NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
05-VP-N-20
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 02 năm 1963
|
CHỈ THỊ
HƯỚNG DẪN CHO VAY THU NỢ ĐỐI VỚI NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH
TRONG KHI ĐƯỢC XÉT DUYỆT VÀ CẤP PHÁT VỐN LƯU ĐỘNG ĐỊNH
MỨC NĂM 1963
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Tiếp công văn số 291 ngày
28-12-1962 của Ngân hàng trung ương về việc hướng dẫn tham gia xây dựng và xét
duyệt định mức vốn lưu động đối với Nông trường, Ngân hàng trung ương hướng dẫn
thêm một số điểm về cho vay thu nợ đối với Nông trường khi Nông trường được xét
duyệt và cấp vốn lưu động định mức năm 1963.
Theo định mức mới của Nông trường
trong năm 1963 thì có một số khoản trước không được định mức mà nay được tính
toán để định mức như chi phí chăn nuôi, vốn thanh toán v.v... một số khoản
không phải tính theo quý thấp nhất mà tính theo bình quân bốn quý như một phần
chi phí sản xuất, đàn súc vật nuôi lớn nuôi béo v.v... Việc định mức cho dự trữ
cũng nhằm đảm bảo một phần dự trữ cho kiến thiết cơ bản (phần trồng trọt) của
Nông trường. Do dó mà biện pháp cho vay thu nợ đối với nông trường phải bổ sung
cho thích hợp.
Cách cho vay, thu nợ trong định
mức và trên định mức vẫn áp dụng theo thể lệ biện pháp đã ban hành, nhưng cần
chú ý mấy điểm:
1. Cho
vay:
a) Cho vay trong định mức:
Các khoản mục được định mức vốn lưu động của Nông trường chia làm ba khâu: dự
trữ, chi phí đang sản xuất và lưu thông. Trước đây Ngân hàng tính chung toàn bộ
định mức để cho vay, trong định mức, năm nay để theo dõi việc sử dụng vốn định
mức của Nông trường được tốt hơn, việc cho vay trong định mức đối với Nông trường
phải theo từng khâu một.
Cách cho vay như trên còn cho
phép Nông trường được sử dụng lẫn lộn các khoản định mức trong từng khâu, nghĩa
là có thể lấy số vốn định mức cho loại này sử dụng cho loại khác trong định mức
cho loại này sử dụng cho loại khác trong cùng một khâu (các loại trong khâu dự
trữ được dùng trong khâu dự trữ ; các loại trong khâu chi phí sản xuất được
dùng trong khâu chi phí sản xuất v.v...), những
nông trường không được dùng vốn định mức của khâu này đúng vào khâu khác (không được dùng vốn
định mức của khâu dự trữ cho khâu chi phí sản xuất, khâu lưu thông hay ngược lại).
Khi tính toán cho vay trong định
mức, Ngân hàng không căn cứ vào toàn bộ định mức thực tế của Nông trường mà chỉ
căn cứ vào định mức thực tế từng khâu để so sánh với mức vốn tiêu chuẩn của
khâu đó. Nếu trong ba khâu có khâu nào hụt định mức thì Ngân hàng cũng không
cho vay hết 30% vốn định mức đối với khâu đó, mặc dù các khâu khác có vượt định
mức.
