ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
BAN DÂN TỘC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
309/HD-BDT
|
Thanh
Hóa, ngày 08 tháng 10 năm 2007
|
HƯỚNG DẪN
THỰC
HIỆN THÔNG TƯ SỐ 02/2007/TT-UBDT, VỀ CHO VAY VỐN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỐI VỚI HỘ
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐBKK THEO QUYẾT ĐỊNH 32/2007/QĐ-TTG
Căn cứ Quyết định số
32/2007/QĐ-TTg, ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát
triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK (Sau đây gọi tắt là
Quyết định 32/CP);
Căn cứ Thông tư số 02/2007/TT-UBDT, ngày 7/6/2007 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban
Dân tộc về việc Hướng dẫn và Kế hoạch triển khai Quyết định 32/CP năm 2007 và
giai đoạn 2008 – 2010;
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa tại Văn bản số 3740/UBND-MN, ngày 12/9/2007
về việc giao Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội và
các ngành chức năng thực hiện kế hoạch 2007 và rà soát nhu cầu thực hiện giai
đoạn 2008 – 2010 về chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng
bào dân tộc thiểu số ĐBKK theo Quyết định 32/CP;
Căn cứ Quyết định số: 3000/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc phân bổ vốn cho vay phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số
ĐBKK năm 2007;
Ban Dân tộc Thanh Hóa hướng dẫn cụ thể kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện
Quyết định 32/2007/QĐ-TTg như sau:
I. QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Chính
sách cho vay theo Quyết định 32/CP được thực hiện trực tiếp cho hộ dân tộc
thiểu số ĐBKK: chính sách quản lý sử dụng vốn vay trên cơ sở có sự giúp đỡ, bảo
lãnh của các tổ chức chính quyền và tổ chức chính trị ở xã, thôn/bản; nhằm ổn
định đời sống sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
2. Hộ chính
sách phải được bình xét từ thôn/bản, xã công khai dân chủ, công bằng; căn cứ
kết quả và biên bản họp thôn/bản, UBND xã tổng hợp danh sách hộ thuộc đối tượng
hưởng chính sách theo thứ tự ưu tiên như: Hộ gia đình thương binh, liệt sỹ; hộ
gia đình có công với cách mạng; hộ gia đình khó khăn đặc biệt trình UBND huyện
phê duyệt.
2.1. Riêng
năm 2007, bình xét số hộ trong phạm vi kinh phí đã được UBND tỉnh và UBND huyện
phê duyệt:
- Từ năm 2008,
hộ được vay vốn thực hiện theo danh sách đã bình xét và theo thứ tự ưu tiên. (Việc
bình xét theo văn bản số 288/BDT-CS ngày 24/9/2007 của Ban Dân tộc)
2.2. Hàng
năm có rà soát và phân loại (hoặc) bổ sung đối tượng chính sách cho phù hợp với
tình hình thực tế ở từng thôn, bản, xã, cơ sở.
3. Hộ gia
đình thuộc diện chính sách vay vốn phải có cam kết về kế hoạch, phương án phát
triển sản xuất cụ thể (Trồng cây gì? nuôi con gì? Hoặc dịch vụ sản xuất gì?)
trên cơ sở có sự giúp đỡ lập kế hoạch, xác nhận bảo lãnh, hướng dẫn cách làm ăn
của tổ chức chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương.
4. Căn cứ
nguồn vốn Trung ương phân bổ và các nguồn vốn lồng ghép từ ngân sách
tỉnh (Nếu có); căn cứ vào danh sách đối tượng chính sách đã được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt, Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay vốn theo
phương thức ủy quyền cho các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở tương tự như
cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác.
5. Thời
gian giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010; thời gian giải ngân cho
vay hoàn thành trước ngày 31/12/2010, để tổng hợp đánh giá và điều chỉnh chính
sách trong giai đoạn tiếp theo.
II. QUY ĐỊNH
CỤ THỂ
1. Đối tượng
áp dụng:
Đối tượng thuộc
chính sách theo Quyết định 32/CP là hộ dân tộc thiểu số vùng khó khăn theo
Quyết định 30/2007/QĐ-TTg, ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Hộ có vợ hoặc
chồng là dân tộc thiểu số đều được thực hiện chính sách này. Hộ áp dụng chính
sách phải là hộ đang cư trú hợp pháp (được UBND xã xác nhận) tại địa bàn
xã thuộc vùng khó khăn;
Đối tượng hộ
được vay vốn PTSX phải có đầy đủ các tiêu chí sau:
- Là bộ rất
nghèo, đời sống rất khó khăn; thu nhập bình quân đầu người dưới 60.000
đồng/người/tháng.
