NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
01/1997/CT-NH3
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 3 năm 1997
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHHŨNG TRONG NGÀNH
NGÂN HÀNG
1. Sau 3 năm thực
hiện Chỉ thị số 15/CT-TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 114/TTg, Chỉ thị số
368/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chỗng lãng phí, chống
buôn lậu, toàn ngành Ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan
trọng thực hiện các nhiệm vụ công tác lớn trong quá trình thực hiện các Pháp lệnh
Ngân hàng, từng bước làm trong sạch các tổ chức các cấp, các đơn vị trong ngành
Ngân hàng.
Tuy nhiên, kết quả đạt được còn
rất hạn chế, chưa cơ bản. Tệ tham nhũng, tiêu cực vẫn còn xảy ra, cơ nơi, có việc
nghiêm trọng, làm cho quần chúng bất bình, ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
Những tồn tại nói trên có nhiều
nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ quan như sau:
- Về nhận thức, nhiều cán bộ
lãnh đạo chưa quán triệt sâu sắc nội dung các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và
Chính phủ về công tác này.
Thái độ bàng quan, chiếu lệ còn
tồn tại ở một số đơn vị Ngân hàng dẫn đến bị động trong việc xây dựng và thực
hiện chương trình hành động chống tham nhũng.
- Thiếu các biện pháp cụ thể để
thực hiện tốt công tác này; chậm phát hiện xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực;
việc xử lý cán bộ có sai phạm ở nhiều đơn vị chưa nghiêm túc.
- Tổ chức Đảng, Đoàn thể các cấp
chưa quan tâm chỉ đạo, còn đứng ngoài cuộc.
- Hoạt động của Ban chỉ đạo
trong thời gian qua chưa thường xuyên, do các thành viên Ban chỉ đạo bận xử lý
các công việc chuyên môn; tổ chức bộ máy của bộ phận thường trực Ban chỉ đạo chống
tham nhũng toàn ngành chưa được kiện toàn củng cố.
2. Để đẩy mạnh
hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống buôn lậu, chỗng lãng phí, chống
tiêu cực trong ngành Ngân hàng, Thống đóc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Thủ trưởng
các Vụ, Cục ở NHTW, Công ty xí nghiệp trực thuộc NHNN, Giám đốc chi nhánh NHNN
tỉnh, Thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) các
TCTD, Tổng Công ty Vàng bạc (dưới đây gọi chung là các đơn vị) khẩn trương thực
hiện các biện pháp sau:
2.1. Tăng cường giáo dục chính
trị, tư tưởng đối với cán bộ trong đơn vị.
- Trong quý II/1997, thủ trưởng
đơn vị phối hợp với tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng tổ chức cho cán bộ CNV
học tập quán triệt Nghị quyết 14/NQ-TW ngày 15-05-1996 của Bộ Chính trị (khoá
VII) Chỉ thị số 10/CT-TW , ngày 04-01-1997 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về lãnh
đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng; Chỉ thị số 368/TTg, ngày 22-06-1995 của Thủ
tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan Nhà nước,
lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp Nhà nước.
- Trên cơ sở đó mỗi đơn vị đề ra
chương trình hành động cụ thể và có biện pháp tổ chức thực hiện.
2.2. Rà soát các văn bản hiện có
của ngành, của đơn vị, phát hiện các sở hở chưa nhất quán hoặc thiếu đồng bộ,
đang gây khó khăn, cản trở cho hoạt động quản lý và kinh doanh, tạo sơ hở cho
phát sinh tiêu cực, tham nhũng để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị với cấp trên
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt chú trọng đến các lĩnh vực
tín dụng, bảo lãnh mở L/C, chấp hành quy định về quản lý ngoại hối, hùn vốn,
liên doanh, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản, thu chi tài chính của đơn vị, của
ngành. Thời gian thực hiện trong năm 1997.
2.3. Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp
lại bộ máy, bố trí đúng cán bộ. Các TCTD cần khẩn trương soát xét và bố trí lại
cán bộ nhất là cán bộ tín dụng, cải tiến các thủ tục cho vay, chấn chỉnh việc
chấp hành các quy định; hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ; mỗi đơn vị có quy định
cụ thể các quy trình công việc, lề lối làm việc để chống cửa quyền, gây phiền
hà, sách nhiễu, đòi, nhận hối lộ, lại quả, biếu xén... Thời gian thực hiện
trong quý II/1997, Vụ tổ chức cán bộ và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công việc
này.
2.4. Tăng cường công tác kiểm
tra hàng ngày ở tất cả các khâu nghiệp vụ, thanh tra, kiểm soát thường xuyên để
sớm phát hiện, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng; kết luận xử lý dứt
điểm các vụ tiêu cực, tham nhũng làm thất thoát tài sản trong các lĩnh vực nhất
là tín dụng, bảo lãnh, hùn vốn, liên doanh, quản lý ngoại hối, thu chi tài
chính... hoặc những vụ việc trước đây còn tồn đọng chưa giải quyết dứt điểm; xử
lý nghiêm minh cán bộ có sai phạm, bất kỳ cán bộ cấp nào, kể cả áp dụng hình thức
kỷ luật buộc thôi việc, hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những vụ việc mới phát sinh phải
xử lý cơ bản và dứt điểm trong quý II/1997; những vụ việc tồn đọng cũ phải có kế
hoạch cụ thể xử lý xong về cơ bản trong năm 1997.
2.5. Nghiêm cấm các cơ quan dùng
công quỹ chia cho cá nhân dưới mọi hình thức, hoặc mua quà biếu ngoài quy định,
kể cả trong dịp Tết nguyên đán; cấm các cơ quan và cán bộ công chức nhận quà biếu
của cấp dưới, của các doanh nghiệp trong và ngoài nước sai quy định.