Sau đây là một ví dụ đơn giản về
tình hình định mức của Nông trường và cách giải quyết cho vay trong định mức của
Ngân hàng:
CÁC LOẠI ĐỊNH MỨC
|
Định mức kế hoạch
|
70% Nhà nước cấp
|
30% Ngân hàng
cho vay trong định mức
|
Thực tế về định
mức của Nông trường
|
Cách giải quyết
cho vay của Ngân hàng
|
DỰ TRÙ
- Hạt giống
- Phân bón
…………
- Vật RTM hỏng
Cộng khâu dự trữ
Chi phí đang sản xuất
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Chế biến
…………
Cộng khâu chi phí
Thành phẩm
Thành phẩm để
bán
Thành phẩm để
dùng
…………
Cộng lưu thông
|
5.000
8.000
………
5.000
120.000
40.000
50.000
………
6.000
9.000
………
20.000
|
3.500
5.600
………
3.500
84.000
28.000
35.000
………
4.200
6.300
………
14.000
|
1.500
2.400
………
1.500
36.000
12.000
15.000
………
1.800
2.700
………
6.000
|
3.000
12.000
………
25.000
100.000
50.000
40.000
………
15.000
25.000
………
60.000
|
Ngân hàng cho vay đủ 9.000
trong định mức
Ngân hàng chỉ
cho vay 20.000 trong định mức
Ngân hàng cho
vay đủ 6.000 trong định mức
|
Cộng toàn bộ:
|
350.000
|
245.000
|
105.000
|
360.000
|
35.000 đ
|
Đối với trường hợp trên, nếu
tính toàn bộ định mức thực tế của Nông trường thì số tiền Ngân hàng cho vay
trong định mức là 105.000đ, vì Nông trường đã thực hiện trên định mức kế hoạch.
Nhưng vì cho vay từng khâu, nên về khâu dự trữ và khâu lưu thông Ngân hàng cho
vay đủ phần 30% vốn định mức, còn về khâu chi phí đang sản xuất thì vì hụt định
mức, nên Ngân hàng chỉ cho vay 20.000đ (230.000đ – 210.000đ) mà không cho vay cả
90.000đ để bù cho các khâu khác vượt định mức.
Những khâu vượt định mức, Ngân
hàng sẽ xét nếu hợp lý và cần thiết (đúng đối tượng, có kế hoạch trước cho các
khoản đó) thì Ngân hàng sẽ
cho vay trên định mức.
Việc cho vay trong định mức năm nay phải căn cứ theo tình
hình định mức thực tế từng khâu trong từng thời gian mà cho vay nhất thiết
không cho vay một lần toàn bộ 30% vốn trong định mức như nhiều nơi đã làm trước
đây.
Do việc cho vay như trên nên việc
thu nợ trong định mức cũng tiến hành theo từng khâu. Nếu một khâu nào đó trước
đã cho vay trong định mức, nay mức hụt xuống thì Ngân hàng thu hồi nợ trong định
mức của khâu đó.
b) Cho vay trên định mức:
Theo định mức của Nông trường hiện
nay nếu tính đầy đủ thì có 19 khoản (vì có nông trường không có đủ tất cả các
khoản định mức như hướng dẫn; xem bảng hướng dẫn định mức của Nông trường).
Trong 19 khoản ấy Ngân hàng không cho vay trên định mức các khoản sau:
- Về dự trữ: Vật rẻ tiền mau hỏng
- Về khâu lưu thông; Vốn thanh
toán (nếu có)
Do đó khi cho vay trên định mức,
ta không tính phần vượt định mức của các khoản đó vào vật tư làm đảm bảo.
Đối với vốn thanh toán cần chú
ý: Định mức vốn thanh toán có hai phần:
- Phần tạm ứng cho công nhân mới
tuyển, phần này dứt khoát Ngân hàng không cho vay trên định mức;
- Phần tạm ứng tiền mua hàng chi
định mức đối với một số Nông trường mà việc vận chuyển có nhiều khó khăn, hàng
nằm trên đường lâu ngày chưa nhập kho được. Đối với phần này về nguyên tắc Ngân
hàng cũng không cho vay trên định mức. Nhưng khi xét cho vay trên định mức về dự
trữ của Nông trường, cần chú ý đến các
vật tư còn nằm trên đường đi (nếu có) để cộng vào số
vật tư dự trữ của Nông trường được tính làm đảm bảo.
Khi cho vay trên định mức phải
căn cứ vào kế hoạch dự trữ, sản xuất trên định mức của Nông trường mà cho vay,
phần vượt định mức ngoài kế hoạch sẽ xét và nếu cần thiết thì cho vay riêng
theo nhu cầu tạm thời, không nên cho vay vượt định mức chung kể cả trong kế hoạch
và ngoài kế hoạch vào một loại.
