Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 07/1997/TTLT-BTM-BNV-BTC-TCHQ Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan Người ký: Đỗ Như Đính, Nguyễn Đức Minh, Võ Thái Hoà, Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành: 21/10/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THƯƠNG MẠI-TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07/1997/TTLT-BTM-BNV-BTC-TCHQ

Hà Nội , ngày 21 tháng 10 năm 1997

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI - NỘI VỤ - TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 07/1997/TTLT-BTM-BNV-BTC-TCHQ NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIÊN VIỆC CHỐNG BUÔN LẬU THEO NGHỊ QUYẾT 85/CP-M CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TỔ CHỨC PHỐI HỢP LỰC LƯỢNG CHỐNG BUÔN LẬU

Thi hành Nghị quyết 85/CP-m ngày 11/7/1997 của Chính phủ về chống buôn lậu và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 5670/KTTH ngày 7/11/1996 về việc tổ chức phối hợp lực lượng chống hàng nhập lậu lưu thông trong nội địa, liên Bộ Thương mại - Tài chính - Nội vụ - Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể một số vấn đề sau đây để các ngành, các địa phương thực hiện:

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1- Các Bộ, các cơ quân ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc chống buôn lậu theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao phù hợp với Quyết định số 96 - TTg ngày 18/2/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về "trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý thị trường chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép".

2- Hàng nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu thông trên thị trường bao gồm hàng bầy bán tại các cửa hàng, hàng ở trong kho, hàng đang vận chuyển trên đường đều phải có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp. Hàng nhập khẩu phải qua các cửa khẩu quy định, phải khai báo, làm đầy đủ các thủ tục của hải quan. 3- Các chủ phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng lậu, thủ trưởng các đơn vị có liên quan sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành tuỳ theo mức độ vi phạm.

4- Các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác chống buôn lậu, đề cao vai trò trách nhiệm của cán bộ, chống mọi biểu hiện và hành vi tiêu cực. Chỉ làm thủ tục với hàng nhập khẩu khi hàng hoá đó có đủ chứng từ hợp pháp theo quy định hiện hành. Tổ chức, cá nhân nào làm trái quy định sẽ bị xử lý theo pháp luật.

II. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM

1- Hàng nhập lậu nói trong thông tư này bao gồm: 1.1- Hàng cấm nhập khẩu theo quy định hiện hành.

1.2- Hàng nhập khẩu không qua cửa khẩu quy định, không khai báo hải quan.

1.3- Hàng nhập khẩu bày bán tại các cửa hàng, ở trong kho, vận chuyển trên đường không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp hoặc sử dụng chứng từ hoá đơn không hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính.

1.4- Những loại hàng nhập khẩu Nhà nước quy định phải dán tem hàng nhập khẩu mà không dán tem.

2- Đối tượng và địa bàn kiểm tra:

2.1- Hàng nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế có dấu hiệu vi phạm điểm 1 phần II Thông tư này.

2.2- Các phương tiện vận tải khi có dấu hiệu nhận định rằng phương tiện đó chở hàng hoá nhập lậu.

2.3- Trọng tâm là địa bàn dọc tuyến biên giới, vùng ven biển và tụ điểm tập trung tiêu thụ hàng nhập lậu, các trung tâm thương mại; các nơi chứa chấp, cất giấu hàng nhập lậu.

3- Kiểm tra và xử lý vi phạm:

3.1- Từ 01/12/1997 hàng hoá nhập khẩu đang bầy bán, không có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định sẽ bị tịch thu và xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

3.2- Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh của các tổ chức và cá nhân có kinh doanh hàng nhập khẩu.

- Kiểm tra hoá đơn, chứng từ của hàng nhập khẩu như quy định tại điểm 1 phần II nói trên.

- Kiểm tra hàng hoá đang trên đường vận chuyển có dấu hiệu nhập lậu phải tuân thủ các quy định hiện hành và thực hiện chủ yếu ở nơi xuất phát và nơi đến.

- Đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường hàng không, phương tiện chở bưu kiện, khi có căn cứ nhận định rằng phương tiện đó chở hàng nhập lậu thì các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát có quyền yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành phối hợp để kiểm tra.

