NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM
******
|
VIỆT NAM DÂN CHỦ
CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 18-CT/TN/NH
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 10 năm 1969
|
CHỈ THỊ
VỀ
CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ MUA BÁN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Qua kiểm tra việc chấp hành biện
pháp cho vay ở một số tỉnh và kết hợp với việc nghiên cứu báo cáo của các chi
nhánh, chi điếm về tình hình hoạt động của hợp tác xã mua bán, ngân hàng trung
ương thấy nổi lên mấy điểm:
- Về kinh doanh của hợp tác xã
thì không đúng phương hướng, nhất là trong khâu tự kinh doanh, phổ biến là kinh
doanh đường dài, chay theo lợi nhuận, chưa chấp hành đúng chính sách giá cả chỉ
đạo của Nhà nước nên không có tác dụng lãnh đạo thị trường và giá cả;
- Đối với hàng đại lý bán thì
không nghiên cứu nhu cầu của quần chúng và khả năng tiêu thụ nên khi đi nhận
hàng thì Mậu dịch giao hàng gì cũng lấy, bao nhiêu cũng nhận, dẫn đến tồn kho
cao, hàng đọng nhiều, có xã giá trị tồn kho gấp hai, ba lần doanh số bán hàng
tháng và hàng đọng chiếm 50 – 60% tồn kho;
- Về tài vụ thì công tác quản lý
vốn làm không tốt, thanh toán tiền hàng không kịp thời, mua bán chịu phổ biến,
sử dụng vốn bừa bãi không đúng nguyên tắc, chế độ, dẫn đến lợi dụng, tham ô,
mất mát nghiêm trọng, nhưng biện pháp xử lý, thu không tích cực, kịp thời. Do
đó, vốn hợp tác xã bị mất dần, tài vụ bị đảo lộn;
- Các chi điếm ngân hàng và hợp
tác xã tín dụng chấp hành thể lệ, biện pháp tín dụng không nghiêm chỉnh, buông
lỏng khâu quản lý tín dụng nên chưa tác động kịp thời đến các đơn vị vay vốn;
cho vay thì căn cứ vào yêu cầu của hợp tác xã không nghiên cứu tính toán, không
đôn đốc đơn vị bán hàng để trả nợ nên dư nợ vay ngân hàng và hợp tác xã tín
dụng tăng lên mức không cần thiết;
- Các chi nhánh trung tâm thiếu
kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo không kịp thời và nhạy bén.
Trong điều kiện hiện nay âm mưu
chiến tranh phá hoại của địch đã bị thất bại, tình hình miền Bắc đã trở lại
tương đối ổn đinh, giao thông vận tải thông suốt, vẫn chuyển hàng hoá thuận lợi
hơn; phương thức phân phối hàng hóa đã có những thay đổi, nhiều mặt hàng được
bán bình thường nên kinh doanh của hợp tác xã có điều kiện và khả năng tăng
thêm chuyến hàng để giảm mức dự trữ không cần thiết.
Tình hình đó đòi hỏi ngân hàng
phải có sự chuyển biến về công tác cho vay đối với hợp tác xã mua bán, cụ thể
là phải tích cực giúp đỡ hợp tác xã mua bán tăng thêm tốc độ chu chuyển vốn,
tăng thêm vòng quay hàng hoá nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân ở nông thôn và rút bớt mức dự trữ tồn kho xuống.
Mặt khác, để phát huy hơn nữa
chức năng của tín dụng ngân hàng góp phần giúp đỡ hợp tác xã mua bán đẩy mạnh
kinh doanh và củng cố tài vụ nhằm góp phần tăng cường quản lý kinh tế - tài
chính, Ngân hàng Trung ương quyết định:
1. Xác định lại mức vốn tham
gia của ngân hàng đối với hợp tác xã mua bán xã.
Sau khi nghiên cứu trên 3000 hợp
tác xã vốn 26 tỉnh, thành thì thấy số hợp tác xã có vốn tự có tham gia hàng hóa
từ 50% giá trị tồn kho trở lên đã có 35% số xã đạt, nếu căn cứ theo tình hình
hiện nay điều chỉnh tăng thêm tốc độ vòng quay vốn, xác định lại mức dự trữ để
tính toán nghiên cứu thì số xã có vốn tự có tham gia hàng hoá trên 50% giá trị
tồn kho lên tới 70 – 75% số xã, do đó xét về điều kiện vay vốn trước đây quy
định cho hợp tác xã phải có vốn tự có tham gia hàng hoá tối thiếu 10% giá trị
tồn kho trong thể lệ tạm thời hợp tác xã tín dụng cho vay hợp tác xã mua bán
ngày 18/10/1967 nay không phù hợp nữa, nên ngân hàng Trung ương quy định lại:
hợp tác xã mua bán phải có vốn tự có tham gia hàng hoá tối thiểu 50% giá trị
tồn kho.