Ví dụ: kế hoạch dự trữ phân bón
của Nông trường trong quý II 1963 là 50.000đ; định mức của phân là 20.000đ.
Nhưng khi dự trữ thực tế của Nông trường là 65.000đ (do Nông trường không lường
trước được sự vận chuyển phân của cơ quan cung cấp phân) nên Ngân hàng cho vay
30.000đ trên định mức trong kế hoạch (50.000đ – 20.000đ); còn 15.000đ nếu xét cần
thì Ngân hàng sẽ cho vay về nhu cầu tạm thời, mà không cho vay cả 45.000đ
(30.000đ + 15.000đ) làm một khoản trên định mức.
Cho vay chi phí chế biến:
Theo hướng của Bộ Nông trường thì năm nay việc chế biến của Nông trường nhằm
thô chế những nông sản của Nông trường để bảo quản tốt và giao nộp cho Nhà nước,
hoặc chế biến thức ăn cho gia súc và chế biến phân là chính. Đối với loại này
thì Ngân hàng cho vay như trước. Còn đối với các loại chế biến công nghiệp và
chế biến khác thì mặc dù có ghi trong kế hoạch của Nông trường và được định mức
vốn và cấp vốn lưu động nhưng nếu nguồn cung cấp nguyên liệu không đầy đủ, kỹ
thuật chế biến kém, sản phẩm xấu, giá thành cao, sản phẩm làm ra không tiêu thụ
được thì Ngân hàng không cho vay.
Về chi phí chờ phân bổ: Đối
với loại này Ngân hàng chỉ cho vay phần phân bổ trong năm kế hoạch, phần còn lại
năm sau thì Nông trường đã được cấp vốn định mức. Do đó khi cho vay chi phí nếu
thấy loại này lên cao, cần đôn đốc Nông trường phân bổ kịp thời để đến cuối năm
không còn nợ trên định mức về loại này. Nếu cuối năm kế hoạch Nông trường còn
có số dư vượt định mức thì Ngân hàng sẽ chuyển phần vượt định mức sang nợ quá hạn
và tính lãi cao lên trong thời gian chưa trả hết nợ.
Về lỗ của Nông trường:
- Đối với lỗ trong kế hoạch thì
Nông trường phải có kế hoạch lỗ cụ thể để xin cấp vốn bù lỗ kịp thời, Ngân hàng
không cho vay;
- Đối với lỗ ngoài kế hoạch do bản
thân Nông trường gây ra thì Nông trường phải xin Bộ Nông trường cấp bù lỗ, Ngân
hàng cũng không cho vay. Nông trường muốn được vay khoản này phải do Bộ Nông
trường đề nghị và Ngân hàng trung ương giải quyết.
Trường hợp Nông trường bị lỗ do
thiên tai thì trong khi chờ đợi quyết toán và xin cấp bù lỗ. Ngân hàng có thể
cho Nông trường vay để khôi phục và tiếp tục sản xuất, nhưng đồng thời phải đôn
đốc Nông trường quyết toán để xin cấp vốn bù lỗ trả nợ Ngân hàng.
Việc cho vay trong định mức và
trên định mức như trên đòi hỏi phải theo dõi tình hình cho vay thu nợ thường
xuyên hàng tháng để điều chỉnh nợ. Đối với nông trường có kế toán khá thì điều
chỉnh hàng tháng. Đối với những nông trường kế toán kém thì mỗi quý phải kiểm
tra để điều chỉnh nợ cho vay trong định mức và trên định mức một lần.
Nông trường phải gửi đều đặn cho
Ngân hàng bảng tổng kết tài sản hay bảng cân đối tài khoản hàng tháng và hàng
quý. Trường hợp nông trường cần vay tiền mà chưa làm kịp bảng tổng kết tài sản
hay bảng cân đối tài khoản thì ít nhất Nông trường cũng phải có bảng sao kê
tình hình thực hiện các loại định mức đến ngày vay tiền để Ngân hàng xét cho
vay, nhưng sau đó khi Nông trường làm xong bảng tổng kết, tài sản hay bảng cân
đối tài khoản thì phải gửi đến Ngân hàng để đối chiếu lại.
