CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
28/2005/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày
09 tháng 3 năm 2005
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 28/2005/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 3
NĂM 2005VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ TẠI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6
năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính
quy mô nhỏ tại Việt Nam.
2. Đối tượng
thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ:
Các tổ chức được
phép thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam,
Qũy từ thiện và Qũy xã hội;
b) Tổ chức phi
chính phủ Việt Nam;
3. Các cá nhân và
tổ chức khác trong nước và nước ngoài có thể tham gia góp vốn với các tổ chức
thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định
này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài chính
quy mô nhỏ: là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài
chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc
biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo.
2. Tổ chức tài
chính quy mô nhỏ: là tổ chức tài chính hoạt động trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, với chức năng chủ yếu là sử dụng vốn tự có, vốn
vay và nhận tiết kiệm để cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn
giản cho các hộ gia đình, cá nhân thu nhập thấp.
3. Dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản gồm: tín dụng quy mô nhỏ; nhận tiền gửi tiết kiệm
bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện; đại lý chuyển tiền; đại lý bảo hiểm, thu hộ, chi
hộ cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp.
4. Tín dụng quy
mô nhỏ: là khoản cho vay có giá trị nhỏ, có hoặc không
có tài sản bảo đảm đối với các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp để sử dụng
vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống.
5. Hộ gia đình, cá nhân cá nhân thu nhập thấp hoặc nghèo: được quy định theo từng vùng, khu vực tại Việt Nam
hoặc theo tiêu chuẩn do tổ chức tài chính quy mô nhỏ quy định.
6. Tiết kiệm bắt buộc: là tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân gửi tại tổ
chức tài chính quy mô nhỏ để bảo đảm tiền vay đối với tổ chức tài chính quy mô
nhỏ.
7. Tiết kiệm tự nguyện: là tiền tiết kiệm của cá nhân gửi tại tổ chức tài chính quy
mô nhỏ.
8. Vốn pháp định: là mức vốn điều lệ tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để
thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
9. Vốn điều lệ: là mức vốn do các bên góp vốn để thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Mức vốn này được ghi vào Điều lệ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
10. Vốn tự có: là vốn điều lệ và lợi nhuận để lại tích luỹ.
11. Giấy phép: là Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cấp.
Điều 3. Vốn pháp định:
1. Đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ không được phép nhận tiết kiệm
tự nguyện: 500 triệu VND;
2. Đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ được phép nhận tiết kiệm tự
nguyện: 05 tỷ VND.
Điều 4. Thời
gian hoạt động:
1. Thời gian hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tối đa 50 năm.
2. Trường hợp tổ chức tài chính quy mô nhỏ muốn gia hạn thời gian hoạt động
thì thời gian gia hạn mỗi lần không quá thời hạn của Giấy phép lần đầu.
Điều 5. Địa bàn hoạt động
1. Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được giới hạn trong
phạm vi tỉnh, thành phố trùc thuéc Trung ương và được quy định tại Giấy phép.
2. Trường hợp tổ chức
tài chính quy mô nhỏ muốn mở rộng địa bàn hoạt động ra ngoài địa bàn đã được quy
định tại Giấy phép, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thành lập chi nhánh tại
khu vực đó. Việc mở chi nhánh phải đáp ứng yêu cầu về mức tăng vốn điều lệ
tương ứng với phạm vi mở rộng và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Điều 6. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính
Tổ chức tài chính
quy mô nhỏ là một pháp nhân, có vốn điều lệ, tài sản, con dấu riêng, hoạt động
theo nguyên tắc tự chủ tài chính, tự tạo vốn, tự trang trải các chi phí cho hoạt
động của mình và tự chịu trách nhiệm bằng vốn và tài sản của mình.
Điều 7. Chính
sách Nhà nước
Nhà nước bảo hộ
quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, bảo đảm
quyền bình đẳng và các quyền khác theo quy định của pháp luật của tổ chức tài
chính quy mô nhỏ trong hoạt động; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và
chính sách khuyến khích phát triển tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Nhà nước tôn
trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của tổ chức tài chính
quy mô nhỏ, không can thiệp vào việc quản lý và hoạt động hợp pháp của tổ chức
tài chính quy mô nhỏ.
Chương 2:
CẤP GIẤY PHÉP
THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CHO CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ
Điều 8. Điều kiện để được cấp Giấy phép
1. Có nhu cầu về hoạt động tài chính quy mô nhỏ.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về
sự cần thiết thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ trên địa bàn.