3.3- Xử lý vi phạm:

- Khi phát hiện các hành vi vi phạm, các lực lượng kiểm tra phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử phạt theo quy định hiện hành. Nghiêm cấm việc sử dụng giấy trắng lập biên bản trong tất cả các lực lượng kiểm tra, kiểm soát.

- Trong trường hợp có sự phối hợp nhiều ngành tiến hành kiểm tra thì cơ quan nào được giao nhiệm vụ chủ trì lực lượng kiểm tra, cơ quan đó ra quyết định xử lý. Nếu quá quyền hạn phải báo cáo cơ quan lãnh đạo cấp trên có thẩm quyền để giải quyết. Trước khi ra quyết định xử lý phái có sự bàn bạc thống nhất ý kiến bằng văn bản và có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia phối hợp.

- Khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm phải tuân thủ pháp luật hiện hành.

- Căn cứ để xử lý các vi phạm hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, nếu vi phạm hình sự thì căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật về hình sự.

- Đối với phương tiện vận tải:

+ Các phương tiện vận tải kể cả phương tiện thuộc sở hữu Nhà nước nếu vận chuyển hàng lậu, hàng cấm đều phải tạm giữ và xử lý theo mức độ vi phạm.

+ Đối với chủ sở hữu phương tiện của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi thành phần kinh tế, nếu cố ý sử dụng phương tiện của mình để vận chuyển hàng nhập lậu thì sẽ bị tịch thu phương tiện (trừ trường hợp vô ý), giấy phép kinh doanh (nếu có) và bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm.

+ Người trực tiếp điều khiển phương tiện nếu có hành vi cố ý vận chuyển hàng lậu sẽ bị tịch thu giấy phép điều khiển phương tiện và xử phạt vi phạm hành chính, hoặc phải đền bù tiền nếu phương tiện bị tịch thu, nếu nghiêm trọng sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự.

3.4- Xử lý hàng hoá đã bị tịch thu:

- Hàng nhập lậu bị tịch thu là tài sản của Nhà nước, phải được quản lý theo pháp luật hiện hành.

- Đối với ma tuý, pháo, văn hoá phẩm độc hại, các loại đồ chơi trẻ em gây nguy hại, hàng hoá gây nguy hiểm đến sức khoẻ người sử dụng hoặc môi trường đều phải tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.

- Đối với các loại vũ khí, quân trang quân dụng, các hiện vật có giá trị thuộc di tích lịch sử, các loại thuốc chữa bệnh cho người, gia súc, cây trồng, các loại cây con giống, các loại động thực vật hoang dã quý hiếm thì chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để xử lý.

- Các loại hàng hoá nhập lậu khác bị tịch thu được tổ chức tiêu thụ như sau:

+ Đối với các loại hàng hoá nhập lậu bị xử lý tịch thu thuộc diện được phép bán trên thị trường thì áp dụng phương thức đấu giá theo quy định tại Nghị định 86/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ và quyết định số 100- TC/QLCS ngày 23/1/1997 của Bộ Tài chính ban hành quy chế quản ý và xử lý tài sản khi có quyết định thu sung công quỹ Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.

+ Đối với thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu được xử lý như sau: a) Tiếp tục cho tái xuất ra nước ngoài như quy định tại công văn số 410/KTTH ngày 24/1/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Tổ chức tiêu thụ trên thị trường nội địa theo công văn số 4460/VI ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Việc tiêu thụ thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu trên thị trường nội địa phải tuân thủ những quy định sau:

* Căn cứ vào số lượng thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu, các Sở thương mại lập phương án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và quyết định giao việc tổ chức tiêu thụ cho từ 1 đến 3 cửa hàng quốc doanh của địa phương có đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Bộ thương mại.

* Các cửa hàng này chỉ được tiếp nhận và bán thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu do các lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát và chống buôn lậu chuyển giao, kèm theo Quyết định giao của từng lô hàng và phải mở sổ sách kế toán, lập hoá đơn chứng từ theo quy định.

