Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 75/2000/TT-BNN-KHCN Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Số hiệu: 75/2000/TT-BNN-KHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Ngô Thế Dân
Ngày ban hành: 17/07/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 75/2000/TT-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2000 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH Số 178/1999/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUY CHẾ GHI NHÃN HÀNG HOÁ LƯU THÔNG TRONG NƯỚC VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Để thực hiện tốt Khoản 2, Điều 19, Chương V, Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu và Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn thi hành Quyết định 178/1999/QĐ-TTg. Ngoài việc thực hiện những quy định chung về ghi nhãn hàng hóa tại Quyết định và Thông tư nói trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn ghi nhãn chi tiết thêm đối với hàng hóa riêng biệt thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:

Phần I: Danh mục các loại hàng hóa riêng biệt chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

1.         Danh mục các loại hàng hóa riêng biệt chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định việc ghi nhãn hàng hóa trong thông tư này bao gồm:

            - Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

            - Thuốc thú y

            - Giống cây trồng

            - Phân bón

            - Giống vật nuôi

            - Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.

(Trừ phần thuộc Bộ Thuỷ sản được quy định tại Nghị định 86 CP của Chính phủ ngày 8/12/1996 về phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá)

2.         Đối với các loại hàng hóa khác không thuộc diện điều chỉnh của Thông tư này thì thực hiện theo những quy định tại Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại.

Phần II: hướng dẫn chi tiết Nội dung ghi nhãn hàng hóa.

Ghi nhãn thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV)

Nhãn thuốc Bảo vệ thực vật bao gồm :

            - Nhãn 1 cột

            - Nhãn 2 cột

            - Nhãn 3 cột

            - Nhãn bướm

           

    Bố cục và nội dung các loại nhãn được quy định tại mục A, B, C, D, E, F như sau:

A.  NỘI DUNG NHÃN MỘT CỘT.

1.  - Tên thuốc và dạng thuốc  (Mục E, điểm 1).

2.  - Thành phần  :   +   Hoạt chất.

                                   +   Dung môi  (nếu cần) (Mục E, điểm 2).

3 - Phần định lượng hàng hóa: Dung tích hoặc khối lượng tịnh của bao gói tính theo Kg, gr (đối với thuốc dạng bột, hạt) hoặc  lít, ml  đối với thuốc dạng lỏng.

4. - Thông tin về  độ độc  (Mục E, điểm 4. 2.1).

5. - Vạch màu  (Mục E, điểm 4. 2. 2).

6. - Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng và bảo quản  thuốc (Mục E, điểm 4.1).

7. - Chỉ dẫn cách phòng tránh nhiễm độc   (Mục E, điểm 4.2.3).

8. - Chỉ dẫn về cấp cứu ngộ độc  (Mục E, điểm 4. 2. 4).  

9. - Tên và địa chỉ  của thương nhân chịu trách nhiệm về thuốc BVTV 

            (Mục E, điểm  6).

10. - Ngày tháng năm sản xuất, hạn sử dụng  (Mục E, điểm 7).

B.  NỘI DUNG NHÃN HAI CỘT.

Cột chính (phía bên trái nhãn).

1.  - Tên thuốc và dạng thuốc  (Mục E, điểm 1).

2.  - Thành phần:        +   Hoạt chất.

                                    +  Dung môi  (nếu cần) (Mục E, điểm 2).

3.  - Phần định lượng hàng hóa: Dung tích hoặc khối lượng tịnh của bao                                        gói tính theo Kg, gr (đối với thuốc dạng bột, hạt) hoặc  lít, ml  đối với thuốc dạng lỏng.

4. - Thông tin về  độ độc  (Mục E, điểm 3. 2.1).

5. - Công dụng  (Mục  E, điểm 5).

6. - Cảnh báo và chỉ dẫn cách phòng tránh nhiễm độc (Mục  E, điểm 4.2.3).

7. - Chỉ dẫn cấp cứu khi ngộ độc  (Mục  E, điểm 4.2.4).  

- Thời gian cách li  (Mục  E, điểm 4.2.3).

Cột phụ (phía bên phải nhãn).

8. - Vạch màu  (chung cho cả hai cột) (Mục  E, điểm 4.2.2).

9. - Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng  thuốc (Mục  E, điểm 4.1).

- Tên và địa chỉ  của thương nhân chịu trách nhiệm về thuốc BVTV

10. (Mục  E, điểm  6).

- Ngày, tháng, năm sản xuất, hạn sử dụng  (Mục  E, điểm 7).

C. NỘI DUNG NHÃN BA CỘT.

Cột chính (ở giữa)

1.  - Tên thuốc và dạng thuốc (Mục  E, điểm 1).

2.  - Thành phần:        +  Hoạt chất .

                                    +  Dung môi  (nếu cần) (Mục  E, điểm 2).

3.  - Phần định lượng hàng hóa:  Ghi rõ dung tích hoặc khối lượng tịnh của bao gói tính theo Kg, gr (đối với thuốc dạng bột, hạt) hoặc  lít, ml  đối với thuốc dạng lỏng

4. - Thông tin về  độ độc  (Mục  E, điểm 4.2.1).