3. Có đủ vốn điều lệ theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Trụ sở làm việc và cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động tài chính quy
mô nhỏ dự kiến thực hiện.
5. Có người quản trị, kiểm soát và điều hành theo quy định tại Chương III
Nghị định này.
6. Có phương án kinh doanh khả thi.
7. Đối với tổ chức
tài chính quy mô nhỏ nhận tiết kiệm tự nguyện, ngoài quy định nêu tại khoản 1,
2, 3, 4, 5, 6 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đã được Ngân
hàng Nhà nước cấp Giấy phép;
b) Đã có hoạt động
nhận tiết kiệm bắt buộc trong 03 năm gần nhất;
c) Bộ máy quản trị,
kiểm soát, điều hành hoạt động hiệu quả;
d) Hoạt động lành
mạnh trong 03 năm gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Hệ thống thông
tin đáp ứng yêu cầu quản lý;
e) Đáp ứng được
các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp
luật.
Điều 9. Hồ sơ cấp Giấy phép
Hồ sơ đề nghị Ngân
hàng Nhà nước cấp Giấy phép gồm:
1. Đơn đề nghị được cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ các nội dung hoạt động
và địa bàn hoạt động dự kiến.
2. Văn bản chấp thuận của ñy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương về sự cần thiết thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ trên địa bàn.
3. Dự thảo điều lệ.
4. Phương án hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, trong đó nêu rõ
hiệu quả và lợi ích kinh tế.
5. Danh sách, lý lịch, văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn
của thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) của
tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
6. Giấy tờ chứng thực mức vốn điều lệ; danh sách và địa chỉ của các tổ chức,
cá nhân góp vốn; tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ; tình hình tài chính và các
thông tin có liên quan đến tổ chức và cá nhân góp vốn.
7. Đối với tổ chức
tài chính quy m« nhá nhận tiết kiệm tự nguyện, phải gửi báo cáo kiểm toán 03
năm tài chính gần nhất.
Điều 10. Lệ phí cấp Giấy phép
Tổ chức tài chính
quy mô nhỏ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định
của Bộ Tài chính.
Điều 11. Thủ tục cấp và sử dụng Giấy phép
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định
tại Điều 9 Nghị định này, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép cho tổ chức
tài chính quy mô nhỏ. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản
trả lời nêu rõ lý do từ chối.
2. Giấy phép của tổ chức tài chính quy mô nhỏ do Ngân hàng Nhà nước cấp,
trong đó quy định cụ thể thời gian hoạt động, địa bàn hoạt động và các hoạt động
tổ chức tài chính quy mô nhỏ được phép thực hiện.
3. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên
và hoạt động đúng nội dung quy định trong Giấy phép. Giấy phép không được làm
giả, tẩy xoá, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều 12. Khai trương hoạt động
1. Để khai trương hoạt động, tổ chức tài chính quy mô nhỏ được cấp Giấy
phép phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có điều lệ được
Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;
b) Có Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh; có đủ vốn pháp định;
c) Phần vốn pháp định
góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả mở tại Ngân hàng Nhà nước
trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải toả sau khi tổ
chức tài chính quy mô nhỏ khai trương hoạt động; quy định này không áp dụng đối
với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ đã có hoạt động trước khi Nghị định này có
hiệu lực;
d) Có văn bản pháp
lý về quyền sở hữu hoặc quyền được phép sử dụng trụ sở chính của tổ chức tài
chính quy mô nhỏ;
đ)
Đăng báo địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung trong Giấy
phép. Quy định này không áp dụng đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ không
nhận tiết kiệm tự nguyện.
2. Tối thiểu 30 ngày trước ngày khai trương, tổ chức tài chính quy mô nhỏ
phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương về việc khai trương hoạt động.
3. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, nếu tổ chức tài
chính quy mô nhỏ không khai trương hoạt động thì Giấy phép được cấp sẽ đương
nhiên hết hiệu lực.
Điều 13. Gia hạn và thu hồi giấy phép
1. Gia hạn giấy phép
a) Hồ sơ xin gia hạn
Giấy phép của tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải nộp Ngân hàng Nhà nước ít nhất
02 tháng trước ngày hết hạn của Giấy phép. Hồ sơ xin gia hạn gồm:
- Đơn xin gia hạn;
- Báo cáo hoạt động
của tổ chức tài chính quy mô nhỏ trong 03 năm liên tục gần nhất.
b) Trong vòng 30
ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin gia hạn, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem
xét ban hành quyết định cho phép gia hạn Giấy phép đối với tổ chức tài chính
quy mô nhỏ hoặc từ chối việc gia hạn. Trường hợp từ chối gia hạn, Ngân hàng Nhà
nước phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối.
