Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 08/2002/TTLT-BTM-BKHĐT-BCN Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại Người ký: Bùi Xuân Khu, Lại Quang Thực, Mai Văn Dâu
Ngày ban hành: 12/08/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG NGHIỆP-BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2002/TTLT-BTM-BKHĐT-BCN

Hà Nội , ngày 12 tháng 8 năm 2002

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

  CỦA BỘ THƯƠNG MẠI - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 08/2002/TTLT-BTM-BKHĐT-BCNNGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN VIỆC GIAO VÀ THỰC HIỆN HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG EU, CANADA, THỔ NHĨ KỲ NĂM 2003

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 6228/KTTH ngày 05/12/1997;
Căn cứ Hiệp định buôn bán hàng dệt may với các nước EU, Canada và Thổ Nhĩ Kỳ;
Căn cứ tình hình thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2002;
Liên tịch Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may được phân thành 2 nhóm:

1.1- Nhóm I: gồm các chủng loại mặt hàng (Cat.) như sau:

- Thị trường EU: Cat. 9, 10,12,13, 14, 18, 20, 21, 26, 28, 39, 41, 68, 73, 76, 97, 118.

- Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ: Cat. 4, 5, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 18, 20, 21, 26, 28, 29, 31, 39, 68, 73, 76, 78, 83, 97, 118, 161.

Các chủng loại mặt hàng thuộc nhóm I, thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc có giấy phép đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được xuất khẩu và được cấp giấy phép xuất khẩu (Export Licence - E/L) tự động. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu tự động thực hiện tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực của Bộ thương mại tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tầu và Đồng Nai. Hàng tuần, Bộ Thương mại sẽ thông báo tình hình cấp E/L tự động và số lượng hạn ngạch còn lại trên các báo Thương mại, Đầu tư, Công nghiệp, địa chỉ Website của Bộ Thương mại (www.mot.gov.vn) và tại các Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực, đồng thời có hướng dẫn đối với những chủng loại mặt hàng có khả năng xuất khẩu vượt hạn ngạch để doanh nghiệp biết và thực hiện, cụ thể:

Khi cấp giấy phép xuất khẩu (E/L) đạt mức 70% hạn ngạch cơ sở đối với một chủng loại mặt hàng (Cat.) sẽ ngừng việc cấp giấy phép xuất khẩu tự động. Phần hạn ngạch còn lại sau khi ngừng cấp giấy phép xuất khẩu (E/L) tự động sẽ được phân giao cho các Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng (hoặc các cơ quan được Uỷ ban nhân dân các thành phố uỷ quyền) và các doanh nghiệp khác. Việc phân giao hạn ngạch được căn cứ vào mức thực hiện hạn ngạch năm 2002 và đến thời điểm thông báo ngừng cấp E/L tự động năm 2003, trong đó ưu tiên theo thứ tự các đơn vị có hàng đã sản xuất chờ xuất khẩu, đã nhập khẩu nguyên phụ liệu, đã mua nguyên phụ liệu để sản xuất, đã ký hợp đồng xuất khẩu.

1.2- Nhóm II: gồm các chủng loại mặt hàng (Cat.) như sau:

- Thị trường EU: các Cat. 4, 5, 6, 7, 8, 15, 29, 31, 35, 78, 83 và 161 (gồm 12 Cat.).

- Thị trường Canada: các Item.Cat. 1/3a, 2a, 3c, 4a, 4c, 5a, 5b, 8c, 8d, 9a, 10a, 11a, 13, ItemB.

- Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ: Các Cat. 6, 35 và 41.

Việc xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm II được thực hiện trên cơ sở thông báo giao hạn ngạch của Bộ Thương mại hoặc các Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng (hoặc các cơ quan được Uỷ ban nhân dân các thành phố uỷ quyền).

2. Hạn ngạch công nghiệp:

Đối với thị trường EU, dành 30% hạn ngạch cơ sở một số chủng loại mặt hàng (Cat.) sau đây 4, 5, 6, 7, 8, 15, 29, 31, 78, 83 và 161 để giao cho các doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng là nhà công nghiệp châu Âu, do Uỷ ban châu Âu giới thiệu.

Việc giao hạn ngạch công nghiệp cho các doanh nghiệp trong cả nước được Liên Bộ Thương mại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Công nghiệp xem xét đối với các doanh nghiệp có hợp đồng ký trước ngày 30/4/2003.