5. - Công dụng  (Mục  E, điểm  5).

6. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về thuốc B VTV (Mục  E, điểm  6) .

7. - Ngày, tháng, năm sản xuất, hạn sử dụng  (Mục  E, điểm 7).  

Cột phụ 1 : (phía bên trái cột chính)

8.  - Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc (Mục  E, điểm 4.1).

9. - Thời gian cách li  (Mục  E, điểm 4.2.3).

Cột phụ 2 : (phía bên phải cột chính)

10 - Vạch màu  (chung cho cả ba cột) (Mục  E, điểm 4.2.2).

11 - Cảnh báo và chỉ dẫn cách phòng tránh nhiễm độc (Mục E, điểm 4.2.3).

12 - Chỉ dẫn cấp cứu  khi ngộ độc  (Mục  E, điểm 4.2.4).

D.  NỘI DUNG NHÃN BƯỚM.

Khi mà lượng thông tin cần truyền đạt về thuốc quá nhiều mà diện tích nhãn trên bao gói có hạn  và không đáp ứng đủ thì lượng thông tin đó được in thêm trên một nhãn khác kèm theo gọi là nhãn bướm.

Khi sử dụng nhãn bướm thì ở cột chính của nhãn trên bao gói phải in dòng chữ   " Đọc kĩ nhãn bướm kèm theo trước khi sử dụng thuốc".

Nội dung nhãn bướm bao gồm:

1.Tên thuốc và dạng thuốc  (Mục  E, điểm 1).

2. Thông tin về  độ độc  (Mục  E, điểm 4.1.1).

3. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc (Mục  E, điểm 4.1).

4. Cảnh báo và chỉ dẫn cách phòng tránh nhiễm độc (Mục E, điểm 4.2.3).

5.  Chỉ dẫn cấp cứu khi ngộ độc  (Mục  E, điểm 4.2.4).

Thời gian cách li  (Mục  E, điểm 4.2.3).

E.  HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

1. Tên thuốc và dạng thuốc.

- Tên thương mại.

- Hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc (kí hiệu Việt Nam hoặc quốc tế).

Ví dụ : Thuốc  trừ sâu  Padan  95 SP.

            Thuốc trừ bệnh Vanicide  3 DD.

            Thuốc trừ cỏ  Vidiu  80  BTN.

2. Thành phẩn và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: 

- Hoạt chất: Tên và hàm lượng của tất cả các hoạt chất chính có trong thuốc (đơn vị  g/kg hoặc %).

- Dung môi: Khi dung môi làm tăng độ độc  hay tăng tính chất vật lí của thuốc như mục F thì phải ghi tên và hàm lượng của dung môi trên nhãn.

3. Phần định lượng hàng hóa:

 Nhãn phải ghi rõ dung tích hoặc khối lượng tịnh của bao gói tính theo Kg, gr (đối với thuốc dạng bột, hạt) hoặc  lít, ml  đối với thuốc dạng lỏng. Việc ghi thông tin này, phù hợp với Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 34/TT-BTM ban hành ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại.

4.  Hướng dẫn cách sử dụng.

4.1  Hướng dẫn kĩ thuật sử dụng  thuốc:

Phải ghi rõ dịch hại, thời gian và phương pháp sử dụng để bảo đảm an toàn và hiệu quả nhất. Hướng dẫn cách sử dụng phải bao gồm:

- Mọi thông tin cần ngăn ngừa việc sử dụng sai hoặc không phù hợp.

            Ví dụ: + Không sử dụng khi trời sắp mưa.

                        + Chỉ sử dụng ở giai đoạn 2 đến 5 lá.

- Liều lượng, nồng độ, thời gian và phương pháp áp dụng đối với tình trạng dịch hại.

- Hướng dẫn về chuẩn bị  pha thuốc, cách pha thuốc, cách phun thuốc, cách bảo quản, cách tiêu hủy thuốc thừa và bao bì.

- Khả năng hỗn hợp với các loại thuốc khác.

4.2  Hướng dẫn chú ý  an toàn.

4.2.1 Thông tin về độ độc.

-   Những thông tin về độ độc của thuốc như " Rất độc ", "Độc cao", Nguy hiểm", "Cẩn thận" và hình tượng biểu hiện độ độc tương ứng cho mỗi loại thuốc (đầu lâu xương chéo đối với thuốc nhóm I và chữ thập trong hình vuông đặt lệch đối với thuốc nhóm II) phải đặt phía trên của cột chính trong nhãn;

- Câu "Bảo quản xa trẻ em" phải được đặt ngay dưới thông tin và hình tượng biểu hiện độ độc.

-  Ngoài những thông tin trên, trên nhãn có thể có hình tượng biểu hiện tính chất vật lí của thuốc như: tính ăn mòn, tính dễ nổ, tính dễ cháy, tính dễ oxy hóa... (nếu có)  (mục F).

