Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2015/TT-NHNN quỹ tín dụng nhân dân

Số hiệu: 04/2015/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Phước Thanh
Ngày ban hành: 31/03/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2015/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về quỹ tín dụng nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, địa bàn hoạt động, quản trị, điều hành, kiểm soát, vốn điều lệ, vốn góp, chuyển nhượng vốn góp, hoàn trả vốn góp, thành viên, đại hội thành viên, hoạt động và quyền hạn, nghĩa vụ của quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quỹ tín dụng nhân dân.

2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giấy phép là Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép.

2. Thành viên quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này và tán thành Điều lệ, tự nguyện tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

3. Hội nghị thành lập là hội nghị của các thành viên tham gia góp vốn (cá nhân, người đại diện của hộ gia đình, pháp nhân), có nhiệm vụ:

a) Thông qua: Dự thảo Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân; Đề án thành lập quỹ tín dụng nhân dân; Danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên chuyên trách), Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân nhiệm kỳ đầu tiên;

b) Bầu Ban trù bị, Trưởng Ban trù bị từ những thành viên tham gia góp vốn là những người trong Danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên chuyên trách), Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân nhiệm kỳ đầu tiên và một số thành viên khác để thay mặt các thành viên góp vốn triển khai các công việc liên quan đến chấp thuận nguyên tắc việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có yêu cầu;

c) Quyết định các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

4. Ngân hàng nhà nước chi nhánh là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.

5. Đại hội thành lập là đại hội của tất cả các thành viên tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân được tổ chức sau khi được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận nguyên tắc việc thành lập, có nhiệm vụ:

a) Thông qua Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân;

b) Bầu Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên chuyên trách) nhiệm kỳ đầu tiên theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận;

c)Thông qua các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân;

d) Quyết định các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

6. Vốn góp xác lập tư cách thành viên là số vốn góp tối thiểu để xác lập tư cách thành viên khi tham gia quỹ tín dụng nhân dân.

7. Vốn góp thường niên là số vốn hằng năm mà thành viên phải góp để duy trì tư cách thành viên.

Điều 4. Thẩm quyền cấp Giấy phép

Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở chính trên địa bàn.

Điều 5. Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân tối đa là 50 năm. Thời hạn hoạt động cụ thể do Ban trù bị thành lập quỹ tín dụng nhân dân đề nghị và được ghi trong Giấy phép.

Điều 6. Tính chất và mục tiêu hoạt động

Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống.

Điều 7. Tên của quỹ tín dụng nhân dân

1. Tên quỹ tín dụng nhân dân phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Quỹ tín dụng nhân dân;

b) Tên riêng phải được đặt phù hợp với quy định của pháp luật và phải được Hội nghị thành lập (đối với quỹ tín dụng nhân dân thành lập mới) hoặc Đại hội thành viên (đối với quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động) quyết định.

2. Tên quỹ tín dụng nhân dân phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu của quỹ tín dụng nhân dân phát hành.

Điều 8. Địa bàn hoạt động

1. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trong địa bàn một xã, một phường, một thị trấn (sau đây gọi chung là xã).

2. Địa bàn hoạt động liên xã của quỹ tín dụng nhân dân phải là các xã liền kề với xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính thuộc phạm vi trong cùng một quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

3. Quỹ tín dụng nhân dân có thể được xem xét chấp thuận hoạt động trên địa bàn liên xã theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Có tối thiểu 300 thành viên tại thời điểm đề nghị;

b) Có vốn điều lệ tối thiểu gấp 05 lần mức vốn pháp định tại thời điểm đề nghị;

c) Kinh doanh có lãi trong 02 năm liên tiếp trước năm đề nghị;

d) Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này;

đ) Không vi phạm quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong 12 tháng liên tiếp trước thời điểm đề nghị;

e) Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước trong năm trước thời điểm đề nghị;

g) Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trong 02 năm liên tiếp trước năm đề nghị;

h) Có tài liệu chứng minh khả năng liên kết cộng đồng tại địa bàn xã liền kề trên cơ sở có sự liên kết về chung lợi ích cộng đồng, điều kiện địa lý, văn hóa, tập quán địa phương, vùng, miền, ngành nghề, các đặc thù khác trên địa bàn;

i) Không thuộc diện quỹ tín dụng nhân dân yếu kém phải thực hiện cơ cấu lại theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;

k) Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân trong 02 năm liên tiếp trước năm đề nghị.

4. Đối với quỹ tín dụng nhân dân có phương án tái cơ cấu đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt, địa bàn hoạt động thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.

5. Trình tự, hồ sơ chấp thuận hoạt động trên địa bàn liên xã của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Điều 9. Nguyên tắc lập hồ sơ

1. Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải do Trưởng Ban trù bị ký, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác. Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề "Ban trù bị thành lập và tên của quỹ tín dụng nhân dân”.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân được lập 01 (một) bộ bằng tiếng Việt.

3. Bản sao giấy tờ, văn bằng phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.

Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

4. Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu trong bộ hồ sơ.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1: CẤP GIẤY PHÉP

Điều 10. Điều kiện để được cấp Giấy phép

1. Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép.

2. Có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng quy định tại Điều 31 Thông tư này, có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

3. Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại các Điều 20, Điều 23 và Điều 24 Thông tư này.

4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này.

5. Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động.

Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép do Trưởng Ban trù bị ký theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư này.

2. Dự thảo Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua.

3. Đề án thành lập quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua, trong đó nêu rõ:

a) Sự cần thiết thành lập quỹ tín dụng nhân dân;

b) Tên quỹ tín dụng nhân dân, địa bàn hoạt động, địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính, thời hạn hoạt động, vốn điều lệ khi thành lập, nội dung hoạt động phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này;

c) Cơ cấu tổ chức;

d) Quy định về quản lý rủi ro, trong đó nêu rõ các loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, phương thức và biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các loại rủi ro này;

đ) Quy trình, chính sách cho vay đối với thành viên, người có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân, hộ nghèo trên địa bàn không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân;

e) Công nghệ thông tin: Dự kiến hệ thống công nghệ thông tin để quản lý hoạt động, khả năng áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và việc đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin;

g) Dự kiến hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước;

h) Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 (ba) năm đầu phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động, trong đó phân tích, thuyết minh tính hiệu quả và khả năng thực hiện phương án trong từng năm.

4. Danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân.

5. Tài liệu chứng minh năng lực của những người dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân gồm:

a) Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Phụ lục số 04 Thông tư này;

b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Lý lịch tư pháp do Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp;

đ) Các tài liệu khác chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và quy định tại Điều 20, Điều 23, Điều 24 Thông tư này.

6. Danh sách các thành viên tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân. Danh sách phải được tất cả thành viên tham gia góp vốn ký xác nhận, có tối thiểu các nội dung sau:

a) Họ và tên (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện hộ gia đình); Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính (đối với thành viên là pháp nhân);

b) Số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (đối với thành viên là cá nhân); Số sổ hộ khẩu (đối với thành viên là hộ gia đình); số Giấy đăng ký kinh doanh (đối với thành viên là pháp nhân);

c) Số tiền tham gia góp vốn, tỷ lệ góp vốn của từng thành viên.

7. Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện của pháp nhân, hộ gia đình). Đối với thành viên là cán bộ, công chức phải có thêm giấy xác nhận nơi công tác, bản sao quyết định tuyển dụng của cơ quan, đơn vị tuyển dụng.

8. Bản sao sổ hộ khẩu (đối với thành viên là hộ gia đình).

9. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với thành viên là pháp nhân).

10. Văn bản ủy quyền của pháp nhân cho người đại diện của pháp nhân tham gia góp vốn.

11. Văn bản ủy quyền của hộ gia đình cho người đại diện hộ gia đình tham gia góp vốn.

12. Báo cáo tài chính năm liền kề năm đề nghị cấp Giấy phép và Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất nhưng không quá 90 ngày trở về trước tính từ thời điểm ký đơn đề nghị cấp Giấy phép (đối với thành viên là pháp nhân).

13. Báo cáo khả năng tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân theo quy định tại Phụ lục số 06 Thông tư này.

14. Đơn đề nghị tham gia thành viên theo mẫu tại Phụ lục số 02A, Phụ lục số 02B, Phụ lục số 03 Thông tư này.

15. Biên bản Hội nghị thành lập.

16. Dự thảo các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật các tổ chức tín dụng và các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân.

17. Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân đã được Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân thông qua và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

18. Biên bản họp Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

19. Nghị quyết của Đại hội thành lập về việc thông qua Điều lệ, bầu Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên chuyên trách) theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận; Nghị quyết của Đại hội thành lập thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền phải được các thành viên tham dự Đại hội thành lập biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.

20. Quyết định của Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân về việc bổ nhiệm Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.

21. Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt trụ sở chính.

22. Các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 16 Điều này đã được Đại hội thành lập thông qua.

Điều 12. Trình tự cấp Giấy phép

1. Chấp thuận nguyên tắc việc thành lập:

a) Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16 Điều 11 Thông tư này và gửi bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:

(i) Có văn bản gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân;

(ii) Có văn bản gửi Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam về danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy cần thiết);

(iii) Có văn bản gửi lấy ý kiến của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với quỹ tín dụng nhân dân thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố, nơi có Cục thanh tra, giám sát ngân hàng) về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có văn bản tham gia ý kiến về các nội dung được đề nghị. Quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được ý kiến bằng văn bản của các đơn vị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh coi như đơn vị được hỏi ý kiến không có ý kiến phản đối;

đ) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc kể từ ngày hết thời hạn gửi lấy ý kiến mà không nhận được ý kiến tham gia, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị chấp thuận nguyên tắc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do.

2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:

a) Ban trù bị tổ chức Đại hội thành lập theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này;

b) Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại các khoản 17, 18, 19, 20, 21 và 22 Điều 11 Thông tư này và gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.

3. Cấp Giấy phép:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các hồ sơ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp Giấy phép và có văn bản xác nhận việc đăng ký Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do.

4. Sau khi được cấp Giấy phép, quỹ tín dụng nhân dân tiến hành các thủ tục cần thiết để khai trương hoạt động theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

Điều 13. Nội dung Giấy phép

1. Giấy phép phải có một số nội dung chủ yếu sau đây:

a) Số Giấy phép; nơi cấp; ngày, tháng, năm cấp;

b) Tên quỹ tín dụng nhân dân:

(i) Tên đầy đủ, tên viết tắt bằng tiếng Việt;

(ii) Tên giao dịch (nếu có);

c) Địa điểm đặt trụ sở chính;

d) Nội dung, phạm vi hoạt động;

đ) Địa bàn hoạt động;

e) Vốn điều lệ;

g) Thời hạn hoạt động.

2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định cụ thể nội dung, phạm vi hoạt động, địa bàn hoạt động, thời hạn hoạt động trong Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục số 07 Thông tư này.

Điều 14. Lệ phí cấp Giấp phép

1. Mức lệ phí cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, quỹ tín dụng nhân dân phải nộp lệ phí cấp Giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

3. Khoản lệ phí cấp Giấy phép quy định tại khoản 2 Điều này không được khấu trừ vào vốn điều lệ và không được hoàn lại trong mọi trường hợp.

Điều 15. Khai trương hoạt động

1. Quỹ tín dụng nhân dân được cấp Giấy phép phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Quỹ tín dụng nhân dân phải khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép và chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.

3. Trước khi khai trương hoạt động 10 ngày làm việc, quỹ tín dụng nhân dân được cấp Giấy phép phải niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, thông báo trên đài truyền thanh hoặc đài phát thanh xã nơi đặt trụ sở chính trong 03 (ba) ngày liên tiếp và đăng trên một tờ báo của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong 03 (ba) số liên tiếp về:

a) Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính;

b) Số, ngày cấp Giấy phép; số, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; nội dung, phạm vi hoạt động, thời hạn và địa bàn hoạt động;

c) Vốn điều lệ;

d) Người đại diện theo pháp luật;

đ) Danh sách và tỷ lệ góp vốn tương ứng của từng thành viên tham gia thành lập quỹ tín dụng nhân dân;

e) Ngày dự kiến khai trương hoạt động.

4. Điều kiện khai trương hoạt động:

Quỹ tín dụng nhân dân được cấp Giấy phép chỉ được khai trương hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có đủ vốn điều lệ được gửi vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động, vốn điều lệ được chấm dứt phong tỏa khi quỹ tín dụng nhân dân đã khai trương hoạt động;

b) Có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động;

c) Đã công bố thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động;

đ) Có các quy định nội bộ quy định tại khoản 22 Điều 11 Thông tư này.

5. Ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến khai trương hoạt động, quỹ tín dụng nhân dân được cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản về các điều kiện khai trương hoạt động quy định tại khoản 4 Điều này, gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đình chỉ việc khai trương hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân khi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 16. Sử dụng Giấy phép

1. Quỹ tín dụng nhân dân được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung hoạt động quy định trong Giấy phép, không được thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài nội dung, phạm vi hoạt động được ghi trong Giấy phép.

2. Quỹ tín dụng nhân dân không được tẩy xóa, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép.

3. Trường hợp Giấy phép bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị hư hỏng, quỹ tín dụng nhân dân phải có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đã cấp Giấy phép đề nghị xem xét cấp bản sao Giấy phép từ sổ gốc theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, cấp bản sao Giấy phép từ bản gốc cho quỹ tín dụng nhân dân.

Mục 2: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN KIỂM SOÁT, GIÁM ĐỐC

Điều 17. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân là cơ quan quản trị có quyền nhân danh quỹ tín dụng nhân dân để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của quỹ tín dụng nhân dân, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên.

2. Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân gồm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên, Đại hội thành lập (đối với trường hợp thành lập quỹ tín dụng nhân dân) quỹ tín dụng nhân dân trực tiếp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quyết định nhưng không ít hơn 03 (ba) thành viên.

3. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quyết định và được ghi trong Điều lệ, ít nhất là 02 (hai) năm và không quá 05 (năm) năm.

4. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của mình.

5. Hội đồng quản trị hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.

Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 82 Luật các tổ chức tín dụng;

b) Triệu tập họp Đại hội thành viên bất thường theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của quỹ tín dụng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng quản trị có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện, giám sát các thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và các quyền, nghĩa vụ chung;

c) Chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ tọa các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Đại hội thành viên;

d) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội thành viên về công việc được giao;

đ) Ký hoặc ủy quyền ký các văn bản của Hội đồng quản trị, Đại hội thành viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;

e) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 19. Họp Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị họp ít nhất mỗi tháng một lần do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền triệu tập và chủ trì.

Hội đồng quản trị họp bất thường khi có một phần ba thành viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân yêu cầu.

2. Cuộc họp của Hội đồng quản trị hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng quản trị tham dự. Trường hợp triệu tập hợp Hội đồng quản trị không đủ số thành viên tham dự tối thiểu, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị lần hai trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần đầu. Sau hai lần triệu tập họp Hội đồng quản trị không đủ số thành viên tham dự, Chủ tịch Hội đồng quản trị đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội thành viên bất thường trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần hai để xem xét tư cách của thành viên Hội đồng quản trị không tham dự họp và có biện pháp xử lý.

3. Nội dung và kết luận của mỗi phiên họp Hội đồng quản trị phải được ghi vào sổ biên bản; biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị phải có đủ chữ ký của chủ tọa, các thành viên Hội đồng quản trị tham dự họp và thư ký phiên họp. Chủ tọa và thư ký phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của biên bản họp Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình, ý kiến bảo lưu được ghi vào biên bản của phiên họp.

4. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua theo nguyên tắc đa số, mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau. Trường hợp số phiếu biểu quyết tán thành và không tán thành ngang nhau thì số phiếu của bên có người chủ trì cuộc họp là quyết định.

Điều 20. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị

1. Thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

a) Là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của thành viên pháp nhân;

b) Không thuộc những trường hợp quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật các tổ chức tín dụng. Thành viên Hội đồng quản trị không được đồng thời là Kế toán trưởng, Thủ quỹ của quỹ tín dụng nhân dân;

c) Có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật từ 02 (hai) năm trở lên hoặc có văn bằng (hoặc chứng chỉ) chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân;

d) Chấp hành quy định của pháp luật; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng trong thời gian 24 tháng liền kề trước thời điểm được bầu.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

a) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này;

b) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều này;

c) Có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật từ 02 năm trở lên;

d) Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành ở một đơn vị thuộc một trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính theo Điều lệ hoặc văn bản tương đương của đơn vị đó hoặc lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lên theo quy định của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ 01 năm trở lên;

đ) Đảm bảo một trong những điều kiện sau:

(i) Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật;

(ii) Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật và có văn bằng (hoặc chứng chỉ) chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân;

e) Trong trường hợp cần thiết khi quỹ tín dụng nhân dân thực hiện cơ cấu lại, xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động hoặc được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước khi xem xét, chỉ định nhân sự giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 21. Tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát

1. Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân do Đại hội thành viên, Đại hội thành lập (đối với trường hợp thành lập quỹ tín dụng nhân dân) bầu trực tiếp, có không ít hơn 03 (ba) thành viên, trong đó phải có ít nhất 01 (một) thành viên chuyên trách. Đối với quỹ tín dụng nhân dân có nguồn vốn hoạt động từ 8.000.000.000 đồng (tám tỷ đồng) trở xuống và có dưới 1.000 thành viên thì việc bầu Ban kiểm soát hoặc chỉ bầu 01 (một) kiểm soát viên chuyên trách do Đại hội thành viên quyết định.

2. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3. Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần do Trưởng ban triệu tập và chủ trì.

4. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.

Điều 22. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát, kiểm soát viên chuyên trách

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Điều 84 Luật các tổ chức tín dụng.

2. Trưởng Ban kiểm soát có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban kiểm soát;

c) Thay mặt Ban kiểm soát ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát;

d) Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, phát biểu nhưng không được biểu quyết;

đ) Chuẩn bị kế hoạch làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm soát;

e) Ủy quyền cho một thành viên khác của Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của mình trong thời gian vắng mặt;

g) Thay mặt Ban kiểm soát triệu tập và chủ trì Đại hội thành viên bất thường theo quy định tại khoản 6 Điều 84 Luật các tổ chức tín dụng;

h) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

3. Đối với quỹ tín dụng nhân dân chỉ bầu một kiểm soát viên chuyên trách, kiểm soát viên chuyên trách có trách nhiệm, quyền hạn như sau:

a) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát theo quy định tại Điều 84 Luật các tổ chức tín dụng;

b) Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, phát biểu nhưng không được biểu quyết;

c) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 23. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên chuyên trách

1. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

a) Là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của thành viên pháp nhân;

b) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật các tổ chức tín dụng. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là Kế toán trưởng, Thủ quỹ, nhân viên nghiệp vụ của quỹ tín dụng nhân dân và không phải là người có liên quan của Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Thủ quỹ quỹ tín dụng nhân dân;

c) Có văn bằng (hoặc chứng chỉ) chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân;

d) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Thông tư này.

2. Trưởng Ban kiểm soát, kiểm soát viên chuyên trách phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

a) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân;

b) Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này;

c) Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật.

Điều 24. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Giám đốc

1. Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân (đối với trường hợp Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị làm Giám đốc).

2. Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật các tổ chức tín dụng.

3. Có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng từ 02 (hai) năm trở lên.

4. Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành ở một đơn vị thuộc một trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính theo Điều lệ hoặc văn bản tương đương của đơn vị đó hoặc lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lên theo quy định của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ 01 (một) năm trở lên.

5. Cư trú tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

6. Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật và có văn bằng (hoặc chứng chỉ) chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp Giám đốc là người đi thuê, ngoài các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 7 Điều này, phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật và không phải là người thuộc bộ máy quản trị, Điều hành, Ban kiểm soát của thành viên là pháp nhân.

7. Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Thông tư này.

Điều 25. Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc

1. Những người dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các Điều 20, 23 và 24 Thông tư này.

2. Danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân phải được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận bằng văn bản trước khi bầu, bổ nhiệm. Những người được bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.

3. Trình tự, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4. Quỹ tín dụng nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh danh sách người được bầu, bổ nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bầu, bổ nhiệm.

Mục 3: VỐN ĐIỀU LỆ, VỐN GÓP, CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP, HOÀN TRẢ VỐN GÓP

Điều 26. Vốn điều lệ

1. Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân, hạch toán bằng đồng Việt Nam.

2. Việc thay đổi vốn điều lệ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

3. Thành viên không được dùng vốn ủy thác, vốn vay dưới bất cứ hình thức nào để góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.

4. Pháp nhân góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về góp vốn.

Điều 27. Hình thức góp vốn điều lệ

1. Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được góp bằng đồng Việt Nam, tài sản khác là tài sản cần thiết phục vụ trực tiếp cho hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

2. Trường hợp vốn góp bằng tài sản khác phải là tài sản có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Việc định giá, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Góp vốn của thành viên

1. Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên.

a) Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 300.000 đồng;

b) Mức vốn góp thường niên tối thiểu là 100.000 đồng. Các thành viên quỹ tín dụng nhân dân không phải góp vốn thường niên trong năm tài chính đầu tiên kể từ khi tham gia quỹ tín dụng nhân dân. Vốn góp thường niên có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong năm tài chính, vốn góp thường niên bắt đầu thực hiện từ năm tài chính 2016.

2. Tổng mức góp vốn tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm góp vốn.

3. Việc góp vốn của thành viên quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân. Đại hội thành viên của quỹ tín dụng nhân dân quyết định cụ thể mức vốn góp xác lập tư cách thành viên, mức vốn góp thường niên và phương thức nộp, tổng mức góp vốn tối đa của một thành viên theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.

4. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành cho đến Đại hội thành viên gần nhất quyết định cụ thể mức vốn góp xác lập tư cách thành viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, mức vốn góp xác lập tư cách thành viên là 300.000 đồng.

5. Khi góp vốn xác lập tư cách thành viên, thành viên được nhận số góp vốn do quỹ tín dụng nhân dân in ấn theo mẫu tại Phụ lục số 05 Thông tư này và Thẻ thành viên theo mẫu do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hướng dẫn thống nhất trên toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

6. Quỹ tín dụng nhân dân phải mở sổ theo dõi vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp thường niên, chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng vốn góp của thành viên góp vốn.

Điều 29. Việc chia lãi cho thành viên

Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân được chia lãi căn cứ vào tổng mức vốn góp, mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên tại quỹ tín dụng nhân dân và do Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân quyết định, phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 30. Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp

1. Thành viên được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc cho cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân không phải là thành viên nhưng đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 31 Thông tư này. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên phải đảm bảo:

a) Mức vốn góp còn lại (đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp) đáp ứng quy định về mức vốn góp xác lập tư cách thành viên, mức vốn góp thường niên quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này;

b) Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp chỉ được thực hiện sau khi thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khoản vay và nghĩa vụ tài chính khác đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;

c) Thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp phải đáp ứng quy định về tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư này.

2. Việc hoàn trả vốn góp cho thành viên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Đối với thành viên: Thành viên đã giải quyết dứt điểm các nghĩa vụ tài chính của mình đối với quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm:

(i) Các khoản nợ (cả gốc và lãi) của thành viên;

(ii) Các khoản tổn thất mà thành viên chịu trách nhiệm bồi thường;

(iii) Các khoản lỗ trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên;

b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân:

(i) Việc hoàn trả vốn góp không làm giảm giá trị thực vốn Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân thấp hơn mức vốn pháp định;

(ii) Không vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trước và sau khi hoàn trả vốn góp cho thành viên;

Số vốn góp hoàn trả cho thành viên được xác định theo tỷ lệ vốn góp của thành viên so với giá trị thực vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm được chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên.

3. Việc hoàn trả, chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của thành viên phải được Đại hội thành viên thông qua hoặc do Hội đồng quản trị thông qua theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

Mục 4: QUY ĐỊNH VỀ THÀNH VIÊN

Điều 31. Điều kiện để trở thành thành viên

1. Đối với cá nhân:

a) Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

b) Cán bộ, công chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là cán bộ, công chức không được giữ các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị; Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc; Kế toán trưởng và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ khác trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 20 Thông tư này;

c) Không thuộc các đối tượng sau đây:

(i) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành bản án, quyết định về hình sự của tòa án; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích;

(ii) Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;

(iii) Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;

d) Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

2. Đối với hộ gia đình:

a) Là hộ gia đình có hộ khẩu thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình;

b) Người đại diện của hộ gia đình phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với pháp nhân:

a) Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động bình thường và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

b) Người ký đơn đề nghị tham gia góp vốn quỹ tín dụng nhân dân phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác của pháp nhân làm đại diện tham gia quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải có đơn tự nguyện tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân theo mẫu tại Phụ lục số 02A, Phụ lục số 02BPhụ lục số 03 Thông tư này, tán thành Điều lệ và góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 28 Thông tư này.

5. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chỉ được tham gia là thành viên của 01 (một) quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 32. Chấm dứt tư cách thành viên

1. Thành viên quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp đương nhiên mất tư cách: Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; thành viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư này; thành viên là pháp nhân khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản hoặc không có người đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này để cử làm đại diện; thành viên đã chuyển hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

b) Trường hợp tự nguyện: Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân và được Đại hội thành viên thông qua theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;

c) Trường hợp khai trừ: Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:

(i) Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này;

(ii) Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;

(iii) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

2. Việc xử lý vốn góp của thành viên đối với thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

a) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:

(i) Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thành viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư này: Thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan;

(ii) Thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản: Thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản;

b) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: Thành viên được chuyển nhượng vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư này hoặc được hoàn trả vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư này;

c) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: Thành viên không được chuyển nhượng vốn góp. Việc hoàn trả vốn góp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư này.

3. Thành viên chấm dứt tư cách thành viên được hưởng các quyền lợi khác từ quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi (nếu có) theo quyết định của Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

Mục 5: ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

Điều 33. Thông báo triệu tập Đại hội thành viên

Việc triệu tập Đại hội thành viên phải được thực hiện bằng văn bản và phải được gửi đến tất cả thành viên hoặc đại biểu thành viên chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày khai mạc Đại hội thành viên nếu Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân không quy định thời hạn. Giấy triệu tập Đại hội thành viên phải nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung, chương trình họp và gửi kèm các tài liệu liên quan.

Điều 34. Đại hội thành viên

1. Thực hiện theo quy định tại Điều 80 Luật các tổ chức tín dụng.

2. Đại hội thành viên phải họp mỗi năm một lần trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, do Hội đồng quản trị triệu tập.

3. Đại hội thành viên bất thường họp trong các trường hợp sau đây:

a) Hội đồng quản trị triệu tập nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích của quỹ tín dụng nhân dân;

b) Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư này;

c) Trưởng Ban kiểm soát, kiểm soát viên chuyên trách triệu tập theo quy định tại khoản 6 Điều 84 Luật các tổ chức tín dụng;

d) Ít nhất một phần ba tổng số thành viên quỹ tín dụng nhân dân cùng có văn bản yêu cầu triệu tập Đại hội thành viên.

