Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa thực phẩm phụ gia

Số hiệu: 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương Người ký: Vũ Văn Tám, Đỗ Thắng Hải, Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 27/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Những sản phẩm không phải ghi hạn sử dụng

Từ ngày 19/12/2014, việc ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn được thực hiện theo Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Theo đó, các sản phẩm sau không bắt buộc phải ghi hạn sử dụng:

- Đồ uống có nồng độ cồn từ 10% trở lên;

- Bánh mỳ hoặc bánh ngọt được tiêu thụ trong vòng 24 giờ sau khi sản xuất, dấm ăn, muối dùng cho thực phẩm, đường ở thể rắn;

- Gia vị, thảo mộc, các sản phẩm có bao gói nhỏ, có diện tích bề mặt lớn nhất nhỏ hơn 10 cm2 có thể miễn áp dụng  ghi thời hạn sử dụng nếu có nhãn phụ hoặc bao bì ngoài đã thể hiện đầy đủ.

Thông tư liên tịch này thay thế cho Thông tư 15/2000/TT-BYT.  

BỘ Y TẾ - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2014

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN GHI NHÃN HÀNG HÓA ĐỐI VỚI THỰC PHẨM, PHỤ GIA THỰC PHẨM VÀ CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chín phủ về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm-Bộ Y tế, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ-Bộ Công thương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư liên tịch này quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm đã qua chế biến, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn lưu thông tại Việt Nam (sau đây gọi chung là sản phẩm).

2. Thông tư liên tịch này không áp dụng đối với thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm sơ chế, thực phẩm tươi sống được bán trực tiếp cho người tiêu dùng, thực phẩm bao gói đơn giản (bao gói không kín).

3. Sản phẩm sản xuất chỉ nhằm mục đích xuất khẩu thì việc ghi nhãn phải bảo đảm không làm sai lệch bản chất của sản phẩm, không vi phạm pháp luật của Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

4. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa thực phẩm đã qua chế biến, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn tại Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư liên tịch này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhãn sản phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về sản phẩm đó.

a) Phần chính của nhãn (mặt trước của nhãn) là một phần của nhãn sản phẩm mà người tiêu dùng nhìn thấy dễ dàng và rõ nhất trong điều kiện trưng bày bình thường, được thiết kế tùy thuộc vào kích thước thực tế của sản phẩm và bao bì thương phẩm;

b) Phần còn lại của nhãn là phần của nhãn sản phẩm để ghi tiếp các nội dung bắt buộc và những nội dung khác. Mặt sau của nhãn (hay mặt bên của nhãn) có thể liền kề, ở mặt đối diện, phía trên hoặc phía dưới mặt trước của nhãn (hay mặt chính của nhãn);

c) Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của sản phẩm bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của sản phẩm còn thiếu.

2. Thành phần cấu tạo của sản phẩm là tất cả các chất, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm được sử dụng để sản xuất thực phẩm và tồn tại trong sản phẩm cuối cùng kể cả khi dạng của nguyên liệu đó đã thay đổi.

3. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng:

a) Ngày sản xuất (Date of Manufacture) của sản phẩm là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng chai, đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của sản phẩm đó;

b) Thời hạn sử dụng là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

c) Hạn sử dụng hoặc sử dụng đến ngày (Expiry date) là mốc thời gian mà quá mốc thời gian đó sản phẩm không được phép bán ra thị trường;

d) Hạn sử dụng tốt nhất (Best before) là mốc thời gian, dưới các điều kiện bảo quản được công bố trên nhãn, mà sản phẩm vẫn duy trì được đầy đủ chất lượng vốn có của nó.

4. Lô sản phẩm là một số lượng xác định của một loại sản phẩm cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn sử dụng và cùng được sản xuất tại một cơ sở dưới các điều kiện như nhau.

Điều 3. Yêu cầu về ghi nhãn sản phẩm

1. Việc ghi nhãn hoặc gắn trên nhãn các loại hình ảnh, hình vẽ, biểu trưng phải trung thực và không được gây hiểu nhầm, lừa dối hoặc tạo ra ấn tượng không đúng về bản chất đặc tính, công dụng của sản phẩm.

2. Không được ghi những lời lẽ, ký hiệu, họa tiết đề cập đến hay gợi ý trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản phẩm khác, làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm là sản phẩm khác.

3. Những thông tin bắt buộc ghi trên nhãn sản phẩm thì chiều cao chữ không được thấp hơn 1,2 mm. Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm. Màu của chữ phải tương phản với màu nền của nhãn.

4. Nhãn hàng hóa phải bảo đảm tồn tại lâu dài, không được tẩy, xóa không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân ghi nhãn thông tin dinh dưỡng theo hướng dẫn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex).

Điều 4. Ngôn ngữ ghi nhãn sản phẩm

1. Sản phẩm được sản xuất trong nước và lưu thông trên thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt và ghi đầy đủ những nội dung bắt buộc quy định tại Thông tư liên tịch này, tùy theo yêu cầu của từng loại sản phẩm có thể ghi thêm ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt và kích thước chữ không được lớn hơn nội dung ghi bằng tiếng Việt.

2. Sản phẩm nhập khẩu để lưu thông, tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, phải được ghi nhãn theo một trong hai cách sau đây:

a) Ghi nhãn phụ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt đính kèm theo nhãn hàng hóa. Nhãn phụ phải được gắn trên sản phẩm hoặc bao bì thương phẩm của sản phẩm và không được che khuất nội dung của nhãn sản phẩm. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn sản phẩm;

b) Ghi nhãn bằng tiếng Việt với đầy đủ những nội dung bắt buộc phải ghi nhãn.