Hình tượng biểu hiện độ độc và tính chất vật lí của thuốc được in trong hình vuông đặt lệch, theo màu qui định và độ lớn của hình tương đương 1/10 diện tích cột chính.  

4.2.2 Vạch màu.

Màu của vạch màu được xác định  dựa theo bản phân loại thuốc của tổ chức Y tế thế giới (WHO).

- Đối với thuốc nhóm I vạch màu đỏ (pantone red 199-C).

- Đối với thuốc nhóm II vạch màu vàng (pantone yellow -C).

- Đối với thuốc nhóm III vạch màu xanh nước biển (pantone blue-239-C).

- Vạch màu này đặt ở phần dưới cùng của nhãn và có độ dài bằng độ dài của nhãn, chiều cao tương đương 15 % chiều cao của nhãn.

- Màu của vạch màu phải bền, không bị nhòe hoặc phai.

4.2.3 Cảnh báo và chỉ dẫn cách phòng tránh nhiễm độc.

- Đối với thuốc:

                 + Gây độc nếu hít phải.

                 + Gây độc nếu uống phải. 

                 + Gây ngộ độc nếu tiếp xúc với da.

                 + Gây dị ứng đối với da, mắt, hệ hô hấp.

- Khi sử dụng:

                 + Tránh hít phải thuốc.

                 + Tránh để thuốc tiếp xúc với da, mồm, mắt và mũi.

                 +  Không hút thuốc, ăn, uống.

                 +  Sử dụng trang bị bảo hộ (quần áo, kính, mũ, găng tay, ủng...).

                 +  Rửa sạch ngay vùng bị dính thuốc bằng nhiều nước.

- Sau khi sử dụng:

                 +  Rửa chân tay hay tắm rửa.

                 +  Rửa sạch trang bị bảo hộ lao động.

- Thời gian cách li:  

Phải ghi rõ thời gian cách li đối với từng đối tượng sử dụng như:

+  Không sử dụng thuốc trước khi thu hoạch (ngày, tuần).

+  Không sử lí vật nuôi trước khi giết thịt (ngày, tuần).

+  Nguy hiểm (độc) đối với vật nuôi. Không thả vật nuôi vào khu vực sử lí (giờ, ngày).

+ Người không có trang bị bảo hộ không được vào khu vực sử lí (giờ/ngày).

+ Thông gió khu vực sử lí (giờ, ngày) trước khi vào làm việc       (nhà kho...).

            Những thông tin này phải được ghi rõ nét bằng chữ in hoa để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc.   

4.2.4  Chỉ dẫn về cấp cứu khi ngộ độc.

    Ghi rõ phương pháp  sơ cứu khi bị ngộ độc.

- Khi thuốc dính vào da hoặc mắt phải  làm gì.

- Khi hít phải hơi thuốc phải làm gì.

- Khi uống phải thuốc phải làm gì.

- Nếu thuốc dính vào quần áo phải làm gì.

- Trong hoặc sau khi sử dụng thuốc nếu thấy triệu chứng ngộ độc phải làm gì.

- Triệu chứng ngộ độc như thế nào .

- Thuốc giải độc (nếu có).

5. Công dụng của thuốc:

Phải ghi rõ thuốc được dùng để phòng trừ dịch hại gì trên đối tượng bị hại gì. (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh hay thuốc trừ cỏ...).

Ví dụ : Dùng trừ cỏ trên cây trồng cạn.

Dùng trừ cỏ một năm mới nảy mầm trên lúa gieo thẳng.

Dùng trừ bệnh Đạo ôn trên lúa.

 6. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về thuốc  BVTV.     

- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất ra nguyên liệu hoặc hoạt chất (phải phù hợp với đơn xin đăng kí sử dụng và giấy phép đăng kí);

- Tên, địa chỉ của đơn vị gia công, cung ứng;

7. Ngày tháng năm sản xuất, hạn sử dụng  thuốc  BVTV.

- Ngày gia công, sang chai, đóng gói;

- Thời hạn sử dụng (năm).

- Số đăng kí sử dụng;

- Số KCS;

- Các thông tin khác (nếu có). 

F. HÌNH TƯỢNG BIỂU DIỄN ĐỘ ĐỘC VÀ TÍNH CHẤT CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT   

Độ độc :  - Hình tượng màu đen trên nền màu trắng

Tính ăn mòn: - Hình tượng màu đen trên nửa nền màu vàng hoặc da cam và chữ in màu trắng trên nửa nền màu đen.

Tính dễ nổ: -Hình tượng màu đen trên nền màu vàng hoặc da cam.

Phản ứng với nước (dễ cháy) : - Hình tượng màu đen trên nền màu xanh da trời

Rất dễ cháy: - Hình tượng màu đen trên nửa nền màu trắng và nửa nền mầu đỏ.

Dễ cháy: - Hình tượng màu đen trên nền màu đỏ.

- Hình tượng màu đen trên nền màu trắng với nhũng kẻ sọc đỏ.

Ôxy hoá: - Hình tượng màu đen trên nền màu vàng hoặc da cam.