Trường hợp tổ chức Đại hội thành viên bất thường theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên quỹ tín dụng nhân dân, Hội đồng quản trị phải tiến hành họp Đại hội thành viên bất thường trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu. Quá thời hạn nêu trên, nhóm thành viên cùng có văn bản yêu cầu triệu tập Đại hội thành viên bất thường có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân tiến hành Đại hội thành viên bất thường;

đ) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu triệu tập trong trường hợp xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

e) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 35. Quy định về số lượng thành viên và biểu quyết trong Đại hội thành viên

1. Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân có thể tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên (gọi chung là Đại hội thành viên). Đại hội toàn thể thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên có nhiệm vụ và quyền hạn như nhau.

2. Quỹ tín dụng nhân dân có trên 100 thành viên có thể tổ chức Đại hội đại biểu thành viên.

3. Tiêu chuẩn đại biểu và trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên do Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân quy định. Việc bầu đại biểu thành viên tham dự Đại hội thành viên phải dựa trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên. Đại biểu thành viên được bầu không được ủy quyền cho người khác tham dự Đại hội.

4. Số lượng đại biểu bầu tham dự đại hội đại biểu thành viên do Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân quy định nhưng phải đảm bảo:

a) Không được ít hơn 30% tổng số thành viên đối với quỹ tín dụng nhân dân có từ trên 100 đến 300 thành viên;

b) Không được ít hơn 20% tổng số thành viên đối với quỹ tín dụng nhân dân có từ trên 300 đến 1.000 thành viên;

c) Không được ít hơn 200 đại biểu đối với quỹ tín dụng nhân dân có từ trên 1.000 thành viên.

5. Đại hội thành viên được coi là hợp lệ khi có ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên dự họp:

6. Trường hợp số lượng thành viên, đại biểu thành viên tham dự không đủ theo quy định tại khoản 5 Điều này thì Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát (đối với trường hợp tổ chức Đại hội thành viên bất thường theo triệu tập của Ban kiểm soát) phải tạm hoãn Đại hội thành viên và triệu tập lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày tạm hoãn Đại hội thành viên (đối với Đại hội thành viên thường niên, thời hạn tạm hoãn và triệu tập lại không được vượt quá thời hạn tổ chức Đại hội thành viên quy định tại khoản 2 Điều 34 Thông tư này).

7. Việc quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản quỹ tín dụng nhân dân chỉ được thông qua tại Đại hội thành viên khi có ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên có mặt tại Đại hội thành viên biểu quyết tán thành.

8. Các quyết định về những vấn đề khác chỉ được thông qua tại Đại hội thành viên khi có trên một phần hai tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên có mặt tại Đại hội thành viên biểu quyết tán thành.

9. Mỗi thành viên hoặc đại biểu dự họp Đại hội thành viên có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên hoặc đại biểu thành viên.

Mục 6: HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Điều 36. Huy động vốn

1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam.

2. Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân .

3. Vay vốn điều hòa theo quy chế do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ban hành theo quy định của pháp luật.

4. Vay vốn của tổ chức tín dụng khác (trừ quỹ tín dụng nhân dân khác), tổ chức tài chính khác.

5. Vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

6. Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước.

Điều 37. Hoạt động cho vay

1. Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân.

2. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam, theo quy định của pháp luật về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Số góp vốn của thành viên.

3. Tổng mức cho vay của quỹ tín dụng nhân dân đối với một thành viên là pháp nhân không được vượt quá tổng số vốn góp và số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm quyết định cho vay và thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn còn lại của tiền gửi.

4. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên, có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số tiền gửi do chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành. Tổng số tiền cho vay không được vượt quá số dư của số tiền gửi tại thời điểm quyết định cho vay và thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn còn lại của số tiền gửi.

5. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên, đăng ký hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Hộ nghèo phải nằm trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay hộ nghèo thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành áp dụng đối với thành viên.

6. Quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Đại hội thành viên các khoản cho vay đối với Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác Ban kiểm soát, Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân phát sinh trước thời điểm họp Đại hội thành viên; báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi phát sinh các khoản cho vay đối với các đối tượng này.

7. Cùng với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay hợp vốn đối với thành viên của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Quản lý hoạt động cho vay

Quỹ tín dụng nhân dân phải ban hành quy chế nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay để đảm bảo việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

1. Quy định cụ thể về việc cho vay đối với thành viên là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, hộ nghèo không phải là thành viên bao gồm:

a) Quy trình thẩm định, đánh giá nhu cầu, mục đích vay vốn của thành viên (phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống); tính khả thi của dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và khả năng hoàn trả vốn vay từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ; nhu cầu cần cải thiện đời sống; trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ;

b) Quy trình xét duyệt cho vay và xét duyệt, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ);

c) Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên;

d) Quy trình giải ngân vốn vay phù hợp với tiến độ dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ;

đ) Quy trình kiểm soát, quản lý, giám sát để bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, đồng thời làm cơ sở thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;

e) Quy định về tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật (nếu có), phương thức xác định giá trị của tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản cho vay theo quy định của pháp luật;

g) Lãi suất cho vay, mức cho vay.

2. Quy định cụ thể về việc bảo đảm tiền vay theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

3. Quy định cụ thể về việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và việc quản lý chất lượng tín dụng đối với khoản vay được gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

4. Quy định cụ thể về việc cho vay hợp vốn theo quy định tại khoản 7 Điều 37 Thông tư này.

Điều 39. Hoạt động khác

1. Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

2. Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Gửi tiền tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để điều hòa vốn; mở tài khoản thanh toán để sử dụng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

4. Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.

5. Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên.

6. Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

7. Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.

8. Tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

Mục 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Điều 40. Quyền của quỹ tín dụng nhân dân

1. Được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin.

2. Được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

3. Được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hướng dẫn và hỗ trợ kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.

4. Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

5. Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống liên quan đến khoản vay.

6. Quyết định phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

7. Từ chối các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật.

8. Khiếu nại, khởi kiện tổ chức, cá nhân vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của quỹ tín dụng nhân dân.

9. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Nghĩa vụ của quỹ tín dụng nhân dân

1. Hoạt động kinh doanh theo Giấy phép đã được cấp. Chấp hành các quy định của Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

2. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và kiểm toán.

3. Chịu các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ và các nguồn vốn khác của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.

4. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

5. Góp vốn xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

6. Gửi vốn nhàn rỗi vào tài khoản tiền gửi điều hòa tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo các quy định của pháp luật.

7. Tham gia vào Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

8. Cung cấp các báo cáo cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để phục vụ cho mục đích điều hòa vốn, giám sát an toàn hệ thống và quản lý Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Quy chế điều hòa vốn, Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ban hành theo quy định của pháp luật.

9. Có chính sách ưu đãi, chăm sóc về vật chất và tinh thần đối với thành viên nhằm tạo sự gắn bó, phát huy tính liên kết giữa các thành viên.

10. Tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công khai tại trụ sở chính việc tham gia bảo hiểm tiền gửi.

11. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương III

TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, BÁO CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 42. Chế độ tài chính, hạch toán kế toán

Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện chế độ tài chính, hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật.

Điều 43. Báo cáo

1. Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện chế độ báo cáo về kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Ngoài báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Luật các tổ chức tín dụng.

Điều 44. Xử lý vi phạm

Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân vi phạm quy định tại Thông tư này, tùy theo hình thức và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương IV

QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP

Điều 45. Quy định chung

1. Đối với các hợp đồng cho vay được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết, quỹ tín dụng nhân dân và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng cho vay hoặc sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư này.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc bầu, bổ nhiệm hoặc bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân phải thực hiện theo quy định tại các Điều 17, 20, 21, 23, 24 và 25 Thông tư này.

3. Việc chuyển tiếp đối với quỹ tín dụng nhân dân không đảm bảo các quy định về địa bàn hoạt động; tỷ lệ vốn góp tối đa của một thành viên; thành viên đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài địa bàn; tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên thực hiện theo quy định tại các Điều 47, 48, 49 và 50 Thông tư này.

Điều 46. Trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân

1. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân chưa đảm bảo các quy định về địa bàn hoạt động, tỷ lệ góp vốn của một thành viên, thành viên đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài địa bàn, tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên tại Thông tư này phải xây dựng các phương án xử lý và chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý để tuân thủ đúng quy định.

2. Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 47, các Điều 48, 49 và 50 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc gửi cho Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính. Trong thời hạn tối đa 60 ngày sau thời hạn xử lý tối đa tại khoản 2 Điều 47, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý quy định tại khoản 3 Điều 47 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc gửi cho Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.

Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung phương án xử lý nếu chưa đạt yêu cầu.

Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu sửa đổi, bổ sung phương án xử lý, trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, quỹ tín dụng nhân dân phải hoàn thiện, gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý đã được sửa đổi, bổ sung cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý (bao gồm cả trường hợp sửa đổi, bổ sung), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản phê duyệt phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân.

3. Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm bổ sung các biện pháp xử lý nêu tại khoản 2 Điều này và tiến độ thực hiện vào nội dung phương án tái cơ cấu, tổ chức, hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân để triển khai đồng bộ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.

4. Định kỳ hằng quý, chậm nhất vào ngày 15 của tháng tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện phương án xử lý đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng phê duyệt, gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Điều 47. Quy định chuyển tiếp đối với địa bàn hoạt động

1. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động trên địa bàn xã liền kề xã nơi đặt trụ sở chính thuộc phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận được tiếp tục hoạt động trên địa bàn đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính về việc đáp ứng từng điều kiện được hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.

2. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động tại xã liền kề xã nơi đặt trụ sở chính thuộc phạm vi một tỉnh không đáp ứng điều kiện được hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

a) Thực trạng về địa bàn hoạt động liên xã;

b) Mức độ đáp ứng đối với từng điều kiện hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này;

c) Kế hoạch, biện pháp xử lý và cam kết thực hiện đảm bảo trong thời hạn tối đa 24 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đáp ứng đủ điều kiện hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.

3. Sau thời hạn xử lý tối đa quy định tại khoản 2 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân vẫn không đáp ứng điều kiện hoạt động liên xã phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

a) Thực trạng về địa bàn hoạt động liên xã;

b) Mức độ đáp ứng đối với từng điều kiện hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này;

c) Kế hoạch, biện pháp xử lý và cam kết thực hiện đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày kết thúc phương án xử lý nêu tại khoản 2 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt hoạt động tại xã liền kề, điều chỉnh hoạt động về địa bàn xã nơi đặt trụ sở chính.

4. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động tại các xã không liền kề xã nơi đặt trụ sở chính phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

a) Thực trạng về địa bàn hoạt động liên xã của quỹ tín dụng nhân dân;

b) Mức độ đáp ứng đối với từng điều kiện được hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này;

c) Kế hoạch, biện pháp xử lý, kể cả tổ chức lại dưới hình thức chia, tách theo quy định của pháp luật và cam kết thực hiện để đảm bảo sau thời hạn tối đa 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không còn địa bàn hoạt động tại các xã không liền kề.

Điều 48. Quy định chuyển tiếp đối với thành viên đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài địa bàn

Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có thành viên cá nhân không thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Thông tư này phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu phải có những nội dung sau:

1. Số lượng thành viên không thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

2. Tổng mức vốn góp và mức vốn góp của từng thành viên không thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

3. Kế hoạch, biện pháp xử lý (bao gồm cả việc chuyển nhượng, chấm dứt tư cách thành viên) và cam kết thực hiện để đảm bảo sau thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không có thành viên không thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 49. Quy định chuyển tiếp đối với tỷ lệ vốn góp tối đa

Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có thành viên có mức vốn góp vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư này phải xây dựng phương án xử lý, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:

1. Danh sách thành viên có tổng mức góp vốn vượt quá giới hạn quy định, số tiền góp vốn, tỷ lệ vốn góp của từng thành viên.

2. Kế hoạch, biện pháp xử lý và cam kết thực hiện để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

Điều 50. Quy định chuyển tiếp đối với việc nhận tiền gửi từ thành viên

Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có mức nhận tiền gửi từ thành viên thấp hơn mức quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư này phải xây dựng phương án xử lý, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:

1. Tổng số dư tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm báo cáo, trong đó nêu rõ: tổng số dư tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân; tỷ lệ số dư tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân so với tổng số dư tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.

2. Kế hoạch, lộ trình xử lý và cam kết thực hiện để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

Điều 51. Xử lý sau chuyển tiếp

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết đối với quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm cả biện pháp tái cơ cấu theo quy định của pháp luật, thu hồi Giấy phép, tùy theo hình thức và tính chất vi phạm trong các trường hợp sau:

1. Quỹ tín dụng nhân dân không gửi phương án xử lý sau thời hạn tối đa quy định tại khoản 2 Điều 46; không gửi báo cáo về việc đáp ứng từng điều kiện được hoạt động liên xã quy định tại khoản 1 Điều 47 Thông tư này; hoặc không gửi lại phương án xử lý phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng sau thời hạn tối đa quy định tại khoản 2 Điều 46 Thông tư này.