* Khi tiếp nhận thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu do các cơ quan có chức năng giao, cửa hàng phải thanh toán tiền cho bên giao qua tài khoản tạm giữ tại kho bạc Nhà nước. Giá cả do Hội đồng định giá trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt (thành phần Hội đồng này do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định).

Sở thương mại có quy chế quản lý chặt chẽ và chỉ đạo cơ quan Quản lý thị trường địa phương có trách nhiệm thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động của các cửa hàng bán thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu.

3.5- Toàn bộ số tiền thu được trong quá trình kiểm tra, chi phí cho các công tác kiểm tra, thu nộp tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu, trích thưởng cho các lực lượng, cá nhân tham gia phối hợp thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính.

Ngành Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra việc trích thưởng và nộp ngân sách theo quy định hiện hành.

III- TỔ CHỨC PHỐI HỢP GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG:

A/ NỘI DUNG PHỐI HỢP GỒM:

1- Xây dựng kế hoạch, phương án chống hàng nhập lậu.

2- Trao đổi thông tin về tình hình buôn lậu, kinh doanh trái phép và dự báo tình hình thị trường....

3- Tổ chức phối hợp trong chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, tuyên truyền, giáo dục.

B/ ĐỊA BÀN

1- Ở tuyến biên giới đất liền và trên biển:

1.1- Việc tổ chức chống buôn lậu trên biển tiếp tục triển khai theo quy định tại Chỉ thị 701-TTg ngày 28/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

1.2- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt các tỉnh biên giới và ven biển chịu trách nhiệm quản lý nhà nước toàn diện về chống buôn lậu trên địa bàn do mình phụ trách.

- Chỉ đạo chặt chẽ các ngành, các huyện, các xã biên giới và ven biển tổ chức vận động nhân dân cam kết không tham gia buôn lậu và vận chuyển hàng lậu, trốn thuế.

- Quản lý chặt chẽ các đối tượng khuân vác thuê qua biên giới.

- Thực hiện các quy định về quản lý hộ khẩu không để các phần tử xấu hoạt động ở khu vực biên giới.

- Chỉ đạo các lực lượng chống buôn lậu qua các đường mòn, kênh rạch, các cửa sông.

1.3- Lực lượng Hải quan chủ trì phối hợp với Bộ đội biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Hải quân ở các tỉnh vùng biên giới và trên tuyến biển tăng cường mọi biện pháp ngăn chặn và truy đuổi hàng lậu lọt vào nội địa. Trong trường hợp cần thiết thì tổ chức lực lượng phối hợp chống buôn lậu do Hải quan chủ trì, tập trung kiểm tra chặt chẽ hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu, làm thủ tục hải quan đúng quy định, chống hành vi gian lận thương mại và các tiêu cực khác.

2- Ở thị trường nội địa:

Lực lượng Quản lý thị trường chủ trì phối hợp với Công an, thuế vụ và khi cần thiết phối hợp với Hải quan chỉ đạo, điều hành bảo đảm đúng pháp luật trong việc kiểm tra, kiểm soát để làm tốt các nhiệm vụ sau:

2.1- Trên cơ sở kết quả đăng ký và dăng ký lại kinh doanh theo tinh thần Chỉ thị 657/TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ gắn việc đăng ký kinh doanh với quản lý thu thuế. Tất cả các cơ sở kinh doanh phải kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính.

2.2- Tập chung lực lượng nắm chắc các cơ sở kinh doanh hàng nhập khẩu. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, điều tra, truy xét, xử lý các đối tượng buôn bán, vận chuyển, chứa chấp, cất giấu hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp. Trước mắt tập trung vào một số mặt hàng nhập khẩu như: xe đạp, quạt điện, hàng điện tử, xe máy, ôtô, vật liệu xây dựng, thực phẩm đóng hộp, thuốc lá điếu, rượu, vải, quần áo cũ.

2.3- Xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu. Những vụ vị phạm hình sự phải chuyển giao cơ quan pháp luật để tiến hành kiểm tra, xử lý theo tố tụng hình sự, không được giữ lại xử lý hành chính.

