Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 93/2000/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả

Số hiệu: 93/2000/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 15/09/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 93/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 93/2000/TT-BTC NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN KINH PHÍ TRONG CÔNG TÁC CHỐNG HÀNG GIẢ

Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả như sau:

I/ QUY ĐỊNH CHUNG

1/ Các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả bao gồm:

1.1/ Ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

1.2/ Toàn bộ số tiền xử phạt vi phạm hành chính thu về và tiền bán hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu của các vụ việc xử lý về hàng giả được ngân sách Nhà nước để lại chi cho hoạt động chống hàng giả.

1.3/ Các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện (nếu có) của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ công tác chống hàng giả.

1.4/ Kinh phí hỗ trợ từ nguồn thu chống buôn lậu trên địa bàn (nếu có) theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là tỉnh).

2/ Các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo nguyên tắc sau đây:

2.1/ Kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm (nêu tại tiết 1.1 điểm 1 phần I) và Kinh phí hỗ trợ từ nguồn thu chống buôn lậu trên địa bàn theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh (nêu tại tiết 1.4 điểm 1 phần I) được quản lý, sử dụng theo các quy định quản lý tài chính hiện hành.

2.2/ Nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, đóng góp tự nguyện cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chống hàng giả (nêu tại tiết 1.3 điểm 1 phần I) được tiếp nhận, quản lý theo các quy định quản lý tài chính hiện hành và sử dụng cho công tác chống hàng giả của đơn vị, phù hợp với mục tiêu tài trợ, đóng góp đặt ra.

2.3/ Nguồn kinh phí thu từ hoạt động chống hàng giả (nêu tại tiết 1.2 điểm 1 phần I) là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước được để lại toàn bộ cho đơn vị sử dụng phục vụ công tác chống hàng giả và được quản lý, sử dụng theo hướng dẫn tại Thông tư này.

3/ Các lực lượng có chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý chống hàng giả nêu tại Thông tư này bao gồm:

+ Lực lượng quản lý thị trường.

+ Lực lượng Hải quan.

+ Lực lượng bộ đội biên phòng.

+ Lực lượng Công an.

+ Lực lượng thanh tra chuyên ngành (nếu được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý chống hàng giả).

II/ HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ THU TỪ HOẠT ĐỘNG CHỐNG HÀNG GIẢ

1/ Tập trung các khoản thu từ hoạt động chống hàng giả

1.1/ Nguồn kinh phí thu từ hoạt động chống hàng giả bao gồm:

- Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sản xuất hàng giả theo quyết định xử phạt hoặc quyết định xử lý khiếu nại (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Số tiền thu được sau khi xử lý hàng giả, tang vật bị tịch thu cho phép tái lưu thông trên thị trường theo quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

1.2/ Mở tài khoản tạm giữ để tập trung nguồn kinh phí thu từ hoạt động chống hàng giả.

Sở Tài chính - Vật giá tỉnh mở tài khoản tạm giữ (tiểu khoản thu từ hoạt động chống hàng giả) tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; phòng tài chính quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (dưới đây gọi chung là huyện) mở tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện để tập trung các khoản thu từ hoạt động chống hàng giả do các lực lượng chống hàng giả điều tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý. Tài khoản tạm giữ từ hoạt động chống hàng giả tại Kho bạc Nhà nước không được hưởng lãi.

1.3/ Nộp tiền thu từ hoạt động chống hàng giả vào tài khoản tạm giữ.

Toàn bộ các khoản thu thu được bằng tiền khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chống hàng giả và từ bán hàng tịch thu được phép tái lưu thông (sau khi trừ các chi phí phát sinh liên quan đến vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, tổ chức bán hàng) được nộp vào tài khoản tạm giữ nơi phát sinh vụ việc do cơ quan tài chính cấp tỉnh và cấp huyện mở tại Kho bạc Nhà nước theo các nguyên tắc sau:

+ Khoản thu do lực lượng chống hàng giả của Trung ương hoặc tỉnh trực tiếp kiểm tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý tập trung vào tài khoản tạm giữ do Sở Tài chính - Vật giá mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh;

+ Khoản thu do lực lượng chống hàng giả cấp huyện trực tiếp kiểm tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý tập trung vào tài khoản tạm giữ do cơ quan tài chính cấp huyện mở tại Kho bạc Nhà nước huyện.