2. Sau thời hạn tối đa tại phương án xử lý quy định tại khoản 3, 4 Điều 47, Điều 48, Điều 49 và Điều 50 Thông tư này hoặc sau thời hạn tối đa do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu, quỹ tín dụng nhân dân không thực hiện được phương án xử lý.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 52. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:

a) Đầu mối tiếp nhận báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo quy định tại các điểm b, điểm d khoản 2 Điều này và theo quy định của pháp luật;

b) Thanh tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn địa bàn tỉnh, thành phố nơi có Cục thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính nơi có Cục thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện quy định về chuyển tiếp và xử lý sau chuyển tiếp tại các Điều 46, 47Điều 51 Thông tư này;

d) Chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét các vấn đề có liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Quản lý, thanh tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi không có Cục thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan;

b) Thẩm định, cấp Giấy phép, chấp thuận danh sách những người được dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân; xác nhận việc đăng ký Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Thông tư này; Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) kết quả việc cấp Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân;

c) Có văn bản lấy ý kiến:

(i) Ủy ban nhân dân xã về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban Kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân;

(ii) Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đối với danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy cần thiết);

(iii) Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng quy định tại điểm c (iii) khoản 1 Điều 12 Thông tư này.

d) Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra quỹ tín dụng nhân dân trong việc thực hiện quy định về chuyển tiếp và xử lý sau chuyển tiếp tại các Điều 46, 47, và Điều 51 Thông tư này. Định kỳ hàng quý, trong thời gian 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của quý, có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về tình hình thực hiện quy định chuyển tiếp của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.

2. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam:

a) Hướng dẫn thống nhất trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân việc thiết kế, in ấn Thẻ thành viên theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Thông tư này;

b) Có ý kiến tham gia bằng văn bản đối với danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc quỹ tín dụng nhân dân yêu cầu.

Điều 53. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2015.

2. Các quy định về việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

b) Thông tư số 06/2007/TT-NHNN ngày 06/11/2007 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

c) Các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 tại Quyết định 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

d) Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 26/2008/QĐ-NHNN ngày 09/9/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

đ) Quyết định số 31/2006/QĐ-NHNN ngày 18/7/2006 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và người điều hành quỹ tín dụng nhân dân;

e) Quyết định số 45/2006/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, bộ máy điều hành quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 54. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 54;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Website NHNN;
- Lưu: VP, Cơ quan TTGSNH, PC.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Phước Thanh

Phụ lục số 01

Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập hoạt động quỹ tín dụng nhân dân

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………, ngày …… tháng …… năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Kính gửi: Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh...

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Thông tư số ..../ …./TT-NHNN ngày …/…./……của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân;

Căn cứ Biên bản Hội nghị thành lập quỹ tín dụng nhân dân ...ngày... tháng... năm ;

Ban trù bị thành lập quỹ tín dụng nhân dân đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân với các nội dung sau đây:

1. Tên quỹ tín dụng nhân dân:

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt;

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt;

- Tên giao dịch (nếu có).

2. Địa điểm đặt trụ sở chính, số điện thoại, số Fax:

3. Địa bàn hoạt động:

4. Nội dung, phạm vi hoạt động:

5. Thời hạn hoạt động:

6. Vốn điều lệ:

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung trong đơn, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

- Thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký khai trương và công bố thông tin theo quy định của pháp luật.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và Điều lệ tổ chức và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân./.

TRƯỞNG BAN TRÙ BỊ
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Phụ lục số 02A

Mẫu đơn tham gia thành viên

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………, ngày …… tháng …… năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA THÀNH VIÊN

(Đối với cá nhân)

Kính gửi: Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân

1. Cá nhân đề nghị tham gia thành viên

- Họ và tên: (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa):

- Ngày, tháng, năm sinh:

- Số Giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp:

- Nghề nghiệp, nơi công tác và chức vụ hiện tại:

- Số điện thoại:

- Quốc tịch:

- Nơi ở hiện nay:

- Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú:

Sau khi nghiên cứu Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân ….. và các quy định của pháp luật có liên quan, tôi xin được đăng ký tham gia là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân ………với số tiền góp vốn là ………….đồng.

2. Cam kết

Tôi xin cam kết:

a) Góp đủ vốn đã đăng ký và góp vốn đúng thời hạn theo quy định của quỹ tín dụng nhân dân ………;

b) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của vốn góp vào quỹ tín dụng nhân dân;

c) Tuân thủ các quy định trong Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân và các quy định của pháp luật có liên quan;

d) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm theo quy định.

Người đề nghị tham gia thành viên
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Phụ lục số 02B

Mẫu đơn tham gia thành viên đối với hộ gia đình

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………, ngày …… tháng …… năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA THÀNH VIÊN

(Đối với hộ gia đình)

Kính gửi: Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân...

1. Cá nhân đại diện hộ gia đình đề nghị tham gia thành viên

- Họ và tên: (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa):

- Ngày, tháng, năm sinh:

- Số Giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu hoặc số giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác, ngày cấp, nơi cấp:

- Nghề nghiệp, nơi công tác và chức vụ hiện tại:

- Số điện thoại:

- Quốc tịch:

- Nơi ở hiện nay:

- Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú:

- Số hộ khẩu:

Sau khi nghiên cứu Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân …..và các quy định của pháp luật có liên quan, tôi được các thành viên trong hộ gia đình cử làm đại diện đăng ký tham gia làm thành viên của quỹ tín dụng nhân dân ……. với số tiền góp vốn là………… đồng.

2. Cam kết

Chúng tôi xin cam kết:

a) Góp đủ vốn đã đăng ký và góp vốn đúng thời hạn theo quy định của quỹ tín dụng nhân dân……. ;

b) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của vốn góp vào quỹ tín dụng nhân dân;

c) Tuân thủ các quy định trong Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân và các quy định của pháp luật có liên quan;

d) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm theo quy định.

(Đính kèm văn bản ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình)

Người đại diện hộ gia đình
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Phụ lục số 03

Mẫu đơn tham gia thành viên đối với pháp nhân

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………, ngày …… tháng …… năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA THÀNH VIÊN

(Đối với pháp nhân)

Kính gửi: Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân…..

1. Pháp nhân đề nghị tham gia thành viên

- Tên pháp nhân (tên đầy đủ, tên giao dịch nếu có, ghi bằng chữ in hoa): …………………..

- Số Quyết định thành lập hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, do... cấp ngày.... tháng …..năm ….

- Vốn điều lệ: ..................................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ......................................................................................................

- Số điện thoại: ……………………………..Số Fax: .............................................................

2. Người đại diện theo pháp luật:

- Họ và tên: (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa) .............................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ..................................................................................................

- Quốc tịch: .....................................................................................................................

- Nơi ở hiện nay: .............................................................................................................

- Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú: ..............................................................................

- Số Giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp:...............................

- Chức vụ đang đảm nhiệm: .............................................................................................

- Số điện thoại: ...............................................................................................................

3. Người đại diện theo ủy quyền tại Quỹ tín dụng nhân dân

- Họ và tên: (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa) .............................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ..................................................................................................

- Quốc tịch: .....................................................................................................................

- Nơi ở hiện nay: .............................................................................................................

- Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú: ..............................................................................

- Số Giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp ...............................

- Chức vụ đang đảm nhiệm: .............................................................................................

- Số điện thoại: ...............................................................................................................

4. Số vốn góp, nắm giữ cổ phần tại các tổ chức khác:

- Tên tổ chức, doanh nghiệp mà pháp nhân đang có vốn góp, nắm giữ cổ phần: ...............

- Số vốn góp, nắm giữ cổ phần; tỷ lệ so với tổng vốn điều lệ của tổ chức, doanh nghiệp đó: ………………………..

Sau khi nghiên cứu Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân…………… và các quy định của pháp luật có liên quan, (tên pháp nhân) đăng ký tham gia làm thành viên quỹ tín dụng nhân dân………… với số tiền góp vốn là ………………… đồng.

5. Cam kết

a) Góp đủ vốn đã đăng ký và góp vốn đúng thời hạn theo quy định của quỹ tín dụng nhân dân ………………. ;

b) Có đủ năng lực tài chính để góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Không sử dụng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của vốn góp vào quỹ tín dụng nhân dân;

c) Tuân thủ các quy định trong Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân và các quy định của pháp luật có liên quan;

d) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm

Người đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ, họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Phụ lục số 04

Sơ yếu lý lịch

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Ảnh màu (4x6) đóng dấu giáp lai của cơ quan xác nhận lý lịch

SƠ YẾU LÝ LỊCH

1. Về bản thân:

a) Họ và tên khai sinh:

b) Họ và tên thường gọi:

c) Bí danh:

d) Ngày, tháng, năm sinh:

đ) Nơi sinh:

e) Quốc tịch:

(i) Quốc tịch gốc:

(ii) Các quốc tịch hiện nay:

g) Địa chỉ thường trú theo hộ khẩu:

h) Địa chỉ theo Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu):

i) Địa chỉ cư trú hiện nay:

k) Số Giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác, nơi cấp, ngày cấp:

l) Tên và địa chỉ pháp nhân; số vốn góp và tỷ lệ vốn góp (trường hợp là người đại diện vốn góp của pháp nhân):

2. Trình độ học vấn:

Tên trường; tên thành phố, quốc gia nơi trường đặt trụ sở chính; tên khóa học; thời gian học; tên bằng (liệt kê những bằng cấp, chương trình đào tạo liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh được bầu, bổ nhiệm).

3. Quá trình công tác:

a) Quá trình công tác, nghề nghiệp và chức vụ đã qua (từ năm 18 tuổi đến nay) làm gì, ở đâu, tóm tắt đặc điểm chính.

b) Các chức vụ đã đảm nhiệm tại các tổ chức khác.

c) Chức vụ dự kiến được bầu, bổ nhiệm tại Quỹ tín dụng nhân dân.

d) Khen thưởng, kỷ luật (nếu có).

4. Mối quan hệ:

a) Kê đầy đủ mối quan hệ với người có liên quan gồm: bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh,chị em ruột (trong đó nêu rõ tên, tuổi, ngày, tháng, năm sinh, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ cư trú, nơi công tác);

b) Đối với người có liên quan của pháp nhân: ngoài việc kê khai người có liên quan của cá nhân là pháp nhân theo mục b trên đây phải kê khai đầy đủ tên, địa chỉ, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân; người đại diện theo pháp luật của các pháp nhân tham gia góp vốn thành lập.

5. Cam kết trước pháp luật

- Tôi cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.

- Tôi cam kết những lời khai trên là đúng sự thật. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với bất kỳ thông tin nào không đúng với sự thật tại bản khai này.

(Ngoài những nội dung cơ bản trên, người khai có thể bổ sung các nội dung khác nếu thấy cần thiết)

Xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc cơ quan nơi làm việc)

Người khai
(Ký, ghi rõ họ, tên)


Mặt sau

Phụ lục số 05

Mặt trước

Một số điểm cần chú ý

· Mỗi lần góp vốn, chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng vốn góp, thành viên phải mang số góp vốn đến làm thủ tục tại quỹ tín dụng nhân dân.

· Thành viên có trách nhiệm bảo quản Sổ góp vốn cẩn thận, tránh hư hỏng, rách nát.

· Khi mất Sổ góp vốn, thành viên phải báo ngay cho quỹ tín dụng nhân dân biết để xử lý theo chế độ.

Quỹ tín dụng nhân dân

Sổ góp vốn

Số: …………..

(1) :………………………………………………………….

(2): ………………………………………………………….

(3): Số ……


Người góp vốn
(hoặc đại diện pháp nhân)

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Ngày…. tháng … năm….
Giám đốc

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1): Họ, tên (đối với thành viên là cá nhân); tên người đại diện (đối với thành viên là hộ gia đình); tên tổ chức (đối với thành viên là pháp nhân).

(2): Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với thành viên là cá nhân, hộ gia đình); địa chỉ trụ sở chính (đối với thành viên là pháp nhân).

(3): Số CMND (đối với thành viên là cá nhân); Số Sổ hộ khẩu (đối với thành viên là hộ gia đình); Số đăng ký kinh doanh (đối với thành viên là pháp nhân)

Số TT

Ngày, tháng, năm

GÓP VỐN, CHUYỂN NHƯỢNG, NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG

CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP

NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP

SỐ DƯ VỐN GÓP

CHỮ KÝ

Họ, tên

Địa chỉ

Họ, tên

Địa chỉ

Bằng số

Bng chữ

Kế toán

Giám đốc

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

Trong đó:

Cột (3): Số tiền góp vốn, chuyển nhượng vốn góp, nhận chuyển nhượng vốn góp.

Cột (4): Tên của cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân nhận chuyển nhượng vốn góp.

Cột (5): Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú, địa chỉ trụ sở chính của cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân nhận chuyển nhượng vốn góp.

Cột (6): Tên của cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân chuyển nhượng vốn góp cho thành viên.

Cột (7): Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú, địa chỉ trụ sở chính của cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân chuyển nhượng vốn góp cho thành viên.


Phụ lục số 06

Báo cáo khả năng tài chính tham gia góp vốn quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Kính gửi: (1) …………………………….

1. Thông tin về pháp nhân:

- Tên pháp nhân:

- Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

- Vốn điều lệ:

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Số điện thoại:                              Số Fax:

- Người đại diện theo pháp luật:

2. Khả năng về tài chính để góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân:

- A: Vốn chủ sở hữu (2).

- B: Tài sản dài hạn (3) trừ đi nợ dài hạn (4).

- C: Khả năng về tài chính để góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân ……….

(C = A - B)

Kết luận: Đủ khả năng tài chính góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân (chỉ kết luận này khi C tối thiểu bằng mức vốn cam kết góp của pháp nhân).

Ghi chú:

- (1): + Gửi Ban trù bị (trường hợp tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân).

+ Gửi Hội đồng quản trị (trường hợp tham gia góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động).