2.6. Tổ chức thực hiện việc kê
khai nhà, đất và tài sản có giá trị lớn đối với cán bộ trong ngành khi có quy định
của Chính phủ.
2.7. Triệt để thực hành tiết kiệm
trong các lĩnh vực: mua sắm tài sản, trang thiết bị nơi làm việc, sử dụng ô tô
con, sử dụng điện, điện thoại, FAX sử dụng nhà công vụ, chi tiêu hội nghị, tiếp
khách, đi công tác nước ngoài...
3. Tổ chức thực
hiện:
3.1. Trong chương trình làm việc
của lãnh đạo đơn vị, vấn đề đấu tranh chống tham nhũng phải được coi là công
tác trọng tâm, thường xuyên. Thủ trưởng đơn vị phối hợp với các cấp uỷ Đảng chỉ
đạo công tác đấu tranh chống tham nhũng và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tham
nhũng ở đơn vị mình.
3.2. Các đơn vị phải có chương
trình hành động và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 14 và Chỉ thị số 10 của Bộ
Chính trị; đề ra các bước tiến hành, xác định thời gian, trọng tâm và phân công
người trực tiếp trong từng thành viên Ban chỉ đạo, gửi Ban chỉ đạo chống tham
nhũng NHNN (qua thanh tra NHNN trong tháng 4/1997).
3.3. Tiếp tục kiện toàn và tăng
cường hoạt động của các Ban chỉ đạo đấu tranh chống tham nhũng trong ngành Ngân
hàng.
- Ban chỉ đạo chống tham nhũng của
ngành do Thống đốc NHNN là Trưởng ban, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Tổng
Kiểm soát là Phó trưởng ban, thường trực Ban chỉ đạo. Các thành viên khác gồm
Thủ trưởng các đơn vị: Tổ chức Cán bộ và Đào tạo; Các định chế Tài chính; Kế
toán - Tài chính; Tổng kiểm soát; Phát hành và kho quỹ; Văn phòng Thống đốc; Quản
trị; Quản lý ngoại hối; Tín dụng; Đại diện Đảng uỷ NHTW, Công đoàn ngành Ngân
hàng; Ngân hàng Ngoại thương; Ngân hàng Công thương; Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng phục vụ người
nghèo; Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương; Tổng Công ty Vàng bạc.
Tại các Vụ, Cục NHNN, Chi nhánh
NHNN tỉnh, thành phố, Các TCTD và các chi nhánh, đơn vị cơ sở của TCTD, Các
Công ty, Xí nghiệp, Trường học thành lập tiểu Ban chỉ đạo chống tham nhũng, do
thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm trưởng tiểu ban. Các thành viên khác gồm: Thanh
tra (đối với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước), kiểm soát (đối với TCTD), đại diện
Đảng uỷ, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Tổ chức Cán bộ và Thanh tra nhân dân (đối
với các đơn vị khác).
3.4. Tăng cường củng cố bộ máy
thanh tra, kiểm soát ở các đơn vị, nhất là những nơi đang thiếu cán bộ, để giúp
việc chỉ đạo chống tham nhũng, theo dõi kiểm tra đôn đốc thực hiện các chủ
trương, biện pháp về công tác chống tham nhũng đơn vị mình. Chọn và bố trí cán
bộ thanh tra, cán bộ kiểm soát phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định.
3.5. Trong quá trình chỉ đạo và
thực hiện phải gắn với công tác Đảng, đoàn thể quần chúng để phát động quần
chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng, chống buôn lậu, phê phán và
lên án mọi hành vi tiêu cực; bồi dưỡng, biểu dương kịp thời người tốt, việc tốt;
rà soát lại đội ngũ cán bộ chủ chốt, sắp xếp, điều động hợp lý cán bộ; xử lý
nghiêm minh và kiên quyết loại bỏ ra khỏi đơn vị những người có hành vi tiêu cực
nghiêm trọng hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định.
3.6. Tổ chức đợt tuyên truyền,
giáo dục về thực hành tiết kiệm, chỗng lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu
trong ngành Ngân hàng. Vụ thông tin Kinh tế nghiệp vụ Ngân hàng hướng dẫn thực
hiện việc tuyên truyền, giáo dục chống tham nhũng.
4. Chấp hành
nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ về NHNN; có chế độ sinh hoạt,
giao ban chặt chẽ, nền nếp.
Ngày 20 hàng tháng và ngày 20 của
tháng cuối quý, các đơn vị thuộc NHNN TW, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, các
TCTD phải gửi báo cáo ngắn gọn về tình hình và kết quả đấu tranh chống tham
nhũng, chỗng lãng phí, chống buôn lậu.... (trong hệ thống, của đơn vị mình, hoặc
trên từng địa bàn tỉnh, thành phố), về Ban chỉ đạo toàn ngành (qua Thanh tra
NHNN). Khi có việc đột xuất hoặc nghiêm trọng, phải báo cáo ngay bằng văn bản
hoặc trực tiếp báo cáo.
Ngày 15 hàng tháng các TCTD hoặc
chi nhánh TCTD phải gửi báo cáo ngắn gọn cho Giám đốc chi nhánh NHNN trên địa
bàn để tổng hợp chung, gửi báo cáo về NHNN (qua Thanh tra Ngân hàng Nhà nước)
theo đúng thời gian quy định của Ban chỉ đạo chống tham nhũng toàn ngành.
Chỉ thị này phải được phố biến
quán triệt đến toàn thể căn hộ nhân viên trong ngành.
Thanh tra NHNN phối hợp Vụ Tổ chức
Cán bộ và Đào tạo có trách nhiệm giúp Ban chỉ đạo chống tham nhũng toàn ngành
hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị này; hàng tháng
báo cáo Ban chỉ đạo NHNN về kết quả thực hiện.