Những vụ việc do lực lượng chống hàng giả của Trung ương hoặc tỉnh trực tiếp kiểm tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý tại địa điểm xa nơi mở tài khoản tạm giữ thì các khoản tiền thu về được nộp vào Kho bạc Nhà nước huyện nơi phát sinh vụ việc. Kho bạc Nhà nước huyện có trách nhiệm thu hộ và tập trung toàn bộ số tiền này về tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính - Vật giá mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.

Trường hợp có các vụ việc diễn ra tại nhiều địa phương hoặc tại các địa bàn giáp ranh thì lấy địa điểm bắt giữ làm căn cứ giải quyết.

2/ Phân phối nguồn thu từ tài khoản tạm giữ cho các đơn vị tham gia công tác chống hàng giả.

2.1 Căn cứ số tiền thu được thực nộp vào tài khoản tạm giữ (tiểu khoản thu từ hoạt động chống hàng giả) mở tại Kho bạc Nhà nước và đề nghị của đơn vị xử lý vi phạm, Giám đốc sở Tài chính -Vật giá trình Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng phòng Tài chính huyện trình Chủ tịch UBND huyện ra quyết định phân phối số tiền xử phạt hành chính và tiền bán hàng hoá được cho phép tái lưu thông (nếu có) theo định kỳ hàng tháng hoặc theo từng vụ việc tuỳ theo quy mô nguồn thu cho đơn vị đã thực hiện xử lý vi phạm để sử dụng phục vụ công tác chống hàng giả.

2.2 Căn cứ quyết định của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh (hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện), cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện việc chuyển tiền từ tài khoản tạm giữ về tài khoản đơn vị được hưởng và theo dõi việc quản lý và sử dụng theo hướng dẫn tại Thông tư này.

3/ Hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí thu được từ hoạt động chống hàng giả.

Trên cơ sở nguồn kinh phí nhận được, đơn vị thuộc lực lượng chống hàng giả sử dụng cho các mục đích gồm:

3.1/ Hỗ trợ chi phí điều tra, truy bắt, xác minh, chi kiểm nghiệm, giám định, thẩm định hàng hoá.

Thủ trưởng đơn vị xét duyệt cho phép chi các khoản chi gắn với từng vụ việc cụ thể trên cơ sở chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ.

Quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị và các chứng từ kế toán chi kèm theo là hồ sơ tài liệu được dùng để quyết toán với cơ quan tài chính theo chế độ hiện hành. Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chống hàng giả phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3.2/ Hỗ trợ chi cho công tác tuyên truyền, học tập bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết việc đấu tranh chống hàng giả, tổ chức thông tin.

Căn cứ vào kế hoạch cụ thể của đơn vị và cân đối với các nguồn kinh phí khác, Thủ trưởng đơn vị quyết định sử dụng nguồn kinh phí thu được từ hoạt động chống hàng giả để chi cho các công tác này theo định mức chế độ hiện hành của Nhà nước.

3.3/ Chi phí mua tin.

Chi phí mua tin được chi trả gắn với giá trị của nguồn tin, hiệu quả của vụ việc và khống chế tới từng người, từng vụ như sau:

+ Chi phí mua tin tối đa cho 1 người là 200.000 đồng/người/vụ.

+ Trong trường hợp có nhiều nguồn tin cung cấp có chất lượng thì chi phí mua tin tối đa cho một vụ không quá 1.000.000đồng/vụ.

Mức chi cụ thể do Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chống hàng giả quyết định, trên cơ sở đề xuất của cán bộ được giao nhiệm vụ. Việc chi trả phải đảm bảo an toàn, bí mật cho người báo tin. Để tránh tiêu cực, khi chi tiền cho người cung cấp tin phải có sự chứng kiến của người có trách nhiệm trong đơn vị.

Trường hợp tin báo không có giá trị, không thu được kết quả thì chi phí mua tin phải trừ vào nguồn tiền thưởng từ các vụ việc khác của đơn vị.

Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chống hàng giả phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình về chi phí mua tin đảm bảo đúng người đúng việc và có hiệu quả. Trường hợp phát hiện chi sai mục đích, Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chống hàng giả sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị và các chứng từ kế toán chi kèm theo hồ sơ tài liệu được dùng để quyết toán với cơ quan tài chính theo chế độ hiện hành.

3.4/ Hỗ trợ chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác chống hàng giả của đơn vị.

Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị, sửa chữa phương tiện từ nguồn kinh phí thu được từ hoạt động chống hàng giả.

Việc mua sắm, sửa chữa phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác chống hàng giả phải thực hiện theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành.