Điều 5. Nội dung của nhãn sản phẩm

1. Nội dung bắt buộc phải ghi nhãn: tên sản phẩm; thành phần cấu tạo; định lượng sản phẩm; ngày sản xuất; thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản; hướng dẫn sử dụng; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; xuất xứ; số Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; các khuyến cáo, cảnh báo an toàn thực phẩm.

2. Nội dung khác của nhãn sản phẩm bao gồm từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, ký hiệu, số hiệu thể hiện những thông tin khác.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN VÀ CÁCH GHI NHÃN

Điều 6. Tên sản phẩm

1. Tên sản phẩm ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự đặt. Tên sản phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng của thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, không được gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Phải ghi trên phần chính của nhãn;

b) Đúng với tên trong Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

2. Tên sản phẩm nhập khẩu ghi trên nhãn phụ được giữ nguyên nhưng phải ghi thêm tên nhóm mặt hàng kèm tên chữ bằng tiếng nước ngoài hoặc phiên âm ra tiếng Việt và phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hàng hóa.

3. Sản phẩm gồm nhiều loại khác nhau cùng nhóm mặt hàng được chứa đựng trong cùng bao bì thương phẩm thì tên sản phẩm đó được ghi theo tên nhóm mặt hàng kèm theo tên hiệu của nhà sản xuất hoặc tên thương mại của sản phẩm.

4. Tên sản phẩm có thể ghi kèm những từ ngữ hỗ trợ khác trên phần nhãn chính nhằm giúp người tiêu dùng hiểu đúng về bản chất và điều kiện tự nhiên của sản phẩm.

5. Trường hợp tên của thành phần cấu tạo của sản phẩm được sử dụng là tên sản phẩm hay một phần của tên sản phẩm thì thành phần đó phải ghi định lượng gần tên sản phẩm ở vị trí dễ nhìn thấy bằng mắt thường hoặc trong phần liệt kê thành phần cấu tạo.

Điều 7. Thành phần cấu tạo của sản phẩm

1. Tất cả thành phần cấu tạo phải được ghi trên nhãn sản phẩm, trừ sản phẩm có duy nhất một thành phần cấu tạo.

2. Thành phần cấu tạo được ghi theo thứ tự giảm dần theo khối lượng hoặc tỷ lệ phần trăm của mỗi thành phần. Phải ghi cụm từ “Thành phần” trước các thành phần được liệt kê.

3. Trường hợp một thành phần của sản phẩm là một hỗn hợp gồm từ hai thành phần khác trở lên thì phải liệt kê thành phần hỗn hợp đó trong dấu ngoặc đơn và theo thứ tự giảm dần về khối lượng. Trường hợp thành phần hỗn hợp chiếm dưới 5% khối lượng của sản phẩm cuối cùng thì không phải công bố thành phần hỗn hợp đó, trừ các phụ gia thực phẩm có chức năng công nghệ đối với sản phẩm cuối cùng.

4. Đối với thực phẩm có chứa từ (01) một thành phần hoặc một vài các thành phần dưới đây thì phải công bố trên nhãn hàng hóa sự có mặt của thành phần đó:

a) Ngũ cốc và thức ăn làm từ hạt ngũ cốc có chứa gluten; ví dụ như lúa mì, lúa mì spenta, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch hoặc các giống lai và các sản phẩm của chúng;

b) Loài giáp xác và các sản phẩm từ loài giáp xác;

c) Trứng và các sản phẩm trứng;

d) Thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;

đ) Lạc, đậu tương và các sản phẩm của chúng;

e) Sữa và các sản phẩm sữa (bao gồm cả lactoza - đường sữa);

g) Quả hạch và các sản phẩm từ quả hạch; và

h) Sunfit (muối của axít sunfurơ) có nồng độ ³ 10 mg/kg.

5. Nước cho vào thực phẩm cũng phải được liệt kê trong thành phần cấu tạo trừ trường hợp một phần của nguyên liệu ở dạng nước như nước mặn, xiro hoặc canh được sử dụng trong thực phẩm hỗn hợp và nguyên liệu đó đã được liệt kê trong danh sách thành phần cấu tạo. Nước và các nguyên liệu dễ bay hơi trong quá trình sản xuất thì không cần phải liệt kê trong thành phần cấu tạo.

6. Đối với những thực phẩm cô đặc hoặc đã được khử nước mà khi hoàn nguyên chỉ cho thêm nước vào thì các thành phần cấu tạo được liệt kê theo thứ tự giảm dần về khối lượng đối với thực phẩm sau khi đã hoàn nguyên và bắt buộc ghi dòng chữ “thành phần cấu tạo của sản phẩm sau khi đã hoàn nguyên theo hướng dẫn trên nhãn”.

7. Trong mục liệt kê các thành phần cấu tạo, phải sử dụng một tên gọi cụ thể phù hợp với các nội dung đã quy định ghi tên sản phẩm và mỗi thành phần cấu tạo, ngoại trừ các trường hợp thành phần được liệt kê dùng tên nhóm chung của mặt hàng không cung cấp được thông tin cần thiết, có thể được sử dụng các tên nhóm theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành theo Thông tư liên tịch này.