2. Đẩy mạnh công tác thu hồi
nợ đối với hợp tác xã mua bán xã.
Thu nợ đúng kỳ hạn là một nguyên
tắc cơ bản của tín dụng xã hội chủ nghĩa, là một công tác thường xuyên của ngân
hàng, nhưng nợ hợp tác xã mua bán nay thiếu vật tư bảo đảm phổ biến và rất
nghiêm trọng nên các chi nhánh, chi điếm phải phân biệt các loại nợ để có kế
hoạch và biện pháp tích cực thu hồi kịp thời, đúng đối tượng, kiên quyết tránh
tình trạng để nợ dây dưa, khê đọng làm ành hưởng đến công tác quản lý vốn của
ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và tài vụ hợp tác xã mua bán.
Nếu dự trữ quá cao thì phải đôn
đốc hợp tác xã đẩy mạnh bán ra, hoặc bàn với Mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã
mua bán huyện điều hòa bớt (nếu xét cần thiết) và đôn đốc nạp hết tiền bán hàng
để thu nợ. Hợp tác xã không được tọa chi tiền bán hàng để chi tiêu ngoài phạm
vi quy định của ngân hàng.
Đối với nợ quá hạn nếu hợp tác
xã còn tiền mặt, tiền gửi thì ngân hàng hay hợp tác xã tín dụng phải trao đổi
với đơn vị nộp tiền mặt vào và trích tài khoản tiền gửi để thu nợ về. Trường
hợp tiền mặt, tiều gửi không còn mà đang nằm trong các khoản tổn thất, mất mát,
nợ nần tham ô, thiếu hụt tiền hàng hay trong tồn kho ứ đọng thì phải đôn đốc
hợp tác xã tích cực giải quyết, xác minh và xử lý thu hồi các khoản tổn thất,
mất mát... để lấy tiền trả nợ kịp thời. Ngân hàng hay hợp tác xã tín dụng phải
căn cứ vào tình hình kinh doanh, vốn liếng của hợp tác xã mà tính toán khả năng
trả nợ để định thời hạn trả và mức trả nợ từng định kỳ, từng tháng cho cụ thể.
Khi đã quá thời hạn đó mà hợp
tác xã không thanh toán được thì phải tìm nguyên nhân để xử lý kịp thời, tùy
tình hình cụ thể mà giải quyết hạn chế dần việc cho vay, hoặc đình chỉ cho vay.
Nhưng sau khi đình chỉ cho vay
phải tiếp tục theo dõi, kiểm tra phát hiện các nguồn thu của hợp tác xã để thu
nợ về, đồng thời phải có kế hoạch hướng dẫn giúp đỡ hợp tác xã củng cố lại công
tác kinh doanh tài vụ để có điều kiện tiếp tục cho vay bình thường.
Để thực hiện được chủ trương
trên, các chi nhánh, chi điếm phải thực hiện tốt mấy vấn đề sau đây:
A. Biện pháp tiến hành cho
vay.
Để phù hợp với khả năng vốn
liếng, trình độ quản lý kinh doanh từng vùng, từng địa phương, các chi nhánh,
chi điếm phải phân ra loại xã để quy định thời gian chu chuyển vốn cho từng
loại, đồng thời căn cứ vào doanh số bán ra mà tính toán mức dự trữ cho từng xã.
Từ đó mà tính toán cho vay của ngân hàng hay hợp tác xã tín dụng, cụ thể là:
1. Xác định tốc độ vòng quay
vốn: Để chiếu cố đến hoàn cảnh khó khăn của một số hợp tác xã về giao thông vận
tải và điều kiện đi lại hiện nay, nên phân ra hai loại xã:
- Một loại xã có đường giao
thông thuận lợi và ở gần đơn vị cung cấp hàng hoá (khoảng cách từ 5 đến 7 km
trở xuống) (loại I);
- Một loại có khó khăn về giao
thông vận tải và ở xa đơn vị cung cấp hàng hoá hơn (loại II).