3.5/ Hỗ trợ chi bồi dưỡng làm ngoài giờ; trợ cấp cho cán bộ chiến sĩ hoặc gia đình cán bộ, chiến sĩ bị tai nạn, bị thương, bị hy sinh khi làm nhiệm vụ;

Trường hợp nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán hàng năm không đủ thực hiện chế độ phụ cấp làm đêm, thêm giờ; trợ cấp cho cán bộ chiến sĩ hoặc gia đình bị tai nạn, bị thương, bị hy sinh khi làm nhiệm vụ, Thủ trưởng đơn vị được sử dụng nguồn thu từ hoạt động chống hàng giả để chi. Đối với những khoản chi có chế độ quy định của Nhà nước thì thực hiện theo quy định. Đối với những khoản chi chưa có chế độ quy định, Thủ trưởng đơn vị đề xuất để cơ quan chủ quản cấp trên phê duyệt và thực hiện.

3.6/ Chi thưởng cho tổ chức và cá nhân có thành tích tham gia, phối hợp điều tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý vụ việc trong công tác chống hàng giả.

Chủ tịch UBND tỉnh hướng dẫn mức thưởng cụ thể thực hiện thống nhất trên địa bàn trong công tác này.

Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chống hàng giả căn cứ hướng dẫn của Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc khen thưởng cụ thể tuỳ theo tính chất phức tạp, hiệu quả của vụ việc, kết quả phối hợp và trong phạm vi nguồn kinh phí cho phép chi thưởng cân đối với các khoản chi khác.

Việc ra quyết định chi thưởng phải đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng, tiết kiệm, hiệu quả, tránh tiêu cực và có tác dụng khuyến khích công tác chống hàng giả.

Thủ trưởng đơn vị tự chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về quyết định của mình.

3.7/ Nộp lên cơ quan cấp trên ở Trung ương để chỉ đạo công tác chống hàng giả trong toàn ngành và tổ chức phối hợp các lực lượng liên ngành tham gia công tác chống hàng giả.

Khoản nộp này tối đa không quá 10% tổng nguồn thu từ hoạt động chống hàng giả, Bộ Tài chính uỷ quyền cho Thủ trưởng các lực lượng tham gia chống hàng giả cân nhắc quyết định cụ thể cho phù hợp.

Việc chi tiêu từ nguồn trích này được thực hiện theo hướng dẫn trên và chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.

4/ Hạch toán, kế toán và quyết toán

Các đơn vị tham gia chống hàng giả phải mở sổ sách kế toán để theo dõi nguồn thu và nộp kinh phí chống hàng giả, theo dõi việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán kinh phí chống hàng giả; lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định về quản lý tài chính, kế toán hiện hành.

Các đơn vị Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện hạch toán thu nộp, thu hộ và chi trả các khoản kinh phí chống hàng giả theo đúng Mục lục Ngân sách Nhà nước và chế độ tài chính, kế toán hiện hành.

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1/ Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những vụ việc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sản xuất hàng giả đã phát hiện, bắt giữ nhưng chưa xử lý tính đến ngày có hiệu lực của Thông tư này thì giải quyết theo quy định tại Thông tư này.

2/ Các cơ quan Nhà nước được cấp và sử dụng nguồn kinh phí chống hàng giả không được thanh toán các khoản chi phí và tiền bồi dưỡng quy định tại Thông tư số 52TC/CSTC ngày 12/9/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các ngành, các cấp kịp thời báo cáo về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 93/2000/TT-BTC

Hanoi, September 15, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE MANAGEMENT AND USE OF FUNDS IN ANTI-FAKE GOODS ACTIVITIES

Materializing the Prime Ministers directions in Directive No.31/1999/CT-TTg of October 27, 1999 on the combat against fake goods production and trading, the Ministry of Finance hereby guides in detail the management and use of funds in anti-fake goods activities, as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Funds in the anti-fake goods work include:

1.1. Allocations from the State budget according the approved annual estimates.

1.2. The whole amount of collected fines for administrative violations and proceeds from the sale of goods, material evidences and violation means confiscated in cases of fake goods handling, which are left by the State budget for anti-fake goods activities.

1.3. Financial assistance and voluntary contributions (if any) from organizations and individuals at home and abroad in service of anti-fake goods activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Funds in the anti-fake goods work shall be received, managed and used on the following principles:

2.1. Fund allocated by the State budget according to the approved annual estimates (mentioned in Paragraph 1.1, Point 1, Part I) and support fund from the revenues earned in anti-smuggling activities in the concerned localities under decisions of the presidents of the provincial Peoples Committees (mentioned in Paragraph 1.4, Point 1, Part I) shall be managed and used according to the current financial management regulations.