2. Tổ chức tài
chính quy mô nhỏ bị thu hồi Giấy phép trong những trường hợp sau:
a) Có chứng cứ là trong
hồ sơ đề nghị cấp phép có những thông tin cố ý làm sai sự thật;
b) Không khai
trương hoạt động sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép;
c) Tự nguyện hoặc
bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải giải thể;
d) Chia tách, sáp
nhập, hợp nhất, phá sản;
đ) Nhận tiết kiệm tự nguyện khi chưa được Ngân hàng Nhà nước cho phép;
e) Hoạt động sai mục
đích ghi trong điều lệ.
Điều 14. Hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể
Trong trường hợp cần
hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải gửi
đơn và hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước. Trong thời hạn 30 ngày nhận đầy đủ hồ
sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Trường hợp không chấp thuận, văn bản trả lời phải nêu rõ lý do từ chối.
Hồ sơ và thủ tục hợp
nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực
hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 15. Phá sản và thanh lý
Quy trình phá sản
và thanh lý của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo hướng dẫn của
Ngân hàng Nhà nước, pháp luật về phá sản.
Chương 3:
TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ,
KIỂM SOÁT, ĐIỀU HÀNH CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ
Điều 16. Cơ cấu tổ chức tài chính quy mô nhỏ
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng
giám đốc (Giám đốc).
2. Hội đồng quản trị tổ chức tài chính quy mô nhỏ không nhận tiết kiệm tự
nguyện có số lượng thành viên tối thiểu là 03 người; Ban Kiểm soát tối thiểu là
01 người.
3. Hội đồng quản trị tổ chức tài chính quy mô nhỏ nhận tiết kiệm tự nguyện
có số lượng thành viên tối thiểu là 03 người; Ban Kiểm soát là 03 người.
4. Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức
tài chính quy mô nhỏ phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức
nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định.
5. Việc bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng
giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 17. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban
Kiểm soát
1. Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ quản trị tổ chức tài chính quy mô
nhỏ theo quy định của pháp luật; quyết định chủ trương, phương hướng hoạt động
của tổ chức tài chính quy mô nhỏ và thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác được quy
định tại điều lệ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
2. Ban điều hành gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) và các Phó Tổng giám đốc
(Phó Giám đốc) thay mặt Hội đồng quản trị để quản lý và điều hành tổ chức tài
chính quy mô nhỏ. Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính quy mô nhỏ là đại
diện pháp nhân của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
3. Ban Kiểm soát thay mặt Hội đồng quản trị kiểm soát hoạt động tài chính
của tổ chức tài chính quy mô nhỏ và hoạt động điều hành của Tổng giám đốc (Giám
đốc) thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại điều lệ của tổ chức
tài chính quy mô nhỏ.
Điều 18. Những người không được là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm
soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, các tội
nghiêm trọng xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân; các tội
nghiêm trọng về kinh tế.
3. Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án.
4. Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc)
của một công ty đã bị phá sản, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật về
phá sản.
5. Đã từng là đại diện theo pháp luật của một công ty bị đình chỉ hoạt động
do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
6. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản
trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Điều 19. Mở và chấm dứt hoạt động của chi nhánh
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được mở chi nhánh tại các địa bàn trong
nước nơi có nhu cầu hoạt động. Việc mở và chấm dứt hoạt động của chi nhánh phải
được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
2. Điều kiện, hồ
sơ, thủ tục mở và chấm dứt hoạt động của chi nhánh tổ chức tài chính quy mô nhá
được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 20. Góp vốn và chuyển nhượng vốn góp
1. Các tổ chức và cá nhân góp vốn vào tổ chức tài chính quy mô nhỏ trên
cơ sở hợp đồng góp vốn.
2. Việc góp vốn và chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
Chương 4:
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT
ĐỘNG
Điều 21. Quy định về hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện một số hoặc toàn bộ nội
dung hoạt động quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định
này.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể nội dung hoạt động trong Giấy phép
của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Điều 22. Huy động vốn
Tổ chức tài chính
quy mô nhỏ được huy động vốn từ các nguồn sau:
1. Nhận tiết kiệm:
a) Tiết kiệm bắt
buộc;
b) Tiết kiệm tự
nguyện.
