Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 20/2000/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Số hiệu: 20/2000/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 15/06/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2000

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 20/2000/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2000 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là những hành vi của tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động liên quan đến lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính thì cũng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là 2 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng bị áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.

Điều 4. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thực hiện theo quy định tại Chương VI của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 6. Cưỡng chế, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Việc cưỡng chế, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại các Điều 55, 56 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 7. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 8. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thì những tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng:

1. Những tình tiết giảm nhẹ:

Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.

2. Những tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm có tổ chức;

b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;

đ) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

e) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự;

g) Sau khi vi phạm mà có hành vi trốn tránh, che giấu.

Chương 2:

HÌNH THỨC VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Điều 9. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn bị áp dụng một trong các biện pháp xử lý sau đây:

a) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra theo quy định của pháp luật;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

Điều 10. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng

1. Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp xử lý khác theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.

d) Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

2. Chánh Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp xử lý khác theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.

d) Đề nghị Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đồng thời báo cáo Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.

3. Thanh tra viên Ngân hàng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

Điều 11. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Nghị định này ủy quyền cho cấp Phó hoặc vắng mặt, thì cấp Phó được xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Nghị định này.

Chương 3:

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

MỤC 1: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG, GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ, VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Điều 12. Vi phạm về giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động nghiệp vụ (gọi chung là giấy phép)

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Cho mượn, cho thuê hoặc chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác;

b) Hoạt động không đúng Điều lệ hoặc hoạt động khi chưa được cấp có thẩm quyền chuẩn y Điều lệ (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác);

c) Tẩy xoá, sửa chữa giấy phép.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động ngân hàng khi giấy phép đã hết thời hạn hoặc không gia hạn giấy phép (đối với trường hợp phải gia hạn).

Điều 13. Xử phạt vi phạm về trụ sở làm việc, thành lập, giải thể tổ chức tín dụng

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, công ty trực thuộc, văn phòng đại diện mà chưa được cấp có thẩm quyền cho phép;

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể tổ chức tín dụng mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;

b) Mở sở giao dịch, chi nhánh, công ty trực thuộc, văn phòng đại diện tại các địa bàn trong nước, nước ngoài, kể cả nơi đặt trụ sở chính mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;

c) Thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để hoạt động trên một số lĩnh vực ngân hàng mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

MỤC 2: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH, KIỂM SOÁT, KIỂM TRA, KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 14. Xử phạt vi phạm về quản trị, điều hành, kiểm soát

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác);

b) Chủ tịch hoặc các thành viên khác của Hội đồng quản trị ủy quyền cho người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ của mình;

c) Chủ tịch Hội đồng quản trị tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác (trừ trường hợp tổ chức đó là công ty của tổ chức tín dụng);

d) Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) không cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm;

đ) Bố trí làm thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng trong cùng một tổ chức tín dụng những người là bố, m, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc);

e) Thành viên Ban kiểm soát do được bổ nhiệm hoặc do Đại hội đồng cổ đông bầu ra không thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đối với tổ chức tín dụng có hành vi bầu hoặc bố trí những người sau đây là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Đã bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân, các tội nghiêm trọng về kinh tế; đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án;

c) Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của một công ty đã bị phá sản hoặc là đại diện theo pháp luật của một công ty bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Phá sản doanh nghiệp.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đối với hành vi: Hội đồng quản trị nhân danh tổ chức tín dụng quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi tổ chức tín dụng nhưng trái với Điều lệ hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc các quy định khác của pháp luật.

Điều 15. Vi phạm về thay đổi tên gọi của tổ chức tín dụng, mức vốn, nội dung, phạm vi hoạt động

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong những nội dung sau đây mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản:

a) Tên của tổ chức tín dụng;

b) Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Ban kiểm soát.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong những nội dung sau đây mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản:

a) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp;

b) Nội dung, phạm vi hoạt động;

c) Tỷ lệ cổ phần của cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần.

3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép từ 3 tháng đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.

Điều 16. Vi phạm về kiểm tra, kiểm toán nội bộ

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi:

a) Không lập chương trình kiểm tra và kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc bộ máy điều hành không đúng quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không thực hiện việc kiểm tra và kiểm toán nội bộ định kỳ hoặc không tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật và hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật;

b) Không thực hiện kiểm toán hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

MỤC 3: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HUY ĐỘNG VỐN

Điều 17. Vi phạm về nhận tiền gửi

1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức có tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc nhưng không nộp phí bảo hiểm tiền gửi đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng không thực hiện đúng quy định về nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 45 của Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều 18. Vi phạm về phát hành giấy tờ có giá

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi phát hành các loại: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài mà không được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

MỤC 4: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CHO VAY, BẢO LÃNH NGÂN HÀNG, CHIẾT KHẤU VÀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

Điều 19. Vi phạm về cho vay

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không lưu giữ đủ hồ sơ tín dụng theo quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Không công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết;

c) Hình thức văn bản hợp đồng tín dụng và các bản thuyết trình, chứng từ kèm theo không phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Lập hợp đồng tín dụng không đúng quy định của pháp luật;

b) Không kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng.

