ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 116/KH-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
10 tháng 6 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT 20 NĂM TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2002/NĐ-CP NGÀY
04/10/2002 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và
các đối tượng chính sách khác; Kế hoạch số 18/KH-HĐQT ngày 21/4/2022 của Chủ tịch
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về việc tổ chức tổng kết 20 năm
triển khai tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của
Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Tổng kết, đánh giá kết
quả đạt được sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày
04/10/2002 của Chính phủ (Nghị định số 78/2002/NĐ-CP). Xác định vị trí
và vai trò của tín dụng chính sách xã hội để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong thời gian tới nhằm góp
phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh
xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh.
2. Tập trung tổng kết,
đánh giá những mặt được, những tồn tại, hạn chế về cơ chế chính sách, nguồn lực,
về thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, tổ chức chỉ đạo, điều
hành của các cấp, các ngành trong triển khai hoạt động tín dụng chính sách ưu
đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Trên cơ sở đó, rút ra các bài
học kinh nghiệm, đồng thời đưa ra các đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của tín dụng chính sách xã hội phù hợp.
II. NỘI DUNG
TỔNG KẾT
Nội dung tổng kết thực hiện
theo hướng dẫn tại Kế hoạch số 18/KH-HĐQT ngày 21/4/2022 của Chủ tịch Hội đồng
Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội; trong đó tập trung một số nội dung sau:
1. Tổng kết,
đánh giá kết quả đạt được trong 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP
- Đánh giá vai trò hiệu quả hoạt
động của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp
trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; vai trò của Chủ tịch ủy
ban nhân dân cấp xã từ khi được bổ sung làm thành viên Ban đại diện Hội đồng quản
trị Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện; đặc biệt tính hiệu quả từ khi có Chỉ
thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh trong điều hành tác nghiệp, quản lý.
- Đánh giá vai trò và kết quả tổ
chức thực hiện công tác ủy thác vốn tín dụng chính sách xã hội của các tổ chức
chính trị - xã hội; khả năng phát huy thế mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội
trong việc bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay, trả nợ,
trả lãi của người vay...; trong việc tập hợp lực lượng, tăng số lượng hội viên,
củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng phong trào hoạt động, góp phần củng
cố hệ thống chính trị tại cơ sở.
- Đánh giá hoạt động tại các Điểm
giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội; vai trò của mạng lưới Tổ Tiết kiệm
và vay vốn trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
- Đánh giá, phân tích các nguồn
vốn huy động từ các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo
và các đối tượng chính sách khác, nêu bật kết quả tăng trưởng nguồn vốn, đánh
giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo
và các đối tượng chính sách khác .
- Đánh giá kết quả thực hiện
các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong việc góp phần thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm
bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (đánh
giá cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn;
đánh giá tác động, sự phù hợp của số lượng các chương trình tín dụng chính sách
hiện nay đối với khả năng nguồn lực vốn, bộ máy, tổ chức và nguồn nhân lực của
Ngân hàng Chính sách xã hội;...).
- Đánh giá việc thực hiện
chế độ tiền lương, phụ cấp lương và các chế độ chính sách khác của người lao động
tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Đánh giá kết quả phân
loại nợ, xử lý nợ bị rủi ro; vai trò và kết quả tổ chức thực hiện công tác phân
loại nợ và công tác xử lý nợ bị rủi ro của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy
thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn.
2. Khó
khăn, vướng mắc, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình triển
khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP
Đánh giá những hạn chế, tồn tại
phát sinh, nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai tín dụng
chính sách, về tổ chức bộ máy, cơ chế tài chính tiền lương, về triển khai thực
hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, cơ chế tạo lập
nguồn vốn, phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro…
3. Tổng kết,
đánh giá chung và bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình triển khai thực
hiện
Đánh giá và khẳng định sau 20
năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP , tín dụng chính sách đã thu được
nhiều kết quả nổi bật, huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn,
tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan
trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng,
Nhà nước đề ra, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng
và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
4. Mục tiêu
và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới (đến năm 2030)
- Mục tiêu: Đưa ra các mục tiêu
tổng quát; mục tiêu cụ thể cho hoạt động tín dụng chính sách.
- Giải pháp thực hiện trong thời
gian tới (đến năm 2030): Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả các chương trình tín dụng chính sách.
5. Kiến nghị,
đề xuất để hoạt động tín dụng chính sách xã hội tiếp tục phát huy hiệu quả
trong giai đoạn tới.
- Kiến nghị, đề xuất các giải
pháp để tháo gỡ những vấn đề khó khăn, vướng mắc; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện
cơ chế chính sách nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội.