Nếu Nông trường không có các tài
liệu trên thì Ngân hàng không có cơ sở để xét điều chỉnh nợ và cho vay được,
khi tính toán cho vay cũng là dịp kiểm tra để điều chỉnh nợ. Cần xét và giải
quyết việc cho vay thu nợ trong định mức trước rồi mới xét đến việc cho vay thu
nợ trên định mức.
Ví dụ: Lấy khâu dự trữ của ví dụ
trước để giải quyết cho vay trong và trên định mức. Toàn bộ khâu dự trữ thực tế
là 70.000đ Ngân hàng cho vay trong định mức là 9.000đ (30% của 30.000đ vốn định
mức kế hoạch), sau đó mới xét đến xét các khoản trên định mức. Về phân bón vượt
định mức 4.000đ thuộc đối tượng cho vay của Ngân hàng, nếu Nông trường có kế hoạch
trước thì Ngân hàng cho vay trên định mức trong kế hoạch, nếu Nông trường không
có kế hoạch trước và nếu xét cần thì Ngân hàng cho vay về nhu cầu tạm thời. Về
vật rẻ tiền mau hỏng, tuy Nông trường vượt định mức là 20.000đ, nhưng không thuộc
đối tượng cho vay nên Ngân hàng không giải quyết.
Việc tính phần “nợ định mức” vào
vốn lưu động tự có và coi như tự có của Nông trường từ nay thống nhất lấy số “nợ
định mức” kế hoạch mà không lấy số “nợ định mức” thực tế của nông trường. Do đó
Ngân hàng phải nắm được số “nợ định mức” kế hoạch của Nông trường.
2. Thu nợ:
a) Đối với nợ mới cho vay:
Đối với nợ mới cho vay thì việc thu hồi nợ vẫn tiến hành như đã hướng dẫn trong
biện pháp, nghĩa là nợ cho vay về dự trữ phải thu hồi khi vật tư dự trữ giảm xuống,
nợ về chi phí sản xuất thì thu hồi sau vụ thu hoạch. Nhưng điểm chủ yếu là phải
chấp hành đúng tinh thần trên. Khi kiểm tra thấy vật tư giảm xuống thì nhất thiết
phải tiến hành thu hồi nợ ấy về, nếu loại vật tư đó được dùng vào sản xuất mà
loại sản xuất đã dùng số vật tư đó đã vượt mức tiêu chuẩn thì có thể cho vay chi
phí sản xuất trên mức tiêu chuẩn để thu hồi nợ dự trữ vật tư đã dùng.
Về nợ chi phí sản xuất cũng vậy,
sau khi Nông trường thu hoạch sản phẩm và bán sản phẩm thì nhất thiết phải thu
nợ về. Nếu Nông trường không bán sản phẩm mà cần giữ lại để dùng hoặc để chế biến
thì cũng phải xét có thể cho vay về dự trữ để thu nợ về chi phí sản xuất.
Đối với sản phẩm để bán cho công
nhân trong Nông trường thì khi có dự trữ vượt mức, Ngân hàng vẫn cho vay, nhưng
hàng tháng Nông trường phải có báo cáo về phần sản phẩm đã xuất bán hoặc ứng
trước cho công nhân trong Nông trường trong tháng để Ngân hàng thu hồi nợ về
khi phát tiền lương cho Nông trường.
Trường hợp nợ thiếu vật tư đảm bảo
đồng thời không thể xẻt cho vay được thì nhất thiết phải thu nợ về. Nếu trên
tài khoản thanh toán không có tiền thì phải chuyển qua nợ quá hạn kịp thời và
tiến hành thu dần nợ về, không để tình trạng thiếu vật tư đảm bảo như từ trước
đến nay.
b) Đối với nợ cũ: Vì trước
đây việc kiểm tra sử dụng vốn vay của nông trường chưa chặt chẽ nên một phần vốn
vay Ngân hàng bị sử dụng sai mục đích, như dùng vào kiến thiết cơ bản, bù đắp lỗ,
chi ngoài giá thành dùng vốn trong kế hoạch cho kinh doanh sản xuất ngoài kế hoạch
v.v... Do đó mà phần lớn Nông trường có vay tiền Ngân hàng đều có nợ quá hạn và
nợ thiếu vật tư đảm bảo.