3. Hạn ngạch đấu thầu:

Dành 30 - 35% hạn ngạch thương mại hàng dệt may xuất khẩu sang EU các chủng loại mặt hàng (Cat.) 4, 5, 6, 15, và 31 để các doanh nghiệp trong cả nước đấu thầu (theo Phụ lục 3 đính kèm Thông tư liên tịch này).

Việc đấu thầu hạn ngạch thực hiện theo quy định riêng.

4. Dành 15% hạn ngạch thương mại của các chủng loại mặt hàng (Cat.): 5, 6, 7, 8 và 29 xuất khẩu sang thị trường EU thuộc nhóm II để phân giao bổ sung hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sử dụng vải sản xuất trong nước (riêng áo len - Cat.5, sử dụng sợi sản xuất trong nước và các doanh nghiệp chuyên dệt và đan áo len).

5. Liên Bộ Thương mại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Công nghiệp phân cấp việc phân giao hạn ngạch để Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng và Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trực tiếp phân giao hạn ngạch cho các doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý theo quy định tại Thông tư liên tịch này và Biên bản bàn giao giữa Liên bộ Thương mại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Công nghiệp với Uỷ ban nhân dân các thành phố.

II- QUY ĐỊNH VIỆC PHÂN GIAO HẠN NGẠCH CÁC MẶT HÀNG THUỘC NHÓM II

1. Căn cứ giao hạn ngạch

1.1- Thị trường EU

- Hạn ngạch thương mại được phân giao cho thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng và thành phố Đà Nẵng và các doanh nghiệp khác trên cơ sở tỷ lệ phần trăm số lượng thực hiện hạn ngạch năm 2001 và 8 tháng đầu năm 2002 của các thành phố và doanh nghiệp.

- Hạn ngạch công nghiệp được phân giao như Phụ lục 1 kèm theo Thông tư liên tịch này. Hồ sơ đề nghị giao hạn ngạch gồm: Hợp đồng ký với khách hàng là nhà công nghiệp EU (trong hợp đồng cần nêu rõ số lượng sử dụng hạn ngạch công nghiệp từng Cat.; thời gian giao hàng), báo cáo năng lực sản xuất và tình hình thực hiện hạn ngạch công nghiệp năm 2001 và 2002.

Các doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch công nghiệp theo hợp đồng đã ký, nhưng không sử dụng, do khách hàng từ chối thì doanh nghiệp không được chuyển sang hạn ngạch thương mại và phải có văn bản trả lại Bộ Thương mại.

- Hạn ngạch dành cho các đơn hàng xuất khẩu hàng dệt may sang EU sử dụng vải sản xuất trong nước được phân giao như Phụ lục 2 kèm theo Thông tư Liên tịch này. Hồ sơ đề nghị giao hạn ngạch gồm: hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng mua vải sản xuất trong nước, hoá đơn mua vải trong nước.

1.2- Thị trường Canada, Thổ Nhĩ Kỳ

Hạn ngạch được phân giao trên cơ sở tỷ lệ phần trăm số lượng thực hiện hạn ngạch năm 2001 và 8 tháng đầu năm 2002 của doanh nghiệp.

1.3- Hạn ngạch uỷ thác xuất khẩu được tính vào số lượng thực hiện hạn ngạch của doanh nghiệp uỷ thác.

2- Thời gian phân giao hạn ngạch

2.1- Trong tháng 9 năm 2002 phân giao hạn ngạch thương mại EU, hạn ngạch Canada và Thổ Nhĩ Kỳ.

2.2- Đối với hạn ngạch công nghiệp, hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc làm bằng vải sản xuất trong nước.

- Từ tháng 11 năm 2002 đến ngày 15/5/2003, Liên Bộ Thương mại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Công nghiệp mỗi tháng một lần xem xét công bố danh sách phân giao hạn ngạch công nghiệp cho các doanh nghiệp trong cả nước.

- Từ tháng 9/2002 đến 30/5/2003 Liên Bộ Thương mại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Công nghiệp hoặc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng và Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (đối với các doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân các thành phố quản lý) mỗi tháng một lần xem xét công bố danh sách phân giao hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU sử dụng vải sản xuất trong nước và hạn ngạch được phân giao đến khi hết nguồn hạn ngạch quy định tại Phụ lục 2.

III- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HẠN NGẠCH

Các doanh nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng có nhu cầu sử dụng hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ các Cat. thuộc nhóm II, đăng ký bằng văn bản (theo các mẫu đính kèm) gửi về Uỷ ban nhân dân (sở Thương mại) thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng và thành phố Đà Nẵng; các doanh nghiệp khác gửi về Bộ Thương mại (Vụ xuất nhập khẩu - 21 Ngô Quyền - Hà Nội).