8. Đối với các phụ gia thực phẩm có tên trong Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm nói chung và thuộc các nhóm theo thứ tự dưới đây, phải sử dụng tên nhóm tương ứng cùng với tên cụ thể hoặc mã số quốc tế INS: chất điều chỉnh độ axit; chất điều vị; chất làm dầy; chất tạo bọt; chất tạo gel; chất chống đông vón; chất chống tạo bọt; chất làm bóng; chất chống oxy hóa; chất làm ẩm; chất độn; chất bảo quản; chất tẩy màu; chất ổn định màu; chất khí đẩy; chất khí bao gói; chất tạo xốp; chất nhũ hóa; chất ổn định; chất làm rắn chắc; chất mang; chất tạo phức kim loại; chất xử lý bột; chất tạo ngọt; phẩm màu; enzym.

9. Phụ gia thực phẩm thuộc nhóm hương liệu và các chất tạo hương; các loại tinh bột biến tính thuộc danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm thì sử dụng tên nhóm tương ứng. Việc sử dụng từ ngữ “hương liệu” để ghi nhãn thường phải kèm theo một trong số hoặc đồng thời các cụm từ “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.

10. Khi một phụ gia thực phẩm được đưa vào thực phẩm thông qua các nguyên liệu thô ban đầu nhưng không có tính năng công nghệ đối với sản phẩm cuối cùng thì không phải liệt kê trong thành phần cấu tạo của thực phẩm đó.

Điều 8. Định lượng sản phẩm (khối lượng tịnh/thể tích thực/số lượng)

1. Định lượng sản phẩm phải được ghi theo đơn vị đo quốc tế.

2. Định lượng sản phẩm đối với từng loại thực phẩm được ghi theo cách sau đây:

a) Ghi theo thể tích thực đối với thực phẩm dạng lỏng;

b) Ghi theo khối lượng tịnh đối với thực phẩm dạng rắn;

c) Ghi theo khối lượng tịnh hoặc thể tích thực đối với thực phẩm vừa rắn vừa lỏng hoặc thực phẩm dạng sệt.

3. Đối với thực phẩm được đóng gói trong môi trường lỏng phải ghi khối lượng thực phẩm khô bên cạnh khối lượng tịnh.

Điều 9. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm phải bảo đảm thông tin chính xác, trung thực về ngày sản xuất, thời hạn sử dụng ghi trên nhãn thực phẩm. Thời hạn sử dụng phải ghi trên bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.

2. Ngày sản xuất có thể ghi như sau: “Ngày sản xuất” hoặc “NSX”. Chữ số chỉ ngày, tháng, năm ghi theo một trong các cách sau: chỉ ngày gồm hai chữ số, chỉ tháng gồm hai chữ số, chỉ năm gồm hai chữ số cuối hoặc đầy đủ bốn chữ số, và giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu chấm (.), gạch ngang (-), gạch chéo (/) hoặc không có dấu, riêng trường hợp không dùng dấu chỉ gồm sáu chữ số.

3. Thời hạn sử dụng phải bao gồm các thông tin sau đây:

a) Ngày và tháng đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng không quá ba tháng;

b) Tháng và năm đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng trên ba tháng;

c) Ngày, tháng và năm phải được ghi theo dãy số không mã hóa.

4. Các sản phẩm dưới đây không bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng nhưng phải ghi ngày sản xuất;

a) Bánh mỳ hoặc bánh ngọt được tiêu thụ trong vòng 24 giờ sau khi sản xuất;

b) Dấm ăn;

c) Muối dùng cho thực phẩm;

d) Đường ở thể rắn.

5. Không bắt buộc ghi ngày sản xuất và thời hạn sử dụng đối với các sản phẩm đồ uống có chứa tối thiểu 10% nồng độ cồn theo thể tích.

6. Hướng dẫn bảo quản: ghi thời hạn sử dụng kèm theo điều kiện bảo quản (nếu có).

Điều 10. Hướng dẫn sử dụng

1. Phải ghi trên nhãn sản phẩm hướng dẫn sử dụng.

2. Trường hợp nhãn sản phẩm có diện tích nhỏ hơn 10 cm2 thì phải ghi các nội dung đó vào một tài liệu hướng dẫn sử dụng gắn kèm theo thực phẩm (dạng tờ Hướng dẫn sử dụng hoặc nhãn phụ).

Điều 11. Các khuyến cáo và cảnh báo an toàn

1. Các khuyến cáo về sức khỏe phải dựa trên các bằng chứng khoa học và được chứng minh khi công bố sản phẩm.

2. Các khuyến cáo về so sánh dinh dưỡng phải tuân thủ theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành theo Thông tư liên tịch này. Trong trường hợp Việt Nam chưa cập nhật các khuyến cáo so sánh dinh dưỡng thì có thể theo hướng dẫn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex).

3. Các cảnh báo an toàn (nếu có) phải được ghi nhãn và hướng dẫn đầy đủ.

4. Không được nhấn mạnh sự không có mặt một hoặc một số thành phần trong sản phẩm nhằm mục đích quảng cáo trong trường hợp thành phần đó có tính chất và công dụng tương tự với các chất, thành phần cùng nhóm.

Điều 12. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm

Ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm đối với từng trường hợp như sau:

1. Đối với sản phẩm nhập khẩu: ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm.

2. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:

a) Trường hợp sản phẩm được sản xuất ngay tại nơi đăng ký kinh doanh thì trên nhãn ghi tên và địa chỉ cơ sở sản xuất theo đăng ký kinh doanh;

b) Trường hợp sản phẩm được sản xuất tại các địa điểm khác ngoài nơi đăng ký kinh doanh nhưng mang cùng thương hiệu do các cơ sở này sản xuất thì trên nhãn ghi địa chỉ cơ sở sản xuất ra sản phẩm đó hoặc ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm nhưng phải bảo đảm việc truy xuất nguồn gốc;

c) Sản phẩm do hai hay nhiều tổ chức, cá nhân cùng sản xuất thì ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa vào lưu thông;

d) Trường hợp trên nhãn sản phẩm ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác nhằm quảng bá cho sản phẩm của mình thì phải ghi mối liên quan giữa tổ chức, cá nhân ghi thêm với sản phẩm đó.