(2), (3), (4): Được lấy theo Báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất

Người đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ và đóng dấu)

Phụ lục số 07

Mẫu Giấy phép

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước)

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
CHI NHÁNH…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:           /GP-…

, ngày .. tháng năm ….

 

GIẤY PHÉP

THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số    /20../TT-NHNN ngày...tháng...năm 20.. của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân;

Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của các thành viên sáng lập Quỹ tín dụng nhân dân và hồ sơ kèm theo;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép thành lập quỹ tín dụng nhân dân như sau:

1. Tên quỹ tín dụng nhân dân:

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt (nếu có):

- Tên giao dịch (nếu có):

2. Địa chỉ trụ sở chính:

Điều 2. Nội dung, phạm vi hoạt động:

1. Các hoạt động ... (liệt kê các hoạt động đề nghị và được chấp thuận tương ứng theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này).

2. Các hoạt động ngoài các hoạt động nêu trên thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 3. Địa bàn hoạt động:

Điều 4. Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân là... đồng (bằng chữ:...).

Điều 5. Thời hạn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân... là... năm.

Điều 6. Trong quá trình hoạt động, quỹ tín dụng nhân dân...phải tuân thủ pháp luật Việt nam.

Điều 7. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 8. Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân...được lập thành 04 (bốn) bản chính: 01 (một) bản cấp cho quỹ tín dụng nhân dân...; 01 (một) bản để đăng ký kinh doanh; 01 (một) bản lưu tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố..., 01 (một) bản lưu tại hồ sơ cấp Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân...

Nơi nhận:
- Như Điều 8;
- UBND Tỉnh/Thành phố…..l
- Lưu VP, TTGSNH.

GIÁM ĐỐC

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 04/2015/TT-NHNN

Hanoi, March 31, 2015

 

CIRCULAR

ON PEOPLE’S CREDIT FUNDS

Pursuant to the Law on the State bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on cooperatives No. 23/2012/QH13 dated November 20, 2012; Pursuant to the Government’s Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State bank of Vietnam;

At the proposal of the Chief of banking Inspection and supervision;

The Governor of the State bank of Vietnam promulgates the Circular on people’s credit fund.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular provides guidance on licensing, operation, operation area, management, administration, control, charter capital, contributed capital, transfer of contributed capital and repayment of contributed capital, members, general members’ meeting, activities and powers, obligations of people's credit funds.

Article 2. Regulated entities

1. People’s credit funds.

2. Organizations and individuals related to the establishment, licensing, organization and activities of people's credit funds.

Article 3. Definitions

In this Circular, these terms are construed as follows:

1. “License” refers to the license for establishment of people's credit funds. The document of the State Bank on revision of the license is an integral part of the license.

2. ”Members of the people’s credit fund” refers to any natural person, household or juridical person who meets all requirements prescribed in this Circular, approves the Charter and voluntarily contributes capital for the establishment of people’s credit funds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Pass a draft charter of the people’s credit fund; a project on the establishment of the people’s credit fund; a list of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board (or full-time controller) and Director of the people’s credit fund for the first tenure;

b) Elect preparatory committees, heads of preparatory committees from capital contributors in the list of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board (or full-time controller) and Director of the people’s credit fund for the first tenure and other members who will perform tasks related to the grant of approval for the establishment of people’s credit fund and revisions of the application for license on behalf of capital contributors on the request of a State bank of central-affiliated city or province;

c) Make decisions on other issues concerning the establishment of people’s credit funds.

4. “Branch of the state bank" refers to branches of state bank located in centrally-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provinces) where the people’s credit fund located.

5. “Founding general meeting” refers to general meetings of capital contributors for the establishment of people’s credit fund held after the State bank grants approval for establishment principles, having the following duties:

a) Pass the Charter of the people’s credit fund;

b) Elect President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board (or full-time controller) appointed for the first tenure in accordance with the planned list approved by the branch of State bank;

c) Pass regulations on organization and operation of the Board of directors and the Control board of the people’s credit fund;

d) Make decisions on other issues on the establishment of people’s credit funds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. “Annual contributed capital” refers to the amount of capital that a member must contribute on an annual basis to maintain its membership interest.

Article 4. Licensing authority

Article 5. Duration of operation

The maximum operation duration of a people’s credit fund is 50 years. The specific duration of operation shall be proposed by the preparatory committee of the People's Credit Fund and stated in the license.

Article 6. Nature and objectives of operation

The people’s credit fund operates in accordance with the principle of voluntariness, autonomy and self-responsibility for its operation results in order to attain mutual assistance among members to effectively carry out production, business and service activities and raise the living standards.

Article 7. Name of the people’s credit fund

1. The name of the people’s credit fund shall be written in Vietnamese and may include numeric and alphabetic characters, shall be pronounceable and consist of at least 2 elements in the following order:

a) “Quỹ tín dụng nhân dân” (“People’s credit fund”);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The name of the people’s credit fund must be inscribed or put up at its headquarter, printed or written on all transactional papers and documents released by the people’s credit fund.

Article 8. Area of operation

1. The people’s credit fund shall operate within the administrative division territory of a commune, a ward or a town (hereinafter referred to as “commune”)

2. The inter-commune operation area of a people's credit fund must be the communes adjacent to the commune in the same district where the people's credit fund is headquartered.

3. A people's credit fund may request for permission to operate in more than one commune as specified in Clause 2 of this Article if it fully:

a) has at least 300 members at the time of application;

b) has a charter capital which is at least 5 times the legal capital at the time of application;

c) has been having a profitable business for 02 consecutive years;

d) Its organizational structure, managerial, internal audit and internal control system are in accordance with the Law on Credit Institutions and this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) implements debt classification and sets up risk provisions as prescribed in the regulations of the State bank in the year prior to the time of application;

g) has a bad debt ratio below 3% for 02 consecutive years prior to the year of application;

h) has documents proving the ability to connect communities in adjacent communes on the basis of common linkages of community interests, geographical conditions, culture, local customs, regions, line of business and other characteristics in the area;

i) is not classified as a financially-weak people's credit fund that needs to be restructured at the request of the State Bank; and

k) has a total amount of deposits received from members of the people's credit fund of at least 60% of the total deposit receipt of the people's credit fund for 2 consecutive years before the year of application.

4. The operation area of a people’s credit fund whose restructuring plan has been approved by the branch of State bank shall comply with such plan.

5. The procedures and documents for approval of operation in inter-communal areas of the people's credit fund shall comply with the State Bank's regulations on the changes which must be approved by the State Bank.

Article 9. Principles of preparing applications

1. Documents of applications for licensing must be signed by the head of the preparatory committee unless otherwise as regulated. Documents signed by the head of the preparatory committee must bear the headings “Ban trù bị thành lập và tên của quỹ tín dụng nhân dân“ (“Preparatory committees to be established and name of people’s credit fund”)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Copies of papers and diplomas must be authenticated in accordance with law provisions.

If documents of the application are copies which are not authenticated or reproduced from the originals, the applicant shall submit the originals for comparison. The person who makes comparison shall sign to confirm the copies and take responsibility for the accuracy of the copies compared to the original ones.

4. A list of documents must be included in each application.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Section 1: LICENSING

Article 10. Requirements for licensing

In order to obtain the license, a people’s credit fund must:

1. has a minimum charter capital which is equal to the statutory capital prescribed by the Government on the date of submission of application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. has managers and members of the Control board who meet the standards prescribed in Article 20, 23 and 24 hereof.

4. has a Board of Directors and a Control Board that complies with the provisions of the Law on Credit Institutions and this Circular.

5. has a Charter conformable to regulations specified in the Law on Credit Institutions, the Law on Cooperatives and other relevant legislative regulations.

6. has an establishment proposals and business plans as deemed feasible within 03 initial years of its operation.

Article 11. Composition of the application for licensing

1. A written request for licensing signed by head of the preparatory committee using the form prescribed in Annex 01 hereof.

2. Draft Charter of the people’s credit fund passed by the founding conference.

3. People’s credit fund establishment proposal passed by the founding conference, which contains:

a) Necessity for establishment of the people’s credit fund;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Organizational structure;

d) Regulations on risk management, including the types of risks that may occur during operation, methods and measures to prevent and control these types of risks;

dd) Lending policies and procedures applicable to members, persons whose deposits are placed into the people's credit fund and poor households in the locality that are not members of the people's credit fund;

e) Information Technology: expected IT system for operation management, ability to apply IT system in banking activities and investment in IT system;

g) Expected internal control and internal audit system that comply with regulations of the State bank;

h) Expected business plan in the initial 03 year in accordance with the contents and scope of operation, which analyzes and demonstrates the effectiveness and ability to implement the plan in each year.

4. List of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board and Director of the people’s credit fund.

5. Documents proving the qualifications of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board and Director of the people’s credit fund, including:

a) Resumes in accordance with forms in Annex 04 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Copies of professional diplomas or certificates;

d) Police records issued by the provincial Department of Justice;

dd) Other documents proving the satisfaction of the regulatory eligibility and qualifications requirements as prescribed in the Law on credit institutions and Article 20, 23 and 24 hereof.

6. List of capital contributors of the people’s credit fund. The list must be signed by all capital contributors at least containing:

a) Full name (if the member is a natural person or representative of a household); name, address of the headquarter (if the member is a juridical person);

b) ID number or passport number (if the member is a natural person); number of the household registration book (if the member is a household); business registration number (if the member is a juridical person);

c) The amount of contributed capital, capital contribution rate of each member.

7. Copy of ID or passport (if the member is a natural person or representative of juridical person/household). If the member is an official, he/she must obtain a written certification of the workplace and a copy of the recruitment decision of the employer.

8. Copy of the household registration book (if the member is a household).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. Authorization document of the juridical person for the representative of the capital contributor being juridical person.

11. Authorization document of the household for the representative of the capital contributor being household.

12. Financial statements from the year preceding the year of application for licensing and financial statements and the latest financial statement that not exceeding 90 days up to the time of signing the application for licensing (if the member is a juridical person)

13. Reports on financial resources for capital contribution for the establishment of the people’s credit fund if the member is a juridical person in accordance with Annex 06 hereof.

14. Application for membership using the forms prescribed in Annex 02A, 02B and 03 hereof.

15. The written record of the founding conference.

16. A draft of basic internal regulations in accordance with the regulations in Clause 2 Article 93 of the Law on credit institutions and regulations on the organization and operation of the Board of directors and control board of the people’s credit fund.

17. Charter of the people’s credit fund passed by the people’s credit fund founding general meeting and signed by the President of the Board of directors.

18. Written record of the people’s credit fund founding general meeting.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20. Decision by the Board of directors of the people’s credit fund on appointment of General Director of the people’s credit fund in accordance with the planned list approved by the branch of State bank.

21. Documentary evidence of ownership or right to enjoyment of locations where the people’s credit fund is headquartered.

22. Internal provisions as prescribed in Clause 16 this Article passed by the founding general meeting.

Article 12. Procedures for licensing

1. Approval for establishment principles:

a) The preparatory committee shall prepare an application for licensing as prescribed in Clause 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 16 Article 11 hereof and submit it in person or by post to the branch of State Bank;

b) Within 10 working days since receipt of the application as specified in Point a this Clause, the branch of State bank shall send the preparatory committee an acknowledgment of the application or a written request for supplements;

c) Within 10 working days since receipt of the application as specified in Point a this Clause, the branch of State bank shall:

(i) Consult the communal People’s Committee where the people’s credit fund is expected to be headquartered on the establishment of such people’s credit fund at the commune; list of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board and Director of the people’s credit fund;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iii) Consult the Supervision Department and the banking inspection (if the people’s credit fund is established in the province or city where the banking inspection and Supervision Department is located) on the establishment of such people’s credit fund at the province; list of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board and Director of the people’s credit fund;

d) Within 10 working days since receipt of the written request of the branch of State bank, the Supervision Department, the communal People’s Committee where the people’s credit fund is expected to be headquartered and the Vietnam cooperative bank shall provide their opinions in writing on the requested contents. After this period, those units that do not give their opinions shall be deemed as agreeing to the list;

dd) Within 30 days since the receipt of opinions of the  of the Supervision Department, the communal People’s Committee and the Vietnam cooperative bank or since the end of the time limit for opinion provision, the branch of State bank shall issue a written approval to the preparatory committee on the principle of establishment of the people’s credit fund and the list of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board and Director of the people’s credit fund . If the application is rejected, the branch of State Bank shall provide explanation in writing.

2. Within 90 days since the receipt of the written approval on principle of the branch of State bank:

a) The preparatory committee shall organize the founding general meeting as prescribed in Clause 5 Article 3 hereof;

b) The preparatory committee shall prepare an application for licensing as prescribed in Clause 17, 18, 19, 20, 21 and 22 Article 11 hereof and submit it in person or by post to the branch of State Bank.

The written approval for principle shall become invalid if the State Bank receives no or inadequate documents as mentioned above after the time limit.

3. Licensing:

a) Within 05 working days since receipt of the application for license as specified in Point b Clause 2 this Article, the branch of State bank shall send the people’s credit fund an acknowledgment of the application or a written request for supplements;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. After being granted the license, the people's credit fund shall carry out necessary procedures for the commencement of their operation as specified in Article 15 hereof.

Article 13. Contents of the license

1. The license must at least contain:

a) license number; issue place and date;

b) Name of the people’s credit funds:

(i) Full and abbreviated name written in Vietnamese;

(ii) Transaction name (if any);

c) Location of headquarter;

d) Contents and scope of operation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Charter capital;

g) License validity period.

2. The branch of State bank shall provide specific provisions on the contents, scope of operation, area of operation and license validity period using the form specified in Annex 07 hereof.