Thời gian đăng ký

- Hạn ngạch thương mại: trước ngày 15/9/2002.

- Hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm làm bằng vải sản xuất trong nước: trước ngày 30/5/2003.

- Hạn ngạch công nghiệp: trước ngày 15/5/2003.

IV- NHỮNG QUY ĐỊNH THỰC HIỆN

1. Hạn ngạch có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2003 đến 31 tháng 12 năm 2003.

2. Hoàn trả

Doanh nghiệp không có khả năng thực hiện hạn ngạch được giao, phải hoàn trả Bộ Thương mại hoặc Uỷ ban nhân dân các thành phố để phân giao cho doanh nghiệp khác thực hiện.

Doanh nghiệp hoàn trả trước ngày 30/9/2003 sẽ được tính vào tiêu chuẩn thực hiện năm sau.

3. Phí hạn ngạch

Mức thu phí hạn ngạch từng chủng loại mặt hàng sẽ có quy định riêng.

Các doanh nghiệp nộp phí hạn ngạch cho từng thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch hoặc từng lô hàng xuất khẩu. Khi làm thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu (Export Licence), doanh nghiệp phải xuất trình cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực chứng từ đã nộp phí hạn ngạch vào tài khoản của Bộ Thương mại số 945-01-475 tại Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội.

4. Uỷ thác và nhận uỷ thác

Các doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch được uỷ thác cho doanh nghiệp khác xuất khẩu theo nguyên tắc hàng phải được sản xuất tại doanh nghiệp có hạn ngạch. Việc uỷ thác và nhận uỷ thác thực hiện theo quy định hiện hành (Nghị định của Chính phủ số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998; Nghị định của Chính phủ số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001).

V- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện các điều khoản của Hiệp định đã ký và các quy chế đã ban hành, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong nước và nước ngoài xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình thực hiện.

Các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Thông tư Liên tịch và các quy định của Hiệp định về buôn bán hàng dệt may ký với EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý từ thu hồi hạn ngạch đến đình chỉ phân giao hạn ngạch hoặc theo quy định của pháp luật.

Tổ Điều hành Liên Bộ Thương mại, Kế hoạch và đầu tư, công nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, định kỳ thông báo tình hình trên các báo Thương mại, Đầu tư, Công nghiệp và địa chỉ Website của Bộ thương mại (www.mot.gov.vn) để các doanh nghiệp có những thông tin cần thiết kịp thời.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Thông tư Liên Bộ Thương mại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Công nghiệp số 25/2001/TTLT-BTM-BKHĐT-BCN ngày 9/11/2001 và số 02/2002/TTLT-BTM-BKHĐT-BCN ngày 28/2/2002.

Phụ lục số 01

(Kèm theo Thông tư Liên tịch số 08/2002/TTLT/BTM-BKHĐT-BCN

ngày 12 tháng 8 năm 2002)

SỐ LƯỢNG HẠN NGẠCH CÔNG NGHIỆP TỐI ĐA PHÂN GIAO CHO MỖI DOANH NGHIỆP

STT

Cat.

Đơn vị

Doanh nghiệp có trên 2.000 thiết bị

Doanh nghiệp có từ 1000 đến 2000 thiết bị

Doanh nghiệp có dưới 1.000 thiết bị

 

 

 

1

2

1

2

1

2

1

4

chiếc

200.000

150.000

150.000

100.000

70.000

50.000

2

5

chiếc

50.000

40.000

40.000

30.000

20.000

15.000

3

6

chiếc

50.000

20.000

40.000

15.000

20.000

10.000

4

7

chiếc

30.000

20.000

25.000

15.000

15.000

10.000

5

8

chiếc

300.000

150.000

200.000

100.000

100.000

50.000

6

15

chiếc

15.000

10.000

8.000

5.000

5.000

3.000

7

29

bộ

20.000

10.000

15.000

7.000

5.000

3.000

8

31

chiếc

800.000

200.000

800.000

200.000

400.000

100.000

9

78

tấn

20

10

15

7

7

3

10

83

tấn

20

10

15

8

10

3

11

161

tấn

15

10

10

8

8

3

Ghi chú:

(1) Các doanh nghiệp đã thực hiện hạn ngạch công nghiệp chủng loại mặt hàng tương ứng năm 2001 và 2002;

2) Các doanh nghiệp không thực hiện hạn ngạch công nghiệp chủng loại mặt hàng tương ứng năm 2001 và 2002.

