ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 13/CT-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 15 tháng 8 năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 42/2017/QH14 NGÀY 21/6/2017 CỦA QUỐC HỘI VỀ THÍ ĐIỂM XỬ
LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ CHỈ THỊ SỐ 32/CT-TTG NGÀY 19/7/2017 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 42/2017/QH14 CỦA QUỐC
HỘI VỀ THÍ ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
BÌNH
Thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày
21/6/2017 Quốc hội khóa XIV về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
(sau đây gọi là Nghị quyết số 42) và Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 của
Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc
hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Chỉ thị
số 32); nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc pháp lý hiện hành liên quan đến xử
lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên
địa bàn, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, khả thi để xử lý nhanh, dứt điểm
nợ xấu, bảo đảm các TCTD trên địa bàn phát huy vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo,
đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho nền kinh tế của tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố và các TCTD trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ
sau:
1. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Quảng
Bình:
a) Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung và chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng, TCTD (gồm Chi nhánh
Ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng Hợp
tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân)
trên địa bàn triển khai thực hiện có
hiệu quả Nghị quyết số 42, Chỉ thị số 32 và hướng dẫn liên quan khác;
b) Đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh triển
khai thực hiện Nghị quyết số 42, Chỉ thị số 32; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và kiến
nghị xử lý trong quá trình thực hiện;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD trên địa bàn xây
dựng Phương án Cơ cấu lại gắn với xử lý
nợ xấu giai đoạn 2017-2020 và tổ chức triển
khai thực hiện. Trong đó bám sát việc triển khai các
chính sách tại Nghị quyết số 42, Chỉ thị số 32, và các văn
bản liên quan, đảm bảo mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được phê duyệt;
d) Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện
Nghị quyết số 42, Chỉ thị số 32 và các văn bản chỉ đạo của
NHNN. Xử lý nghiêm những vi phạm theo quy định của pháp
luật trong việc triển khai thực hiện của các TCTD trên địa bàn;
e) Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng Quảng Bình triển khai thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020 và chỉ đạo tổ chức thực
hiện;
g) Kịp thời báo cáo UBND tỉnh, NHNN Việt Nam tình
hình, kết quả xử lý nợ xấu theo quy định của
NHNN;
h) Chủ trì phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền nội dung Nghị quyết số 42,
Chỉ thị số 32.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì triển khai hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Chỉ đạo các Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp
huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm
thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD theo hướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
c) Chỉ đạo các Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp
huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; nhất là quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất cho hộ dân, doanh nghiệp trên
địa bàn.
3. Tòa án nhân
dân tỉnh:
Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Tòa án nhân dân
các huyện, thành phố, thị xã áp dụng thống nhất về giải quyết tranh chấp về xử lý nợ
xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ
xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42, pháp luật hiện hành
và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao;
phối hợp, hỗ trợ các TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42 và hướng
dẫn liên quan.
4. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh:
Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Viện Kiểm sát
nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
thực hiện thống nhất pháp luật về xử lý
nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42, pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao.
5. Công an tỉnh:
Chỉ đạo Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn
an ninh, trật tự khi TCTD thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu được xử lý
theo quy định tại Nghị quyết số 42, pháp luật
hiện hành và hướng dẫn của Bộ Công an.
6. Cục Thi hành án dân sự tỉnh:
Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định về thi hành
án dân sự liên quan đến khoản nợ xấu của
TCTD theo quy định tại Nghị quyết số 42, pháp luật hiện hành,
hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Tổng cục Thi hành
án dân sự; tổ chức thực hiện nhanh chóng, đúng pháp luật các bản án có liên quan đến
tín dụng, ngân hàng đã có hiệu lực pháp
luật.
7. UBND các
huyện, thị xã, thành phố:
a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ
chức thực hiện Nghị quyết số 42, Chỉ thị số 32 tại địa phương quản lý; đặc biệt là trách nhiệm hỗ trợ các ngân
hàng, TCTD trong quá trình thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được xử lý theo quy định
tại Nghị quyết số 42;
b) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp, hỗ
trợ các ngân hàng, TCTD trong quá trình thực hiện quyền
thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được xử lý
theo quy định tại Nghị quyết số 42 và hướng
dẫn liên quan.
8. Các TCTD
trên địa bàn:
a) Tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Nghị quyết số
42, Chỉ thị số 32 và các văn bản hướng dẫn liên
quan đến toàn thể cán bộ
trong đơn vị và tổ chức thực hiện hiệu quả;
b) Xây dựng Phương án Cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020 và tổ chức triển khai
thực hiện trong đơn vị;
c) Chủ trì, phối hợp với UBND huyện, thị xã,
thành phố và các đơn vị đồng cấp triển khai
thực hiện Nghị quyết số 42, Chỉ thị số 32 và văn bản hướng
dẫn liên quan.
d) Thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực quản trị nội bộ đặc biệt là quản trị rủi ro, nâng
cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng
cao năng lực cán bộ thực hiện công
tác thẩm định cấp tín dụng, xử lý nợ;
e) Thực hiện có hiệu quả các giải
pháp để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp
luật làm phát sinh nợ xấu tại đơn vị;
g) Kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua NHNN Chi nhánh
Quảng Bình) những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị xử lý trong quá trình
thực hiện Nghị quyết số 42, Chỉ thị số 32 và hướng dẫn liên quan. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 25 tháng sau, báo cáo UBND tỉnh
(qua NHNN Chi nhánh Quảng Bình) tình hình xử lý nợ xấu theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
9. Các cơ quan
Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Cổng Thông
tin điện tử tỉnh: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách và giải pháp liên quan đến xử lý nợ
xấu theo Nghị quyết số 42 của Quốc hội, Chỉ thị số 32 của Thủ tướng Chính
phủ.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên
quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố và các TCTD nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận:
- NHNN Việt Nam (để b/c);
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT
UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các sở, ngành liên
quan;
- NHNN Chi nhánh Quảng Bình;
- Các TCTD trên địa bàn;
- NH Hợp tác xã, NH
CSXH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã,
thành phố;
- VP UBND tỉnh;
- Đài PTTH, Báo Quảng Bình;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Hoài
|