- Tổng giá trị
tài sản của hộ không quá 3 triệu đồng (không tính giá trị đất đai, tài sản
nhà ở được Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ; hoặc giá trị tài sản, nguồn vốn khác
đang vay từ ngân hàng) theo kết quả điều tra hộ nghèo năm liền kề trước khi
thực hiện vay vốn.
- Hộ áp dụng
chính sách phải có phương án hoặc kế hoạch sản xuất cụ thể nhưng thiếu vốn hoặc
chưa có vốn để thực hiện.
2. Điều kiện
cho vay vốn:
2.1. Các
hộ đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK phải được bình xét dân chủ, công khai từ
thôn, bản. UBND xã xác nhận trình UBND huyện phê duyệt (có danh sách hộ và
biên bản họp thôn/bản).
2.2. Mục
đích bắt buộc và duy nhất của đối tượng vay vốn phải là phát triển sản xuất,
xóa đói giảm nghèo.
2.3. Hộ (hoặc
nhóm hộ) vay vốn phải có phương án, kế hoạch sản xuất cụ thể nhưng thiếu
vốn hoặc chưa có vốn để thực hiện; được các tổ chức chính trị xã hội (Hội
Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên…vv…) giúp lập và được
UBND xã xác nhận.
2.4. Chính
quyền cơ sở có kế hoạch và phân công tổ chức (có người) bảo lãnh giúp đỡ, hướng
dẫn cách làm ăn cụ thể cho từng hộ hoặc nhóm hộ vay vốn chính sách.
2.5. Hộ
gia đình thuộc đối tượng trên, khi vay vốn không phải dùng tài sản thế chấp và
được miễn làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn sản xuất.
3. Hình thức
và mức vay vốn:
3.1. Hình
thức cho vay: Bằng tiền mặt (hoặc) giá trị hiện vật được quy đổi
trong điều kiện cụ thể từng địa phương và nguyện vọng, kiến nghị của bộ vay vốn.
3.2. Định
mức cho vay:
- Có thể vay 1
lần (hoặc) nhiều lần nhưng tổng dư nợ ở mọi thời điểm không quá 5 triệu
đồng/1hộ;
- Ngoài định mức
vay trên đây, nếu các hộ có nhu cầu vay tiếp thì được Ngân hàng chính sách xã
hội cho vay theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín
dụng đối với người nghèo.
4. Thời hạn
cho vay vốn và gia hạn nợ:
4.1. Thời
hạn cho vay được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay để sản xuất như
thời vụ, chu kỳ sản xuất, khả năng quay vòng vốn trong sản xuất, kinh doanh;
khả năng và nhu cầu trả nợ của hộ vay vốn; và do Ngân hàng Chính sách quy định
trong phạm vi không quá 5 năm.
4.2. Trường
hợp đến thời hạn trả nợ nhưng hộ vay vốn thuộc diện ĐBKK và có nhu cầu sử dụng
tiếp vốn vay thì hộ gia đình làm đơn đề nghị UBND xã xác nhận và gửi Ngân hàng
chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ mỗi lần tối đa
bằng thời hạn cho vay.
5. Lãi xuất
cho vay:
Lãi xuất cho vay
bằng 0% (Theo Quyết định 32/CP quy định).
6. Xử lý rủi
ro:
- Trường hợp hộ
vay vốn gặp rủi ro như: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn, ốm đau… bất
khả kháng không trả được
nợ thì hộ vay vốn phải báo cáo với chính quyền, thôn/bản, cùng tổ chức chính
trị được phân công giúp đỡ, lập biên bản chính thức trình UBND xã xác nhận và
gửi chi nhánh Ngân hàng chính sách huyện tổng hợp báo cáo UBND huyện;
- UBND huyện tổ
chức kiểm tra, xác minh sau đó phê duyệt và gửi kết quả cho Ngân hàng chính
sách xã hội cấp tỉnh tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét ra Quyết định xóa nợ;
Không chấp thuận
rủi ro các trường hợp dùng tiền vay vào giải quyết những việc không trực tiếp
cho phát triển sản xuất.
7. Lập kế
hoạch:
- Hàng năm UBND
xã, huyện lập kế hoạch và nhu cầu thực hiện chính sách cùng với quy trình lập
kế hoạch chung gửi Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp
trình UBND tỉnh (cùng thời gian với lập dự toán ngân sách hàng năm);
- Căn cứ vào dự
toán Trung ương phân bổ, được UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính chuyển kinh phí
cho Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện theo định kỳ 6 tháng 1 lần.