Phụ lục số 02

(Kèm theo Thông tư Liên tịch số 08/2002/TTLT/BTM-BKHĐT-BCN

ngày 12 tháng 8 năm 2002)

SỐ LƯỢNG HẠN NGẠCH TỐI ĐA PHÂN GIAO CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SỬ DỤNG VẢI SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

STT

Cat.

Đơn vị

Tổng hạn ngạch

Số lượng hạn ngạch tối đa phân giao cho mỗi doanh nghiệp

 

 

 

 

(1)

(2)

1

5

chiếc

370.000

10.000

6.000

2

6

chiếc

570.000

15.000

7.000

3

7

chiếc

315.000

10.000

7.000

4

8

chiếc

1.200.000

50.000

30.000

5

29

bộ

40.000

10.000

8.000

Ghi chú:

(1) Các doanh nghiệp đã thực hiện hạn ngạch mặt hàng tương ứng năm 2001 và 2002;

2) Doanh nghiệp chưa thực hiện hạn ngạch mặt hàng tương ứng năm 2001 và 2002.

* Cat.6 chỉ giải quyết cho các doanh nghiệp xuất khẩu quần dài.

Phụ lục số 3

(Kèm theo Thông tư Liên tịch số 08/2002/TTLT/BTM-BKHĐT-BCN

ngày 12 tháng 8 năm 2002)

DANH MỤC HẠN NGẠCH CÁC MẶT HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG EU ĐƯỢC ĐƯA RA ĐẤU THẦU NĂM 2003

Mặt hàng

Cat.

Đơn vị tính

Tổng số lượng hạn ngạch đấu thầu năm 2003

 

 

 

% HNTM

Số lượng

1. T.Shirt

4

chiếc

35%

2.600.000

2. Áo len

5

chiếc

30%

750.000

3. Quần

6

chiếc

30%

1.100.000

4. Áo khoác nữ

15

chiếc

30%

100.000

5. Áo lót nhỏ

31

chiếc

35%

1.000.000

 

Mẫu số 1:

1. Tên doanh nghiệp (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và cả tên viết tắt)

2. Giấy đăng ký kinh doanh số: Cấp ngày:

3. Mã số doanh nghiệp XNK (mã số hải quan):

4. Điện thoại: FAX

5. Email:

6. Địa chỉ giao dịch:

7. Địa chỉ cơ sở sản xuất chính:

8. Tổng số thiết bị hiện có:

9. Tổng số lao động:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------------------

Số công văn ... ngày.... tháng... năm...

Kính gửi:......................................................................

V.v đăng ký sử dụng hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may đi.....

(EU, Canađa, Thổ Nhĩ Kỳ) năm 2003

- Căn cứ quy chế phân giao hạn ngạch của Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp - Kế hoạch và Đầu tư số 08/2002/TTLT/BTM-BKHĐT-BCN ngày 12 tháng 8 năm 2002;

- Căn cứ năng lực sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp;

- Căn cứ nhu cầu thị trường và khách hàng năm 2003, Công ty đề nghị Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp - Kế hoạch và đầu tư (Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội/TP. Hồ Chí Minh/Hải Phòng/Đà Nẵng) phê duyệt giao hạn ngạch để Công ty thực hiện các chủng loại hàng sau đây trong năm 2003.

STT

Tên hàng

Cat.

Số lượng thực hiện năm 2001 và 8 tháng đầu năm 2002

Hạn ngạch đăng ký sử dụng năm 2003

Thị trường khách hàng

01

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

03

 

 

 

 

 

Công ty cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp - Kế hoạch và Đầu tư.

Giám đốc Công ty

(ký tên và đóng dấu)

Nơi nhận:

- Bộ Thương mại

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ Công nghiệp

- Uỷ ban nhân dân tp....

Mẫu số 2:

Tên doanh nghiệp (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và cả tên viết tắt)

Giấy chứng nhận đăng ký KD số: Cấp ngày

Mã số doanh nghiệp XNK (mã số hải quan):

Điện thoại: Fax:

Email:

Địa chỉ giao dịch:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

Số công văn ... ngày.... tháng... năm...

Kính gửi: ......................................................................