2. Vay vốn:
a) Vay vốn của tổ
chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
b) Vay vốn của các
cá nhân và tổ chức nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
3. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được tiếp nhận vốn uỷ thác theo các chương
trình, dự án của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 23. Hoạt động tín dụng
1. Cho vay.
2. Cho vay bằng nguồn vốn uỷ thác.
Điều 24. Hoạt động khác
Tổ chức tài chính
quy mô nhỏ được quyền làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động
ngân hàng, bảo hiểm.
Điều 25. Mở tài khoản
Tổ chức tài chính
quy mô nhỏ được mở tài khoản và gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng khác.
Điều 26. Hoạt động thanh toán
Tổ chức tài chính quy
mô nhỏ được phép cung ứng một số dịch vụ thanh toán hạn chế theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
Điều 27. Hạn chế về hoạt động tín dụng và huy động tiết kiệm
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải tuân thủ các quy định sau về hạn chế
tín dụng, tiết kiệm:
a) Giá trị tối đa
của một khoản tín dụng quy mô nhỏ;
b) Dư nợ cho vay tối
đa đối với một khách hàng;
c) Các hạn chế về
tiền gửi tiết kiệm;
d) Số dư tiền gửi
tiết kiệm tối đa của một khách hàng.
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các quy định hạn chế
về tín dụng, tiết kiệm phù hợp với từng loại hình tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
3. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ nhận tiết kiệm tự nguyện phải tham gia bảo
hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Những thay đổi phải được chấp thuận
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng
văn bản trước khi thay đổi một trong những điểm sau đây:
a) Tên gọi của tổ
chức tài chính quy mô nhỏ;
b) Mức vốn điều lệ;
c) Địa điểm đặt trụ
sở chính, chi nhánh;
d) Nội dung, phạm
vi và thời hạn hoạt động;
đ) Thay đổi liên
quan đến vốn góp và người góp vốn;
e) Thành viên Hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và thành viên Ban Kiểm soát.
2. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hồ sơ và thủ tục thay đổi trong các trường
hợp trên.
3. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tài chính quy mô
nhỏ phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi quy định
tại khoản 1 Điều này.
Chương 5:
TÀI CHÍNH, HẠCH
TOÁN VÀ BÁO CÁO
Điều 29. Tài chính
1. Năm tài chính của tổ chức tài chính quy mô nhỏ bắt đầu từ ngày 01
tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
2. Thu, chi tài chính của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện
theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 30. Hạch toán
Tổ chức tài chính
quy mô nhỏ thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ theo
quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định theo hướng dẫn của
Ngân hàng Nhà nước.
Điều 31. Trích lập và sử dụng các quỹ
Việc trích lập, duy
trì và sử dụng các quỹ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy
định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 32. Chế độ báo cáo
Tổ chức tài chính
quy mô nhỏ thực hiện chế độ báo cáo và thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước và Bộ Tài chính.
Chương 6:
THANH TRA, KIỂM
SOÁT ĐẶC BIỆT, PHÁ SẢN, GIẢI THỂ VÀ THANH LÝ
Điều 33. Thanh tra
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải chịu sự thanh tra của Thanh tra Ngân
hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thanh tra thực
hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 34. Kiểm soát đặc biệt, phá sản, giải thể và thanh lý
Việc kiểm soát đặc
biệt, phá sản, giải thể và thanh lý đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ được
thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 35. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Việc khen thưởng
và xử lý vi phạm của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước.
Chương 7:
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 36. Điều khoản miễn trừ
1. Miễn áp dụng điều kiện quy định tại điểm a khoản 7 Điều 8 Nghị định
này khi xem xét cấp Giấy phép cho các tổ chức đang có hoạt động tài chính quy
mô nhỏ trước khi Nghị định này có hiệu lực.
2. Điều khoản miễn trừ này chỉ có hiệu lực áp dụng trong 24 tháng kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 37. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày được đăng Công báo
và thay thế các quy định trước đây trái với Nghị định này.
2. Trong thời gian
24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các tổ chức đang thực hiện hoạt
động tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam phải tiến hành các thủ tục đề nghị Ngân
hàng Nhà nước cấp Giấy phép theo các quy định tại Nghị định này hoặc chấm dứt
hoạt động tài chính quy mô nhỏ.
Điều 38. Trách nhiệm thi hành
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này./.