on the case by case basis. The prolongation duration for each loan shall not be longer than half (1/2) of the lending term. If the project manager refuses to prolong the debt payment, the debt applied for payment prolongation shall be turned into overdue debt.

Article 28.- Handling of overdue debts

A loan shall be considered an overdue debt when the loan principal payment deadline stated in the contract (including the period of debt prolongation) has already expired for one day or more. Where a borrower delays the payment of loan principal, he/she shall be subject to a penalty interest rate equal to 150% of the prescribed lending interest rate from the date the loan is turned into overdue debt.

30 days after the expiry date, if the borrower still fails to pay his/her overdue loan debt and interests thereon, the group shall have to use its own capital or its members’ savings to pay such overdue debt for the borrower; if it is still not enough the group members shall have to make contributions to pay debt for such default borrower.

If the group remains unable to pay the loan debt to the Project 90 days after the expiry date, the credit capital allocation to the group shall be suspended.

If the value of the credit and savings groups debts which have become overdue for more than 30 days exceeds 10% of the groups total debt balance, the group shall have to suspend its lending activities. The provincial project manager/head of the district project management board shall quickly proceed with the investigation. If the group fails to make rectification and its overdue debt balance exceed 30% of the loan debt balance and the payment time limit has expired for more than 60 days, the Program shall withdraw the credit fund from the group.

If the borrower has deliberately used the loan capital for the wrong purpose(s), thus leading to the overdue debt, the objects bought with the loan capital shall be collected for handling; depending on the seriousness of the violations, the provincial project manager/head of the district project management board shall initiate a lawsuit according to law.

Article 29.- Handling irrecoverable debts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the borrower has deliberately used the loan capital for the wrong purpose(s), thus leading to overdue debt, his/her loan capital shall be withdrawn, and depending on the seriousness of the violations, the provincial project manager/head of the district project management board shall initiate a lawsuit according to law.

Part V

PROVIDING LOANS TO MEMBERS THROUGH THEIR CREDIT AND SAVINGS GROUPS UNDER THE CONTROL AND SUPERVISION BY THE PROJECT

Article 30.- Conditions for loan provision to member households through groups.

Those credit and savings groups that meet the following conditions may be selected by the Project manager for loan provision to member households via groups:

1. Having the groups statute clearly stating the joint responsibility of all group members for the capital amount borrowed from the Programs capital sources;

2. The groups management board is elected by members;

3. The management board members have been trained in and are capable of implementing, the regulations of the Program and the Project on the management of credit and savings activities.

Annually, the projects shall, based on the above-said criteria, select qualified groups for the application of this lending mechanism.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Loans from the projects shall not require the property mortgage by groups. Those credit and savings groups which meet the following conditions may borrow credit capital from the Program:

1. Accepting the regulations of the Program and having the group’s statute;

2. The group members are capable of using the loan capital for the right purposes and refunding the loan capital;

3. The group members voluntarily apply for loans and the group makes a written request for loan capital, based on the production and/or business plans of such members. The group shall have to evaluate and select capital-borrowing requests of members.

4. The group and its members have been cleared of overdue loan debts of the Program;

5. All the group members agree with the record on the loan evaluation and selection by the group.

The lending terms, the lending interest rates, the division of profits from the interests on loans from the Program’s capital sources, the division of profits from the interests on loans from the groups capital sources, and the lending levels: Similar to those in Articles 18, 19, 20, 21 and 22 of this Regulation.

Article 32.- Capital-borrowing dossiers

1. The documents related to the procedures for capital borrowing, loan consideration and approval, the debt prolongation, the transfer of members loans into overdue debts are similar to those prescribed in Article 23 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The group’s loan application: made in one copy and sent to the Program.

b) The record on loan consideration and selection made in two copies with one being kept by the group and the other by the Project.

c) The lending notice, made in two copies, with one being kept by the Project and the other by the group.

d) The credit contract on lending to the group: made in two copies, with one being kept by the Project and the other by the group (the credit contract on the groups lending to member households, shall be made in two copies, with one copy being kept by the concerned member and the other by the group).

3. The record on inspection of the use of loan capital, the application for debt payment prolongation, the notice on transfer of loans into overdue debts shall comply with forms prescribed in Article 23 of this Regulation, but shall be made between the group and the project, and each side will keep one copy.

Article 33.- Loan evaluation and approval procedures

1. The loan evaluation and approval procedure:

a) The group management board shall evaluate loan applications of members according to the applications contents ;

b) The group meets, publicly evaluating members qualified for the loan, the loan amount and the lending term. The results of the group meeting and evaluation shall be included into the evaluation record and sent to the Project for use as basis for loan approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Where a group is organized into various credit and savings teams, the groups statute may stipulate the prior evaluation and selection of the members loan applications by the teams themselves and the records thereon shall be sent to the group management board. The group management board and team leaders shall conduct the second-round evaluation of the loan application and scrutinize the teams evaluation records for their synthesis into the group’s evaluation record which shall be sent to the project for use as basis for loan approval.