C/ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:

1- Ở Trung ương:

Mỗi Bộ, Tổng cục cử một đồng chí lãnh đạo bộ, tổng cục tham gia chỉ đạo và giao các cơ quan sau đây làm nhiệm vụ tham mưu giúp việc và là đầu mối liên hệ giữa các Bộ, Tổng cục trong việc phối hợp:

- Cục Quản lý thị trường - Bộ Thương mại.

- Tổng cục thuế - Bộ Tài chính.

- Cục cảnh sát kinh tế (C15) Tổng cục Cảnh sát nhân dân - Bộ nội vụ.

- Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan.

Các Bộ, Tổng cục có nhiệm vụ sau:

1.1- Bộ Thương mại

- Tổng hợp tình hình chống hàng nhập lậu lưu thông trên thị trường của các Bộ, Tổng cục và các địa phương cung cấp, thông báo với các bộ, Tổng cục và báo cáo Chính phủ.

- Đề xuất các chủ trương, biện pháp cần thiết chống hàng nhập lậu trong từng thời điểm, bàn bạc thống nhất ý kiến với các Bộ, Tổng cục để kiến nghị với Chính phủ và chỉ đạo các địa phương thực hiện.

Chủ trì tổ chức sự phối hợp kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong công tác này.

- Trong trường hợp cần thiết phối hợp với các Bộ, Tổng cục có liên quan để thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và yêu cầu các Bộ, Tổng cục cung cấp lực lượng, phương tiện tham gia để kịp thời ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các vụ nhập lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế; nhất là các vụ lớn, phức tạp có liên quan đến nhiều địa phương mà từng địa phương không đủ khả năng giải quyết.

- Định kỳ hàng tháng từ ngày 5 đến ngày 10 tổ chức họp liên Bộ và tổng cục để kiểm điểm rút kinh nghiệm và bàn biện pháp phối hợp chỉ đạo trong thời gian tiếp.

1.2- Bộ Tài chính

- Có trách nhiệm ban hành Thông tư hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết 85/CP-m ngày 11/7/1997 của Chính phủ và Quyết định 984 - TTg ngày 30/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý và sử dụng tiền thu được từ hoạt động chống buôn lậu bao gồm cả tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích chống buôn lậu.

- Tổng cục thuế chỉ đạo ngành dọc phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường kiểm tra buộc các cơ sở kinh doanh phải mở sổ sách kế toán, lập hoá đơn chứng từ theo quy định.

1.3- Bộ Nội vụ

Chỉ đạo các Tổng cục và Công an các cấp:

- Phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường và các lực lượng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn tình trạng hàng nhập lậu qua biên giới tràn vào nội địa, xử lý nghiêm các phần tử chống người thi hành công vụ.

- Tập trung điều tra phát hiện đối tượng và đường dây buôn lậu lớn, đặc biệt chú ý các loại hàng có tác hại lớn đến an ninh và trật tự xã hội.

- Tham gia cùng các ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong việc đấu tranh chống buôn lậu.

1.4- Tổng cục Hải quan

Chủ trì thực hiện những nhiệm vụ đã ghi ở điểm 1.3 mục B phần III Thông tư này; chỉ đạo Hải quan địa phương phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tổ chức ngăn chặn hàng nhập lậu qua biên giới dưới mọi hình thức.

2- Ở địa phương:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình buôn lậu trên địa bàn do mình phụ trách;

- Tổ chức tốt sự phối hợp giữa các lực lượng Quản lý thị trường, Thuế vụ, Công an, Hải quan để kiểm tra, kiểm soát chống hàng nhập lậu lưu thông trên địa bàn. Mỗi cơ quan của các lực lượng trên cử 01 đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo để thực hiện các quy định nói trên.

- Chi cục Quản lý thị trường là cơ quan thường trực tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc bàn bạc với các ngành lập kế hoạch, phương án chống hàng nhập lậu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện.

- Khi điều tra truy xét các đường dây buôn lậu, các ổ chứa chấp hàng nhập lậu có liên quan đến các địa phương nào thì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở địa phương đó.