Điều 13. Xuất xứ sản phẩm

1. Đối với sản phẩm nhập khẩu, trên nhãn phải ghi tên nước xuất xứ của sản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.

2. Trường hợp sản phẩm được sang bao, đóng gói tại một nước khác với nước sản xuất thì ngoài việc ghi xuất xứ sản phẩm là nước sản xuất ra sản phẩm đó phải ghi tên nước của nơi đóng gói cuối cùng.

Điều 14. Số Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Sản phẩm lưu thông trên thị trường phải ghi số Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

Điều 15. Miễn một số nội dung ghi nhãn bắt buộc

1. Quy định việc miễn áp dụng ghi nhãn bắt buộc đối với các nhãn có diện tích nhỏ hơn 10 cm2 hoặc có nhãn phụ hoặc hướng dẫn sử dụng đi kèm.

Ngoài gia vị và thảo mộc, đối với các bao gói nhỏ, có diện tích bề mặt lớn nhất nhỏ hơn 10 cm2, có thể miễn áp dụng ghi thành phần cấu tạo, thời hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, nếu có nhãn phụ hoặc bao bì ngoài đã thể hiện đầy đủ các nội dung đó.

2. Miễn ghi nhãn phụ đối với thực phẩm trong các trường hợp sau đây:

a) Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự; thực phẩm tạm nhập tái xuất, thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu; thực phẩm gửi kho ngoại quan; thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; thực phẩm là mẫu trưng bày hội chợ, triển lãm;

b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì chứa đựng thực phẩm, nhập khẩu về để sản xuất nội bộ không bán ra thị trường, chỉ vận chuyển nội bộ giữa các kho từ tỉnh này qua tỉnh khác thuộc cùng một Hệ thống trong doanh nghiệp.

Chương III

NỘI DUNG GHI NHÃN ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐẶC THÙ

Điều 16. Phụ gia thực phẩm để kinh doanh

Ngoài các yêu cầu ghi nhãn được quy định tại Chương II Thông tư liên tịch này, phụ gia thực phẩm dùng để kinh doanh phải ghi nhãn như sau:

1. Tên nhóm với tên chất phụ gia, ví dụ: chất nhũ hóa: natri polyphosphat; hoặc với mã số quốc tế của chất phụ gia (mã số được đặt trong ngoặc đơn), ví dụ: chất nhũ hóa (452i).

2. Mã số quốc tế (nếu có).

3. Nếu có hai hoặc nhiều chất phụ gia thực phẩm trong một bao gói, các tên của chúng phải được liệt kê đầy đủ theo thứ tự tỷ lệ khối lượng từ cao xuống thấp trong mỗi bao gói.

4. Ghi rõ “Dùng cho thực phẩm” dưới tên phụ gia với chiều cao chữ tối thiểu là 2 mm và được in đậm.

Điều 17. Thực phẩm đã qua chiếu xạ

Thực phẩm được sản xuất, chế biến, bảo quản có sử dụng kỹ thuật chiếu xạ phải ghi trên nhãn dòng chữ “Thực phẩm đã qua chiếu xạ” hoặc trên nhãn có hình biểu thị thực phẩm chiếu xạ theo quy định quốc tế mà Việt Nam đã công bố áp dụng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2014.

2. Thông tư số 15/2000/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn ghi nhãn hàng thực phẩm hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành.

3. Sản phẩm đã được cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà có nhãn sản phẩm không phù hợp với quy định tại Thông tư liên tịch này không được phép tiếp tục sản xuất và nhập khẩu sau ngày 31 tháng 12 năm 2015. Trường hợp sản phẩm đang lưu thông trên thị trường chưa tiêu thụ hết thì tiếp tục được lưu thông nhưng không quá thời hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.

Điều 19. Trách nhiệm thực hiện

Liên Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương giao Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương) chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Thông tư liên tịch này trong phạm vi toàn quốc đối với sản phẩm được phân công quản lý.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về liên Bộ để nghiên cứu giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG





Đỗ Thắng Hải

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Thanh Long

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐTCP);
- Văn phòng Tổng bí thư;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Tổng cục thuộc Bộ: Y tế, NNPTNT, CT;
- Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ CT;
- Lưu: VT, PC (05) của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ CT.

PHỤ LỤC I

VỀ TÊN NHÓM
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương)

Tên nguyên liệu

Tên nhóm nguyên liệu

Dầu tinh luyện trừ dầu ô liu

“Dầu” cùng với cụm từ “thực vật” hoặc “động vật”, trong một số trường hợp có thể có thêm cụm từ “hydro hóa” hoặc “hydro hóa một phần”

Các loại chất béo tinh luyện

“Chất béo” kèm theo cụm từ “thực vật” hoặc “động vật”

Các loại tinh bột, trừ tinh bột biến tính hóa học

“Tinh bột”

Các loài thủy sản khi chúng là một thành phần của thực phẩm khác và trên nhãn thực phẩm đó không ghi tên một loài thủy sản cụ thể nào

“Thủy sản”

Các loại thịt gia súc, gia cầm khi chúng là một thành phần của thực phẩm khác và trên nhãn thực phẩm đó không ghi tên một loại thịt gia súc, gia cầm cụ thể nào