3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Cho vay đối với tổ chức, cá nhân không đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật;

b) Áp dụng lãi suất; miễn, giảm lãi cho vay; thu hoa hồng tiền vay; gia hạn nợ; điều chỉnh kỳ hạn nợ; đảo nợ không theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay.

5. Áp dụng biện pháp khác

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn 1 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 20. Vi phạm về chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác không theo quy định của pháp luật .

Điều 21. Vi phạm về bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác (gọi chung là bảo lãnh)

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đủ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) áp dụng tỷ lệ phí bảo lãnh không theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Bảo lãnh vượt mức quy định của pháp luật;

b) Nhận tài sản thế chấp bảo lãnh và thực hiện các quy định khác về bảo lãnh không theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện thanh toán quốc tế mà có hành vi bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác đối với người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

5. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép về thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong thời gian 3 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 22. Vi phạm về hoạt động cho thuê tài chính

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đủ hồ sơ cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lập hợp đồng cho thuê tài chính không theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:

a) Không lập hợp đồng cho thuê tài chính;

b) Cho thuê tài chính đối với tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

c) Tổng giá trị tài sản cho thuê đối với 1 khách hàng so với vốn tự có vượt quá tỷ lệ theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính khi chưa được cấp giấy phép.

5. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê tài chính từ 3 tháng đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này.

MỤC 5: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ KINH DOANH VÀNG

Điều 23. Vi phạm quy định về quản lý ngoại hối, quản lý kinh doanh vàng

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không niêm yết công khai tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ, giá mua và giá bán vàng tại trụ sở giao dịch theo quy định của cấp có thẩm quyền;

b) Không gửi báo cáo theo quy định của cấp có thẩm quyền về hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Có hành vi gian lận trong mua, bán vàng; không sử dụng hóa đơn, chứng từ do Bộ Tài chính phát hành;

b) Mua, bán, thanh toán ngoại tệ đối với khách hàng hoặc chi trả ngoại tệ của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về không theo đúng tỷ giá niêm yết và các quy định khác của pháp luật.

3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho vay bằng ngoại tệ không theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Mở tài khoản hoặc sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài mà chưa được phép hoặc không đúng quy định trong giấy phép của cấp có thẩm quyền;

b) Chuyển ngoại hối hoặc vàng ra nước ngoài và vào Việt Nam trái quy định của pháp luật;

c) Tổ chức tín dụng không chấp hành đúng quy định của pháp luật về trạng thái ngoại hối hoặc trạng thái đồng Việt Nam;

d) Tổ chức có nguồn thu ngoại tệ không chấp hành đúng quy định của pháp luật về việc bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng;

đ) Tổ chức không chấp hành đúng quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, về bảo lãnh và tái bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài;

e) Tổ chức, cá nhân mua, bán, sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế trái quy định của pháp luật;

g) Tổ chức, cá nhân che giấu hoặc đồng lõa với hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động ngoại hối hoặc hoạt động kinh doanh vàng.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Tổ chức kinh doanh ngoại hối hoặc kinh doanh vàng mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép;

b) Tổ chức hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng khi đã bị đình chỉ hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối, giấy phép hoạt động kinh doanh vàng đã hết hạn;

c) Tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng, phát hành hoặc làm đại lý phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ hoặc bằng vàng để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài mà chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

6. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:

a) Tịch thu số ngoại hối hoặc vàng quy định tại các điểm b, e khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 3 tháng, nếu tái vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;

c) Buộc chấm dứt các hoạt động quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này.

MỤC 6: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KẾ TOÁN, NGÂN QUỸ, TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN, MUA, ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

Điều 24. Vi phạm về kế toán, thống kê

Cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này được xử phạt vi phạm hành chính về kế toán, thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, lĩnh vực thống kê.

Điều 25. Vi phạm về an toàn kho quỹ

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm chế độ an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 26. Xử phạt vi phạm về mở tài khoản và duy trì dự trữ bắt buộc

1. Cảnh cáo đối với hành vi mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nhưng duy trì tại đó số dư bình quân thấp hơn với mức dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật.

2. Áp dụng biện pháp khác:

Buộc thực hiện ngay mức dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Vi phạm về ngân quỹ

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

1. Trích lập các quỹ trái quy định của pháp luật.

2. Sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích hàng năm theo tỷ lệ 5 % lợi nhuận sau thuế và các quỹ khác để trả lợi tức cổ phần.

3. Chuyển quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật.

Điều 28. Vi phạm về mua, đầu tư vào tài sản cố định

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua, đầu tư vào tài sản cố định của mình vượt quá 50% vốn tự có.

Điều 29. Xử phạt vi phạm về kinh doanh bất động sản

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi trực tiếp kinh doanh bất động sản.

2. Áp dụng biện pháp khác:

Buộc chấm dứt hoạt động trực tiếp kinh doanh bất động sản.