3. The time limit for loan evaluation and approval

The time limit for loan evaluation and approval is similar to that prescribed in Point 3, Article 24 of this Regulation.

4. In cases of necessity, the project may re-evaluate a number of loan proposals.

Article 34.- Disbursement of capital

Basing him-/herself on the approved loan dossiers, the Project manager/head of the district project management board shall inform the group of the time and place for capital disbursement 7 days in advance so that the latter may inform members who are entitled for loans thereof. The project officials shall have to hand over the money to the group management board right at the group office. The group management board shall have to disburse such sum of money to the concerned members to the witness of the Projects officials. Within one day after receiving the loan sums from the Projects officials, the group management board shall have to complete the capital disbursement and report it to the Project according to the set form of capital disbursement report.

Article 35.- Refunding loan capital.

1. The responsibility to refund the loan capital

The group shall have to refund the loan capital and pay the interests thereon fully and on time to the Project as committed in the loan application and the credit contract. The group can pay loan debts ahead of time. The group shall have to promptly remit the loans and interests thereon after its members pay to the group.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The group leader shall have to notify the dates for regular collection of loan debts and interests thereon to the group members and the project shall send its officials to the group periodically for the collection of the loan principals. The group leader shall have to collect the loan interest and remit it to the Project or the Project shall send its officials to receive the money at the group. The group members may repay their medium-term loan debts in installments monthly, quarterly or biannually. The group members shall not repay their loan debts directly to the Project but repay them through the group management board.

Article 36.- Debt prolongation, handling of overdue debts and bad debts

The debt prolongation, the handling of overdue debts and the handling of bad debts with regard to the groups loans from the Project shall comply with the provisions of Articles 27, 28 and 29 of this Regulation.

Part VI

SAVINGS

Article 37.- Savings of different kinds

1. The compulsory savings

The credit and savings group members shall have to make compulsory savings according to the groups statute which prescribes the savings deposit amount and the deposit term, but the minimum regular savings deposit amount shall be 5,000 VNdong/month. If a group does not stipulate the regular savings payment by its members, it may stipulate the lump sum savings payment by its members with the minimum sum of 60,000 VNdong. When leaving the credit and savings group a member shall be entitled to take back his/her compulsory savings only if he/she has fully repaid his/her debts to the group and the Program, including the deduction for the settlement of responsibility which he/she has jointly borne with other members.

2. The voluntary savings

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 38.- The interest rate on savings deposits

The savings interest rates paid by the group to the depositors shall be decided by the groups themselves but must not be higher than the Programs lending interest rates.

Part VII

ACCOUNTANCY, AUDITING AND REPORTING

Article 39.- Accountancy regime

The provincial project shall have to abide by the uniform accountancy regime of the Program, including the accounting regime, the system of account books and vouchers.

Article 40.- Inspection, auditing and reporting

1. Inspection

The provincial projects shall have to biannually inspect the credit and savings activities of the credit and savings groups. The inspection shall cover the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The observance of the groups statute;

c) The observance of the accounting and financial accountancy regime of the group;

d) The use and keeping of dossiers on credit and savings;

e) The cash fund safety.

All inspection results must be recorded in writing and summed up into reports to be sent to the Programs Office through the MILS system.

2. Auditing

All organizations engaged in the RFS activities at the central, provincial, district, commune and/or credit and savings group levels shall have to make the financial reports in service of the independent auditing once every year.

3. Reporting

The higher-level project management boards shall have to assist their subordinates to fulfill the reporting regime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The district-level report must be compiled from reports submitted by the credit and savings groups; and the district level shall quarterly report to the provincial level.

The provincial projects shall quarterly submit MILS reports to the Program Boards Office, and such reports have been summed up from the reports submitted by the districts.

Part VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 41.- The responsibility of the levels that manage the rural financial services

1. The Program Board’s Office

To help coordinate the advisory group with the provincial projects in implementing this Decision; to organize and implement the reporting regime according to the MILS system and sum up the entire program for reporting to the Program Board and SIDA.

2. The provincial projects

To guide and supervise the implementation of this Regulation by the district/ commune project management boards as well as the credit and savings group management boards in the provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To sum up the situation on the implementation of this Regulation by the provincial projects for reporting to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 42.- Conclusion of the Program

By the time the Program concludes, the provincial project managers shall have to carry out procedures for settlement of accounts and clearly state the loan debt balance, the fund cash remainder and report them to the functional bodies, and the Peoples Committees of the provinces involved in the Program shall decide the settlement of existing problems related to the Programs credit capital sources in the provinces.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 13/1999/QĐ/BNN-CS ngày 16/01/1999 sửa đổi tín dụng và tiết kiệm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.354

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.202.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!