- Hàng tháng tổ chức họp liên ngành rút kinh nghiệm, bàn biện pháp công tác tiếp theo, tổng hợp tình hình báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Thương mại (Cục Quản lý thị trường) để tổng hợp báo cáo các bộ và Chính phủ.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ chủ động kiểm tra các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia buôn lậu.

2- Bộ Thương mại chủ trì cùng các Bộ Nội vụ, Tài chính, Tổng cục Hải quan tổ chức phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc truyền đạt chủ trương của Chính phủ về chống buôn lậu theo tinh thần Nghị quyết của Chính phủ và Thông tư này.

3- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mở đợt tuyên truyền, vận động toàn dân đến tận phường xã, tổ dân phố và bà con buôn bán thực hiện chủ trương của Nhà nước về chống buôn lậu, tạo thành phong trào quần chúng tham gia chống buôn lậu, không tiếp tay cho bọn buôn lậu, tổ chức hòm thư, phát hiện và cung cấp thông tin kịp thời về những tổ chức, cá nhân có hành vi buôn lậu, chứa chấp, bán hàng nhập lậu, các hành vi vi phạm, các biểu hiện tiêu cực của cán bộ trong công tác đấu tranh chống buôn lậu. Xử lý nghiêm minh theo pháp luật các vụ việc buôn lậu xẩy ra tại địa phương.

4- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng tháng, hàng quý tổng hợp tình hình và kết quả chống buôn lậu ở địa phương báo cáo liên Bộ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc yêu cầu báo cáo kịp thời về cơ quan quản lý cấp trên để giải quyết.

Đỗ Như Đính

(Đã ký)

Vũ Mộng Giao

(Đã ký)

 

Nguyễn Đức Minh

(Đã ký)

 

Võ Thái Hoà

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF TRADE
THE MINISTRY OF THE INTERIOR
THE MINISTRY OF FINANCE
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 07/1997/TTLT/BTM-BNV-BTC-TCHQ

Hanoi, October 21, 1997

 

JOINT-CIRCULAR

GUIDING THE COMBAT AGAINST SMUGGLING UNDER RESOLUTION No.85/CP-m OF THE GOVERNMENT AND THE CO-ORDINATION OF ANTI-SMUGGLING FORCES

In furtherance of Resolution No. 85/CP-m of the Government dated 11 July 1997 on the combat against smuggling and the Prime Ministers directions in Document No. 5670/KTTH of November 7, 1996 regarding the coordination of forces to combat the circulation inside the country of illegally imported goods the Ministry of Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of the Interior and the General Department of Customs hereby jointly provide specific guidance on the following issues to be implemented by branches and localities:

I.- GENERAL PROVISIONS

1.- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the Peoples Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall combat smuggling according to their respective assigned functions, duties and powers in accordance with Decision No.96-TTg of February 18, 1995 of the Government promulgating the Regulations on responsibilities for coordination of activities and relations among State management bodies in the market management against smuggling and illegal trading acts.

2.- Imported goods of business organizations and individuals which are circulated on the market include goods displayed for sale in shops, stored in warehouses and transported on road must have receiptsand vouchers proving their lawful origins of importation. The imported goods must be transported via the prescribed border gates, declared and complete all required customs procedures.

3.- Owners of transport means and persons involved in transporting contraband goods and heads of the involved units shall be handled in accordance with the law currently in force, depending on the seriousness of the violations.

4.- The specialized agencies shall have to intensify the inspection and direction of the anti-smuggling work, bring into play the role and responsibility of their officials and combat all negative signs and acts. Procedures shall be carried out only for imported goods having valid vouchers as stipulated by current laws. Organizations and/or individuals that act against the regulations shall be dealt with by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.- Illegally imported goods referred to in this Circular include:

1.1. Goods which are banned from importation under current regulations.

1.2. Goods which have been imported not through the prescribed bordergates or which have not made customs declarations.

1.3. Imported goods which are displayed for sale at shops, stored in warehouses or transported on road without receipts and vouchers to prove their lawful origins of importation or with receipts and vouchers which are not valid under the regulations of the Ministry of Finance.