V/v đăng ký hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU

năm 2002 làm bằng vải sản xuất trong nước

Căn cứ Thông tư liên tịch Bộ Thương mại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Công nghiệp số 08/2002/TTLT/BTM-BKHĐT-BCN ngày 12 tháng 8 năm 2002;

Công ty........................... gửi hồ sơ xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU năm 2003 làm bằng vải sản xuất trong nước theo danh mục sau, đề nghị Liên bộ xem xét phân giao hạn ngạch theo quy định.

STT

Chủng loại hàng (Cat.)

Đơn vị

tính

SP làm bằng vải sản xuất trong nước

HĐ xuất khẩu số

HĐ mua vải số

Hoá đơn mua vải số

Ghi chú

(ghi rõ CT sản xuất vải)

 

 

 

Số lượng

Trị giá

USD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công ty cam đoan số liệu khai trên là đúng, nếu sai doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Giám đốc Công ty

(ký tên và đóng dấu)

Nơi nhận:

- Bộ thương mại

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ Công nghiệp

- Uỷ ban nhân dân tp....

Mẫu số 3:

1. Tên doanh nghiệp (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và cả tên viết tắt)

2. Giấy đăng ký kinh doanh số: Cấp ngày:

3. Mã số doanh nghiệp XNK (mã số hải quan):

4. Điện thoại: Fax:

5. Email:

6. Địa chỉ giao dịch

7. Địa chỉ cơ sở sản xuất chính:

8. Tổng số thiết bị hiện có:

9. Tổng số lao động:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------------------------------

Số công văn ... ngày.... tháng... năm...

Kính gửi: ......................................................................

BÁO CÁO NĂNG LỰC SẢN XUẤT

1- Báo cáo về trang thiết bị:

STT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng thiết bị đến thời điểm

 

 

 

9/2000

9/2001

9/2002

1

Máy 1 kim

chiếc

 

 

 

2

Máy 2 kim

chiếc

 

 

 

3

Máy vắt sổ

chiếc

 

 

 

4

Thiết bị là hơi

chiếc

 

 

 

5

Máy đánh bo

chiếc

 

 

 

6

Máy cắt

chiếc

 

 

 

7

Máy thùa khuy

chiếc

 

 

 

8

Thiết bị chuyên dùng khác

chiếc

 

 

 

2- Nơi đặt xưởng sản xuất:

Ghi rõ địa chỉ từng xưởng sản xuất thuộc tài sản doanh nghiệp.

Ghi chú: chỉ báo cáo trang thiết bị thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

3- Những sản phẩm chính do doanh nghiệp sản xuất trong một năm:

STT

Chất liệu

Đơn vị

Bông

(cotton)

Nhân tạo (man-made)

Len

Pha (nêu rõ % bông và % nhân tạo)

Thị trường xuất khẩu

1

Sợi

tấn

 

 

 

 

 

2

Vải

 

 

 

 

 

 

2.1

Vải dk

m2

 

 

 

 

 

2.2

Vải kdk

m2

 

 

 

 

 

3

May mặc

 

 

 

 

 

 

3.1

Gang tay

nghìn đôi

 

 

 

 

 

3.2

Sơmi nữ dk

nghìn chiếc

 

 

 

 

 

3.3

Sơ mi nữ kdk

nghìn chiếc

 

 

 

 

 

3.4

Sơmi nam dk

nghìn chiếc

 

 

 

 

 

3.5

Sơ mi nam kdk

nghìn chiếc

 

 

 

 

 

3.6

Quần nữ dk

nghìn chiếc

 

 

 

 

 

3.7

Quần nữ kdk

nghìn chiếc

 

 

 

 

 

3.8

Quần áo lót

nghìn chiếc

 

 

 

 

 

3.9

Quần áo ngủ

nghìn chiếc/bộ

 

 

 

 

 

3.10

Quần nam dk

nghìn chiếc

 

 

 

 

 

3.11

Áo khoác kd

nghìn chiếc

 

 

 

 

 

3.12

Áo khoác kdk

nghìn chiếc

 

 

 

 

 

3.13

Váy dk

nghìn chiếc

 

 

 

 

 

3.14

Váy kdk

nghìn chiếc

 

 

 

 

 

4

Sản phẩm khác

 

 

 

 

 

 

dk: hàng dệt kim

kdk: hàng không phải dệt kim.

Giám đốc Công ty

(ký tên và đóng dấu)

Nơi nhận:

- Bộ thương mại

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ Công nghiệp

- Uỷ ban nhân dân tp....