II. Ghi nhãn Thuốc thú y

1.    Nhãn thuốc thú y bao gồm:

1.1-     Nhãn nguyên liệu làm thuốc thú y.

1.2 - Nhãn thành phẩm.

  Nhãn thành phẩm có các loại sau:

1.2.1 Nhãn trực tiếp: Là nhãn ghi các thông tin cần thiết, chủ yếu được in trên một đơn vị đóng gói nhỏ nhất của sản phẩm (trên viên thuốc, trên vỉ thuốc, trên ống thuốc, trên gói thuốc, lọ thuốc...);

1.2.2 Nhãn gián tiếp: Là nhãn được dán hoặc in trên hoặc kèm theo bao bì chứa đựng một lượng nhất định các đơn vị đóng gói nhỏ nhất (trên hộp chứa đựng các viên, vỉ, ống, lọ thuốc...);

1.2.3 Nhãn dùng trong bảo quản, vận chuyển: Là nhãn được in hoặc dán trên thùng, hòm, kiện thuốc dùng trong quá trình bảo quản, vận chuyển.

2.    Quy định nội dung ghi nhãn thuốc thú y:

2.1 Các nội dung bắt buộc trên nhãn thuốc thú y bao gồm:

2.1.1 Tên thuốc.

2.1.2 Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.

2.1.3 Quy cách đóng gói: Ghi rõ thể tích, khối lượng, số lượng trong 1 đơn vị đóng gói.

2.1.4Thành phần: Ghi tên các nguyên liệu, phụ liệu cấu thành sản phẩm; nồng độ hoặc hàm lượng, tỷ lệ hoạt chất.

2.1.5  Công dụng: Ghi rõ phạm vi tác dụng của thuốc.

- Tác dụng chính

  - Tác dụng phụ.

2.1.6   Hướng dẫn sử dụng bao gồm:

- Loài động vật được dùng thuốc.

- Đường cho thuốc (tiêm dưới da, nội bì, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, cho uống, trộn thức ăn, tắm, bôi xoa hoặc đường thuốc đặc thù khác).

- Liều sử dụng và liệu trình.

- Tính tương kỵ của thuốc.

- Những lưu ý cần thiết khi sử dụng.

2.1.7 Các loại số ghi trên nhãn bao gồm:

- Số đăng ký (sản xuất hoặc nhập khẩu).

- Số lô sản xuất.

- Hạn dùng.

2.1.8  Hướng dẫn về điều kiện bảo quản.

2.1.9 Dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y”.

2.1.10 Thời gian ngừng thuốc khi cần thiết.

2.2  Các loại nhãn thuốc thú y phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc bao gồm:

2.2.1 Nhãn gián tiếp.

2.2.2 Nhãn trực tiếp trên các đơn vị đóng gói nhỏ nhất của sản phẩm mà diện tích nhãn đủ chứa toàn bộ lượng thông tin theo quy định tại 2.1.

2.3 Các loại nhãn thuốc thú y không cần ghi đầy đủ nội dung bắt buộc bao gồm:

2.3.1 Nhãn trực tiếp trên viên thuốc, vỉ thuốc, ống thuốc, lọ nhỏ hoặc trên các đơn vị đóng gói nhỏ nhất của sản phẩm mà diện tích không đủ chứa toàn bộ thông tin theo quy định;

2.3.2   Nhãn bảo quản vận chuyển: Chỉ cần ghi tên đầy đủ của sản phẩm, nồng độ, hàm lượng, quy cách đóng gói của sản phẩm, số lượng đóng gói nhỏ bên trong, các loại số ghi trên nhãn tại mục 2.1.7, tên nhà sản xuất và địa chỉ.

2.4  Các dấu hiệu đặc trưng của nhãn  nguyên liệu độc hoặc thuốc độc:

2.4.1 Đối với nguyên liệu độc bảng A: khung nhãn màu đen, góc phải phía trên có hình tròn màu trắng mang chữ “độc A” màu đen, góc trái phía trên có hình tròn nền trắng mang dấu hiệu “đầu lâu đặt trên hai xương chéo” bán kính hình tròn bằng 1/6 cạnh ngắn của nhãn.

2.4.2 Đối với nguyên liệu độc bảng B: khung nhãn màu đỏ, góc trái có hình tròn nền trắng mang chữ “độc B” màu đỏ. Bán kính hình tròn bằng 1/6 cạnh ngắn của nhãn.

2.4.3   Đối với các loại nhãn thành phẩm của thuốc độc (Trên nhãn trung gian và nhãn bảo quản vận chuyển phải in đậm nét dòng chữ “Không dùng quá liều quy định”).

- Màu đen đối với thuốc độc bảng A.

- Màu đỏ đối với thuốc độc bảng B.

2.4.4   Đối với thuốc dùng bên ngoài da phải có thêm dòng chữ đậm nét “Chỉ được dùng ngoài da”.