8. Kiểm tra
giám sát và báo cáo:
UBND các huyện
được thực hiện chính sách, chỉ đạo các đơn vị xã, các tổ chức liên quan kiểm
tra, giám sát việc thực hiện chính sách trên địa bàn; phòng Dân tộc huyện – đơn
vị thường trực tham mưu giúp UBND huyện Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc và đánh giá
hiệu quả việc thực hiện chính sách vay vốn trên địa bàn các xã và thôn/bản của
huyện. Định kỳ 6 tháng và hàng năm (trước 15/6 và 15/12) UBND xã, huyện
và Chi nhánh Ngân hàng chính sách huyện báo cáo gửi về Ngân hàng chính sách
tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Ban Dân tộc (cơ quan thường
trực) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương.
9. Quy trình,
thủ tục cho vay và xử lý rủi ro:
Thực hiện theo
Thông tư số 678/KTCS-TD, ngày 22/4/2007 của Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách
xã hội.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Ban Dân
tộc có trách nhiệm:
1.1. Chủ
trì hàng năm rà soát, bổ sung xây dựng kế hoạch nhu cầu vốn gửi sở Kế hoạch và
Đầu tư và Sở Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm theo quy định;
1.2. Chủ
trì phối hợp với các ngành liên quan và UBND các cấp huyện, xã kiểm tra giám
sát việc thực hiện chính sách vay vốn theo Quyết định 32/CP, tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh và các Bộ ngành Trung ương theo định kỳ hàng năm.
2. Ngân hàng
chính sách xã hội tỉnh:
- Hướng dẫn quy
trình và thủ tục cho vay vốn đảm bảo, đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện; thực
hiện kế hoạch cho vay vốn, thu hồi nợ; tham mưu cho UBND các cấp xử lý rủi ro;
- Lập kế hoạch
tiến độ giải ngân và báo cáo định kỳ gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và
Ban Dân tộc tỉnh để phối hợp thực hiện.
3. Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành liên quan phối hợp thực hiện theo
Quyết định 3000/QĐ-UBND, ngày 4/10/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
4. Ủy ban
nhân dân huyện:
- Chịu trách
nhiệm trực tiếp, toàn diện việc chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay hàng
năm theo quyết định của UBND tỉnh. Cụ thể:
+ Chỉ đạo chi
nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức thực hiện cho vay và thu hồi nợ
vốn vay;
+ Phê duyệt danh
sách đối tượng thụ hưởng và diện được vay hàng năm của từng xã để báo cáo UBND
tỉnh, cơ quan thường trực chương trình;
+ Thẩm định, báo
cáo tình hình rủi ro trong sử dụng vốn vay của các xã gửi Ngân hàng chính sách
xã hội tỉnh để tổng hợp trình UBND tỉnh ra quyết định xử lý;
+ Định kỳ 6
tháng báo cáo kết quả với UBND tỉnh và Cơ quan Thường trực để tổng hợp.
5. Ủy ban
Nhân dân các xã:
- Có trách nhiệm
tuyên truyền phổ biến chính sách đến mọi người dân; chỉ đạo tổ chức việc bình
xét, tổng hợp danh sách đối tượng chính sách trên cơ sở công khai, dân chủ từ
thôn/bản và xếp theo thứ tự ưu tiên để trình UBND huyện phê duyệt; phân công tổ
chức cá nhân trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn hộ đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK
cách làm ăn, xóa đói giảm nghèo;
- Hỗ trợ chi
nhánh ngân hàng chính sách trong việc giải ngân và thu hồi vốn; thường xuyên
kiểm tra, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đánh giá hiệu quả vay vốn của các
hộ chính sách trên địa bàn;
- Chỉ đạo Ban
chỉ đạo xóa đói giảm nghèo xã, phối hợp với các tổ chức chính trị giám sát,
kiểm tra chặt chẽ các quá trình bình xét đối tượng, việc vay vốn và sử dụng
vốn, việc thu nợ vốn hoặc xử lý vốn rủi ro… nhằm đặt hiệu quả tốt nhất của
chính sách;
- Định kỳ 6
tháng báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện.
Trên đây là
Hướng dẫn thực hiện chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc
thiểu số ĐBKK theo Quyết định 32/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, các cấp và hộ thực hiện
chính sách gửi kiến nghị về liên ngành Ban Dân tộc – Ngân hàng chính sách xã
hội và các ngành liên quan để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định./.
Nơi nhận:
- UBND các huyện MN (T/H);
- Phòng Dân tộc 11 huyện MN (T/H);
- UBND tỉnh (B/C);
- Các ngành liên quan (P/H);
- Lưu: VT, CS.
|
KT.
TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Phạm Quang Thẩm
|