|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
09/2004/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
16/03/2004
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH
PHỦ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
09/2004/CT-TTG
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2004
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Sau một năm triển khai thực hiện Nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ và Quyết định số
131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động của
Ngân hàng Chính sách xã hội đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng.
Đã hình thành được một hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội từ Trung ương đến tất
cả các địa phương. Đã tiến hành tốt công tác kiểm kê và nhận bàn giao, tập
trung được các nguồn vốn tín dụng phục vụ chính sách xã hội vào một tổ chức duy
nhất, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Ngân hàng Chính
sách xã hội cũng đã chủ động tổ chức huy động vốn để cho vay theo kế hoạch, góp
phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của cả nước. Để tiếp tục củng cố
và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Thủ tướng Chính
phủ chỉ thị các Bộ, ủy ban nhân dân các cấp và Ngân hàng Chính sách xã hôi thực
hiện ngay những công việc sau đây:
1. Các cấp chính quyền phối hợp
chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, dưới sự lãnh đạo của
các cấp ủy Đảng, phát động phong trào thi đua sôi nổi trong cả nước, khơi dậy
và huy động tiềm lực của toàn dân, của mỗi xóm, làng, của mỗi gia đình và dòng
tộc,… phấn đấu để nhanh chóng xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho mình
và cho đất nước; góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Ngân hàng Chính sách xã hội cần quán triệt sâu sắc
các Nghị quyết của Đảng và của Chính phủ, có các giải pháp tích cực, phát huy tốt
vai trò tín dụng chính sách xã hội là chiếc cầu giúp những người nghèo chuyển từ
sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp đi sang sản xuất hàng hoá theo kinh tế thị trường,
vượt qua đói nghèo và tiến tới làm giàu chính đáng.
2. Việc dành vốn cho người
nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi để phát triển kinh tế, cải thiện đời
sống là bản chất của chế độ ta và là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, các ngành, các cấp cần tập trung sức nâng cao năng lực tài chính cho
Ngân hàng Chính sách xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác.
a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II
năm 2004 Đề án tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện
ngay từ năm 2004.
b) ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp dành một phần vốn ngân sách địa phương từ nguồn tăng
thu, tiết kiệm chi trong kế hoạch hàng năm để tăng nguồn vốn tín dụng cho vay hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đối với những địa phương
có khả năng, cần có kế hoạch bổ sung thêm vốn ủy thác cho Ngân hàng Chính sách
xã hội quản lý, cho vay theo các chương trình, dự án chỉ định của địa phương, để
sớm hoàn thành chương trình xóa đói, giảm nghèo của địa phương mình.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách
nhiệm tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp cận và tìm kiếm các
nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, các chính phủ và tổ chức phi chính
phủ để Ngân hàng Chính sách xã hội có thể quản lý và sử dụng nhiều hơn các nguồn
vốn ưu đãi và các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức này.
d) Ngân hàng Chính sách xã hội phải chủ động,
tích cực hơn nữa trong việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước, mở nhiều hình thức huy động vốn phù hợp với từng đối tượng, từng thời
gian, tìm kiếm các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp để bổ sung
nguồn vốn cho vay.
3. Tăng cường quản lý chặt chẽ
các nguồn vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, thu hồi vốn đầy đủ, kịp
thời cả gốc và lãi.
a) Hội đồng quản trị và các Ban Đại diện Hội đồng
quản trị, Ban Điều hành ở Trung ương và các Chi nhánh tỉnh, các Phòng giao dịch
huyện của Ngân hàng Chính sách xã hội cần chủ động đề xuất với lãnh đạo địa
phương các giải pháp phối hợp chặt chẽ hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo và
các đối tượng chính sách với việc tổ chức lại sản xuất, gắn với các chương
trình khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư và chuyển giao công nghệ;
phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc xem xét cho vay, nhận ủy
thác một số công việc của Ngân hàng, hướng dẫn sử dụng vốn vay đúng mục đích và
đôn đốc thu hồi nợ.
b) Cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các
cấp uỷ Đảng và chính quyền, của Hội đồng quản trị và các Ban Đại diện Hội đồng
quản trị, của các đoàn thể quần chúng đối với hoạt động của Ngân hàng Chính
sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội cần có cơ chế và tạo mọi điều kiện để
người dân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng. Đối với các trường
hợp có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ỳ, không chịu trả nợ, Ngân hàng Chính
sách xã hội cần kịp thời báo cáo cấp uỷ Đảng và chính quyền sở tại có các biện
pháp thích hợp, kể cả biện pháp cưỡng chế, để thu hồi nợ. Kiên quyết không để bất
cứ người nào, tổ chức nào xâm tiêu tiền vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội,
không để nguồn vốn xoá đói, giảm nghèo bị mất mát, lãng phí, mà phải được bảo tồn
và phát triển.