1.4. Goods subject to import label under the State regulations but not labelled.

2.- The subjects and localities to be inspected:

2.1. Imported goods of business organizations and/or individuals of all economic sectors, having sign(s) of violating paragraph 1 of Part II of this Circular.

2.2. Transportation means showing sign(s) of being used for the transport of illegally imported goods;

2.3. Areas along the border lines, coastal areas and places for gathering and consuming illegally imported goods, trade centers; places of storing and hiding illegally imported goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. From December 1st, 1997 all imported goods which are being sold without legal and valid vouchers and receipts shall be confiscated and strictly dealt with according to law;

3.2. Inspection contents:

- The observance of the regulations on business registration and business license of individuals and organizations trading in imported goods;

- Receipts and documents of imported goods as prescribed in Point 1, Part II above;

- Goods being transported on road and showing signs of being imported illegally. Inspection of such goods must comply with the current regulations and be carried out mainly at the departure and destination points;

- With regard to railways, airways and postal transport means, if there are grounds to suspect that such means are used in the transportation of illegally imported goods, the inspection and supervision bodies are entitled to request the specialized management agency to coordinate in such inspection.

3.3. Handling of violations:

- Upon detection of any violation, the inspection forces shall have to strictly follow the order, procedures and competence for sanction in accordance with current regulations. All inspection and supervision forces are forbidden to use blank paper to make inspection records;

- If the inspection requires the coordination between several agencies, the agency authorized to take charge of the inspection and supervision force shall be entitled to issue the handling decision. If such decision is beyond its jurisdiction, it must report to the competent higher agency for decision. Before issuing a handling decision, there must be a written agreement among the involved agencies, signed by their representatives;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Administrative violations shall be dealt with on the basis of legal administrative documents; criminal offences shall be dealt with according to criminal legislation;

- With regard to transport means:

+ Transport means including State-owned transport means carrying contraband or banned goods shall be impounded and dealt with depending on the seriousness of the violation;

+ If the owners of transport means of State agencies, socio-political organizations and whatever economic sector intentionally use such means to transport illegally imported goods, the means shall be confiscated, the business license (if any) shall be withdrawn and they shall be administratively sanctioned or examined for penal liability, depending on the seriousness of the violation;

+ If the operators of the means intentionally transport contraband goods, their driving licenses shall be withdrawn and they shall be administratively sanctioned, have to make compensation if the means are confiscated, or be examined for penal liability in case of serious offences.

3.4. Handling of confiscated goods:

- If the confiscated goods are illegally imported State property, they must be managed in accordance with current law.

- If they are drug, firecracker, harmful cultural products, harmful children toys or goods harmful to the users health or the environment, they must be destroyed in accordance with the provisions of law.

- If they are weapons of any type, military supplies and equipment, valuable exhibits of historical prestige, medicines for people, domestic animals, plant or animal breeds, wild animals of precious and rare species, they shall be handed over to specialized management agencies for settlement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ If the confiscated goods illegally imported are allowed to be sold on the market, auction shall be organized as prescribed in Decree No.86/CP of December 17, 1996 of the Government and Decision No.100/TC/QLCS of January 23, 1997 of the Ministry of Finance promulgating the regulation on the management and disposal of assets after the decision on requisition thereof to the State funds is made and the State ownership thereof is established;

+ Confiscated illegally imported cigarettes shall be handled as follows:

a/ They shall be re-exported as prescribed in Official Dispatch No.410/KTTH of January 24, 1996 of the Prime Minister.

b/ They shall be sold on the domestic market in accordance with Official Dispatch No.4460/VI of September 6, 1997 of the Prime Minister. The consumption of illegally imported cigarettes on the domestic market shall comply with the following regulations:

* Based on the volume of confiscated cigarettes illegally imported, the provincial municipal Trade Departments shall formulate a plan to be submitted to the Peoples Committee of the province or city directly under the Central Government for consideration and decision to assign the sale thereof to 1 to 3 eligible local State-owned stores in accordance with the regulations of the Ministry of Trade.

* These stores shall only be entitled to receive and sell the illegally imported cigarettes which are confiscated and handed over by the anti-smuggle inspection and supervision forces together with the decision on each hand-over and shall have to open books of accounts and use vouchers and receipts as prescribed.