2.2. Funds being financial assistance and voluntary contributions from organizations and individuals at home and abroad to the agencies and units assigned the anti-fake goods task (mentioned in Paragraph 1.3, Point 1, Part I) shall be received and managed according to the current financial management regulations and used for such units anti-fake goods activities in line with the set objectives of the assistance and/or contributions.

2.3. Funds collected from anti-fake goods activities (mentioned in Paragraph 1.2, Point 1, Part I) are the State budgets revenues fully left for use by the units in service of their anti-fake goods activities and shall be managed and used under this Circulars guidance.

3. Forces with functions of inspecting, examining and handling fake goods mentioned in this Circular include:

+ The market management force;

+ The customs force;

+ The border guards;

+ The police force;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. GUIDANCE ON THE MANAGEMENT AND USE OF FUNDS EARNED FROM ANTI-FAKE GOODS ACTIVITIES

1. Concentrating revenues earned from anti-fake goods activities

1.1. Funds earned from anti-fake goods activities include:

- Amounts of administrative violation fines for acts of storing, transporting, trading in and producing fake goods collected under sanctioning decisions or decisions on settlement of complaints (if any) issued by the competent bodies as defined in the July 6, 1995 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the documents guiding the implementation thereof.

- Money amounts earned from the handling of fake goods and material evidences confiscated and permitted to be re-circulated on the market under the competent State agencies handling decisions.

1.2. Opening of custody accounts to concentrate funds collected from anti-fake goods activities

The provincial/municipal Finance and Pricing Services shall open custody accounts (sub-account of revenues earned from anti-fake goods activities) at the provincial State Treasury. The finance bureaus of urban districts, rural districts, provincial capitals and towns (hereinafter referred collectively to as districts) shall open custody accounts at the district-level State Treasury to concentrate revenues earned from the anti-fake goods forces activities of investigating, detecting, arresting and handling fake goods. Revenues earned from anti-fake goods activities on custody accounts at the State Treasury shall not enjoy interest.

1.3. Remittance of money collected from anti-fake goods activities into custody accounts

All revenues collected from the handling of administrative violations in the anti-fake goods domain and from the sale of goods, which have been confiscated and permitted to be re-circulated (after subtracting arising expenses related to the transportation, loading and unloading, preservation and sale of such goods), shall be remitted into the custody accounts opened by the provincial-level and district-level finance agencies at the State Treasury in the localities where the cases took place, on the following principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Amounts collected by the district-level anti-fake goods forces, which directly inspect, detect, arrest and handle fake goods, shall be concentrated into the custody accounts opened by the district finance agencies at the district State Treasury.

Money amounts collected from cases directly inspected, detected, arrested and handled by the central or provincial-level anti-fake goods forces at places far from localities, where the custody accounts are opened, shall be remitted into the State Treasury of districts where such cases took place. The district State Treasury shall have to make the entrusted collection of such amounts, then concentrate them into custody accounts opened by the provincial/municipal Finance and Pricing Services at the provincial/municipal State Treasury.

Where a case takes place in many localities or adjoining geographical areas, the place where the arrest is made shall serve as basis for the handling.

2. Distribution of revenue sources from custody accounts to the units taking part in the anti-fake goods activities

2.1. Basing themselves on the amounts collected and actually remitted into custody accounts (sub-accounts of revenues earned from anti-fake goods activities) opened at the State Treasury and requests of the violation handling units, the directors of the provincial/municipal Finance and Pricing Services shall propose the presidents of the provincial/municipal Peoples Committees and the heads of the district Finance Sections shall propose the presidents of the district Peoples Committees, to issue decisions on distribution of administrative violation fine amounts and proceeds from the sale of goods permitted to be re-circulated (if any) on the monthly or case-by-case basis, depending on the size of revenue sources, to the units that have handled the violations for use in anti-fake goods activities.

2.2. Basing themselves on decisions of the presidents of the provincial Peoples Committees (or the presidents of the district Peoples Committees), the finance agencies of the same level shall transfer money from custody accounts to the beneficiary units accounts, and monitor the management and use thereof under the guidance in this Circular.