Article 14. Licensing fee

1. The amount of licensing fee paid by the people’s credit fund shall comply with the provisions on fees and charges.

2. Within 15 days after the date of issuance of the license, the people’s credit fund must pay the licensing fee at the branch of State bank.

3. The amount of licensing fee specified in Clause 2 this Article shall not be deducted from its charter capital and refunded in all cases.

Article 15. Commencement of operations of the people’s credit fund

1. The people’s credit fund holding the license must carry out its business registration in accordance with law provisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. 10 days before the commencement of operations, the people’s credit fund granted the license must post a notice at the People’s Committee at the Commune, announce on the radio or radio station of the Commune where the head office is located for 03 consecutive days and publish on a newspaper of province for 03 consecutive days on:

a) Name, location of the headquarter;

b) Number and issuance date of the license; number and issuance date of the business registration certificate; contents and scope of operation, lifespan of operation and area of operation;

c) Charter capital;

d) Legal representative;

dd) List and capital contribution portions of each founding members of the people’s credit fund;

e) Planned date of commencement of operations of the people’s credit fund.

4. Conditions for commencement of operations of the people’s credit fund

A people’s credit fund granted the license may only commence its operation if it fully:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) has a headquarter meeting the asset safety assurance and operation requirements;

c) has publicized information as prescribed in Clause 3 this Article;

d) has the organizational structure, managerial, internal audit and internal control system in accordance with the contents and scope of operation; and

dd) has internal provisions as prescribed in Clause 22 Article 11 hereof.

5. At least 10 working days before the planned date of commencement of operation, the people’s credit fund granted the license must send a written notice on its operation conditions as specified in Clause 4 this Article in person or by post to the branch of State Bank. The branch of State bank shall suspend the commencement of operation of the people’s credit fund when it fails to meet the conditions specified in Clause 4 this Article.

Article 16. Use of license

1. The people’s credit fund granted the license must use the correct name, carry out the operations as specified in the license and avoid performing any lines of business not specified in the license.

2. The people’s credit fund shall not erase, purchase, sell, transfer, lease and lend the license.

3. If the license is lost, stolen, damaged, burnt or destroyed, the people’s credit fund must send a written notification of reasons directly or by post to the branch of State bank that granted the license to request its consideration of issuance of a copy of the license from the original register in accordance with law. Within 05 working days from the receipt of the written request, the branch of State bank shall consider issuing a copy of the license from the original one to the people’s credit fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Organization and operation of the Board of directors

1. The Board of directors of the people’s credit fund is an organ entitled to act on behalf of the people’s credit fund to decide and exercise rights and fulfill obligations of the people’s credit fund, except for issues that fall within the authority of the general members’ meeting.

2. The Board of directors of the people’s credit fund is composed of the President and members of the Board of directors. The president and members of the Board of directors shall be elected or dismissed by the general members’ meeting or the founding general meeting (in case of establishment of the people’s credit fund) by mode of secret ballots. The number of the members of people’s credit fund shall be decided by the general members’ meeting but must be at least 03 members.

3. The term of the Board of directors shall be stipulated by the general members’ meeting and inscribed in the Charter which must be at least 02 years but not exceeding 05 years.

4. The president and other members of the Board of directors shall not authorize persons who are not members of the Board of directors to perform their tasks or exercise their power.

5. The Board of directors shall be operated in accordance with the collective principle and make decisions by majority vote.

Article 18. Tasks and power of the Board of directors and its president

1. The Board of directors of the people’s credit fund shall have the following tasks and powers:

a) Have tasks and powers as prescribed in Article 82 of the Law on credit institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The President of the Board of directors is a legal representative of the people’s credit fund. The president of the Board of directors shall have the following tasks and powers:

a) Set up plans and schedules for operations of the Board of directors;

b) Assign tasks to the members of the Board of directors and monitor their performance as well as their general rights and obligations;

c) Prepare the contents, agenda, convene and preside over meetings of the Board of directors and the general members’ meeting;

d) Be accountable to the Board of directors and the general members’ meeting for the assigned tasks;

dd) Sign or authorize the signing of documents issued by the Board of directors and general members' meeting in accordance with law and Charter of the people’s credit fund;

a) Perform other tasks and powers as prescribed in the Charter of the people’s credit fund.

Article 19. Meetings of the Board of directors

1. The Board of directors shall meet at least once a month which is convened and presided over by the president of the Board of directors or a member of the Board of directors authorized by the president.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The meeting of the Board of directors shall be deemed valid if it is attended by at least two-thirds of the members of the Board of directors. If the meeting of the Board of directors is not attended by sufficient number of participants as prescribed, the president of the Board of directors shall convene a second meeting within 10 working days from the expected date of the first meeting. After two postponements due to insufficient number of participants, the president shall request the Board to convene an irregular general members’ meeting within 30 days from the expected date of the second meeting to review the status of the members who have not attended the meeting and decide on the handling measure.

3. All contents of, and conclusions reached in each session of the general members' meeting must be recorded into the minute book; minutes of meetings of the Board of directors must be fully signed by the meeting chair, participating members and secretary. The meeting chair and secretary shall assume joint responsibility for accuracy and integrity of these minutes. Members of the Board of directors shall be entitled to reserve their opinions and reserved opinions shall be recorded in the meeting minutes.

4. The Board’s decisions are adopted on the principle of majority vote; each member has one vote with equal value. If the numbers of affirmative votes and negative votes are even, the presiding person shall have the casting vote.

Article 20. Conditions and standards of members of the Board of directors

1. Members of the Board of directors must meet the following requirements:

a) Is an individual member or a representative of the contributed capital of juridical persons;

b) Not belong to any cases specified in Article 33, 34 of the Law on credit institutions. Members of the Board of directors must not concurrently hold the positions of the chief accountant and treasurer of the people’s credit fund;

c) Have at least 02 years of experience in the field of economics, accounting, audit, banking and law or have a diploma (or certificate) proving that he/she has been professionally trained in the field of people's credit fund;

d) Comply with the provisions of law; not be penalized for administrative violations against regulations on the field of economics, accounting, audit and banking for 24 months preceding the time of election.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Is an individual member of the people’s credit fund except for cases prescribed in Point e this Clause;

b) Meet the requirements prescribed in Point b, d Clause 1 this Article;

c) Have at least 02 years of experience in the field of economics, finance, accounting, audit, banking and law;

d) Be used to hold a position as the manager or executive officer in banking or finance institution in accordance with the Charter or equivalent documents of such institution or the leader at division level or equivalent or higher title in accordance with the regulations of the regulatory agencies, business entity, political organization and socio-political organizations for at least 01 year;

dd) Meet one of the following conditions:

(i) Have at least a bachelor’s degree in economics, finance, accounting, audit, banking or law;

(ii) Have at least a post-secondary diploma in one of the fields of economics, accounting, audit, banking, business administration and law or have a diploma (or certificate) proving that he/she has been professionally trained in the field of people's credit fund;

e) In cases of necessity when the people’s credit fund implements restructuring, any event happens that may cause impacts on safety for operations or the people’s credit fund is placed under special control, the branch of State bank shall reach an agreement with the People’s Committee where the headquarter of the people’s credit fund is located and report to the Governor of the State bank before considering and assigning personnel for the position of President of the Board of directors of the people’s credit fund.

Article 21. Organization and operation of the Control Board

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Control Board shall be held accountable to the general members’ meeting for the performance of its duties and powers.

3. The Control Board shall hold at least one meeting a month which is convened and presided over by the Head.

4. The tenure of the Control Board shall be subject to that of the Board of directors.

Article 22. Tasks and power of the Control Board, Head of the Control Board, full-time controller

1. Tasks and powers of the Control Board of the people’s credit fund shall comply with Article 84 of the Law on credit institutions.

2. Head of the Control Board shall have the following tasks and powers:

a) Conduct the tasks and powers of the Control Board in accordance with Article 1 hereof;

b) Convene and preside over the meetings of the Control Board;

c) Sign documents under the authority of the Control Board on behalf of the Control Board;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Prepare operating plans and assign tasks to members of the Control Board;

e) Authorize another member of the Control Board to control his/her tasks when he/she is absent;

g) Convene and preside over irregular general members’ meetings in accordance with Clause 6 Article 84 of the Law on credit institutions on behalf of the Control Board;

h) Perform other tasks and powers as prescribed in the Charter of the people’s credit fund.

3. If the people’s credit fund only elects one full-time controller, the full-time controller shall have the following tasks and powers:

a) Perform tasks and powers of the Control Board as prescribed in Article 84 of the Law on credit institutions;

b) Attend meetings of the Board of directors, give opinions in these meetings but have no right to vote;

c) Perform other tasks and powers as prescribed in the Charter of the people’s credit fund.

Article 23. Conditions and standards of members of the Control Board and full-time controller

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Is an individual member or a representative of the contributed capital of juridical persons;

b) Not belong to any cases specified in Article 33, 34 of the Law on credit institutions. Members of the Control Board must not concurrently be the chief accountant, treasurer, professional staff of the people’s credit fund and not be the related person of the chief director, chief accountant and treasurer of the people’s credit fund;

c) Have a diploma (or certificate) proving that he/she has been professionally trained in the field of people's credit fund;

d) Meet the requirements prescribed in Point b, d Clause 1 Article 20 hereof.

2. Head of the Control Board and the full-time controller must meet the following requirements:

a) Is an individual member of the people’s credit fund;

b) Meet the requirements and standards prescribed in Point b, c and d Clause 1 this Article;

c) Have at least a post-secondary diploma or higher in economics, accounting, audit, banking or law.

Article 24. Conditions and standards of the Director

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Not belong to any cases specified in Article 33, 34 of the Law on credit institutions.

3. Have at least 02 years of experience in the field of economics, finance or banking.

4. Be used to hold a position as the manager or executive officer in banking or finance institution in accordance with the Charter or equivalent documents of such institution or the leader at division level or equivalent or higher position in accordance with the regulations of the regulatory agencies, business entity, political organization and socio-political organizations for at least 01 year.

5. Reside in the area of operation of the people’s credit fund.

6. Have at least a post-secondary diploma in one of the fields of economics, finance, accounting, audit, banking, business administration and law or have a diploma (or certificate) proving that he/she has been professionally trained in the field of people's credit fund. If the Director is hired from the outside, except for the requirements and standards specified in Clause 2, 3, 4, 5 and 7 this Article, he/she must have a bachelor’s degree or more in one of the fields of economics, finance, accounting, audit, banking, business administration, law and not a member of the management system, executive system or Control Board of members being the juridical persons.

7. Meet the requirements prescribed in Point b, d Clause 1 Article 20 hereof.

Article 25. Approval of the list of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board, full-time controller and Director

1. Candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board, full-time controller and Director of the people’s credit fund shall meet the requirements and standards specified in Article 20, 23 and 24 hereof.

2. The list of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board, full-time controller and Director of the people’s credit fund shall be approved in written by the branch of State bank before the election or appointment takes place. Those who are elected or appointed to become the President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board, full-time controller and Director of the people’s credit fund must be presented in the list approved by the branch of State bank.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The people’s credit fund must send a written notification to the branch of State Bank of the list of candidates/nominees for positions specified in Clause 2 this Article within 10 working days after the date of election or appointment.

Section 3: CHARTER CAPITAL, CONTRIBUTED CAPITAL, TRANSFER AND RETURN OF CONTRIBUTED CAPITAL

Article 26. Charter capital

1. The charter capital of the people’s credit fund is the total capital amount contributed by members and is indicated in its Charter, accounted in VND.

2. The adjustment of the charter capital shall comply with the State Bank's regulations on the adjustments which must be approved by the State Bank.

3. Members shall not use trust or borrowed funds in any form for contributing capital to the people’s credit fund and must bear responsibility for legality of the contributed capital.

4. Juridical persons contributing capital to the people’s credit fund must comply with the provisions of law on capital contribution

Article 27. Form of capital contribution to the charter capital

1. The charter capital of the people’s credit fund shall be contributed in VND, other assets are necessary assets in operation of the people’s credit fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 28. Capital contribution made by the members

1. The capital contributed by members includes capital contributed to establish membership interest and annual contributed capital.

a) The minimum amount of capital contributed to establish membership interest is VND 300,000;

b) The minimum annual amount of contributed capital is VND 100,000. The members of the people’s credit fund shall be exempted from paying annual contributed capital in the first financial year after joining the people’s credit fund. Annual contributed capital may be paid in lump sum or in installments within the financial year; the annual contributed capital shall begin to take effect from the fiscal year of 2016.

2. The total maximum contributed capital of a member of the people’s credit fund shall not exceed 10% of the charter capital of the people’s credit fund at the date of capital contribution.

3. The capital contribution of members of the people’s credit fund is specified in the Charter of the people’s credit fund. The general members’ meeting of the people’s credit fund shall decide in detail the amount of capital contributed to establish membership interest, the annual capital contribution and the method of payment, the maximum amount of contributed capital of one member in accordance with the provisions in Clause 1 and 2 this Article.

4. From the effective date of this Circular to the nearest general members’ meeting which will decide on the amount of capital contributed to establish membership interest as specified in Point a, Clause 1 of this Article, the amount of capital contributed to establish membership interest is VND 300,000.

5. When contributing capital to establish membership interest, members shall be entitled to receive the written amount of capital contribution printed by the people's credit fund using the form in Appendix 05 hereof and the membership cards made using the form guided in uniform by the Vietnam Cooperative Bank throughout the system of people’s credit funds.

6. People's Credit Funds must open a register to monitor the capital contributed to establish membership interest, annual contributed capital, transfer and receipt of capital contribution transfer of capital contributing members.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Members of the People's Credit Fund shall be distributed profits based on the total capital contributed, level of use of products and services by members of the people's credit funds and decided by the general members’ meeting of the people's credit fund in accordance with the provisions of law.