Thời gian chu chuyển vốn của hợp
tác xã cũng quy định cho từng loại xã, nhưng giữa đồng bằng và miền núi mức độ
có thể khác nhau, nên:
|
Đồng
bằng
|
Miền
núi
|
- Thời gian chu chuyển vốn của
số xã loai I khoảng trên dưới
|
20
ngày
|
24
ngày
|
- Thời gian chu chuyển vốn của
số xã loại II khoảng trên dưới.
|
24
ngày
|
30
ngày
|
2. Định mức dự trữ và cơ cấu
hàng tồn kho cho các xã:
Các chi nhánh, chi điếm phải căn
cứ vào tình hình cụ thể về hàng hóa và nhu cầu tiêu thụ của từng địa phương để
bàn bạc với ty thương nghiệp, hợp tác xã mua bán huyện quy định mức dự trữ và
cơ cấu hàng tồn kho cho hợp lý đối với từng loại xã, phải vận dụng một số
nguyên tắc sau đây để quy định rõ những mặt hàng gì không đưa về xã:
- Hàng không hợp thị hiếu, khó
tiêu thụ thì không đưa về xã;
- Hàng có giá trị lớn, khó bảo
quản;
- Hàng không phục vụ nhu cầu
quảng đại quần chúng nông thôn đều không đưa về xã.
Cách tính toán và công thức
tính toán định mức:
Căn cứ vào thời gian chu chuyển
đã quy định và mức bán ra để tính toán theo công thức:
Định
mức
dự trữ
|
=
|
Doanh
số bán bình quân hàng ngày
|
X
|
Số
ngày dự trữ
|
|
Doanh
số bán bình quân 1 ngày =
|
Doanh
số bán trong kỳ
|
Số
ngày trong kỳ
|
Thí dụ: Xã A có: Doanh số bán
hàng của kế hoạch năm 1970 là 144.000 đ. Kỳ chu chuyển đã được xác định là 24
ngày (1 năm 15 vòng). Như vậy, định mức dự trữ của xã A là:
144.000
X 24
|
= 9.600 đ
|
360
|
3. Định mức vốn vay Ngân hàng
hay hợp tác xã tín dụng: Sau khi xác định được mức dự trữ rồi thì tính toán
định mức vốn vay theo công thức:
Định
mức vốn vay
|
=
|
Định
mức dự trữ
|
-
|
Vốn tự có tham gia hàng hóa
của hợp tác xã(1).
|
Do khả năng vốn tự có tham gia
hàng hoá của các hợp tác xã có mức độ khác nhau và quy định cho hợp tác xã phải
có vốn tự có tham gia hàng hoá bằng 50% giá trị tồn kho là mức tối thiểu, nên
trong khi tính toán có hai trường hợp:
- Nếu vốn tự có tham gia hàng
hoá thực tế của hợp tác xã lớn hơn 50% định mức tồn kho thì lấy số thực tế đưa
vào công thức trên để tính toán.
Thí dụ: Định mức dự trữ của xã A
là 9.600 đ. Vốn tự có tham gia hàng hóa của xã A tối thiểu: 9.600X50% = 4.800 đ
Nhưng vốn tự có tham gia hàng
hoá thực tế của xã A là: 6.500 đ
Như vậy, định mức vốn vay của xã
A là: 9.600 đ – 6.500 đ = 3.100 đ
- Nếu vốn tự có tham gia hàng
hoá thực tế của hợp tác xã nhỏ hơn 50% định mức tồn kho thì lấy 50% định mức
tồn kho để đưa vào công thức tính toán định mức vốn vay.
Thí dụ: Định mức dự trữ của xã A
là 9.600 đ vốn tự có tham gia hàng hoá tối thiểu của xã A phải là 4.800 đ
Nhưng vốn tự có tham gia hàng
hoá thực tế của xã chỉ có 3.500 đ.
Như vậy, định mức vốn vay của xã
A là: 9.600 đ – 4.800 đ = 4.800 đ.
Để xác định mức cho vay được sát
đúng, cán bộ ngân hàng và hợp tác xã tín dụng phải đi sâu xem xét quá trình
thực hiện của hợp tác xã, đồng thời phải nghiên cứu tình hình hàng hoá để xác
định các yếu tố trong các công thức trước khi tính toán cho đúng như: doanh số
bán hàng, thời gian chu chuyển vốn, vốn tự có tham gia hàng hoá thực tế của đơn
vị.