4. Tiếp tục hoàn chỉnh các cơ
chế quản lý tín dụng chính sách xã hội.
Vừa qua, Ngân hàng Chính sách xã hội mới thực hiện
được việc nhận bàn giao các nguồn vốn từ các đơn vị, tổ chức khác nhau để tiếp
tục cho vay theo các quy định hiện hành mà chưa có sự sửa đổi, bổ sung cần thiết.
Để phát huy tác dụng của cơ chế mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân
hàng Chính sách xã hội, trong thời gian tới cần thực hiện các việc sau đây:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì,
phối hợp với Tổng cục Thống kê và các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra,
phân loại và đánh giá thực trạng nghèo đói của nước ta, nghiên cứu trình Chính
phủ cho công bố ngay trong năm 2004 chuẩn nghèo để áp dụng cho kỳ kế hoạch 2006
- 2010, theo hướng tiếp cận dần với chuẩn nghèo quốc tế. Năm 2005, các địa
phương phải điều tra, thống kê hộ nghèo theo chuẩn mới để làm cơ sở cho việc
xây dựng chương trình và các biện pháp xóa đói, giảm nghèo đến năm 2010; bảo đảm
xóa đói, giảm nghèo bền vững, chống nguy cơ tái nghèo.
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì
cùng các Bộ liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội nghiên cứu, xây dựng, chậm
nhất trong tháng 5 năm 2004 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý
Quỹ quốc gia về việc làm cho phù hợp với các quy định tại Nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 và Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng
4 năm 2003 của Chính phủ, trên nguyên tắc: các cơ quan quản lý nhà nước phải
chuyển giao chức năng và nhiệm vụ điều hành tác nghiệp hoạt động tín dụng cho
Ngân hàng Chính sách xã hội.
c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương nghiên cứu, chậm
nhất cuối quý III năm 2004 trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định của
chính sách tín dụng ưu đãi đối với vùng II, III và các xã thuộc Chương trình
135, phù hợp với các điều kiện thực tế hiện nay. Cần có chính sách ưu đãi đặc
biệt đối với những vùng này, nhưng phải phân biệt rõ đối tượng đầu tư cụ thể giữa
Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ Hỗ trợ phát triển.
d) Bộ Tài chính chủ trì cùng với
các Bộ, cơ quan liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội nghiên cứu, trình Thủ
tướng Chính phủ trong quý II năm 2004 việc sửa đổi, bổ sung cơ chế ủy thác và
phí ủy thác cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các tổ chức tín dụng,
các tổ chức chính trị - xã hội với yêu cầu đưa vốn kịp thời đến với người vay,
tiết kiệm chi phí; và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được để tiền vốn bị
đọng lại trong khi các hộ nghèo và các đối tượng chính sách cần vốn lại không
được vay vốn.
đ) Ngân hàng Chính sách xã hội rà soát lại toàn
bộ hệ thống các văn bản đã ban hành; đánh giá hiệu lực và hiệu quả áp dụng
trong thực tiễn; kịp thời đề xuất với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những
điểm cần thiết, tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động
có kỷ cương, đúng pháp luật và bảo đảm hiệu quả. Trước mắt, cần phân cấp cho
các Chi nhánh và các Phòng giao dịch một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về
quản lý tài chính, quản lý tài sản để tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của
cấp dưới. Việc phân cấp phải đi liền với việc tăng cường kiểm tra, giám sát của
cấp trên và của các Ban Đại diện Hội đồng quản trị.
5. Tăng cường cơ sở vật chất
cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
a) Ngân hàng Chính sách xã hội là công cụ của
các cấp chính quyền để thực hiện Chương trình xóa đói, giảm nghèo. Vì vậy, các
Bộ, các tỉnh, các huyện phải quan tâm đầu tư thích đáng để Ngân hàng Chính sách
xã hội sớm có đủ điều kiện và phương tiện hoạt động, bảo đảm an toàn và thuận lợi.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng
Chính sách xã hội lập đề án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trụ sở làm việc của hệ
thống Ngân hàng Chính sách xã hội trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý
II năm 2004; trên cơ sở đó bố trí vốn trong kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm để
thực hiện. Vốn đầu tư từ ngân sách trung ương dành ưu tiên trước hết cho những
nơi khó khăn nhất.
c) Bộ Tài chính chỉ đạo ủy ban nhân dân các địa
phương khẩn trương rà soát lại toàn bộ các trụ sở làm việc của các cơ quan hành
chính, sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước (kể cả của Trung ương và địa
phương trên địa bàn) đã tổ chức lại, hoặc sáp nhập, giải thể…; thu hồi các trụ
sở dôi ra, không cho phép sử dụng để kinh doanh, cho thuê, làm nhà khách,...
trái với quy định của Chính phủ mà phải ưu tiên chuyển giao cho Ngân hàng Chính
sách xã hội làm trụ sở.
d) Đối với những tỉnh và những huyện bố trí ngân
sách địa phương xây dựng trụ sở cho các Chi nhánh và các Phòng giao dịch của
Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn thì cần theo mẫu thiết kế thống nhất của
Ngân hàng Chính sách xã hội và quy hoạch của địa phương để tránh lãng phí.