“Thịt gia súc” hoặc “Thịt gia cầm”

Các loại phomát khi phomát hoặc hỗn hợp phomát là thành phần của thực phẩm khác và trên nhãn thực phẩm đó không ghi cụ thể một loại phomát nào

“Phomát”

Các gia vị hoặc chất chiết từ gia vị, được dùng riêng hoặc kết hợp không vượt quá 2% khối lượng của thực phẩm

“Gia vị”, “các gia vị” hay “gia vị hỗn hợp”

Các loại thảo mộc hoặc các phần của thảo mộc dùng riêng hoặc kết hợp nhưng không vượt quá 2% khối lượng thực phẩm

“Thảo mộc” hay “Thảo mộc hỗn hợp"

Các chế phẩm của gôm được dùng trong sản xuất kẹo cao su

“Gôm”

Các loại đường sacaroza

“Đường”

Đường dextroza khan và đường dextroza ngậm một phân tử nước

“Dextroza” hoặc “Glucoza”

Các loại muối cazein

“Muối cazein”

Các sản phẩm từ sữa có chứa tối thiểu 50% protein sữa tính theo trọng lượng khô

“Protein sữa”

Các loại bơ ca cao nén, ép, tách hoặc tinh chế

“Bơ ca cao”

Các loại quả tẩm đường không vượt quá 10% khối lượng của thực phẩm

“Quả tẩm đường”

PHỤ LỤC II

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO VỀ SO SÁNH DINH DƯỠNG ĐƯỢC PHÉP GHI NHÃN
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương)

1. Về năng lượng:

- Thấp calo: 40 kcal (170kJ) trên 100 g (dạng rắn) hoặc 20 kcal (80kJ) trên 100 ml (dạng lỏng).

- Không calo: 4 kcal trên 100 ml (dạng lỏng).

2. Về chất béo:

- Hàm lượng chất béo thấp: 3 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc 1,5 g trên 100 ml (dạng lỏng).

- Không có chất béo: 0,5 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc trên 100 ml (dạng lỏng).

3. Về hàm lượng chất béo no bão hòa:

- Hàm lượng chất béo no bão hòa thấp: 1,5 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc 0,75 g trên 100 ml (dạng lỏng) và cung cấp 10% năng lượng từ chất béo no bão hòa.

- Không có chất béo no bão hòa: 0,1 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc 0,1 g trên 100 ml (dạng lỏng).

4. Về hàm lượng cholesterol:

- Thấp cholesterol: 0,02 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc 0,01 g trên 100 ml (dạng lỏng).

- Không có cholesterol: 0,005 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc 0,005 g trên 100 ml (dạng lỏng). Ít hơn 1,5 g chất béo no bão hòa trên 100 g (dạng rắn) hoặc 0,75 g chất béo no bão hòa trên 100 ml (dạng lỏng) và cung cấp 10% năng lượng từ chất béo no bão hòa.

5. Về hàm lượng đường:

- Không có đường: 0,5 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc 0,5 g trên 100 ml (dạng lỏng).

6. Về hàm lượng muối sodium:

- Ít muối: 0,12 g trên 100 g.

- Rất ít muối: 0,04 g trên 100 g.

- Không có muối: 0,005 g trên 100 g.

7. Về protein:

- Là nguồn bổ sung protein: Cung cấp 10% giá trị dinh dưỡng tham khảo trong 100 g (dạng rắn) hoặc cung cấp 5% giá trị dinh dưỡng tham khảo trong 100 ml (dạng lỏng). Cung cấp 5% giá trị dinh dưỡng tham khảo cho 100 kcal (12% giá trị dinh dưỡng tham khảo cho 1 MJ) hoặc cung cấp 10% giá trị dinh dưỡng tham khảo cho một lần ăn.

- Hàm lượng protein cao: Cao gấp 2 lần giá trị của nguồn bổ sung protein.

8. Về vitamin và chất khoáng:

- Là nguồn bổ sung vitamin và chất khoáng: Cung cấp 15% giá trị dinh dưỡng tham khảo trong 100 g (dạng rắn) hoặc cung cấp 7,5% giá trị dinh dưỡng tham khảo trong 100 ml (dạng lỏng). Cung cấp 5% giá trị dinh dưỡng tham khảo cho 100 kcal (12% giá trị dinh dưỡng tham khảo cho 1 MJ) hoặc cung cấp 15% giá trị dinh dưỡng tham khảo cho một lần ăn.

- Hàm lượng vitamin và chất khoáng cao: Cao gấp 2 lần giá trị của nguồn bổ sung vitamin và chất khoáng.

9. Về chất xơ:

- Là nguồn bổ sung chất xơ: 3 g trên 100 g3 hoặc 1,5 g trên 100 kcal. Hoặc cung cấp 10% giá trị tham khảo hàng ngày cho một lần ăn.

- Hàm lượng chất xơ cao: 6 g cho 100 g3 hoặc 3 g cho 100 kcal. Hoặc cung cấp 20% giá trị tham khảo hàng ngày cho một lần ăn.