3. Guiding the use of funds earned from anti-fake goods activities

Units of the anti-fake goods forces shall use sources of fund they have received for the following purposes:

3.1. Providing support for expenses for investigation, pursuit and arrest, verification, test and expertise of goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The unit leaders decisions on expenditure and expense accounting vouchers enclosed therewith shall constitute files of documents to be used in making final settlements with the finance agency according to the current regime. The leaders of the units assigned the anti-fake goods task shall take responsibility for their decisions.

3.2. Providing support for expenses for propagation, professional training and fostering, preliminary review and overall review of the anti-fake goods combat and organization of information.

Basing themselves on concrete plans of their own units and after balancing sources of fund earned from anti-fake goods activities against other sources of fund, the units leaders shall decide on the use of such source to make expenses for anti-fake goods work according to the current norms and regime of the State.

3.3. Information buying expenses

Information buying expenses shall be paid depending on the value of information sources and their effect on the related cases and within the prescribed limit for each informer and each case, as follows:

+ The maximum information buying expense level shall be 200,000 dong/informer/case.

+ In cases where there are many quality information sources concerning the same case, the maximum information buying expense level shall not exceed 1,000,000 dong/case.

The specific expense levels shall be decided by the leaders of the units assigned the anti-fake goods task, on the basis of proposal of the tasked official(s). The expense payment must ensure the informers safety and secrecy. In order to avoid negative phenomena, the payment of information buying money to the informer must be witnessed by the units responsible person(s).

In cases where the bought information is neither valuable nor helpful, the information buying expense shall be cleared against rewards for other cases of the unit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Expense decisions of the units leaders and expense accounting vouchers enclosed with files and documents shall be used for making settlement with the finance agency according to the current regime.

3.4. Providing support for expenses for procurement, repair of means and tools in service of anti-fake goods work of the units.

The units leaders shall work out plans for procurement of facilities and equipment and repair of means with funds taken from revenues of anti-fake goods activities.

The procurement and repair of means and tools in service of anti-fake goods work shall strictly comply with the current financial management regime.

3.5. Providing support for over-time work allowances; allowances for officials and soldiers who are hit by accidents, get wounded or killed in harness or their families.

In cases where the source of fund allocated by the State budget according to the annual estimates is not enough to pay the night-shift and/or over-time work allowances; and allowances for officials and soldiers who are hit by accidents, get wounded or killed in harness or their families, the leaders of the concerned units may use sources of revenue from anti-fake goods activities to cover such allowances. Those expenses, stipulated by the State shall be made according to the regulations. Those not yet stipulated shall be proposed by the units leaders to the superior managing authorities for approval and implementation.

3.6. Paying rewards to organizations and individuals with meritorious achievements in taking part or coordinating with anti-fake goods units in the investigation, detection, arrest and handling of cases involved in the anti-fake goods work.

The presidents of the provincial Peoples Committees shall guide the specific reward level for uniform implementation in their localities in such work.

The leaders of the units assigned the anti-fake goods task shall base themselves on the guidance of the presidents of the provincial Peoples Committees to decide the specific rewards depending on the cases complexity and handling effectiveness as well as coordination results, and within the prescribed source of fund for payment of rewards, which has already been balanced against other expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The unit leaders shall be answerable to their superiors and held responsible before law for their decisions.

3.7. Remitting an amount to their superior authorities at the central level for directing the anti-fake goods work in the entire branch and organizing the coordination among inter-branch forces in the anti-fake goods work.

Such remittance amount shall not exceed 10% of the total revenues from anti-fake goods activities. The Finance Ministry shall authorize the heads of forces taking part in the anti-fake goods activities to consider and decide the appropriate specific remittance level.

The expenditure deducted from such remittance proportion shall be effected according to the above guidance and the States current financial management regime.

4. Accounting, book-keeping and settlement

The units taking part in the anti-fake goods activities shall have to open accounting books to monitor the anti-fake goods fund revenue and remittance, the reception, use and settlement of anti-fake goods funds; make financial reports and settlement reports according to the provisions of the State Budget Law and the current regulations on financial and accounting management.

The State Treasurys units at all levels shall conduct the accounting of collection, remittance, entrusted collection and payment of anti-fake goods funds strictly according to the State Budget Contents and the current financial and accounting regime.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its signing. Cases of storing, transporting, trading in and producing fake goods, which have been detected and seized but not yet handled by the effective date of this Circular shall be handled according to provisions of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Any difficulties and/or problems arising in the course of implementation should be promptly reported by the concerned branches and levels to the Finance Ministry for study and additional guidance.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 93/2000/TT-BTC ngày 15/09/2000 hướng dẫn quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả do Bộ tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.425

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.8.42
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!