6. Các cán bộ, nhân viên của
Ngân hàng Chính sách xã hội cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết
vượt qua khó khăn, thực sự là người bạn tin cậy, gần gũi của các hộ nghèo và
các gia đình chính sách, gương mẫu thực hành tiết kiệm kể cả trong chi tiêu
hành chính, mua sắm, sửa chữa, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động
của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra, đôn
đốc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng,
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
- Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng,
- Văn phòng Quốc hội,
- Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội,
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Tòa án nhân dân tối cao,
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,
- Ngân hàng Chính sách xã hội,
- Các Ngân hàng Thương mại Nhà nước (5b),
- Học viện Hành chính quốc gia,
- Công báo,
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc,
- Lưu: KTTH (5b), VT.
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phan Văn Khải
|
Chỉ thị 09/2004/CT-TTg nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội do Chính phủ ban hành
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------------
|
SOCIALIST REPUBLIC
OF VIET NAM
Independence -
Freedom Happiness
--------------
|
No.
09/2004/CT-TTg
|
Hanoi, March
16, 2004
|
DIRECTIVE ON
RAISING OPERATION CAPABILITY AND EFFICIENCY OF THE SOCIAL POLICY BANK After one year's implementing
the Government's Decree No. 78/2002/ND-CP of October 4, 2002 and the Prime
Minister's Decision No. 131/2002/QD-TTg of October 4, 2002, the operations of
the Social Policy Bank have yielded initial results of great importance. A
system of social policy banks has been formed from the central to local levels.
The inventory, handover and reception have been well carried out, thus
concentrating credit capital sources in service of social policies into a sole
organization, and separating policy credit from commercial credit. The Social
Policy Bank has also taken the initiative in organizing the mobilization of
capital for lending under plans, positively contributing to the national hunger
eradication and poverty alleviation. In order to continue consolidating and
raising the operation efficiency of the Social Policy Bank, the Prime Minister
hereby instructs the ministries, the People's Committees of all levels and the
Social Policy Bank to immediately perform the following tasks: 1. The administrations of all
levels shall closely coordinate with the Fatherland Front and mass
organizations, under the leadership of the Party Committees, in launching a
stirring emulation movement throughout the country to tap and mobilize the
potentials of the entire population, each village, each family or clan, etc.,
in striving to quickly eradicate hunger and alleviate poverty, enrich
themselves and the country; contributing to the attainment of the objective of "a
prosperous people, a strong country, and a just, democratic and civilized
society." The Social Policy Bank should thoroughly grasp the resolutions
of the Party and the Government, 2. The reservation of capital as
preferential loans for the poor and social policy beneficiaries to develop
their economy and improve their life expresses the nature of our regime and is
an urgent demand in the current period. Therefore, all branches and levels
should concentrate their efforts on a/ The Ministry of Finance shall
assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of
Planning and Investment and Vietnam State Bank in, submitting to the Prime
Minister in the second quarter the scheme on increase of the charter capital of
the Social Policy Bank for implementation right from 2004. b/ The provincial-level and
district-level People's Committees shall propose the People's Councils of the
same levels to set aside part of local budget capital from the revenue increase
and expenditure savings in their annual plans to increase the credit capital
source for providing loans to poor households and other policy beneficiaries in
their respective localities. Localities where conditions permit should devise
plans on supplementing trusted capital for management and lending by the Social
Policy Bank under programs and projects designated by them, in order to
complete as soon as possible their hunger eradication and poverty alleviation
programs. c/ The Ministry of Planning and
Investment and the Ministry of Finance shall have to create conditions for the
Social Policy Bank to get access to and seek capital sources of international
financial organizations, foreign governments and non-governmental organizations
so that the Social Policy Bank can manage and use more and more preferential
capital sources and technical assistance projects of such organizations. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.