MINISTRY OF HEALTH – MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT – MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT

Hanoi, October 27, 2014

 

JOINT CIRCULAR

GUIDANCE ON THE LABELING OF GOODS FOR FOODS, FOOD ADDITIVES, AND PACKAGED FOOD PROCESSING AIDS

Pursuant to the Law on food safety dated June 17, 2010;

Pursuant to the Decree No.38/2012/NĐ-CP dated April 25, 2012 stipulating in details the execution of some articles of the Law on food safety;

Pursuant to the Decree No.89/2006/NĐ-CP dated August 30, 2006 by the Government on goods labels;

Pursuant to the Decree No.63/2012/NĐ-CP dated August 31, 2012 by the Government stipulating functions, duties, authorities and organizational structures of the Ministry of Health;

Pursuant to the Decree No. 199/2013/NĐ-CP dated November 26, 2013 by the Government stipulating functions, duties, authorities and organizational structures of the Ministry of Industry and Trade;

At the proposal by Director of Food Safety Department – Ministry of Health, Chief of Science and Technology Department – Ministry of Industry and Trade, Director of National Agro- Forestry – Fisheries Quality Assurance Department – Ministry of Agriculture and Rural Development;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Joint circular stipulates the labeling of goods for processed foods, food additives and packaged food processing aids circulating in Vietnam (Hereinafter referred to as the product).

2. This Joint circular is not applied to genetically modified foods, preliminarily processed foods, fresh foods which are not sold directly to consumers and plainly packaged foods (unclosed packaging).

3. Labels of the products produced for export must ensure no deviation from true nature of the product, no violation of Vietnam law and the importers’ law.

4. This Joint circular is applied to organizations, individuals as producers, traders and importers of processed foods, food additives and packaged food processing aids in Vietnam.

Article 2. Interpretation of terms

In this Joint circular, some terms are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Main part of labels (front part) means a part of the label that allows easiest and clearest view to consumers under normal display conditions, designed according to actual size of product and commercial packages;

b) Remaining part of labels means a part of the label where mandatory information and others are described. Back part of the label (side part) may be in close proximity, opposite, above or under front part of the label;

c) ­Secondary label is the label showing the information which is mandatory to be translated into Vietnamese from a foreign language and added with mandatory issues in Vietnamese which is missing in original label.

2. Ingredients of the product mean all substances, raw materials and additives used to produce foods and exist in finished products even if their forms have been changed.

3. Date of production, shelf-life

a) Date of manufacture means the time -mark when production, processing, assembling, bottling, packaging, or other forms are completed for final phase of the product.

b) Shelf-life means a period during which the product still remains its nutritional value and ensures safety under preservation conditions noted on the label according to instructions from the producer.

c) Expiry date means the time mark after which the product is not permitted to be sold on the market.

d) Best before date is a period during which the product still retains all of its inherent quality under preservation conditions noted on the label.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Requirements of the labeling of goods

1. Information or images, pictures, graphics and symbols on labels must be truthful and not cause confusion, misleading or deceptive, or create erroneous impressions regarding its character and effects in any respect.

2. It is prohibited to use wordings, symbols, and patterns that refer to or imply other products directly or indirectly and cause consumers to confuse the product with other products.

3. Minimum height of text of mandatory information on the label is 1.2 mm. In case one side of the package used for labeling (borders not taken into account) is below 80cm2, the minimum height of the text is 0.9 mm. Color of the letters must be in contrast to background color of labels.

4. Labels of goods must ensure lasting existence, no erasure and no effects on the product quality.

5. Organizations, individuals are encouraged to describe nutritional information in labels according to instructions by International Food Standards (Codex)

Article 4. Labeling language

1. Labels of products manufactured and sold on Vietnamese market must be written in Vietnamese and noted with adequate mandatory information as stipulated in this Joint circular. Depending on requirement of each product type, an alternative language may be used. Information in other languages must be corresponding to that in Vietnamese and letter size is not permitted to be larger than the information in Vietnamese.

2. Products imported for sale on Vietnamese market must be labeled as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Mandatory information on labels must be adequate and written in Vietnamese

Article 5. Information of product label

1. Information mandatory to be introduced into labels: product name; composition; product quantity; date of manufacture; shelf-life and preservation instructions; usage instruction; name and address of organizations, individuals taking responsibility for the product; origins; number of Certificate of Declaration of conformity or Certificate of Declaration of conformity with the food safety regulations; recommendations and warnings on food safety.

2. Other information of labels includes words, images, symbols, marks conveying different information.

Chapter II

REGULATIONS ON LABELING AND MANNER OF LABELING

Article 6. Product name

1. Product name applied on labels is initiated by food production and trading organizations, individuals themselves. Product name must ensure the following requirements:

a) The product name must not cause erroneous conception of nature, uses of foods, food additives and food processing aids; must not cause misunderstanding to consumers. The product name must be written on main part of labels.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Name of imported product written on secondary labels must remain unchanged but name of goods category must be added and accompanied with a name in foreign language or phonetically transcribed into Vietnamese and must ensure compliance with Vietnamese law on goods labels.

3. In case a product consists of various types of the same category contained in the same commercial package, name of that product to be written shall follow name of goods category accompanied with manufacturer’s trade mark or brand name of the product.

4. Product name can be accompanied with other supporting words on the label’s main part in order to help consumers understand nature and natural conditions of the product exactly.

5. In case name of an ingredient of the product is used as product name or part of product name, that ingredient must be written with quantity next to product name at a position easily noticeable with naked eye or on the part of listed ingredients.

Article 7. Ingredients of product

1. All ingredients must be specified on product labels except the product made of only one ingredient.

2. For ingredients specified with descending order in quantity or percentage of each ingredient, the phrase “Ingredients” must be noted before the ingredients listed.

3. In case one ingredient of the product is a mixture which consists of two other ingredients and over, ingredients of that mixture must be described in parentheses and in descending order of quantity. In case the mixture accounts for smaller than 5% of the finished product’s quantity, that mixture is not required to be published except food additives having technological functions for the finished product.