MỤC 7: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Điều 30. Vi phạm về an toàn trong hoạt động cho vay, bảo lãnh

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho vay mà tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với các đối tượng sau vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng:

a) Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, Kế toán trưởng, Thanh tra viên;

b) Tổ chức, cá nhân sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần của tổ chức tín dụng;

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Cho vay hợp vốn không đúng quy định của pháp luật;

b) Duy trì mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của tổ chức tín dụng do cấp có thẩm quyền quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có một trong những hành vi sau:

a) Cho vay đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;

b) Cho vay đối với người thẩm định hoặc người xét duyệt cho vay;

c) Cho vay đối với bố, m, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;

d) Tổ chức tín dụng chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c khoản 3 Điều này để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng;

đ) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau:

- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, Kế toán trưởng, Thanh tra viên;

- Các cá nhân, tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần của tổ chức tín dụng;

- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1Điều này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi:

Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay theo quy định của Chính phủ, cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.

5. Áp dụng biện pháp khác:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn 1 tháng đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 31. Vi phạm về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về duy trì một trong những tỷ lệ sau đây:

a) Khả năng chi trả;

b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;

c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn;

d) Tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi.

2. Áp dụng biện pháp khác:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn 1 tháng đối với vi phạm quy định tại điều này.

Điều 32. Vi phạm về giới hạn góp vốn, mua cổ phần

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có một trong những hành vi sau:

a) Góp vốn, mua cổ phần vào một doanh nghiệp hoặc tổng mức góp vốn, mua cổ phần trong tất cả các doanh nghiệp vượt mức tối đa theo quy định của pháp luật;

b) Chuyển nhượng cổ phần trái quy định của pháp luật.

2. Áp dụng biện pháp khác:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn 1 tháng đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 33. Vi phạm về dự phòng rủi ro

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi phân loại tài sản có hoạt động ngân hàng không đúng quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi:

a) Lập dự phòng rủi ro không đúng quy định của pháp luật;

b) Sử dụng dự phòng rủi ro không đúng quy định của pháp luật.

3. Áp dụng biện pháp khác:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn 1 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

MỤC 8: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THÔNG TIN VÀ BÍ MẬT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Điều 34. Vi phạm về quản lý thông tin, báo cáo hoạt động ngân hàng

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gửi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không gửi đủ báo cáo hoặc gửi báo cáo không đúng mẫu biểu theo quy định của cấp có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Báo cáo không trung thực về hoạt động của tổ chức tín dụng;

b) Cung cấp cho tổ chức, cá nhân những thông tin liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc chưa có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp quy định tại các Điều 102, Điều 103, khoản 2 Điều 104 của Luật Các tổ chức tín dụng.

4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: không báo cáo ngay cấp có thẩm quyền về diễn biến không bình thường trong hoạt động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Điều 35. Vi phạm về bí mật hoạt động ngân hàng

Phạt tiền đối với hành vi vô ý làm tiết lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu, số liệu trong danh mục bí mật Nhà nước của ngành ngân hàng nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm tiết lộ bí mật các loại tài liệu, số liệu trong danh mục bí mật Nhà nước của ngành ngân hàng thuộc độ "Mật".

2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm tiết lộ bí mật các loại tài liệu, số liệu trong danh mục bí mật Nhà nước của ngành ngân hàng thuộc độ "Tối mật".

3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tiết lộ bí mật các loại tài liệu, số liệu trong danh mục bí mật Nhà nước của ngành ngân hàng thuộc độ "Tuyệt mật".

MỤC 9: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ XÂM PHẠM QUYỀN TỰ CHỦ KINH DOANH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CẢN TRỞ VIỆC THANH TRA, KIỂM TRA, KHÔNG THỰC HIỆN YÊU CẦU CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG, CẠNH TRANH BẤT HỢP PHÁP

Điều 36. Hành vi xâm phạm các mối quan hệ và quyền tự chủ kinh doanh của tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng

Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi sau:

1. Ép buộc tổ chức tín dụng cấp tín dụng hoặc góp vốn, mua cổ phần hoặc hoạt động ngoại hối sai quy định;

2. Che giấu hoặc đồng lõa với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 37. Hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoặc không thực hiện yêu cầu của Thanh tra Ngân hàng

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi sau:

a) Trì hoãn, lẩn tránh, hoặc không cung cấp văn bản, tài liệu, chứng từ, số liệu theo yêu cầu của tổ chức Thanh tra, Đoàn thanh tra, hoặc có thủ đoạn đối phó với Thanh tra viên đang thi hành nhiệm vụ;

b) Giấu diếm, sửa chữa chứng từ, sổ sách hoặc thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra;

c) Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng niêm phong: kho, quỹ, két bạc, đá quý, sổ sách, chứng từ kế toán, hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo lãnh hoặc các tang vật đang bị niêm phong, tạm giữ.

2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không chấp hành quyết định xử lý của Thanh tra ngân hàng;

b) Can thiệp vào việc xử lý của Thanh tra ngân hàng.

Điều 38. Xử phạt hành vi cạnh tranh bất hợp pháp

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật làm tổn hại lợi ích của tổ chức tín dụng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Chương 4:

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Điều 39. Giải quyết khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tố cáo về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Việc khiếu nại, khởi kiện và giải quyết khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thực hiện theo quy định tại Điều 128 của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy định pháp luật khác.

2. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác.

Điều 40. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng có hành vi dung túng, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm, không xử phạt, hoặc xử phạt không đúng quy định của pháp luật, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm s�bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 41. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 42. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 43. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 20/2000/ND-CP

Hanoi, June 15, 2000

 

DECREE

ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MONETARY FIELD AND BANKING OPERATIONS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Vietnam State Bank Law No.01/1997/QH10 of December 12, 1997;
Pursuant to Credit Institutions Law No.02/1997/QH10 of December 12, 1997;
Pursuant to the Ordinance on Handling Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Vietnam State Bank Governor,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation and objects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Organizations and individuals committing acts of administrative violation in the monetary field and banking operations under the provisions of this Decree shall be administratively sanctioned.

Foreign organizations and individuals that conduct activities related to the monetary field and banking operations on the territory of the Socialist Republic of Vietnam and commit acts of administrative violation shall also be sanctioned according to the provisions of this Decree, except otherwise provided for by the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

Article 2.- Principles for sanctioning administrative violations

The principles for sanctioning administrative violations in the monetary field and banking operations shall comply with the provisions in Article 3 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.

Article 3.- Statute of limitations for sanctioning administrative violations

The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the monetary field and banking operations shall be 2 years counting from the date the act of administrative violation is committed.

Past the above-said time limit, no sanction shall be imposed but the measures prescribed at Point b, Clause 3, Article 9 of this Decree shall be applied.

Article 4.- Time limit for being considered not having been sanctioned for administrative violations

Organizations and individuals already sanctioned for administrative violations shall be considered as having not been sanctioned for administrative violations if one year after their execution of the sanctioning decisions or after the expiry of the implementation effect of the sanctioning decisions they do not relapse into such violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The procedures for sanctioning administrative violations in the monetary field and banking operations shall comply with the provisions in Chapter VI of the Ordinance on Handling Administrative Violations.

Article 6.- Coercion, statute of limitations for execution of decisions on sanctioning administrative violations

The coercion and statute of limitations for execution of decisions on sanctioning administrative violations shall comply with the provisions in Articles 55 and 56 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.

Article 7.- Execution of decisions on sanctioning administrative violations

The execution of administrative violation-sanctioning decisions against organizations and individuals that have committed acts of administrative violations in the monetary field and banking operations shall comply with the provisions in Article 54 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.

Article 8.- Extenuating circumstances, aggravating circumstances

When sanctions are imposed on administrative violations in the monetary field and banking operations, the following are considered extenuating or aggravating circumstances:

1. Extenuating circumstances:

The administrative violators have warded off or reduced the harms done by acts of violation or volunteered to overcome the consequences and compensate the damage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Committing the violations in an organized manner;

b) Committing violations more than once or relapsing into violations;

c) Abusing one’s positions and/or powers;

d) Taking advantage of war conditions, natural disasters or other particularly difficult circumstances of the society to commit the violations;

e) Committing the violations while serving administrative violation- sanctioning decisions;

f) Committing violations while serving criminal sentences;

g) Committing acts of escape or concealment after having committed violations.

Chapter II

FORMS OF AND COMPETENCE FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MONETARY FIELD AND BANKING OPERATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For each administrative violation, the violating organizations and/or individuals shall be subject to one of the following sanctioning forms:

a) Warning;

b) Fine.

2. Depending on the nature and seriousness of their violations, organizations and individuals committing acts of administrative violations shall also be subject to one or several of the following forms of additional sanction:

a) The confiscation of material evidences, means used for the commission of administrative violations;

b) The definite or indefinite deprivation of the right to use license for the performance of one or several professional operations related to the acts of administrative violation in the monetary field and banking operations.

3. Besides the sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the violating organizations and individuals shall also be subject to one of the following handling measures:

a) Forcible compensation for damage caused by their administrative violations under the provisions of law;

b) Forcible restoration of the initial state which has been altered due to their administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State Banks Inspector General shall have the power to:

a) Serve warning;

b) Impose a fine of up to 20,000,000 VND;

c) Apply forms of additional sanction and other handling measures as prescribed at Point a, Clause 2 and Clause 3, Article 9 of this Decree;

d) To propose the Vietnam State Bank Governor to definitely or indefinitely deprive the right to use licenses for the performance of one or several professional operations related to acts of administrative violation in the monetary field and banking operations.

2. The chief inspectors of the State Bank branches shall have the power to:

a) Serve warning;

b) Impose a fine of up to 10,000,000 VND;

c) Apply forms of additional sanction and other handling measures as prescribed at Point a, Clauses 2 and 3 of Article 9 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The bank inspectors performing the official duty shall have the power to:

a) Serve warning;

b) Impose a fine of up to 200,000 VND.

Article 11.- Authorization to sanction administrative violations

Where the people with competence to sanction administrative violations as provided for in Clauses 1 and 2 of Article 10 of this Decree authorize their deputies or are absent, the deputies may impose sanctions according to jurisdiction prescribed in Article 10 of this Decree.