III. PHẠM VI
TỔNG KẾT
Công tác tổng kết được thực hiện
ở hai cấp: Cấp tỉnh và cấp huyện.
IV. THỜI
GIAN, HÌNH THỨC TỔNG KẾT
1. Thời gian tổ chức
- Đối với cấp huyện:
Hoàn thành trước ngày 31/7/2022.
- Đối với cấp tỉnh: Hoàn
thành trước ngày 30/9/2022.
2. Hình thức tổ chức
Tổ chức Hội nghị trực tiếp hoặc
trực tuyến phù hợp với tình hình thực tế trên tinh thần đảm bảo tiết kiệm, hiệu
quả và an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (Cơ quan thường trực)
- Tham mưu, trình Trưởng Ban đại
diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp thành lập Ban chỉ đạo
Tổng kết 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP do Trưởng Ban đại diện Hội
đồng quản trị cùng cấp làm Trưởng ban, Thường trực Ban chỉ đạo là Giám đốc Ngân
hàng Chính sách xã hội cùng cấp, Thành viên Ban chỉ đạo là các thành viên Ban đại
diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp và đại diện lãnh đạo
của các cơ quan, đơn vị có liên quan nếu cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng báo cáo
tổng kết 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ; tổng hợp, xây dựng dự thảo
Báo cáo tổng kết 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang theo đúng nội dung tại Kế hoạch này và hướng dẫn của Ngân hàng
Chính sách xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, chương
trình, kịch bản Hội nghị; chuẩn bị bài phát biểu của Lãnh đạo tỉnh, thống nhất
đại biểu mời dự Hội nghị, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt trước khi tổ chức
thực hiện.
- Chủ động mời Lãnh đạo Ngân
hàng Chính sách xã hội tham dự Hội nghị; gửi Giấy mới đến các đại biểu; chuẩn bị
tài liệu phục vụ Hội nghị và các điều kiện cần thiết để tổ chức Hội nghị; lựa
chọn, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chuẩn bị nội dung
tham luận tại Hội nghị tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội
vụ, các cơ quan liên quan thống nhất, đề nghị danh sách tập thể, cá nhân tiêu
biểu, có thành tích xuất sắc trong 20 năm triển khai thực hiện tín dụng chính
sách trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương tuyên truyền về hoạt động tín dụng chính sách dưới nhiều hình
thức nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về các chính sách tín dụng ưu đãi của
Chính phủ và vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc tổ chức thực hiện;
xây dựng phóng sự về kết quả 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
2. Sở Nội
vụ
- Phối hợp, hướng dẫn Chi nhánh
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh các thủ tục xét, trình khen thưởng theo quy định.
- Tham mưu, trình Ủy ban nhân
dân tỉnh khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong
20 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
3. Sở
Thông tin và Truyền thông, Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử của tỉnh
- Phối hợp với Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền; xây dựng phóng sự,
đưa tin, bài viết về hiệu quả, vai trò của tín dụng chính sách xã hội góp phần
thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo việc làm, xây dựng
nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau thời gian diễn ra Hội nghị.
- Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh: Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh xây dựng phóng sự
về kết quả 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.
4. Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố
- Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch và
thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức Hội nghị tổng kết tại cấp huyện, phân công nhiệm
vụ cụ thể để triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, chất lượng, đúng tiến độ.
- Xây dựng, báo cáo tổng kết 20
năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP tại địa phương, gửi Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh tổng hợp theo quy định.
5. Các Sở,
ngành, đơn vị liên quan
Phối hợp với Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này
theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách.
6. Đề nghị
các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Phối hợp với Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai thực hiện tốt các nội dung phục vụ công
tác tổng kết, đánh giá kết quả 20 năm thực hiện tín dụng chính sách ưu đãi đối
với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ;
lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quản lý, sử dụng vốn
vay để tham luận và xét khen thưởng tại Hội nghị tổng kết ở các cấp.
7. Các
thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, huyện
Thực hiện và phối hợp với Ngân
hàng Chính sách xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp tham gia vào dự thảo
Báo cáo tổng kết 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ; chỉ đạo tập thể,
cá nhân trực thuộc tổ chức, đơn vị mình chuẩn bị tham luận tại Hội nghị (nếu
có).
Trên đây là Kế hoạch tổng kết
20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa
phương căn cứ nội dung Kế hoạch này nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh; (báo cáo)
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các thành viên BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành liên quan;
- Các tổ chức chính trị - xã hội;
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;
- CN Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh;
- Lưu: VT (VânT H).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Việt Phương
|