2.5  Các hướng dẫn cần thiết khác đối với nhãn thành phẩm của thuốc thú y:

2.5.1 Tên thuốc sản xuất trong nước ghi bằng tiếng Việt hoặc theo danh pháp quốc tế, tên La tinh, tên khoa học, tên gốc, tên biệt dược. Trong trường hợp tên thuốc được ghi theo tên biệt dược thì ngay bên dưới tên biệt dược phải ghi thêm tên thông dụng của thuốc với kích thước chữ bằng 2/3 tên biệt dược.

2.5.2   Công thức thuốc hoặc thành phần cấu tạo; dạng thuốc và quy cách đóng gói ghi theo đúng hồ sơ đăng ký đã được duyệt.

2.5.3   Số đăng ký: Ghi theo số đăng ký được Cục Thú y cấp.

2.5.4   Dòng chữ “chỉ dùng trong thú y” được đặt ở vị trí dễ nhận biết trên nhãn

2.6  Nhãn của thuốc thú y xuất khẩu: Thiết kế nội dung theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

III. Ghi nhãn giống cây trồng:

1. Giống cây trồng nông nghiệp và giống cây lâm nghiệp (gọi tắt là giống cây trồng) sản xuất ở trong nước và giống xuất nhập khẩu của các tổ chức và cá nhân được phép sản xuất kinh doanh giống, khi lưu thông, buôn bán trên thị trường phải có nhãn và thực hiện ghi nhãn giống cây trồng theo Quy chế ghi nhãn hàng hóa.

           

2. Nhãn giống cây trồng là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên bao bì chứa đựng giống hoặc cây giống, bó giống, lô giống vv... để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu của giống cây trồng đó.

Đối với giống cây trồng có bao bì chứa đựng thì nhãn hàng hóa phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo Quy chế (tên hàng hóa, tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, định lượng hàng hóa, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng và xuất xứ hàng hóa).

Đối với giống cây trồng không có bao bì chứa đựng thì tối thiểu phải ghi được tên giống, ngày tháng năm sản xuất, tên và địa chỉ của đơn vị sản xuất hoặc nhập khẩu giống cây trồng đó trên nhãn. Các nội dung bắt buộc khác được ghi vào một tài liệu kèm theo giống khi bán cho người mua giống.

3.         Các nội dung bắt buộc

3.1       Tên giống cây trồng

3.1.1 Tên giống cây trồng bình thường phải ghi tên chi cây trồng và tên giống cây trồng.

Ví dụ:             

Tên chi            

-Giống lúa       

-Giống Ngô     

Tên giống

C70; Khang dân 18; Sán ưu 63...

Q5; TSB2...

 

3.1.2  Đối với giống cây trồng sử dụng ưu thế lai, chuyển gen, nuôi cấy mô, chiết, ghép v.v... thì ghi các đặc điểm đó trước tên giống.

            Ví dụ: 

Tên chi

-Giống lúa

Sán Ưu 63

-Giống ngô

CP-DK888...

-Giống bông

 

Đặc điểm       
Tên giống

lai 3 dòng

Lai đơn

Lai                                           LRA.5166

3.1.3 Đối với tên giống cây trồng lâm nghiệp thì ghi tên chi, tên loài và tên giống.

3.2 Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về giống là tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra giống cây trồng.

-Nếu là giống cây trồng nhập khẩu thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng.

3.3 Định lượng giống cây trồng

- Đối với hạt giống, củ giống và các loại giống cây trồng có thể đo bằng khối lượng thì khối lượng của giống ghi bằng đơn vị kilôgam (kg), gam (g), hay miligam (mg).

- Đối với giống cây trồng khác, định lượng hàng hoá tính bằng: số cành, số cây, số hom, số quả. Ví dụ: 100 cành; 100 hom.

3.4 Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

3.4.1  Đối với loại giống có quy định cấp giống và tiêu chuẩn chất lượng thì ghi cả cấp giống và tất cả các chỉ tiêu chất lượng kèm số hiệu của giống lên nhãn hàng hóa.

3.4.2 Đối với giống cây trồng không phân cấp giống thì chỉ ghi phần các chỉ tiêu chất lượng cụ thể cho mỗi loại giống.

3.4.3 Giống chưa quy định tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước thì ghi tiêu chuẩn chất lượng do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố.

3.5 Ngày sản xuất:

Ngày sản xuất: Đối với cây thu hạt, củ, quả giống thì ghi ngày, tháng và năm. Đối với giống sản xuất bằng phương pháp vô tính (ghép, chiết, cắt mầm...) thì ghi ngày, tháng và năm.

3.6  Hướng dẫn bảo quản và sử dụng:

- Ghi hướng dẫn bảo quản cụ thể để bảo chất lượng đối với từng loại giống.

- Hướng dẫn sử dụng: Ghi rõ thời vụ trồng, các biện pháp kỹ thuật sản xuất chủ yếu, những điểm cần lưu ý khi sản xuất. Đối với các giống cây trồng nhập khẩu, thương nhân nhập khẩu phải hướng dẫn sử dụng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng sinh thái cho giống cây được trồng.

 Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản có thể ghi thành một tài liệu kèm theo giống cung cấp cho người mua giống.

3.7  Xuất xứ của giống cây trồng

 Đối với giống cây trồng nhập khẩu tiêu thụ tại Việt nam, người nhập khẩu giống ghi các nội dung bắt buộc nêu trên, đồng thời ghi nước sản xuất giống cây trồng đó.

 Đối với cây trồng xuất khẩu: Nhãn hàng hóa ghi các nội dung trên hoặc các nội dung theo yêu cầu của nước nhập khẩu giống.

IV. Ghi nhãn hàng hoá đối với phân bón

1. Tên phân bón:

Trường hợp phân bón không có tên qui định tại Khoản 1,2,3 Điều 6 của Quyết định số 178/1999-QĐ-TTg thì tên phân bón là tên trong Danh mục các loại phân bón được sử dụng và lưu thông ở Việt nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

- Đối với các loại phân bón đặc chủng thì ghi loại phân bón đó trước khi ghi tên phân bón cụ thể:

Ví dụ: 

Loại phân bón

Phân bón qua lá         

Tên phân bón

Komix-Rc

 

2.  Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về phân bón: Ghi tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất ra loại phân đó.

Đối với phân nhập khẩu thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu loại phân bón đó.

3. Định lượng của phân bón: Ghi khối lượng tịnh hoặc thể tích của phân bón chứa đựng trong bao bì được tính bằng kg, gam, mg hoặc lít, ml.

4. Thành phần cấu tạo và chỉ tiêu chất lượng của phân bón

- Thành phần cấu tạo và chỉ tiêu chất lượng của phân bón ghi tên ký hiệu các chất dinh dưỡng có trong phân bón và hàm lượng của từng loại tính bằng %; gam/lit; ppm hoặc CPU/g (ml).

- Đối với phân vi sinh: Ghi tên chủng vi sinh vật và số  lượng vi sinh vật có trong phân bón.

5. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản.

- Ngày sản xuất: Đối với phân bón sản xuất trong nước ghi ngày, tháng, năm.

- Đối với những loại phân bón chỉ được sử dụng hoặc bảo quản trong một thời hạn nhất định thì ghi thời hạn sử dụng và thời hạn bảo quản.

- Đối với một số loại phân bón nhập khẩu mà nước sản xuất không ghi ngày sản xuất thì trên nhãn hàng hóa bằng tiếng Việt có thể không ghi mục này.

6. Hướng dẫn bảo quản hướng dẫn sử dụng.

- Hướng dẫn sử dụng : Ghi rõ phân bón dùng cho loại cây nào, công dụng của phân bón, cách dùng và thời kỳ dùng cụ thể cho từng loại cây trồng.

- Đối với những loại phân bón cần có những lưu ý đặc biệt khi sử dụng để bảo  đảm chất lượng, tăng hiệu quả, không gây độc hại đối với cây trồng, môi trường thì ghi cụ thể những lưu ý đó.

- Hướng dẫn cách bảo quản, điều kiện bảo quản.

- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng có thể ghi thành một tài liệu kèm theo phân bón cung cấp cho người mua hàng.

Ghi xuất xứ hàng hóa.

- Đối với phân bón xuất nhập khẩu trên nhãn phân bón phải ghi tên nước sản xuất loại phân bón đó.

Ghi nhãn đối với giống vật nuôi

Phạm vi thực hiện bao gồm tất cả các con giống, trứng giống, tinh, phôi giống được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống, các trang trại giống vật nuôi được phép sản xuất và kinh doanh giống trong nước và nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, tư nhân) được bán ra thị trường.

Khi giống được bán ra thị trường phải có nhãn và tài liệu ghi đầy đủ các nội dung như sau:

1. Tên giống vật nuôi:

1.1Tên giống vật nuôi thuần chủng phải ghi tên loài trước, tên giống sau.

Ví dụ: 

Tên loài         

Lợn                

Gà                  

Vịt                  

 

Tên giống

Móng cái, Thuộc nhiêu

Gà Ri, gà Mía, gà Hồ

Vịt Cỏ, vịt Bầu

                       

1.2         Đối với giống lai thì ghi tên loài vật nuôi, hình thức lai hoặc tạo giống:

Ví dụ:    Tên loài                    Hình thức tạo giống               Tên giống

              Lợn                           Lai 2 giống                             Lợn lai F1 Đại bạch x  Móng cái

              Vịt                             Lai 2 giống                             Vịt Bạch tuyết

Những con giống lai tạo từ nhiều giống phải ghi rõ một số nguyên liệu lai chính lấy từ giống khác để tạo ra con giống đó.

1.3. Ghi rõ họ, tên, địa chỉ  sản xuất:

Nếu giống mới nhập phải ghi rõ địa chỉ người nhập.

2. Định lượng hàng hóa:

Đơn vị định lượng đối với con giống là con, phôi là cái, trứng giống là quả, tinh dịch là liều tinh.