* Upon receipt of confiscated cigarettes illegally imported from the specialized agencies, such stores shall have to make payment to the deliverer through a custody account at the State Treasury. The price shall be submitted by the Price-setting Board to the provincial and municipal Peoples Committee for approval (the members of this Board shall be decided by the provincial/municipal Peoples Committee).

The provincial/municipal Trade Departments shall provide management regulations and direct the local agencies in charge of market management to regularly inspect and supervise operations of the stores selling confiscated cigarettes illegally imported.

3.5. All the money received during the inspection, inspection expenses, collected fines, turnover from sale of confiscated goods, and money deducted as rewards for participating individuals and forces shall be accounted for in accordance with the guiding documents of the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III.- ORGANIZING THE COORDINATION AMONG FORCES

A.- Coordination contents:

1.- Drawing up plans and options against illegally imported goods.

2.- Exchange of information on smuggling, illegal business and market forecasts...

3.- Direction and conjoint application of administrative, economic, educational and dissemination measures.

B.- Areas

1.- Along the land borders and on the sea.

1.1. The organization of anti-smuggling activities on the sea shall continue to comply with Directive No.701-TTg of October 28, 1995 of the Prime Minister.

1.2. The Peoples Committees of provinces and cities directly under the Central Government, particularly the border and coastal provinces, shall perform the comprehensive State management over the combat against smuggling in their localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To closely control porters engaged in cross-border transport.

- To abide by the regulations on residence management so that bad elements cannot operate in the border areas;

- To direct forces to combat smuggling on trails, canals and estuaries.

1.3. Customs forces shall assume the prime responsibility and coordinate with border guards, police, market management, maritime forces in border and coastal provinces in enhancing the measures to prevent illegally imported goods from infiltrating into the country. In case of necessity, a joint force shall be organized to combat smuggling with the customs assuming the prime responsibility, to closely examine imported and exported goods, to carry out the customs procedures as prescribed, to combat trade frauds and other negative acts.

2.- On the domestic markets:

The market management forces shall assume the prime responsibility and coordinate with the police, the tax authorities and, where necessary, with the customs authority in directing, managing and guaranteeing the observance of law during their examination and inspection in order to better perform the following tasks:

2.1. Based on the results of business registration and re-registration according to Directive No.657-TTg of September 13, 1996 of the Prime Minister, to associate the business registration with the management of tax collection. All business establishments must conduct business activities in conformity with their registered business lines and strictly comply with the regulations on accounting, receipts and vouchers of the Ministry of Finance.

2.2. To concentrate forces on firmly controlling all the business establishments trading in imported goods. To enhance the examination, supervision, inspection, investigation and handling of subjects engaged in the trading, transport, storing or concealing illegally imported goods, banned goods or imported goods without valid vouchers. For the immediate future, focus should be placed on a number of import items such as bicycles, electric fans, electronic products, motorbikes, cars, construction materials, canned food, cigarettes, wine, fabrics, used clothes.

2.3. To strictly deal with acts of smuggling. Any criminal offences must be forwarded to law enforcement bodies for inspection and settlement according to criminal procedures, and must not be kept for administrative sanctions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.- At the center

Each ministry and general department shall appoint a leading official to take part in the direction work and assign the following agencies to act as assisting and coordinating bodies:

- The Market Management Department of the Ministry of Trade;

- The General Department of Taxation under the Ministry of Finance;

- The Department of Economic Police (C15), the General Department of Peoples Police of the Ministry of the Interior;

- The Department of Inspection against Smuggling of the General Department of Customs.

The ministries and general departments shall have the following duties:

1.1. The Ministry of Trade

- To summarize information on the struggle against the circulation of illegally imported goods on the market provided for by the ministries, general departments and localities at the same level, inform the ministries and general departments thereof and report it to the Government;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To assume the prime responsibility for organizing the coordinated inspection and urge localities in the implementation thereof;

- In case of necessity, to coordinate with relevant ministries, general departments in establishing joint inspection teams and request such ministries and general departments to provide forces and means for the teams so as to promptly prevent, arrest and deal with the cases of illegal import, commercial fraud and tax evasion, particularly big and complicated cases involving many localities, which a single locality is incapable of settling;

- Periodically, from the 5th to the 10th of each month to hold an inter-ministerial meeting in order to draw experiences and discuss measures for coordination in direction in the period to come.