Article 30: Transfer and return of contributed capital

1. Members may transfer either all or part of their contributed capital to other members or to individual, household and juridical persons who are not members but still meet the requirements specified in Article 31 hereof. The transfer and return of contributed capital of members must ensure that:

a) The remained contributed capital (in cases of transfer of return of contributed capital) shall comply with the regulations on the amount of capital contributed to establish membership interest and amount of annual contributed capital as specified in Clause 1 Article 28 hereof;

b) The transfer of all of a member’s contributed capital shall be implemented only after the member has fulfilled his/her debt-payment obligations and other financial obligations toward the people’s credit fund in accordance with the Charter of the people’s credit fund;

c) The members received the contributed capital transfer must comply with the regulations on the total maximum contributed capital of a member specified in Clause 2 Article 28 this hereof.

2. The return of contributed capital to members must fulfill the following conditions:

a) Members: the member has fulfilled his/her financial obligations toward the people’s credit fund, including:

(i) Debts (both principal and interest) of the member;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iii) Business losses and risks in proportion with the amount of contributed capital for which it assume joint liability under the decision made by the General Members' Meeting;

b) People’s credit funds:

(i) The return of contributed capital does not reduce the net worth of the charter capital of the people's credit fund lower than the legal capital;

(ii) The capital adequacy ratio of the people’s credit fund is ensured in accordance with the regulations of the State Bank prior to and after the return of contributed capital;

The amount of contributed capital returned to a member shall be determined in accordance with the member's capital contribution ratio against the charter capital of the people's credit fund at the time of approval of termination of membership.

3. The return and transfer of all of a member’s contributed capital shall be subject to ratification by the General Members’ Meeting or the Board of directors in accordance with the Charter of the people’s credit fund.

Section 4: MEMBERS

Article 31. Conditions for becoming a member

1. For individual:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Officials working at organizations and agencies which are headquartered in the geographic scope of the people’s credit fund. Members of the people's credit fund who are officials are not allowed to hold the positions of President and members of the board of directors; Head and members of the Control Board; Director, Deputy Director; Chief accountant and other professional titles, except for cases prescribed at Point f, Clause 2, Article 20 hereof;

c) He/she is not the subject specified below:

(i) Those that are liable to criminal prosecution, serving criminal sentences or decisions of the court; those who are convicted of at least a felony whose criminal records have not been written off;

(ii) Officials working in branches and lines of business related to state secrets in accordance with law provisions;

(iii) Officers, non-commissioned officers, professional army men in the people’s armed force units;

d) Other conditions as prescribed in the Charter of the people’s credit fund.

2. For household:

a) Household with permanent residence in the area of operation of the people’s credit fund; household members shall have the same property to serve production and business services of such household;

b) The representative of the household must be authorized in written by the members of the household in accordance with the provisions of law and must comply with the regulations specified in Clause 1 this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Juridical person (except for Social Fund and Charity Fund) which is operating normally and is headquartered in the area of operation of the people's credit fund;

b) The person signing the application for capital contribution to the people's credit fund must be the legal representative of the juridical person. The legal representative of a juridical person may authorize another individual to act as a representative at the people's credit fund in accordance with relevant laws.

4. Individuals, households and juridical persons must submit voluntary applications to become members of the people's credit fund using the form specified in Annex No. 02A, Annex No. 02B and Annex No. 03 enclosed hereof, agree with the Charter and contribute enough capital in accordance with Article 28 hereof.

5. Each entity specified in Clause 1, 2 and 3 this Article may be a member of 01 people’s credit fund.

Article 32. Termination of membership

1. A membership of a member of the people’s credit fund shall be terminated in one of the following cases:

a) Automatic loss of status: the member is an individual who has died, gone missing, lost his/her civil act capacity or been restricted civil act capacity; the member is a household that does not have a qualified representative as specified in Clause 2, Article 31 hereof; the member is a juridical person which is dissolved, bankrupted or has no eligible person to appoint as a representative as specified in Clause 3, Article 31 hereof; the member has transferred all of his/her contributed capital to other person in accordance with law provisions and the Charter of the people’s credit fund.

b) Voluntary loss of status: The member voluntarily has its/his/her people’s credit fund membership terminated which is approved by the Board of directors and is ratified by the general members' meeting in accordance with the provisions of law and the Charter of the people’s credit fund.

c) Expulsion of members: Members are expelled from the People's Credit Fund by the general members' meeting due to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Forging of the member dossiers;

(iii) Other cases as prescribed in the Charter of the people’s credit fund.

2. The handling of contributed capital of the members terminated the membership in accordance with Clause 1 this Article shall be implemented as follows:

a) If the membership is terminated as prescribed in Point a Clause 1 this Article:

(i) The member is an individual who has died, gone missing, lost his/her civil act capacity or been restricted civil act capacity; the member is a household that does not have a qualified representative as specified in Clause 2, Article 31 hereof: Comply with the laws on inheritance, loss of civil act capacity, restriction of civil act capacity and other related laws;

(ii) The member is a juridical person which is dissolved, bankrupted: Comply with the laws on dissolution and bankrupt;

b) If the membership is terminated as prescribed in Point b Clause 1 this Article: The member may transfer his/her contributed capital as prescribed in Clause 1 Article 30 hereof or be returned his/her contributed capital as prescribed in Clause 2 Article 30 hereof;

c) If the membership is terminated as prescribed in Point c Clause 1 this Article: The member shall not transfer his/her contributed capital. The return of his/her contributed capital shall comply with the regulations prescribed in Clause 2 Article 30 hereof.

3. Members who terminate their membership shall be entitled to other benefits from the reward fund and welfare fund (if any) in accordance with decisions of the general members’ meeting of the people's credit fund after fulfilling their financial obligations as stipulated in the Charter of the people's credit fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 33. Notice to convene the general members’ meeting

The general members’ meeting shall be convened by written notices which must be sent to each member or representative of the member within 07 business days before opening of the general meeting if the Charter of the people’s credit fund does not provide for specific time limit. The notice must specify the meeting time, venue, contents and agenda with related documents enclosed.

Article 34. General members' meeting

1. Comply with the regulations specified in Article 80 of the Law on credit institutions.

2. The general members’ meeting must be held once a year within a period of 90 days from the last date of a given financial year and convened by the Board of directors.

3. An irregular general members’ meeting shall be held in the following cases:

a) The Board of director convenes such meeting if it is necessary for the benefits of the people’s credit fund;

b) The President of the Board of director convenes such meeting in accordance with Clause 2 Article 19 hereof;

c) The Head of the Control Board and full-time controller convene such meeting in accordance with Clause 6 Article 84 of the Law on credit institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the irregular general members’ meeting is held upon the request of at least one third of the members of the people’s credit fund, the Board of directors must convene the irregular general members’ meeting within 10 business days after the receipt of the written request. Upon the expiry of the abovementioned time limit, members requesting that meeting shall request the branch of State bank in writing to request the people’s credit fund to convene such irregular general members’ meeting;

dd) The meeting is held upon the request of the State Bank in case there is any event that may cause impacts on safety for operations of the people’s credit fund;

e) Other cases as prescribed in the Charter of the people’s credit fund.

Article 35. Conditions on the number of members and casting votes at the general members’ meeting

1. The general members’ meeting of the people’s credit fund can be held in the form of a plenary meeting or a meeting of representatives of members (hereinafter referred to as general members’ meeting). The plenary meeting or the meeting of representatives of members shall have the same tasks and powers.

2. The people’s credit fund with more than 100 members may convene the meeting of representatives of members.

3. Criteria of representatives and the order and procedures for the election of representatives to participate in the general meeting of representatives of members shall be specified by the Charter of the people’s credit fund. The election of representatives to participate in the general meeting of representatives of members must be based on the principles of democracy and equality among the members. The elected representatives of members shall not delegate other person to participate in the general meeting.

4. The number of representatives participating in a meeting of representatives of members shall be specified by the Charter of the people’s credit fund but is attended by:

a) At least 30% of the total members if the people’s credit fund have between 100 and 300 members;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) At least 200 representatives if the people’s credit fund have more than 1,000 members.

5. The General Members’ Meeting shall be deemed valid if at least three fourths of the members or representatives of members are present:

6. If the number of members or representatives of members present is not sufficient in accordance with Clause 5 of this Article, the Board of directors or Control Board (in case of holding the irregular general members' meeting upon the assembly of the Control Board) must postpone the general members' meeting and re-invite them within a period of 30 days from the date of postponement (with respect to the annual general members’ meeting, the time limit for postponement and re-invitation shall not exceed the time limit for holding of the general members’ meeting as stipulated in Clause 2 Article 34 hereof).

7. Decision to amend or supplement the Charter, full divide, partial divide, consolidate, merge, dissolute and file for bankruptcy of the people’s credit fund shall be approved at the general members’ meeting only if more than three fourths of the members or representatives of members present at the general members’ meeting vote in favor of that decision.

8. Decisions to handle other issues shall be approved at the general members’ meeting only if more than a half of the members present at the general members' meeting vote in favor of these decisions.

9. Each member or representative participating in the general members’ meeting shall be given one vote. All votes are of equal validity, regardless of the amount of contributed capital or positions of members or representatives of members.

Section 6: OPERATIONS OF THE PEOPLE’S CREDIT FUND

Article 36. Mobilization of capital

1. Receive demand deposits, term deposits and saving deposits of members and other organizations and individuals in VND.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Borrow capital for trade-off purposes in accordance with regulations promulgated by the Vietnam Cooperative Bank in accordance with the provisions of law.

4. Borrow capital from other credit institutions (except for other people's credit funds), other financial institutions.

5. Borrow capital from the Vietnam Cooperative Bank.

6. Receive capital entrusted by the Government, domestic organizations and individuals.

Article 37. Lending

1. The lending of the people’s credit fund mainly aims to attain mutual assistance among members to effectively carry out production, business and service activities and raise living standards of members of the people’s credit fund.

2. The people’s credit fund shall provide finances in VND in accordance with the law on lending by credit institutions to their customers and take responsibilities for its decisions. The people’s credit fund shall not provide secured loans by the member's contributed capital.

3. The total lending amount of a people's credit fund to a member who is a juridical person must not exceed the total contributed capital and deposit balance of that juridical person at the people's credit fund at the time of lending decision and must not exceed the remaining term of the deposit

4. The people’s credit fund provides loans to organizations and individuals other than its members that have deposits at the people's credit fund based on the guarantee by the deposits provided by the people's credit fund. The total amount of the loan must not exceed the balance of the deposit at the time of lending decision and the loan term must not exceed the remaining term of the deposit amount.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The people's credit fund must report the loans provided to the President and other members of the Board of Directors, Head and other members of the Control Board and Directors of the people's credit fund to the general members’ meeting occurred before the general members' meeting; report to the branch of State Bank when providing loans to these entities.

7. Provide syndicated loans to members of people's credit funds with the Vietnam Cooperative Bank in accordance with the provisions of law.

Article 38. Management of lending

The people's credit fund must issue an internal regulation on lending and management of loans to ensure the proper use of the loan, which must include at least the following contents:

1. Specific provisions on provision of loans to members who are individuals, households, juridical persons and non-member poor households including:

a) The process of appraisal and assessment of the needs and purposes of capital borrowing of members (for serving production, business, service and life improvement); the feasibility of the production, service and business activities and ability to repay loans from production, service and business efficiency; the needs of life improvement; responsibilities and powers of each section and individual relevant in the process of loan appraisal, approval and restructure of repayment term;

b) Loan approval process and approval, decision on debt repayment term restructuring (including debt rescheduling and debt term adjustment);

c) Loan approval process applied to poor households that are not members;

d) Loans disbursement process in accordance with the progress of production, business and service project;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Regulations on security assets as prescribed by law (if any), methods of determining the value of security assets and the handling of security assets in order to recover loans in accordance with the provisions of law;

g) Interest rates, loan rates.

2. Specific provisions on the guarantee for loans in accordance with this Circular and relevant law provisions.

3. Specific provisions on debt rescheduling, repayment term adjustment and credit quality management for the debts rescheduled or adjusted repayment term.

4. Specific provisions on syndication loans in accordance with Clause 7, Article 37 hereof.

Article 39. Other activities

1. Open deposit accounts at the State Bank.

2. Open payment accounts at commercial banks or branches of foreign bank.

3. Deposit money at the Vietnam Cooperative Bank to regulate capital; open a payment account to use payment services at the Vietnam Cooperative Bank.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Accept entrustment and act as agents in some sectors relating to banking operations and asset management under the State Bank's regulations.

7. Act as an insurance agency.

8. Contribute capital to establish the Vietnam Cooperative Bank.

Section 7: RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF THE PEOPLE’S CREDIT FUND

Article 40. Rights of the people’s credit fund

1. Receive guidance and training in banking and information technology practices by the Vietnam Cooperative Bank.

2. Receive assistance in banking activities by the Vietnam Cooperative Bank in accordance with the provisions of law.

3. Receive assistance in carrying out internal audits by the Vietnam Cooperative Bank in accordance with the provisions of law.

4. Receive funding from the State, organizations and individuals domestically and abroad.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Decide on income distribution and handle losses in accordance with law provisions and the Charter of the people’s credit fund.

7. Reject requests of organizations or individuals which are contrary to the provisions of law.

8. Lodge complaints and file lawsuits against organizations or individuals that violate legitimate rights and interests of the people's credit fund.

9. Perform other rights in accordance with the provisions of law.

Article 41. Responsibilities of the people’s credit fund

1. Conduct business activities in accordance with granted licenses. Comply with the laws on money, credit and banking services.