 

 

Mẫu số 4:

1. Tên doanh nghiệp (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và cả tên viết tắt):

2. Giấy đăng ký kinh doanh số: Cấp ngày:

3. Mã số doanh nghiệp XNK (mã số hải quan):

4. Điện thoại: Fax:

5. Email:

6. Địa chỉ giao dịch:

7. Địa chỉ cơ sở sản xuất chính:

8. Tổng số thiết bị hiện có:

9. Tổng số lao động:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

Số công văn ... ngày.... tháng... năm...

Kính gửi: ......................................................................

BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY

NĂM 2001/2002

1- Thị trường có hạn ngạch

STT

Chủng loại hàng

Cat.

Đơnvị

Hạn ngạch

Thực hiện

Nước NK

 

 

 

 

 

Số lượng

% HN

Trị giá

 

 

 

 

 

 

 

 

Gia công

FOB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2- Thị trường không hạn ngạch

STT

Tên hàng

Nước NK

Đơn vị

Số lượng

Trị giá (USD)

 

 

 

 

 

Gia công

FOB

 

 

 

 

 

 

 

3- Xuất khẩu uỷ thác qua các doanh nghiệp khác

STT

Tên hàng

Cat.

Nước NK

Số lượng

Trị giá (USD)

DN nhận uỷ thác

 

 

 

 

 

Gia công

FOB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Trị giá quy ra USD

Giám đốc Công ty

(ký tên và đóng dấu)

Nơi gửi:

- Bộ Thương mại

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ Công nghiệp

- Uỷ ban nhân dân tp....

Bùi Xuân Khu

(Đã ký)

Lại Quang Thực

(Đã ký)

Mai Văn Dâu

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF TRADE
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
THE MINISTRY OF INDUSTRY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 08/2002/TTLT-BTM-BKHDT-BCN

Hanoi, August 12, 2002

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE ALLOCATION AND IMPLEMENTATION OF THE QUOTAS OF TEXTILES AND GARMENTS FOR EXPORT TO THE EU, CANADIAN AND TURKISH MARKETS IN 2003

In furtherance of the Prime Minister’s direction in Official Dispatch No. 6228/KTTH of December 5, 1997Pursuant to the textile and garment trading agreements with the EU, Canada and Turkey;
Pursuant to the situation of implementation of export quotas of textiles and garments in 2002;
The Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Industry hereby jointly guide the allocation and implementation of export quotas of textiles and garments in 2003 as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Export quotas of textiles and garments shall be divided into 02 groups

1.1. Group I: consisting of the following categories (Cat.):

- The EU market: Cats 9, 10, 12, 13, 14, 18, 20, 21, 26, 28, 39, 41, 68, 73, 76, 97 and 118.

- The Turkish market: Cats 4, 5, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 18, 20, 21, 26, 28, 29, 31, 39, 68, 73, 76, 78, 83, 97, 118 and 161.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When export licenses (E/L) for 70% of base quotas of a category have been granted, the granting of automatic export licenses shall be cancelled. The volume of quotas left after the granting of automatic export licenses (E/L) is cancelled shall be allocated to the People’s Committees of Hanoi, Ho Chi Minh City, Hai Phong and Da Nang (or agencies authorized by such People’s Committees) and other enterprises. The allocation of quotas shall be based on the levels of quotas implemented in 2002 and up to the time of announcing the cancellation of the granting of 2003 automatic E/L, with priority given in the following order to units with goods already produced and awaiting the export, units having imported materials and auxiliary materials for production, units having bought materials and auxiliary materials for production, and units having signed export contracts.

1.2. Group II: consisting of the following categories (Cat.):

- The EU market: Cats 4, 5, 6, 7, 8, 15, 29, 31, 35, 78, 83 and 161 (comprising 12 categories).

- The Canadian market: Items/Cats: 1/3a, 2a, 3c, 4a, 4c, 5a, 5b, 8c, 8d, 9a, 10a, 11a, 13 and Item B.

- The Turkish market: Cats 6, 35 and 41.

The export of goods items of group II shall be conducted on the basis of the quota allocation announcement made by the Ministry of Trade or the People’s Committees of Hanoi, Ho Chi Minh City, Hai Phong and Da Nang (or agencies authorized by these People’s Committees).

2. Industrial quotas

For the EU market, 30% of quotas of categories 4, 5, 6, 7, 8, 15, 29, 31, 78, 83 and 161 shall be allocated to enterprises which have signed contracts directly with their customers being European industrialists recommended by the European Commission.

The Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Industry shall jointly consider the allocation of industrial quotas to enterprises with contracts signed before April 30, 2003.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



About 30-35% of commercial quotas of textiles and garments for export to the EU, including categories 4, 5, 6, 15 and 31 shall be reserved for bidding among enterprises nationwide (according to Appendix 3 enclosed herewith).

The quota bidding shall comply with separate regulations.

4. Fifteen percent of commercial quotas of group-II textiles and garments for export to the EU, including categories 5, 6, 7, 8 and 29, shall be allocated to enterprises exporting textiles and garments made of home-made fabrics (particularly for wool pullovers – Cat 5, for enterprises using home-made fibers and enterprises specialized in weaving and knitting wool pullovers).

5. The Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Industry shall decentralize the quota allocation for the People’s Committees of Hanoi, Ho Chi Minh City, Hai Phong and Da Nang to directly allocate such quotas to enterprises under their respective management according to the provisions of this Joint Circular and the record on responsibility decentralization between the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Industry and the People’s Committees.

II. PROVISIONS ON THE ALLOCATION OF QUOTAS OF GROUP II CATEGORIES

1. Basis for quota allocation

1.1. For the EU market

- Commercial quotas shall be allocated to the cities of Hanoi, Ho Chi Minh, Hai Phong and Da Nang and other enterprises on the basis of the percentage of quotas implemented by these cities and enterprises in 2001 and the first eight months of 2002.

- Industrial quotas shall be allocated according to Appendix 1 enclosed herewith. Dossiers of application for quota allocation comprise: Contracts signed with customers being European industrialists (the contracts must clearly state the volume of industrial quotas used for each category and goods delivery time), the report on production capacity and the situation of implementation of industrial quotas in 2001 and 2002.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Quotas reserved for goods orders on exporting textiles and garments made of home-made fabrics to the EU shall be allocated according to Appendix 2 enclosed herewith. Dossiers of application for quota allocation comprise: export contracts, contracts on the purchase of home-made fabrics, and receipts on the purchase of home-made fabrics.

1.2. For the Canadian and Turkish markets

Quotas shall be allocated on the basis of the percentage of quotas implemented by enterprises in 2001 and the first eight months of 2002.

1.3. Entrusted-export quotas shall be included in the volume of quotas implemented by entrusting enterprises.

2. The quota allocation time

2.1. Commercial quotas for export to the EU and quotas for export to Canada and Turkey shall be allocated in September 2002.

2.2. For industrial quotas and export quotas of garments made of home-made fabrics:

- From November 2002 to May 15, 2003, once every month, the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Industry shall jointly consider and announce the list of enterprises nationwide to be allocated industrial quotas.

- From September 2002 to May 30, 2003, once every month, the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Industry or the People’s Committees of Hanoi, Ho Chi Minh City, Hai Phong and Da Nang (for enterprises under the management of the People’s Committees of these cities) shall consider and announce the list of those to be allocated with quotas of textiles and garments made of home-made fabrics for export to the EU market and quotas allowed to be completely allocated according to Appendix 2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprises under the management of the People’s Committee of Hanoi, Ho Chi Minh City, Hai Phong or Da Nang, which need to use quotas of textiles and garments for export to the EU, Canadian and Turkish markets, which belong to group II categories, shall send written registrations (according to set forms) to the People’s Committee (the Trade Service) of Hanoi, Ho Chi Minh City, Hai Phong or Da Nang; other enterprises shall send their registrations to the Ministry of Trade (the Import and Export Department, 21 Ngo Quyen Street- Hanoi).

The registration deadline:

- For commercial quotas: before September 15, 2002.

- For export quotas of products made of home-made fabrics: before May 30, 2003.

- For industrial quotas: before May 15, 2003.

IV. IMPLEMENTATION REGULATIONS

1. Quotas shall be valid from January 1, 2003 to December 31, 2003.

2. Return of quotas

Enterprises which are unable to implement their allocated quotas shall have to return them to the Ministry of Trade or the People’s Committees of the cities for allocation to other enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Quota charges

The quota charges for each category shall be separately prescribed.

Enterprises shall pay quota charges for each notice on the assignment of the quota use right or each export goods lot. When carrying out procedures for the granting of export licenses, enterprises shall have to produce to the regional export-import management bureaus the vouchers on their payment of quota charges into the Trade Ministry’s account No. 945-01-475 at the State Treasury of Hanoi.

4. Entrustment and entrustment-taking

Enterprises with allocated quotas may entrust other enterprises to conduct the export on the principle that the goods must be produced at quota-owning enterprises. The entrustment and entrustment-taking shall comply with current regulations (the Government’s Decrees No. 57/1998/ND-CP of July 31, 1998 and No. 44/2001/ND-CP of August 2, 2001).