Chapter III

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MONETARY FIELD AND BANKING OPERATIONS, THE SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Section 1. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS CONCERNING ESTABLISHMENT AND OPERATION LICENSES, PROFESSIONAL OPERATION LICENSES, CONCERNING ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF CREDIT INSTITUTIONS

Article 12.- Violations concerning establishment and operation licenses, professional operation licenses (referred collectively to as licenses)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Lending, leasing or assigning licenses to other organizations or individuals;

b) Conducting activities in contravention of the Charter or conducting activities when the Charter has not yet been approved by competent authorities (except otherwise provided for by law);

c) Erasing, rubbing, modifying licenses.

2. A fine of between 15,000,000 and 20,000,000 VND for act of continuing the banking operations when the licenses therefor have expired or have not been extended (for cases where the extension is required).

Article 13.- Sanctioning violations regarding working offices, establishment or dissolution of credit institutions

1. A fine of between 2,000,000 and 10,000,000 VND for act of relocating head offices, transaction bureaus, branches, affiliate companies or representative offices without permission of the competent authorities;

2. A fine of between 15,000,000 and 20,000,000 VND for one of the following acts:

a) Dividing, splitting, consolidating, merging, re-buying or dissolving credit institutions without the written approval of the competent authorities;

b) Opening transaction bureaus, branches, affiliate companies or representative offices in various localities at home and abroad, including the head-offices, without the written approval of the competent authorities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 2. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGARDING ADMINISTRATION, MANAGEMENT, CONTROL, INSPECTION, INTERNAL AUDIT

Article 14.- Sanctioning violations regarding administration, management, control

1. A fine of between 1,000,000 and 5,000,000 VND for one of the following acts:

a) The chairmen of the Management Boards concurrently hold the position of General Directors (Directors) of Deputy-General Directors (Deputy-Directors) of credit institutions (except otherwise provided for by law);

b) The chairman or other members of the Management Board authorize persons not being members of the Management Board to perform their own tasks;

c) The chairman of the Management Board joins the Management Board of or participate in administering another credit institution (except where the latter is a company of the former);

d) The General Director (Director), Deputy-General Director (Deputy Directors) do not reside in Vietnam while they are incumbent;

e) Employing persons being fathers, mothers, wives, husbands, children, brothers, sisters of Management Board members, General Directors (Directors) to work as members of the Control Boards or chief accountants in the same credit institutions;

f) Control Board members either appointed or elected by the share-holders’ congress fail to properly perform their tasks and exercise their rights as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Who are being examined for penal liability;

b) Who have been sentenced for crimes of infringing upon the national security, upon the socialist ownership or citizens ownership, serious economic crimes; have been sentenced for other crimes but not yet entitled to criminal record remission;

c) Who were once members of the Management Board or General Director (Director) of a bankrupt company or the representatives at law of a company suspended from operation due to its serious violation of law, except for cases provided for at Clause 2, Article 50 of the Law on Enterprise Bankruptcy.

3. A fine of between 15,000,000 and 20,000,000 VND for the following act: the Management Board acted in the name of the credit institution to decide matters related to the purposes and interests of the credit institution, in contravention of the Operation Charter of the credit institution or other law provisions.

Article 15.- Violations regarding the change of appellation of credit institutions, capital levels, operation contents and scopes

1. A fine of between 1,000,000 and 5,000,000 VND for acts of making one of the following changes without obtaining the written approval of competent authorities:

a) Names of credit institutions;

b) Members of the Management Board, General Director (Director), members of the Control Board.

2. A fine of between 3,000,000 and 15,000,000 VND for act of changing one of the following contents without the written approval of the competent authority:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The operation contents and scope;

c) The rate of shares of individuals or organizations owning more than 10% of the charter capital or holding more than 10% of the share capital.

3. Application of additional sanction form:

Stripping of the right to use license for between 3 and 6 months for the violation of provisions in Clause 1 and 2 of this Article.

Article 16.- Violation of regulations on inspection and internal audit

1. Warning shall be imposed on acts of:

a) Failing to work out programs for inspection and internal audit as prescribed by law;

b) Organizing the inspection and internal audit apparatuses attached to the management apparatus in contravention of law provisions.

2. A fine of between over 2,000,000 and 10,000,000 VND for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Failing to audit the professional operations of credit institutions according to the provisions of law.

Section 3. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGARDING CAPITAL MOBILIZATION

Article 17.- Violations regarding the reception of deposits

1. Warning shall be imposed on credit institutions which have participated in compulsory deposit insurance but failed to remit the insurance premiums on schedule according to the provisions of law.

2. A fine of between 10,000,000 and 20,000,000 VND shall be imposed on non-bank credit institutions which fail to strictly abide by the regulations on receiving deposits of organizations and individuals as provided for in Article 45 of the Law on Credit Institutions.

Article 18.- Violations regarding the issuance of valuable papers

A fine of between 15,000,000 and 20,000,000 VND shall be imposed on credit institutions for act of issuing the deposit certificates, bonds and other valuable papers in order to mobilize capital from organizations and individuals inside and outside the country without written approval of the competent authorities.