Năm nay, đi đôi với việc cấp vốn
bổ sung vốn lưu động cho các nông trường theo định mức mới, Nhà nước cũng sẽ cấp
các khoản chi trên cho các Nông trường, cho nên chúng ta cũng phải có kế hoạch
thanh toán các khoản nợ ấy kịp thời.
Việc tính toán thu hồi các khoản
nợ ấy phải căn cứ vào bảng tổng kết tài sản và bảng kiểm kê đánh giá tài sản cuối
năm.
- Đối với nợ cho vay về dự trữ
thì căn cứ vào giá trị thực tế tồn kho trên bảng kê để tính vật tư đảm bảo;
- Đối với nợ cho vay về chi phí
trồng trọt, chế biến, chăn nuôi, sản xuất phụ, kinh doanh ngoài nông nghiệp
cũng căn cứ vào giá trị thực tế còn lại khi kiểm kê mà tính, không tính theo
con số ghi trong sổ sách của Nông trường.Ví dụ: về dự trữ theo sổ sách của Nông
trường ghi là 40.000đ; nhưng khi kiểm kê thì còn đến 70.000đ thì Ngân hàng
cũng tính cho 70.000đ; về giá trị đàn bò ghi trong sổ sách là 300.000đ, nhưng
khi kiểm kê đánh giá chỉ còn 250.000đ thì ta chỉ tính 250.000đ thôi.
Cách tính là lấy giá thực tế ở bảng
kiểm kê trừ số vốn định mức của nông trường về loại đó rồi đối chiếu với số nợ
vay Ngân hàng. Nếu nông trường có thừa vật tư đảm bảo thì đối chiếu với kế hoạch
có thể xét cho vay thêm. Nếu thiếu vật tư thì tiến hành thu nợ về.
- Đối với số vốn thiếu vật tư đảm
bảo do Nông trường sử dụng cho kiến thiết cơ bản khi Nông trường được cấp vốn
cơ bản Ngân hàng sẽ thu hồi khoản nợ ấy về;
- Đối với các khoản chi ngoài
giá thành, bù đắp lỗ thì khi Bộ cấp các khoản vốn đó, Ngân hàng sẽ thu nợ;
- Việc tổ chức sản xuất kinh
doanh ngoài kế hoạch của nông trường năm nay được đưa vào trong kế hoạch nên đối
với nợ vay mua thiết bị thì khi Nhà nước cấp thêm vốn cố định, Ngân hàng sẽ thu
nợ về phần đó. Đối với nợ vay về chi phí sản xuất ngoài kế hoạch thì tính gộp
chung vào chi phí trong kế hoạch của Nông trường và khi Nhà nước cấp bổ sung vốn
lưu động, Ngân hàng sẽ thu nợ.
Trật tự thu nợ là thu nợ thiếu vật
tư đảm bảo trước rồi thu đến nợ quá hạn.
Khi các khoản cấp phát của Nhà
nước không đủ trả hết nợ thiếu vật tư đảm bảo của Ngân hàng thì Ngân hàng chuyển
số còn lại sang nợ quá hạn và khi nào ở tài khoản thanh toán của Nông trường có
tiền, Ngân hàng sẽ tiếp tục thu đến hết nợ.
Việc cho vay đối với những Nông
trường mà sau khi Nhà nước cấp đủ các loại vốn phải cấp rồi mà vẫn còn nợ thiếu
vật tư đảm bảo của Ngân hàng, thì phải có ý kiến của Ngân hàng trung ương mới
được giải quyết.
Việc thanh toán các khoản nợ
trên tiến hành từ khi được Bộ bắt đầu cấp phát vốn năm 1963 cho các Nông trường.