Cán bộ ngân hàng và hợp tác xã
tín dụng phải thường xuyên theo dõi các định mức ấy để kiểm tra giúp đỡ hợp tác
xã thực hiện, đồng thời căn cứ vào đó mà xét cho vay.
Tuy nhiên, để chiếu cố đến các
ngày lễ cổ truyền của dân tộc như Tết nguyên đán, hoặc những ngày mùa, các chi
điếm ngân hàng hay hợp tác xã tín dụng có thể tạm thời cho vay vượt định mức.
Phần cho vay vượt định mức bao nhiêu là căn cứ vào khả năng tiêu thụ của nhân
dân trong xã và mức độ cung cấp hàng hoá của mậu dịch quốc doanh trong thời
gian đó, nhưng thời hạn không được quá 1 kỳ chu chuyển, tức là kể từ ngày vay
quá định mức hợp tác xã phải tích cực bán ra để trả nợ kịp thời, nếu hết 1 kỳ
chu chuyển mà dư nợ vẫn vượt định mức thì ngân hàng hay hợp tác xã tín dụng sẽ
tạm hoãn cho vay mua hàng mới cho đến khi dư nợ xuống dưới mức mới cho vay tiếp.
Đối với những hợp tác xã có tồn
kho và dư nợ cao hơn định mức thì phải đẩy mạnh bán ra để trả nợ và tạm hoãn
việc cho vay mua các mặt hàng mới chưa thật cần thiết để rút dư nợ xuống. Những
hàng nào không bán được thì phải tích cực giải quyết theo điểm 2 nói trên.
Ngân hàng hoặc hợp tác xã tín
dụng phải quy định cho đơn vị một thời gian nhất định, nếu quá thời hạn đó mà
dư nợ vẫn cao, tồn kho vẫn nhiều thì tạm thời đình chỉ cho vay mua hàng mới về,
đồng thời theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ đến khi nào dư nợ xuống dưới định mức
tiếp tục cho vay.
B. Biện pháp thu nợ
Để đáp ứng được yêu cầu công tác
thu nợ: các chi nhánh, chi điếm phải thường xuyên lưu ý thực hiện tốt mấy vấn
đề sau đây:
1. Phải tăng cường kiểm tra đôn
đốc hợp tác xã giải quyết hàng hoá tồn kho ứ đọng, kém mất phẩm chất và xác
minh xử lý thu hồi các khoản nợ nần, mất mát, tham ô, thiếu hụt tiền hàng đúng
với chủ trương của Bộ Nội thương và Cục quản lý hợp tác xã mua bán đã đề ra
trong hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 1969 (Đề án tiếp tục cuộc vận động bảo vệ
tài sản thực hành tiết kiệm), cụ thể là:
- Đối với hàng không hợp thời vụ
phải bảo quan cẩn thận để chờ thời vụ bán ra. Những hàng không thể bán được
hoặc bán chậm mà còn nhiều, ngoài việc tuyên truyền đẩy mạnh bán ra, ty thương
nghiệp chủ trì giải quyết với các ngành điều đi nới khác hoặc thu hồi về để sửa
chữa, chế biến lại. Thanh toán các hàng này theo giá của mậu dịch quốc doanh
giao cho hợp tác xã mua bán (giá bán lẻ trừ (-) hoa hồng) và theo phẩm chất lúc
giao lại cho mậu dịch, phí tổn trong giao nhận hợp tác xã mua bán phải chịu.
- Đối với hàng hóa mất phẩm chất
thì phải tìm nguyên nhân để giải quyết. Nếu do tinh thần trách nhiệm gây nên mà
quy định được trách nhiệm rõ ràng thì phải bồi thường, nhưng có chiếu cố đến
trình độ non yếu về nghiệp vụ. Nếu không thì xử lý vào tổn thất.
- Đối với hàng kém phẩm chất thì
phải định giá lại, thông qua hợp tác xã mua bán huyện duyệt (có văn bản) để
bán, phần hao hụt do giảm giá đó thì cách xử lý như đối với hàng mất phẩm chất.