Section 4. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGARDING LOAN PROVISION, BANK GUARANTY, DISCOUNTING AND FINANCIAL LEASING

Article 19.- Violations regarding loan provision

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Failing to fully archive credit dossiers as prescribed in Article 55 of the Law on Credit Institutions;

b) Failing to publicize lending interest rates to customers;

c) Forms of documents on credit contracts and documents on exposition, accompanied vouchers are made not in accordance with the provisions of law.

2. A fine of between over 500,000 and 2,000,000 VND for one of the following acts:

a) Making credit contracts in contravention of the provisions of law;

b) Failing to inspect and supervise the process of borrowing capital, using loan capital and repaying debts by customers during the effective time limit of the credit contracts.

3. A fine of between over 2,000,000 and 10,000,000 VND for one of the following acts:

a) Providing loans to organizations and/or individuals that fail to fully meet the capital borrowing conditions prescribed by law;

b) Applying interest rates; exempting and/or reducing loan interests; collecting loan commission; rescheduling debts; adjusting debt repayment schedule; rolling over debts in contravention of law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Application of other measures

Forcible restoration of the initial state within one month for the violation of the provisions in Clause 3 of this Article.

Article 20.- Violations regarding discounting, re-discounting, pledging commercial bills and other short-term valuable papers

A fine of between 5,000,000 and 20,000,000 VND for acts of providing credits in forms of discounting, re-discounting or pledging commercial bills and other short-term valuable papers in contravention of the provisions of law.

Article 21.- Violations regarding loan guarantee, payment guarantee, contract performance guarantee, bidding participation guarantee and other forms of bank guarantee ( referred collectively to as guarantee)

1. A fine of between 200,000 and 500,000 VND for acts of failing to fully archive guarantee dossiers as prescribed by law.

2. A fine of between 2,000,000 and 10,000,000 VND for one of the following acts:

a) Providing guarantee for organizations and/or individuals that fail to fully meet the conditions prescribed by law;

b) Applying the guaranteeing charge rates in contravention of law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Guaranteeing beyond the levels prescribed by law;

b) Taking mortgaged guarantee properties and implementing other regulations on guarantee in contravention of law.

4. A fine of between 15,000,000 and 20,000,000 VND on credit institutions which have not yet been permitted by the competent authorities to perform the international payment but committed acts of guaranteeing loans, guaranteeing payments and applying other forms of bank guarantee for the guaranteed being foreign organizations or individuals.

5. Application of additional sanction form:

Stripping of the right to use license for the performance of guarantee operations for a period of three months, with regard to the violation of the provisions in Clause 2 of this Article.

Article 22.- Violations regarding financial leasing activities

1. A fine of between 200,000 and 500,000 VND for acts of failing to fully keep the financial leasing dossiers as prescribed by law.

2. A fine of between 1,000,000 and 10,000,000 VND for act of making financial leasing contracts in contravention of the provisions of law.

3. A fine of between 3,000,000 and 15,000,000 VND for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Providing financial leasing to organizations and/or individuals that fail to fully meet the conditions prescribed by law;

c) The total value of the asset leased to a customer as compared to the own capital exceeds the percentage prescribed by law.

4. A fine of between 15,000,000 and 20,000,000 VND on credit institutions for performing the financial leasing operations without licenses.

5. Application of additional sanction form:

Stripping of the right to use license for financial leasing operations for 3 to 6 months, for the violation of provisions in Clauses 2 and 3 of this Article.

Section 5. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGARDING THE FOREIGN EXCHANGE MANAGEMENT AND GOLD BUSINESS MANAGEMENT

Article 23.- Violations of regulations on foreign exchange management, gold business management

1. A fine of between 200,000 and 500,000 VND for one of the following acts:

a) Failing to publicly post up the foreign currency buying and selling rates as well as the gold buying and selling prices at transaction bureaus as provided for by the competent authorities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between over 500,000 and 2,000,000 VND for one of the following acts:

a) Committing fraudulence in gold trading; not using invoices and vouchers issued by the Finance Ministry;

b) Trading or settling in foreign currency(ies) with customers or making payment in foreign currencies sent home by Vietnamese overseas not according to the posted-up rates and other provisions of law.

3. A fine of between over 2,000,000 and 10,000,000 VND for act of lending in foreign currency(ies) not in accordance with the provisions of law.

4. A fine of between 10,000,000 and 15,000,000 VND for one of the following acts:

a) Opening or using foreign currency accounts overseas without permission or in contravention of regulations in the permits granted by the competent authorities;

b) Transferring foreign exchanges or gold out of or into Vietnam in contravention of law provisions;

c) Failing by credit institutions to abide by the law provisions on foreign exchange status or VND status;

d) Failing by organizations with revenues in foreign currency(ies) to abide by law provisions on the sale of collected foreign currency(ies) to credit institutions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) Buying, selling and/or using international-standard gold in contravention of law provisions by organizations and/or individuals;

g) Covering up or conniving by organizations and/or individuals at acts of violating the legislation on foreign exchange activities or gold trading activities.