3. Ghi rõ chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:

3.1  Cấp giống: Cụ kỵ, ông bà hoặc bố mẹ:

Ví dụ:  Giống gà ISA MPK ông bà, giống gà 882 bố mẹ, giống lợn thuần cụ kỵ...

- Chỉ tiêu chất lượng giống:

Ghi rõ một số chỉ tiêu năng suất, chất lượng chính, đặc trưng cho giống.

Ví dụ:  Đối với giống gia cầm hướng trứng: - Năng suất trứng/năm

Đối với gia cầm hướng thịt: - Khối lượng đạt được trên một đơn vị thời gian.

Đối với giống lợn thịt: Khả năng tăng trọng, mức độ tiêu tốn thức ăn, độ dầy mỡ lưng.

Đối với lợn nái: Năng suất sinh sản: số con đẻ ra/lứa, số lứa/năm.

3.2. Đối với giống vật nuôi chưa có quy định chỉ tiêu chất lượng thì ghi những chỉ tiêu chất lượng do nhà sản xuất công bố.

4.  Ngày tháng năm sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản:

Đối với tinh dịch, phôi, trứng giống ghi rõ ngày, tháng, năm sản xuất và thời hạn sử dụng.

5.Hướng dẫn bảo quản và sử dụng:

Ghi rõ yêu cầu bảo quản, hướng dẫn cụ thể mọi điều kiện để đảm bảo chất lượng và sử dụng, có thể ghi thành tài liệu hướng dẫn.

Ví dụ: Tinh dịch lợn thuần Duroc bảo quản ở nhiệt độ 18-20oC.

6.Xuất xứ của giống vật nuôi:

- Đối với giống vật nuôi nhập khẩu từ nước ngoài phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của giống, chất lượng, phẩm cấp giống và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định hiện hành.

- Đối với giống và sản phẩm giống xuất khẩu: Nhãn hàng hóa ghi các nội dung trên hoặc các nội dung theo yêu cầu của nước nhập khẩu giống.

VI. Ghi nhãn hàng hoá là thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi:

1. Đối với hàng hóa sản xuất tại Việt nam:

1.1      Tên hàng hoá:

Tên hàng hoá là thức ăn chăn nuôi được ghi cụ thể dựa vào chức năng sử dụng của hàng hóa cũng như đối tượng và giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi sử dụng thức ăn đó.

            Ví dụ:              - Thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt khối lượng từ 30 - 60 kg

                                                - Thức ăn bổ sung khoáng cho gà.

1.2 Thành phần cấu tạo:

1.2.1   Hàng hóa là thức ăn chăn nuôi phải ghi đầy đủ tên những nguyên liệu được sử dụng trong công nghệ sản xuất ra hàng hoá đó theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng hoặc tỷ khối (%).

1.2.2   Nếu một trong những nguyên liệu đã được chiếu xạ hoặc là sản phẩm của kỹ thuật biến đổi gen phải được ghi trên nhãn hàng hoá theo các quy định quốc tế mà Việt nam công bố áp dụng.

1.3 Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:

- Những chỉ tiêu chất lượng hàng hoá bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hoá thức ăn chăn nuôi:

1.3.1   Đối với hàng hoá là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc;

            - ẩm độ (Max % )

            - Prôtein (Min %)

            - Năng lượng trao đổi  ME  (Min Kcal/kg)

            - Xơ thô (Max %  )

            - Ca (Min và Max  %)

            - P  (Min %)

            - NaCl (Min và Max  %)

            - Tên và hàm lượng kháng sinh hoặc dược liệu (Max  mg/kg).

1.3.2 Đối với hàng hoá là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung Vitamin, bổ sung khoáng hoặc các chất phụ gia:

- Hàm lượng các chất cơ bản quyết định giá trị sử dụng của hàng hoá (Max đối với các chất khoáng, Min đối với các loại  Vitamin)

- Tên và hàm lượng kháng sinh hoặc dược liệu (Max mg/kg).

1.4  Hướng dẫn sử dụng và bảo quản:

- Đối với hàng hoá là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung hoặc các chất phụ gia nhất thiết phải ghi hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo nguy hại nếu sử dụng hàng hoá không đúng cách thức. Nếu hàng hoá có kháng sinh phải ghi thời hạn ngừng cho ăn trước khi giết mổ cũng như các thông tin khác cần chú ý.

- Trường hợp nhãn hàng hoá không đủ diện tích để ghi các nội dung hướng dẫn về sử dụng và bảo quản thì nội dung này được hướng dẫn thuyết minh vào một tài liệu kèm theo hàng hoá để cung cấp cho người sử dụng. 