V. IMPLEMENTATION PROVISIONS

The Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment, and the Ministry of Industry shall guide the implementation of the provisions of the signed agreements and the promulgated

Enterprises shall have to strictly comply with the provisions of this Joint Circular and the agreements on the trading of textiles and garments signed with the EU, Canada and Turkey. In case of violation, they shall, depending on the seriousness of their violations, be subject to quota withdrawal, quota allocation cancellation or handled according to law provisions.

The inter-ministerial executive team of the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Industry shall have to inspect, monitor, and periodically report the situation on "Thuong Mai" (Trade), "Dau Tu" (Investment), "Cong Nghiep" (Industry) newspapers and the Trade Ministry’s website (www.mot.gov.vn) so that the enterprises can acquire necessary information in time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER





Mai Van Dau

FOR THE MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT
VICE MINISTER




Lai Quang Thuc

FOR THE MINISTER OF INDUSTRY
VICE MINISTER





Bui Xuan Khu

 

APPENDIX 1

(Issued together with Joint Circular No. 08/2002/TTLT-BTM-BKHDT-BCN of August 12, 2002)

MAXIMUM VOLUMES OF INDUSTRIAL QUOTAS TO BE ALLOCATED TO EACH ENTERPRISE

Ordinal number

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Unit

Enterprises with more than 2,000 equipment

Enterprises with between 1,000 and 2,000 equipment

Enterprises with less than 1,000 equipment

 

 

 

(1)

(2)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(2)

(1)

(2)

1

4

piece

200,000

150,000

150,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



70,000

50,000

2

5

piece

50,000

40,000

40,000

30,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15,000

3

6

piece

50,000

20,000

40,000

15,000

20,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4

7

piece

30,000

20,000

25,000

15,000

15,000

10,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8

piece

300,000

150,000

200,000

100,000

100,000

50,000

6

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



piece

15,000

10,000

8,000

5,000

5,000

3,000

7

29

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



20,000

10,000

15,000

7,000

5,000

3,000

8

31

piece

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



200,000

800,000

200,000

400,000

100,000

9

78

ton

20

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15

7

7

3

10

83

ton

20

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8

10

3

11

161

ton

15

10

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8

3

Notes:

(1) Enterprises which have implemented industrial quotas of corresponding categories in 2001 and 2002.

(2) Enterprises which have not implemented industrial quotas of corresponding categories in 2001 and 2002.

APPENDIX 2
(Issued together with Joint Circular No. 08/2002/TTLT-BTM-BKHDT-BCN OF August 12, 2002)

MAXIMUM VOLUMES OF QUOTAS TO BE ALLOCATED TO ENTERPRISES EXPORTING PRODUCTS MADE OF HOME-MADE FABRICS

Ordinal number

Cat.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total quotas

The maximum volume of quotas to be allocated to each enterprise

 

 

 

 

(1)

(2)

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



piece

370,000

10,000

6,000

2

6

piece

570,000

15,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

7

piece

315,000

10,000

7,000

4

8

piece

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



50,000

30,000

5

29

set

40,000

10,000

8,000

Notes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(2) Enterprises which have not implemented quotas of corresponding categories in 2001 and 2002.

* Quotas of Cat. 6 shall be allocated only to trousers-exporting enterprises.

APPENDIX 3
(Issued together with Joint Circular No. 08/2002/TTLT-BTM-BKHDT-BCN of August 12, 2002)

LIST OF QUOTAS OF TEXTILES AND GARMENTS FOR EXPORT TO THE EU
RESERVED FOR BIDDING IN 2003

Goods items

Cat.

Calculation unit

Total volume of quotas to be bid in 2003

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

% of commercial quotas

Volumes

1. T-shirts

4

piece

35%

2,600,000

2. Wool pullovers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



piece

30%

750,000

3. Trousers

6

piece

30%

1,100,000

4. Women coats

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



piece

30%

100,000

5. Small undervests

31

piece

35%

1,000,000

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT
VICE MINISTER




Lai Quang Thuc

FOR THE MINISTER OF INDUSTRY
VICE MINISTER





Bui Xuan Khu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 08/2002/TTLT-BTM-BKHĐT-BCN ngày 12/08/2002 về việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2003 do Bộ Thương mại - Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Công nghiệp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.962

DMCA.com Protection Status
IP: 35.170.81.33
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!