5. A fine of between 15,000,000 and 20,000,000 VND for one of the following acts:

a) Organizing foreign exchange business or gold trading without licenses granted by the competent authorities;

b) Organizing foreign exchange or gold trading activities when being suspended therefrom or upon the expiry of foreign exchange or gold trading licenses;

c) Conducting foreign exchange or gold trading activities, issuing or acting as agents to issue assorted deposit certificates, bonds and other valuable papers in foreign currency(ies) or gold by credit institutions in order to mobilize capital from domestic or foreign organizations and/or individuals without licenses granted by the State Bank.

6. Application of forms of additional sanctions and other measures:

a) Confiscation of the volume of foreign exchange or gold prescribed at Point b or Point f, Clause 4 of this Article;

b) Deprivation of the right to use licenses for foreign exchange or gold trading activities for a period of 3 months if repeating the violations prescribed at Point c, Clause 5 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 6. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGARDING ACCOUNTANCY, TREASURY, FINANCE, ACCOUNTING, PURCHASING, INVESTING IN FIXED ASSETS AND REAL ESTATE BUSINESS

Article 24.- Violations regarding accountancy and statistics

The competent authorities as prescribed in Article 10 of this Decree are entitled to sanction administrative violations regarding accountancy and statistics in the monetary field and banking operations according to the Government’s regulations on sanctioning administrative violations in the fields of accountancy and statistics.

Article 25.- Violations regarding treasury safety

A fine of between 200,000 and 2,000,000 VND for any act of violating the treasury safety regime as prescribed by the State Bank.

Article 26.- Sanctioning violations regarding account opening and the maintenance of compulsory reserve

1. Warning for acts of opening deposit accounts at the State Bank but maintaining the average balance lower than the compulsory reserve levels prescribed by law.

2. Application of other measures:

Forcible implementation of the compulsory reserve level as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A fine of between 5,000,000 and 15,000,000 VND for one of the following acts:

1. Making deductions for setting up funds in contravention of law provisions.

2. Using the charter capital- supplementing reserve funds set up with the annual deduction of 5% of after-tax profits and other funds to pay dividends.

3. Transferring the charter capital- supplementing reserve funds and other funds abroad in contravention of law provisions.

Article 28.- Violations regarding purchasing and/or investing in fixed assets

A fine of between 5,000,000 and 20,000,000 VND for acts of buying and/or investing in fixed assets in excess of 50% of own capital.

Article 29.- Handling of violations regarding real estate business

1. A fine of between 15,000,000 and 20,000,000 VND on credit institutions for acts of directly conducting real estate business.

2. Application of other measures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 7. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGARDING THE ASSURANCE OF SAFETY FOR CREDIT INSTITUTIONS’ OPERATIONS

Article 30.- Violations of regulations on safety in lending and guaranteeing activities

1. A fine of between 1,000,000 and 5,000,000 VND for acts of providing loans to the following subjects with the total loan balance of the credit institution exceeding 5% of its own capital:

a) Auditing organizations and/or auditors conducting auditing at credit institutions, chief accountants, inspectors;

b) Organizations and individuals that own more than 10% of the charter capital or hold more than 10% of the share capital of the credit institution;

2. A fine of between 2,000,000 and 10,000,000 VND for one of the following acts:

a) Lending capital in contravention of law provisions;

b) Maintaining the guarantee level for one customer and the total guarantee level exceeds the percentage of the credit institutions own capital, set by the competent authorities.

3. A fine of between 5,000,000 and 15,000,000 VND on credit institutions for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Providing loans to persons who assess or approve loans;

c) Providing loans to parents, wives, husbands or offspring of members of the Management Boards, members of the Control Boards, General Directors (Directors), Deputy- General Directors (Deputy Directors) of credit institutions;

d) Accepting by credit institutions the guarantee of subjects defined at Points a, b and c, Clause 3 of this Article as basis for providing credits to customers;

e) Providing credits without security or providing credits with preferential terms to the following subjects:

- Auditing organizations and/or auditors that are conducting the auditing at the credit institutions, chief accountants, inspectors;

- Individuals and organizations that own more than 10% of the charter capital or hold more than 10% of the share capital of the credit institution;

- Enterprises which have one of the subjects defined in Clause 1 of this Article owning more than 10% of the charter capital of such enterprises.

4. A fine of between 10,000,000 and 20,000,000 VND for act of:

Providing the total loan to a customer in excess of 15% of the credit institutions own capital, except for loans provided under the Government’s regulations, provided from entrusted capital sources of the Government, organizations or individuals or to borrowing customers being other credit institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Forcible restoration of the initial state within 1 month for acts of violation specified in this Article.

Article 31.- Violations of the regulations on percentage to ensure safety in banks operations

1. A fine of between 3,000,000 and 15,000,000 VND on credit institutions for failing to strictly abide by the law provisions on maintaining one of the following rates:

a) The payment capability rate;

b) The minimum capital safety rate;

c) The maximum rate of short-term capital sources for the provision of medium- and long-term loans;

d) The maximum rate between loan balance against the deposit balance.

2. Application of other measures:

Forcible restoration of the initial state within 1 month for acts of violation specified in this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of between 10,000,000 and 20,000,000 VND on credit institutions which commit one of the following acts:

a) Contributing capital to or buying shares from an enterprise or contributing a total of capital to or buying a total share of all enterprises in excess of the maximum level prescribed by law;

b) Assigning shares in contravention of law provisions.