Nhưng để chiếu cố cho một số Nông trường có nhiều khó khăn về vốn hiện nay,
Ngân hàng trung ương đồng ý với đề nghị của Bộ Nông trường và Bộ Tài chính chưa
thu nợ đối với các Nông trường ấy trong kỳ cấp phát lần này, (có công văn riêng
quy định cho các Nông trường chưa phải trả nợ Ngân hàng trong kỳ cấp phát này).
Những nông trường này đến kỳ cấp
phát sau cũng phải thi hành như đối với các nông trường khác khi có cấp phát vốn.
Việc thanh toán nợ lần này không
những thu hồi hết các khoản nợ thiếu vật tư đảm bảo, làm cho tiền tệ gắn liền với
vậ tư, mà còn làm cho tình hình tài vụ của Nông trường được rõ ràng rành mạch,
làm cơ sở cho việc quản lý tài vụ của Nông trường đi vào nề nếp.
Để làm tốt công tác cho vay thu
nợ đối với nông trường trong năm nay, các Chi nhánh, Chi điếm cần chú ý mấy điểm
sau:
- Tham gia vào việc kiểm kê đánh
giá tài sản cuối năm của Nông trường.
Việc kiểm kê đánh giá tài sản cuối
năm là do Nông trường làm, nhưng cán bộ Ngân hàng cũng cần tham gia vào mấy
khâu chủ yếu thuộc về vốn sản xuất kinh doanh của Nông trường như dự trữ vật tư, đàn súc vật nuôi lớn nuôi béo, một số loại cây trồng chính để biết tình hình cụ
thể, đồng thời phải theo dõi toàn bộ giá trị tài sản lưu động sau kiểm kê, đối
chiếu với vốn của Nông trường và vốn vay của Ngân hàng để làm cơ sở cho việc
thu hồi các khoản nợ.
- Giúp cho Nông trường hoàn thành tốt và kịp thời bằng tổng kết tài sản cuối năm 1962 để trên cơ sở đó xác
định lại các loại vốn của Nông trường và vốn vay của Ngân hàng để làm căn cứ
cho việc xây dựng kế hoạch tài vụ năm 1963 của Nông trường;
- Tham gia vào việc xây dựng định
mức vốn lưu động 1963 của Nông trường trên tinh
thần triệt để tiết kiệm vốn Nhà nước đồng thời đủ vốn cho Nông trường hoạt động, thảo luận với Nông
trường biện pháp thu hồi các khoản nợ cũ và cùng với Nông trường xây dựng kế hoạch
vay trả năm 1963 phù hợp với yêu cầu vốn kinh doanh sản xuất của Nông trường.
Năm nay, ngoài việc bổ sung bổ
khuyết một số điểm về cho vay và thu nợ phù hợp với việc thay đổi một số điểm về
định mức vốn lưu động đối với Nông trường, nói chung việc cho vay tương đối chặt
chẽ hơn, thu nợ phải kịp thời hơn. Nhất là việc thanh toán các khoản nợ cũ, sẽ
gặp nhiều khó khăn vì hoàn cảnh hiện nay của Nông trường, cho nên cán bộ tín dụng
Nông trường cần phải có một sự cố gắng lớn, phải tích cự đi sâu vào các mặt
công tác của Nông trường, nắm chắc tình hình tài vụ để có biện pháp giải quyết
từng vấn đề một để không trở ngại đến sản xuất của Nông trường đồng thời có tác
dụng củng cố một bước chế độ hoạch toán kinh tế của Nông trường.
Phải thực hiện đầy đủ các điểm
hướng dẫn trên đây thì công tác tín dụng của chúng ta mới bước đầu kết hợp được
với công tác tiền tệ, đồng thời mới phát huy tác dụng đối với hoạt động kinh doanh
sản xuất của Nông trường.
Trong khi thi hành, có gặp khó
khăn gì, phản ánh về Ngân hàng trung ương nghiên cứu giải quyết.
|
KT. TỔNG
GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Vũ Duy Hiệu
|