4. For foods containing one or some of the following ingredients, these ingredients must be published on labels;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Crustaceans and products thereof;

c) Eggs and products thereof;

d) Fish and fish products;

đ) Peanuts, soybeans and products thereof;

e) Milk and milk products (lactose included)

g) Tree nuts and nut products;

h) Sulfite (salt of sulfurous acid) in concentration of 10 mg/kg.

5. Water added to product shall be enumerated in the list of ingredients except part of the material is in the form of water such as salty water, syrup or soup used in the mixed product and that raw material is already written in the list of ingredients. Water and volatile materials during the production are not required to be written in the list of ingredients.

6. For any condensed or reconstituted product, its ingredients must be listed in descending order in quantity and compulsorily added with a line “Ingredients of the reconstituted product accord with the instructions on the list".

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. For food additives having their names in the list of additives accepted to be used in food in general and being defined in the following class, a corresponding class name along with a specific name and international numbering system (INS) must be used: acidity regulator, flavors, thickener, foaming agent, gelling agent, anti-caking agent, anti-foaming agent, glazing agent, antioxidant, humectants, bulking agent, preservative, bleaching agent, color retention agent, propellant, packaging gas, raising agent, emulsifier, stabilizer, firming agent, carrier, sequestrant, flour treatment agent, sweetener, color, enzyme.

9. For food additives subject to class of flavorings and flavor enhancers; denatured starch subject to the list of food additives accepted to be used in food, a corresponding class name must be used. Use of the word “flavorings” on labels must be accompanied with one or a combination of “natural”, “nature-like”, or “general or “man-made"

10. When an additive is added to a food product through initial raw materials it has no effects on the finished product, it is not required to be added to the list of ingredients.

Article 8. Product quantity (net weight/real volumetric/quantity)

1. Product quantity must be written in the international system of units.

2. Product quantity for each product type must be written in the following manners:

a) In real volumetric for liquid type products;

b) In net weight for solid type food;

c) In net weight or real volumetric for foods, both solid and liquid or viscous.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Date of manufacture, shelf-life and instructions for preservation

1. Food manufacturers must ensure accurate and true information about date of manufacture, shelf-life on labels. Shelf-life must be written on direct package or outer package.

2. Date of manufacture may be written as “Production date” or “NSX” (Short form of ‘Production date’ in Vietnamese). Dates must be written in either of the following manners: Using two digits to indicate day and month, two for full four digits to indicate the year); full period (.), dash (-) or forward slash (/) or no character at all can be used between date, month and year. In case no character is used, only six digits are used.

3. Shelf-life must include the following information:

a) Date and month if the shelf-life does not exceed 03 months;

b) Month and year if the shelf-life is longer than 03 months;

c) Date, month and year must be written in an unencrypted series of number.

4. The following products are not required to be written with shelf-life but date of manufacture;

a) Bread or cakes being consumed within 24 hours after production;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Salt used for food;

d) Sugar in solid form.

5. Writing date of manufacture and shelf-life for beverage containing at least 10% in alcoholic concentration/volume is not mandatory.

6. Instructions for preservation: shelf-life must be written along with preservation conditions (if any)

Article 10. Usage instructions

1. Usage instruction must be written on labels.

2. In case size of labels is smaller than 10cm2, that information must be written in a usage instructional material attached to food product (Form of usage instruction sheet or secondary labels)

Article 11. Recommendations and warnings on food safety

1. Recommendations on health must be based on scientific evidence and must be proved upon announcement of product.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Warnings on safety (if any) must be written on labels with full instruction.

4. Emphasis on absence of one or some of ingredients in the product for the purpose of advertising is not permitted if qualities and uses of the ingredients are similar to substances and ingredients of the same category.

Article 12. Name and address of organizations, individuals responsible for product

Writing name and address of organizations, individuals responsible for the product in the following cases:

1. For imported product: writing name and address of organizations, individuals announcing the product.

2. For domestically manufactured product:

a) In case the product is manufactured at the registered place, name and address of the production facility must be written on labels according to the business registration certificate;

b) In case the product is manufactured at another place other than the registered place but carrying the same brand produced by the latter, address of the former, or name and address of organizations, individuals who announce the product must be written but ensure retrieval of origin;

c) In case the product is manufactured by two or more entities, name and address of the entity performing the final phase to complete the product for launching must be written.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Product origin

1. For imported products, name of the country of origin must be written in accordance with the law on goods origin.

2. In case the product is packaged in another country different from the manufacturing country, in addition to the name of the country of origin, the name of the country where the final phase of packaging takes place must be written.

Article 14. Certificate of Declaration of conformity or Certificate of Declaration of conformity with the food safety regulations

Every product sold on the market must bear the number of Certificate of Declaration of conformity or Certificate of Declaration of conformity with the food safety regulations issued by competent authorities.

Article 15. Exemption of some mandatory information

1. Exemption from mandatory labeling requirements is applied to labels smaller than 10 cm2 or having secondary labels or usage instructions being accompanied.

With the exception of spices and herbs, small units with largest surface area being smaller than 10 cm2 may be exempted from declaration of ingredients, shelf-life, and instructions for preservation, instruction of use if secondary labels or outer package have conveyed all of that information.

2. Secondary labeling shall be exempted in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Raw material, food additives, food processing aids, packages, imported for internal production only, transported internally between warehouses from province to province under the same enterprise’s system.