2. Application of other measures:

Forcible restoration of the initial state within 1 month for acts of violation specifiied in this Article.

Article 33.- Violations of regulations on risk reserves

1. A fine of between 1,000,000 and 10,000,000 VND on credit institutions which commit acts of classification of properties involved in banking operations not in accordance with the regulations of the competent authorities.

2. A fine of between 5,000,000 and 15,000,000 VND on credit institutions which commit acts of:

a) Setting up risk reserves in contravention of the law provisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Application of other measures:

Forcible restoration of the initial state within 1 month for acts of violation specifiied in Clause 2 of this Article.

Section 8. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGARDING BANKING OPERATION INFORMATION AND SECRETS

Article 34.- Violations of regulations on management of banking operation information and reports

1. Warning for acts of forwarding reports not according to the time schedules set by the competent authorities.

2. A fine of between over 200,000 and 2,000,000 VND for acts of failing to send reports or sending reports not according to forms prescribed by the competent authorities.

3. A fine of between over 2,000,000 and 5,000,000 VND for one of the following acts:

a) Reporting untruthfully on activities of credit institutions;

b) Providing organizations and/or individuals with information relating to the activities of the State Bank and/or credit institutions without permission of the competent authorities as prescribed by law or without the consent of customers, except for cases prescribed in Article 102, Article 103 and Clause 2 of Article 104 of the Law on Credit Institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 35.- Violations of regulations on banking operation confidentiality

Fines shall be imposed on acts of unintentionally disclosing secrets or losing documents and/or data on the list of State secrets in the banking service, which, however, have not yet caused serious consequences:

1. A fine of between 100,000 and 500,000 VND for acts of disclosing secrets of documents and/or data on the list of State secrets in the banking service, which are classified as "confidential".

2. A fine of between over 500,000 and 2,000,000 VND for acts of disclosing secrets of documents and/or data on the list of State secrets in the banking service, which are classified as "top secret".

3. A fine of between over 2,000,000 and 10,000,000 for acts of disclosing secrets of documents and/or data on the list of State secrets in the banking service, which are classified as "strictly confidential".

Section 9. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS BY INFRINGING UPON CREDIT INSTITUTIONS’ RIGHT TO BUSINESS AUTONOMY, OBSTRUCTING THE INSPECTION AND EXAMINATION, FAILING TO COMPLY WITH REQUESTS OF BANKS’ INSPECTORS, BEING ENGAGED IN UNLAWFUL COMPETITION

Article 36.- Acts of infringing upon the relations and business autonomy rights of credit institutions and other organizations engaged in banking activities

Warning shall be imposed on one of the following acts:

1. Compelling credit institutions to provide credits or contribute capital, buy shares or conduct foreign exchange activities in contravention of regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 37.- Acts of obstructing the inspection, examination or failing to comply with requests of banks inspectors

1. Warning shall be imposed on one of the following acts:

a) Delaying, shirking or failing to supply documents, materials, vouchers and/or data at the requests of the inspectorate, inspection teams or employing tricks to cope with inspectors performing their duties;

b) Hiding and/or modifying vouchers and/or books, or replacing material evidences while being under inspection;

c) Dismantling, removing without permission or committing other acts of altering the current sealing status of warehouses, treasury, safes, gems, books, accounting vouchers, credit dossiers, guarantee dossiers or material evidences being sealed or under custody.

2. A fine of between over 500,000 and 2,000,000 VND for one of the following acts:

a) Failing to abide by the handling decisions of banks inspectorate;

b) Intervening in the handling by the banks inspectorate.

Article 38.- Sanctioning acts of unlawful competition

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

SETTLING COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING VIOLATIONS COMMITTED BY PERSONS COMPETENT TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MONETARY FIELD AND BANKING OPERATION

Article 39.- Settling complaints and/or lawsuits about decisions to sanction administrative violations and denunciations against unlawful acts of persons competent to sanction administrative violations

1. The lodging of complaints and constitution of lawsuits and the settlement of complaints and lawsuits about decisions to sanction administrative violations in the monetary field and banking operations shall comply with the provisions in Article 128 of the Law on Credit Institutions, the Law on Complaints and Denunciations and other law provisions.

2. The denunciation and settlement of denunciations about unlawful acts of persons competent to sanction administrative violations in the monetary field and banking operations shall comply with the provisions in Article 90 of the Ordinance on Handling Administrative Violations and other law provisions.

Article 40.- Handling violations committed by persons competent to sanction administrative violations in the monetary field and banking operations

Persons competent to sanction administrative violations in the monetary field and banking operations, who commit acts of tolerating or covering up violating organizations or individuals, failing to sanction or sanction violations in contravention of law provisions, sanctioning beyond their prescribed jurisdiction, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively disciplined or examined for penal liability; if causing material losses, they must make compensation therefor according to law.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 42.- The Vietnam State Bank Governor shall have to guide the implementation of this Decree.

Article 43.- The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree of Government No. 20/2000/ND-CP of June 15, 2000 on sanctioning administrative violations in the monetary field and banking operations

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.388

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.181.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!