1.2. The Ministry of Finance

- To issue circular(s) guiding the implementation of Resolution No.85/CP-m of July 11, 1997 of the Government and Decision No.984-TTg of December 30, 1996 of the Prime Minister regarding the regulation on the management and use of money received from anti-smuggling operations including pecuniary rewards for individuals and collectives with merits therein.

- The General Department of Taxation shall direct its affiliates to coordinate with market-management sub-departments in compelling business establishments to open books of accounts and use, receipts and vouchers as stipulated.

1.3. The Ministry of the Interior

Shall direct the general departments and police offices of all levels:

- To coordinate with market management units and inspection forces in controlling and preventing the cross-border transport of illegally imported goods into the country and severely dealing with persons who oppose officials on public duty.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To join various branches in directing and guiding localities in the fight against smuggling.

1.4. The General Department of Customs

To assume the prime responsibility in performing the duties defined in Point 1.3, Section B, Part III of this Circular; direct local customs offices to coordinate with local authorities in preventing the infiltration of illegally imported goods across the border in any form.

2.- At the local level

- The Peoples Committees of provinces and cities shall be responsible for the smuggling situation in their respective localities;

- To organize well the coordination between the market management forces, tax offices, police and customs authorities in inspecting and controlling the circulation of illegally imported goods in their respective localities. Each unit of the above-mentioned forces shall appoint a leading official to participate in directing the implementation of the above stipulations;

- The market management sub-department shall act as the standing body to assist the provincial and municipal Peoples Committees in the elaboration of anti-smuggling plans and measures;

- When an investigation of smuggling rings, or places of storing illegally imported goods is related to any locality, there must be a close coordination with the specialized agencies in that locality;

- To hold monthly inter-branch meeting so as to draw experiences, discuss follow-up measures and summarize the situation to report to the provincial and municipal Peoples Committees and the Ministry of Trade (Market Management Department) for sum-up reports to be submitted to the ministries and the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.- The ministries and ministerial-level agencies, agencies attached to the Government shall examine all units under their management and strictly deal with organizations and/or individuals directly or indirectly involved in smuggling;

2.- The Ministry of Trade shall, together with the Ministry of the Interior, the Ministry of Finance and the General Department of Customs, coordinate with mass media agencies in the dissemination of the Governments policies against smuggling in the spirit of the Government Resolution and this Circular.

3.- The Peoples Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall launch a campaign to disseminate the Governments policies on the combat against smuggling to the whole population in the wards and communes and all the traders so as to cerate a mass movement to combat smuggling, not to join hand with smugglers, to discover and provide information on any individuals and organizations committing acts of smuggling, concealing, or selling illegally imported goods or discover breaches or negative acts of anti-smuggling staffs. All the smuggling cases in their localities must be strictly dealt with.

4.- The provinces and cities directly under the Central Government shall have to submit monthly and quarterly reports on the results of the anti-smuggling combat in their localities to the ministries with a view to a general report to the Prime Minister.

5.- This Circular shall take effect 15 days after its signing. All the earlier regulations contrary to this Circular shall be repealed. In the course of implementation, any problem shall be reported to the higher-level management bodies for settlement.

 

THE MINISTRY OF TRADE
VICE MINISTER




Do Nhu Dinh

THE MINISTRY OF THE INTERIOR
VICE MINISTER




Vo Thai Hoa

THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Vu Mong Giao

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 07/1997/TTLT-BTM-BNV-BTC-TCHQ ngày 21/10/1997 hướng dẫn Nghị quyết 85/CP-M của Chính phủ về chống buôn lậu và tổ chức phối hợp lực lượng chống buôn lậu do Bộ Thương Mại-Bộ Nội Vụ-Bộ Tài Chính-Tổng Cục Hảo Quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.749

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.10.191
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!