Chapter III

LABELING INFORMATION FOR SOME SPECIAL PRODUCTS

Article 16. Food additives for business

In addition to labeling requirements as stipulated in Chapter II hereof, food additives used for business must be labeled as follows:

1. Category and name of the additive, example: emulsifier: Nat polyphosphate; or with international code of the additive (code is placed in parentheses), example: emulsifier (452i)

2. International code (if any)

3. If there are two or more food additives in a package, their names must be written fully in descending order of weight in each package.

4. “Used for food products” must be clearly described under the name of the additive with height of characters being 2 mm at a minimum and bold printing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Food products being manufactured, processed and preserved with the use of irradiation technique must be described with the line “Irradiated foods” or displayed on labels an image of irradiated foods according to the international food irradiation system agreed to put into practice by Vietnam.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 18. Effect

1. This Joint circular is effective since December 19, 2014.

2. The Circular No. 15/2000/TT-BYT dated June 30, 2000 by the Minister of Health guiding the labeling of foods shall be expired since the effective date of this Joint circular.

3. The product granted Certificate of Declaration of conformity or Certificate of Declaration of conformity with the food safety regulations has its product label not conforming with the regulations in this Joint circular shall not permitted to continue production and importing after December 31, 2015. In case the product is yet to be sold out, it is still permitted to continue its circulation but must not exceed the shelf-life described on the label.

Article 19. Responsibilities

Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Industry and Trade have assigned Vietnam Food Administration (Ministry of Health), National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department (Ministry of Agriculture and Rural development) and Department of Science and Technology (Ministry of Industry and Trade) are responsible for implementing, inspecting the exercising of this Joint circular on a national level for products under assignment for management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
DEPUTY MINISTER




Do Thang Hai

PP MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
DEPUTY MINISTER



Vu Van Tam

PP MINISTER OF HEALTH
DEPUTY MINISTER





Nguyen Thanh Long

 

ADDENDUM I

CLASS NAME
(enclosed herewith the Joint circular No. 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT dated October 10, 2014 by the Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural development, Ministry of Industry and Trade)

Name of raw material

Name of raw material group

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“Oil” together with the term “vegetable” or “animal”, qualified by the term “hydrogenated” or “partially-hydrogenrated”, as appropriate.

 

 

Refined fats

“Fat” together with either the term “vegetable” or “animal”

Starches other than chemically modified starches

“Starch”

All species of fish where the fish constitutes an ingredient of another food and on that label the presentation of such food does not refer to a specific species of fish

“Fish”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“Meat”

All types of cheese where the cheese or mixture of cheeses constitutes an ingredient of another food and provided that the labelling and presentation of such food does not refer to a specific type of cheese

“Cheese”

All spices and spice extracts not exceeding 2% by weight either singly or in combination in the food

“Spice”, “spices” or “mixed spices”

All herbs or parts of herbs not exceeding 2% by weight either singly or in combination in the food

“herbs” or “mixed herbs”

All types of gum preparations used in the manufacture of gum base for chewing gum

“Gum base”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“Sugar”

Anhydrous dextrose and dextrose monohydrate

“Dextrose” or “glucose”

All types of caseinates

All types of caseinates

Dairy products containing a minimum of 50% of milk protein (m/m) in dry matter

Milk protein

Pressed, extracted, or refined cocoa butter

“Cocoa butter”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“Crystallized fruit”

 

ADDENDUM II

SOME RECOMMENDATIONS ON NUTRITIONAL COMPARISONS PERMITTED LABELING (enclosed herewith the Joint circular No. 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT dated October 27, 2014 by the Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural development, Ministry of Industry and Trade)

1. Energy

- Low calories: 4 kcal (170kj)  in 100g (solid) or 20 kcal (80kj) in 100 ml (liquid).

- No calories: 4 kcal in 100ml (liquid).

2. Fat:

- Low fat: 3g in 100g (solid) or 1.5g in 100ml (liquid).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Saturated fat:

- Low saturated fat: 1.5g in 100g (solid) or 0.75g in 100ml (liquid) and providing 10% of the energy from saturated fat

- No saturated fat: 0.1g in 100g (solid) or 0.1g in 100ml (liquid).

4. Cholesterol:

- Low fat: 3g in 100g (solid) or 1.5g in 100ml (liquid).

- No cholesterol: 0.005g in 100g (solid) or 0.005g in 100ml (liquid). Smaller than 1.5g of saturated fat on 100g (solid) or 0.75g of saturated fat in 100ml (liquid) and providing 10% of the energy from saturated fat

5. Sugar:

- No sugar: 0.5g in 100g (solid) or 0.5g in 100ml (liquid).

6. Sodium:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Very low sodium: 0.04g in 100g.

- No sodium: 0.005g in 100g.

7. Protein:

- As protein supplements: Providing 10% of nutrient reference value in 100g (solid) or 5% of nutrient reference value in 100ml (liquid) Providing  5% of nutrient reference value for 100 kcal (12% nutrient reference value for 1 MJ) or providing 10% of nutrient reference value for a serving.

- High protein: Twice as much as the value of protein supplements

8. Vitamins and minerals

- As vitamin and mineral supplements: Providing 15% of nutrient reference value in 100g (solid) or 7.5% of nutrient reference value in 100ml (liquid) Providing 5% of nutrient reference value for 100 kcal (12% nutrient reference value for 1MJ) or providing 15% of nutrient reference value for a single serving.

- High vitamins and minerals: Twice as much as the value of vitamin and mineral supplements

9. Fiber:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- High fiber: 6g for 100 g3 or 3g for 100 kcal, or providing 20% of daily nutrient reference value for a single serving.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


97.455

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.239.132
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!