KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2195/QĐ-TTG NGÀY 06/12/2011 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng
và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số
2195);
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Tổ chức
chính trị - xã hội trên địa bàn thực hiện tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tài chính vi
mô; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị này (nếu có nhu cầu)
thành lập chương trình, dự án tài
chính vi mô nhằm hỗ trợ, cung ứng kịp thời nguồn vốn với chi phí hợp lý phục vụ
sản xuất kinh doanh cho các thành phần kinh tế, góp phần thực hiện việc phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong thời gian tới (từ nay đến hết
năm 2015), Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn báo cáo kịp thời
chương trình, dự án tài chính vi mô phát sinh do các đơn vị này quản lý và hướng
dẫn chuyển đổi các hoạt động tài chính vi mô này theo mô
hình tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép.
Trên cơ sở nhiệm vụ trọng tâm được
xác định theo Quyết định số 2195 đối với UBND tỉnh, thành phố đến năm 2020,
UBND tỉnh xây dựng kế hoạch yêu cầu các Sở, ngành liên quan triển khai, tổ chức
thực hiện trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Quán triệt đầy đủ nhận thức việc xây dựng
phát triển tổ chức tài chính vi mô là một trong những giải pháp góp phần hỗ trợ vốn cho người nghèo, người có thu nhập thấp,
các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ để phục vụ phát triển kinh tế nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời có những giải pháp giám sát chặt
chẽ hoạt động tổ chức tài chính vi
mô theo quy định của pháp luật, điều chỉnh, chuyển đổi định hướng cho tổ chức tài chính vi mô phát triển an
toàn, bền vững trên cơ sở pháp lý đầy đủ.
2. Yêu cầu:
Quán triệt, triển khai đầy đủ Quyết định
số 2195/QĐ-TTg đến các sở, ngành cấp
tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố và thị xã, các tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức, cá nhân có
liên quan.
II. NỘI DUNG TRIỂN
KHAI
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về vai trò, hiệu quả của hoạt động tài chính vi mô trong việc phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời tăng cường phổ biến kinh nghiệm và các mô hình hoạt động tài chính vi mô hiệu quả.
- Khuyến khích các tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tiếp tục thành lập chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa
bàn nhằm đẩy lùi hoạt động cho vay dưới các hình thức: phường, họ, hụi, vay nặng
lãi trong dân cư.
- Tiếp tục hướng dẫn các chương
trình, dự án tài chính vi mô phát sinh trên địa bàn chuyển đổi hoạt động theo
mô hình tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép.
- Hỗ trợ các tổ chức tài chính
vi mô hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các Bộ, Ngành liên
quan trong việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để đảm bảo các hoạt
động tài chính vi mô an toàn, bền vững.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Phân công
trách nhiệm:
a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi
nhánh tỉnh Nghệ An:
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi tắt là tổ
chức xã hội) để nắm bắt kịp thời
chương trình, dự án tài chính vi mô do các đơn vị này quản lý và hướng dẫn
trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép chuyển
đổi thành tổ chức tài chính vi mô theo quy định.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho
các tổ chức tài chính vi mô được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật
trên cơ sở Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan.
- Thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tài chính vi mô để góp phần đảm bảo hoạt động ngân hàng trên địa
bàn an toàn, hiệu quả.
- Phối hợp với các Sở, Ngành, tổ chức xã hội và UBND các huyện, thành
phố và thị xã trong việc đề xuất kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động tài chính vi mô.
- Làm đầu mối tiếp nhận, theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch
này và tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn.
b) Sở Tài chính:
- Hướng dẫn các tổ chức tài chính vi
mô thực hiện cơ chế tài chính, chế độ hạch toán, kế toán phù hợp với hoạt động
tài chính vi mô.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế về tín dụng ưu đãi đảm bảo phục vụ đúng đối tượng người nghèo
và các đối tượng chính sách khác.
- Tham mưu cho UBND tỉnh có chính
sách, cơ chế phù hợp để tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức chính trị -
xã hội tham gia sử dụng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để thực hiện hoạt động tài chính vi mô trên địa bàn.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Xây dựng chính sách khuyến khích phát
triển tài chính vi mô trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế của tỉnh trong
từng thời kỳ.
- Hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô
trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi; hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức tài chính vi mô trước khi đi vào hoạt động.
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành chính
sách khuyến khích các tổ chức tài chính vi mô tham gia các chương trình xóa
đói, giảm nghèo và an sinh xã hội của địa phương trên cơ sở các quy định của
pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức
liên quan đôn đốc, hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn hoạt động
theo quy định của pháp luật.
đ) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thị xã:
- Tích cực phối hợp với các tổ chức
chính trị - xã hội triển khai việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách về
tài chính vi mô.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam Chi nhánh tỉnh và các cơ quan,
tổ chức liên quan chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô tại địa
phương hoạt động theo quy định của pháp luật.
e) Sở Thông tin và Truyền
thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An:
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức
liên quan để tuyên truyền chủ trương, chính sách nhằm nâng cao nhận thực của
người dân, các cấp, các ngành về vai trò, hiệu quả của tài chính vi mô và phổ
biến hiệu quả của các mô hình hoạt động tài chính vi mô trong việc xóa đói, giảm
nghèo tại địa phương cũng như khó
khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án.
g) Các tổ chức xã hội trên địa
bàn:
- Chỉ đạo, hỗ trợ để các hoạt động tài chính vi mô thuộc trách nhiệm quản lý
phát triển an toàn, bền vững, và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tỉnh để được hỗ trợ hướng dẫn chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam cấp phép.
- Cung cấp các thông tin có liên quan
đến các chương trình, dự án tài chính vi mô phát sinh thuộc trách nhiệm quản lý
.
- Tuyên truyền về hoạt động tài chính
vi mô đến từng hội viên.
- Tổ chức đào tạo, xây dựng các
chương trình nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ hoạt động tài chính vi mô do
đơn vị trực tiếp quản lý.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi
nhánh tỉnh và các Sở, Ngành liên quan trong việc đề xuất điều chỉnh, bổ sung khuôn khổ pháp lý để đảm bảo hoạt
động tài chính vi mô an toàn, bền vững.
2. Chế độ báo
cáo:
- Các Sở, Ngành cấp tỉnh, tổ chức
chính trị - xã hội và Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố và thị xã gửi báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số
2195/QĐ-TTg theo nhiệm vụ được
phân công trong Kế hoạch này định
kỳ hàng năm, gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh tỉnh) trước ngày 10 tháng 01 hàng năm.
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh tổng
hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 2195/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng năm, gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
Trên đây là Kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ
thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong quá trình triển khai thực hiện
nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ
quan, đơn vị báo cáo về Ủy ban
nhân dân tỉnh (qua Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh) để được hướng dẫn, xử lý
kịp thời./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT
HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP, PVP.TM UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Lưu: VT, TM.UB.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Xuân Đại
|