3. To enhance the close
management of capital sources and the use of capital for the right purposes,
with efficiency, full and timely retrieval of lent capital, both principal and
interests. a/ The managing boards and
managing boards' representations, the executive boards at the head office,
provincial branches and district transaction bureaus of the Social Policy Bank
should take the initiative in proposing to local administration leaderships
measures for closely combining activities of lending credits to poor households
and social policy beneficiaries with the production reorganization in
association with agriculture, industry, forestry or fishery promotion and
technology transfer programs; coordinating with the Fatherland Front and mass
organizations in considering loans, undertaking some tasks entrusted by the
Bank, guiding the use of loan capital for the right purposes and urging the debt
recovery. b/ To enhance the examination
and supervision by the Party Committees and the administrations of all levels,
the managing boards and managing boards' representations, and mass
organizations over the operations of the Social Policy Bank. The Social Policy
Bank should adopt a mechanism and create all conditions for the people's
examination and supervision of its operations. The Social Policy Bank shall
have to promptly report on cases where debtors are able to repay their debts
but refuse to repay or intentionally delay the debt repayment to the local
Party Committees and administrations for appropriate measures, including
coercive measures, to recover the debts. Resolutely not to let any individuals
or organizations misappropriate its capital, or not to let its capital sources
for hunger eradication and poverty alleviation be lost or wasted but to have to
preserve and development them instead. 4. To continue perfecting the
mechanisms for management of social policy credits Recently, the Social Policy Bank
has just received the handover of capital sources from different units and
organizations to continue the lending according to the current regulations
without necessary amendments and supplements. To promote the effect of the new
mechanism and raise the operation efficiency of the Social Policy Bank, the
following tasks should be performed in the coming time: a/ The Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and
coordinate with the General Office of Statistics and the concerned agencies in,
organizing surveys, classification and assessment of the poverty and hunger
situation in our country, studying and proposing to the Government for
promulgation right in 2004 and application in the 2006-2010 plan period the
poverty criteria along the direction of gradually approaching the international
criteria. In 2005, the localities shall have to make surveys and statistics on
poor households according to new criateria to serve as basis for the
elaboration of hunger eradication and poverty alleviation programs and
solutions till 2010; and ensure the sustainable hunger eradication and poverty
alleviation and combat the relapse into poverty. b/ The Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and
coordinate with the concerned ministries and the Social Policy Bank in,
studying, formulating and submitting to the Prime Minister in May 2004 at the
latest for promulgation the mechanism for management of the national employment
fund in compliance with the provisions of the Government's Decree No.
78/2002/ND-CP of October 4, 2002 and Decree No. 39/2003/ND-CP of April 18, 2003
on the principle that: the State management agencies must transfer the function
and task of administering credit operations to the Social Policy Bank. c/ The State Bank of Vietnam
shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned
agencies and localities in, studying and proposing to the Government by the end
of the third quarter of 2004 at the latest amendments and supple-ments to a
number of regulations of the preferential credit policies for regions II and
III and the communes covered by Program 135 suitable to the present prac-tical
conditions. There should be a special preference policy for such areas, but
with a clear distinction between specific objects eligible for investment by
the Social Policy Bank and those eligible for investment by the Development
Assistance Fund. d/ The Ministry of Finance shall
assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned
ministries and agencies and the Social Policy Bank in, studying and submitting
to the Prime Minister in the second quarter of 2004 amendments and supplements
to the lending entrustment mechanism and charge of the Social Policy Bank for
application to credit institutions and socio-political organizations, in order
to meet the requirements that capital is promptly brought to borrowers with
minimum expenses, and must, in no circumstance, be left idle while poor households
and policy beneficiaries that need capital receive no loans. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.
5. Consolidation of the material
foundation of the Social Policy Bank b/ The Ministry of Planning and
Investment shall coordinate with the Social Policy Bank in formulating an
investment project on building and improvement of working offices of the system
of the Social Policy Bank, then submitting to the Prime Minister for approval
in the second quarter of 2004; such project shall serve as basis for
incorporation of investment capital in annual capital plans for allocation.
Investment capital from the central budget shall be prioritized first of all
for the most difficult areas. c/ The Ministry of Finance shall
direct the local People's Committees in expeditiously reviewing all working
offices of administrative and non-business agencies and State enterprises
(including central- and local-level ones in their respective localities), which
have been reorganized, merged or dissolved; then recovering redundant offices,
not letting them be used for business purposes, leased or used as guest houses
in contravention of the Government's regulations. Such offices shall be
transferred to the Social Policy Bank for use as working offices. d/ For the provinces and
districts which allocate local budgets for building of offices of branches and
transaction bureaus of the Social Policy Bank in their localities, the model
design of the Social Policy Bank as well as the local plannings must be
complied with to avoid waste. 6. Officials and employees of
the Social Policy Bank should promote the spirit of self-reliance, self-support
and unity to overcome difficulties and become reliable and close friends of
poor households and policy beneficiary families, be exemplary in prac-ticing
thrift in administrative expenditure, procure-ment, The Government Office shall have
to inspect and urge the implementation of this Directive and report results
thereof to the Prime Minister. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.
Chỉ thị 09/2004/CT-TTg ngày 16/03/2004 nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội do Chính phủ ban hành
7.297
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|