- Đối với các khoản nợ nần phải
phân loại nợ có đối tượng thu và loại không có đối tượng thu:
Loại không có đối tượng thu là
không biết ai nợ, hoặc có ghi tên cơ quan hay có nhận nợ, nhưng cơ quan đó hiện
nay không còn nữa hay không biết ở đâu (ví dụ: bán chịu cho một đơn vị bộ đội
nào đó, bây giờ họ đi đâu không biết...), hoặc cá nhân nợ nhưng hiện nay người
đó đã chết hay mất tích mà không có người ruột thịt (cha me, vợ hay chồng, con
cái). Đối với loại nợ không có đối tượng thu này thì xử lý vào tổn thất.
Loại có đối tượng thu thì phải
tích cực thu hồi. Đối với cơ quan, đoàn thể nợ thì phải khẩn trương thu lại.
Đối với cá nhân nợ thì phải trên cơ sở giáo dục kết hợp với sự giúp đỡ của quần
chúng xã viên làm cho họ thấy trách nhiệm mà tự giác trả lại.
- Phải tiếp tục xác minh xử lý
những vụ thiếu mất tiền hàng kịp thời. Nếu do nguyên nhân khách quan gây ra như
thiên tai, địch họa, đắm đò, đổ xe... mà người có trách nhiệm đã cố gắng hết
sức mình vẫn không bảo vệ được, hoặc hao hụt do tính chất lý hóa thì xử lý vào
tổn thất. Nếu thiếu không có lý do chính đáng phải quy trách nhiệm bắt bồi
thường, quy định thời hạn thu hồi. Việc xử lý phải đúng như thông tư số
199-TT/LB ngày 04/5/1967 của Liên Bộ Nội thương – Tài chính – Ngân hàng Nhà
nước.
2. Phải bàn bạc với các ngành
thương nghiệp, hợp tác xã mua bán huyện và Đảng ủy, chính quyền có kế hoạch
hướng dẫn giúp đỡ hợp tác xã mua bán cải tiến khâu phối hợp và giao nhận hàng
hóa, đồng thời phải có biện pháp tăng cường quản lý vật tư, hàng hoá và tiền
vốn.
3. Ngân hàng và hợp tác xã tín
dụng phải thường xuyên theo dõi các định mức và tình hình dư nợ để giúp đỡ các
đơn vị chấp hành tốt, cuối tháng phải căn cứ vào báo cáo thực hiện của đơn vị
để tính toán kiểm tra việc nộp tiền trả nợ và tính toán kiểm tra bảo đảm nợ,
nếu thiếu vật tư bảo đảm thì phải tìm nguyên nhân và cương quyết xử lý kịp thời
đúng với thể lệ, biện pháp đã đề ra.
C. Chế độ báo cáo.
Nội dung chỉ thị có tính chất
cách mạng trong vấn đề cho vay đối với hợp tác xã mua bán xã nhằm bảo đảm cho
việc thực hiện tốt chính sách quản lý kinh tế - tài chính của Đảng và Nhà nước,
đồng thời thúc đẩy và giúp đỡ hợp tác xã mở rộng king doanh, củng cố tài vụ góp
phần vào việc củng cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, nên các ông trưởng chi
nhánh phải nghiên cứu chỉ đạo thực hiện tốt và báo cáo về Trung ương đúng quy
định sau đây:
- Cuối mỗi quý, chi nhánh phải
làm báo cáo thống kê, 6 tháng và cuối mỗi năm phải làm báo cáo sơ tổng kết gửi
về Ngân hàng Trung ương (Cục tín dụng thương nghiệp) đúng thời hạn và mẫu biểu
do Cục tín dụng thương nghiệp hướng dẫn.
- Ngoài các báo cáo thường kỳ
nói trên tùy theo yêu cầu công tác nghiên cứu từng thời gian Trung ương sẽ có
hướng dẫn báo cáo riêng.
Để đáp ứng yêu cầu trên đây, Cục
tín dụng thương nghiệp phải nghiên cứu cải tiến các mẫu báo cáo và hướng dẫn
các chi nhánh, chi điếm thực hiện.
Các chi nhánh trung tâm phải
nghiên cứu hướng dẫn cụ thể cho các chi điếm, đồng thời phải tăng cường kiểm
tra, đôn đốc giúp đỡ các chi điếm thi hành tốt chỉ thị này.
Trong quá trình thực hiện, các
chi nhánh cần đúc rút kinh nghiệm phản ánh về Ngân hàng Trung ương để phổ biến
hoặc có gì mắc mứu phải báo cáo về Trung ương nghiên cứu giải quyết.
|
KT.
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Đinh Văn Bẩy
|