2. Comply with the laws on accounting, statistics and auditing.

3. Bear financial obligations within the scope of charter capital and other sources of capital of the people's credit fund in accordance with the provisions of law.

4. Pay taxes and perform other financial obligations in accordance with the provisions of law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Deposit idle capital into the deposit account used for trade-off purposes at the Vietnam Cooperative Bank in accordance with the provisions of law.

7. Participate in the Fund for assuring the safety of the people's credit fund system in accordance with the regulations of the State bank.

8. Provide reports to the Vietnam Cooperative Bank for the purpose of capital trade-off, monitoring the system security and managing the Fund for assuring the safety of the people's credit fund system in accordance with the provisions of the Regulation on capital trade-off, Regulation on the management and use of funds for ensuring system security of the people's credit fund promulgated by the Vietnam Cooperative Bank in accordance with the provisions of law.

9. Adopt preferential policies, physical and spiritual welfare for members in order to create cohesion and enhance the link among members.

10. Participate in deposit insurance in accordance with the provisions of law and publicize at the headquarter on the deposit insurance participation.

11. Perform other financial obligations in accordance with the provisions of law.

Chapter III

FINANCE, ACCOUNTING, REPORTING AND HANDLING VIOLATIONS

Article 42. Financial and accounting standards

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 43. Reporting

1. The people's credit fund shall apply the accounting and statistics reporting standards in accordance with the provisions of law and periodical operation reporting in accordance with regulations of the State Bank.

2. In addition to the reports prescribed in Clause 1 of this Article, the people's credit fund shall promptly report in writing to the branch of State Bank as specified in Clause 2, Article 141 of the Law on credit institutions.

Article 44. Violations handling

Organizations and individuals related to the establishment, organization and operation of people's credit funds that commit acts in violation of this Circular, depending on nature and severity of the violation, shall be sanctioned in accordance with the provisions of law.

Chapter IV

TRANSITIONAL PROVISIONS

Article 45. General provisions

1. With regard to any lending contract which has been signed before the effective date of this Circular and considered accordant with law at the signing time, the people’s credit fund and client are entitled to keep adhering to the contract for the rest of its term or amend the contract in accordance with the provisions hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The transition applied to people’s credit funds that not ensure the regulations on area of operation; maximum capital contribution of a member; members registered permanent residence outside the area of operation; the total amount of deposits received from members shall comply with Article 47, 48, 49 and 50 hereof.

Article 46. Obligations of the people’s credit fund

1. By the time when this Circular comes into force, people’s credit funds that have yet to comply with the regulations on area of operation; capital contribution proportion of a member; members registered permanent residence outside the area of operation; the total amount of deposits received from members shall develop handling methods and take initiative in applying handling methods to ensure the compliance with laws.

2. Within a maximum of 60 days after the date on which this Circular comes into force, the people’s credit fund must send a handling plan in accordance with Clause 2 and 4 Article 47, Article 48, 49 and 50 hereof directly or by post to the branch of State bank at the province without the Bank Supervision and Inspection Department or to the Bank Supervision and Inspection Department at the province where the people’s credit fund headquartered. Within a maximum of 60 days after the maximum handling time limit prescribed in Clause 2 of Article 47, the people’s credit fund must send a handling plan in accordance with Clause 3 Article 47 hereof directly or by post to the branch of State bank at the province without the Bank Supervision and Inspection Department or to the Bank Supervision and Inspection Department at the province where the people’s credit fund headquartered.

Within a maximum of 20 days after the receipt of the handling plan of the people's credit fund, the branch of State bank at the province without the Bank Supervision and Inspection Department or the Bank Supervision and Inspection Department at the province where the people’s credit fund headquartered must send a written request to the people’s credit fund for revisions of the handling plan if it does not meet the requirements.

In cases the branch of State bank or the Bank Supervision and Inspection Department requests such plan to be revised, within a maximum of 30 days after the date the State Bank branch or the Banking Inspection and Supervision Department issues a written request for amendment, the people’s credit fund must complete and send a revised plan directly or by post to the branch of State Bank or the Banking Inspection and Supervision Department.

Within a maximum of 20 days after the receipt of the handling plan (including the revised plan), the branch of State Bank or the Banking Inspection and Supervision Department issues a written approval on the handling plan of the people’s credit fund.

3. The people’s credit fund shall be responsible for providing additional controlling measures as mentioned in Clause 2 of this Article and any supplement to the execution progress of plans for organization and operation restructuring for people’s credit funds in order to ensure the consistent practice of the branch of State Bank or the Banking Inspection and Supervision Department.

4. The people’s credit fund shall quarterly send a written report on the implementation progress of the handling plan approved by the branch of State Bank or the Banking Inspection and Supervision Department directly or by post to the branch of State Bank or the Banking Inspection and Supervision Department no later than the 15th of the next month.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. By the time when this Circular comes into force, people's credit funds operating in communes adjacent to communes where their headquarters are located within a province that are approved by the branch of State Bank shall continue to operate in the area. Within 30 days after the date on which this Circular comes into force, the people’s credit fund must send a written report on meeting the conditions for inter-communal operation to the branch of State bank at the province without the Bank Supervision and Inspection Department or the Bank Supervision and Inspection Department at the province where the people’s credit fund headquartered in accordance with Clause 3 Article 8 hereof.

2. By the time when this Circular comes into force, if the people's credit fund operating in communes adjacent to the commune where its headquarter is located cannot meet the conditions for inter-communal operation as prescribed in Clause 3 Article 8 hereof, it then must formulate a handling plan in which the following contents must be provided:

a) Situation of the inter-communal operation area;

b) The level of satisfaction for each inter-communal operation condition stipulated in Clause 3 Article 8 hereof;

c) Handling measures, plans and commitments to ensure that, after a maximum of 24 months from the effective date of this Circular, the conditions for inter-communal operation shall be fulfilled as specified in Clause 3, Article 8 hereof.

3. After the maximum handling time limit prescribed in Clause 2 this Article has passed, if the people's credit fund still cannot meet the conditions for inter-communal operation, it then must formulate a handling plan in which the following contents must be provided:

a) Situation of the inter-communal operation area;

b) The level of satisfaction for each inter-communal operation condition stipulated in Clause 3 Article 8 hereof;

c) Handling measures, plans and commitments to ensure that, after a maximum of 12 months from the expiry date of the handling plan specified in Clause 2 this Article, the people’s credit fund shall terminate the operation in adjoining communes and adjust the area of operation to the commune where the headquarter is located.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Situation of the inter-communal operation area of the people’s credit fund;

b) The level of satisfaction for each inter-communal operation condition stipulated in Clause 3 Article 8 hereof;

c) Handling plans and measures, including reorganization by full division or partial division in accordance with the law and commitments to ensure that after 36 months from the effective date of this Circular, the people’s credit fund will not operate in non-adjacent communes.

Article 48. Transitional provisions applied to members registered permanent residence outside the area of operation

By the time when this Circular comes into force, the people's credit fund that has members registered permanent residence outside its area of operation as prescribed in Point a Clause 1 Article 31 hereof must formulate a handling plan in which at least the following contents must be provided:

1. The number of members that are not registered residence in the area of operation of the people's credit fund.

2. The total amount of contribute capital and the amount of contributed capital of each member that is not registered residence in the area of operation of the people's credit fund.

3. Handling plans and measures (including transfer and termination of membership) and commitments to ensure that after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular, there are no members registered permanent residence outside the area of operation of the people's credit fund.

Article 49. Transitional provisions applied to the maximum amount of contributed capital

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The list of members whose total contributed capital exceeds the prescribed limit, the amount of capital contributed and the percentage of capital contributed by each member.

2. Handling measures, plans and commitments to ensure that, after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular, the regulations will be complied.

Article 50. Transitional provisions applied to receipt of deposits from members

By the time when this Circular comes into force, the people's credit fund that has the amount of deposits received from members lower than those stipulated in Clause 2, Article 36 hereof must formulate a handling plan in which at least the following contents must be provided:

1. Total balance of deposits of the people's credit fund at the time of reporting, in which clearly state the total balance of deposits from members of the people's credit fund; ratio of the deposit balance from members of the people's credit fund to the total deposit balance of the people's credit fund.

2. Handling schedules, plans and commitments to ensure that, after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular, the regulations will be complied.

Article 51. Post-transitional treatment

The branch of State bank and the Bank Supervision and Inspection Department shall, by taking into consideration the forms and nature of violations, apply necessary treatment measures, including legitimate restructuring or revocation of their licenses to the following cases:

1. People's credit funds fail to send handling plans after the maximum time limit prescribed in Clause 2, Article 46; fail to send reports on the fulfillment of each condition for inter-communal operation specified in Clause 1, Article 47 hereof; or fail to re-send the revised handling plan at the request of the branch of State Bank or the Banking Inspection and Supervision Department after the maximum time limit prescribed in Clause 2, Article 46 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter V

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 52. Responsibilities of related units

1. Banking Inspection and supervision agencies:

a) Act as a central role in receiving reports of the branch of State bank as specified in Point b and d Clause 2 this Article and the provisions of law;

b) Inspect, supervise and handle violations of people's credit funds at the provinces or cities where the Banking Inspection and Supervision Department is located in the implementation of this Circular and other relevant laws

c) Direct, guide, supervise and inspect the people's credit funds headquartered where the Banking Inspection and Supervision Department is located in the implementation of the transitional provisions and post-transitional treatment specified in Article 46, 47 and 51 hereof;

d) Take charge and cooperate with departments and sections under the State Bank in requesting the State Bank Governor to consider matters related to the establishment, organization and operation of people's credit funds.

2. Branches of State bank at the provinces

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Evaluate, grant license and approve the list of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board and Director of the people’s credit fund; confirm the registration of the Charter of the people’s credit fund in accordance with the provisions of this Circular; report to the Governor of the State bank (through the Banking Inspection and Supervision Department) the result of the issuance of license for the people’s credit fund within a maximum of 15 days after the issuance date of the license;

c) Collect suggestions of:

(i) The provincial People’s Committee on the establishment of the people’s credit fund at the province; list of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board and Director of the people’s credit fund;

(ii) The Vietnam cooperative bank on the list of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board and Director of the people’s credit fund (if necessary);

(iii) The Banking Inspection and Supervision Department as prescribed in Point c (iii) Clause 1 Article 12 hereof.

d) Direct, guide, supervise and inspect the people's credit funds in the implementation of the transitional provisions and post-transitional treatment specified in Article 46, 47 and 51 hereof. Quarterly send a written report on the implementation progress of transitional provisions of the people’s credit fund to the State bank (Banking Inspection and Supervision Department) no later than the 15th of the first month of the quarter.

2. Vietnam Cooperative Bank:

a) Provide consistent guidelines in the people's credit fund system on the design and printing of membership cards as specified in Clause 5, Article 28 hereof;

b) Send a written reply on the list of candidates/nominees for President and members of the Board of directors, Head and members of the Control board and Director of the people’s credit fund upon the request of the branch of State bank or the people’s credit fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular takes effect from June 01, 2015.

2. Provisions on the license granting, organization and operation of the people’s credit fund below shall become invalid:

a) The State Bank’s Circular No. 08/2005/TT-NHNN dated December 30, 2005 guiding a number of articles of Decree No. 48/2001/ND-CP dated August 13, 2001 on organization and operation of people's credit funds, the Government’s Decree No. 69/2005/ND-CP dated May 26, 2005 on amendments and supplements of a number of articles of Decree No. 48/2001/ND-CP dated August 13, 2001 on organization and operation of people’s credit funds;

b) The State Bank’s Circular No. 06/2007/TT-NHNN dated November 06, 2007 on amendments and supplements of a number of articles of Circular No. 08/2005/TT-NHNN dated December 30, 2005 guiding a number of articles of Decree No. 48/2001/ND-CP dated August 13, 2001 on organization and operation of people's credit funds, the Government’s Decree No. 69/2005/ND-CP dated May 26, 2005 on amendments and supplements of a number of articles of Decree No. 48/2001/ND-CP dated August 13, 2001 on organization and operation of people’s credit funds;

c) Articles 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 and 11 in the Decision No. 24/2006/QD-NHNN dated June 06, 2006 of the State Bank issuing the regulation on grant and revocation of establishment license and operation of people's credit funds; opening and termination of the operation of transaction departments, branches, representative offices and transaction bureaus, transaction offices of people's credit funds; full division, partial division, consolidation and merger of people's credit funds; liquidation of people's credit funds under the supervision of the State Bank.

d) Clause 4, Article 1 of the State Bank Governor's Decision No. 26/2008/QD-NHNN dated September 9, 2008 amending and supplementing a number of articles in the regulation on grant and revocation of establishment license and operation of people's credit funds; opening and termination of the operation of transaction departments, branches, representative offices and transaction bureaus, transaction offices of people's credit funds; full division, partial division, consolidation and merger of people's credit funds; liquidation of people's credit funds under the supervision of the State Bank issued together with the Governor of the State bank's Decision No. 24/2006/QD-NHNN dated June 06, 2006.

dd) Decision No. 31/2006/QD-NHNN dated July 18, 2006 of the State Bank promulgating the regulation on criteria of members of the Board of Directors, members of the Control Board and the regulatory bodies of people's credit funds.

e) Decision No. 45/2006/QD-NHNN dated September 11, 2006 of the State Bank on the organization and operation of the Board of Directors, the Control Board and the executive system of people's credit funds.

Article 54. Implemental organization

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

PP. THE GOVENOR
DEPUTY GOVENOR




Nguyen Phuoc Thanh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 04/2015/TT-NHNN dated March 31, 2015, on people’s credit funds

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.025

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.120.59
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!