Ví dụ: Mẫu nhãn hàng hóa thức ăn chăn nuôi

(Đối với hàng hóa là thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc)

MẶT TRƯỚC BAO BÌ THỨC ĂN HỖN HỢP DẠNG VIÊN CHO GÀ THỊT TỪ 21-42 NGÀY TUỔI

Biểu tượng và mã số của Công ty (hình vẽ, quảng cáo) C12

Khối lượng tịnh:

MẶT SAU  BAO BÌ

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

- ẩm độ (Max%)

- Protein (Min%)

- Năng lượng trao đổi ME (Min Kcal/kg)

- Xơ thô (Max%)

- Ca (Min và Max%)

- P (Min%)

- NaCl (Min và Max%)

- Tên và hàm lượng kháng sinh hoặc dược liệu (Max mg/kg)

- Không có hoóc môn hoặc kháng hoóc môn 

Nguyên liệu: Bột ngô, Gluten ngô, khô dầu hạt cải, bột đậu tương, bột cá, bột váng sữa, bột thịt xương, dầu thực vật, bột sò, L-Lisin, sulfat đồng, sulfat sắt, cácbonat canxi, oxit mangan, axit folic, Clotetracycline...

Tên nguyên liệu đã được chiếu xạ hoặc là sản phẩm của kỹ thuật biến đổi gien (nếu có):

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Cho gà ăn tự do không cần bổ sung bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống

Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà máy:

Số đăng ký:          Số lô:

Ngày sản xuất:

Điều kiện bảo quản:

Thời hạn sử dụng:

2.  Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:

2.1 Hàng hóa là thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi xuất khẩu: ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa được ghi theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán với các thông tin thuộc nội dung bắt buộc kèm theo nhãn gốc để cung cấp cho người mua.

2.2. Hàng hóa là thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu:

- Tốt nhất là thoả thuận được với bên bán hàng để ghi bằng tiếng Việt nam trên nhãn gốc với các thông tin thuộc nội dung bắt buộc.

-  Trường hợp không thoả thuận thì phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt nam với các thông tin thuộc nội dung bắt buộc kèm theo nhãn gốc để cung cấp cho người mua.

Phần III: Tổ chức thực hiện

1. Các tổ chức và cá nhân sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón hiện đang có các loại nhãn hàng hoá được phép lưu hành và sử dụng tại Việt nam phải tự tiến hành rà soát lại việc ghi nhãn sản phẩm của mình theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 34/1999/TT-BTM  của Bộ Thương mại và hướng dẫn tại Thông tư này. Trong  trường hợp nhãn sản phẩm, bao bì cũ còn số lượng lớn cần tiếp tục lưu hành phải báo cáo và làm văn bản xin phép các cơ quan quản lý chuyên ngành theo phân cấp hiện hành về sản phẩm đó, nhưng thời gian kéo dài không được quá ngày 31 tháng 12 năm 2000.

2. Các tổ chức và cá nhân có hoạt động nhập khẩu các loại nguyên liệu và các thành phẩm về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón, các loại giống cây trồng, vật nuôi từ nước ngoài cần thông báo với nhà cung cấp về các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm hàng hoá nhập khẩu để thống nhất biện pháp thực hiện,

3. Các tổ chức và cá nhân cần thay đổi loại nhãn hàng hoá và mẫu nhãn mới phải tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định hiện hành. Việc tiến hành in nhãn mới chỉ có giá trị  khi được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành.

4. Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y, Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng và nhiệm vụ đựơc giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra và kiểm tra việc ghi nhãn hàng hoá đối với các hàng hoá được giao và 6 tháng một lần báo cáo về Bộ (Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm). Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm có trách nhiệm tổng hợp việc thực hiện ghi nhãn hàng hoá báo cáo với Bộ và phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện tốt Quyết định 178/1999/QĐ.TTg, Thông tư số 34/1999/TT, BTM của Bộ Thương mại và Thông tư này.

5. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 60 ngày kể từ ngày ký.

Những quy định trước đây về ghi nhãn hàng hoá trái với Thông tư này đều không còn hiệu lực thi hành.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc cần kịp thời cáo cáo về Bộ để sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Nơi nhận:
- VP Chính phủ (để b/c)
- Bộ Thương mại (để b/c)
Các Bộ KHCN&MT, Bộ Công nghiệp, Bộ Thủy Sản
Công báo Chính phủ
- Các đồng chí Lãnh đạo Bộ
- Các sở Nông nghiệp và PTNT
- Các tổng công ty, công ty  trực thuộc Bộ có liên quan
- Các viện và TT n/cứu KHCN
- Các Cục, Vụ
- Lưu VT, Vụ KHCN& CLSP

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
THỨ  TRƯỞNG




Ngô Thế Dân

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No: 75/2000/TT-BNN-KHCN

Hanoi , July  17, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER’S DECISION NO. 178/1999/QD-TTG OF AUGUST 30, 1999 ON LABELING DOMESTICALLY CIRCULATED GOODS AS WELL AS EXPORT AND IMPORT GOODS

In order to well implement Clause 2, Article 19, Chapter V of the Prime Ministers Decision No.178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 regarding the Regulation on labeling domestically circulated goods as well as export and import goods and the Trade Ministrys Circular N0.34/1999/TT-BTM of December 15, 1999 guiding the implementation of Decision No.178/1999/QD-TTg. Apart from implementing the general provisions on goods labeling in the above-said Decision and Circular, the Ministry of Agriculture and Rural Development hereby provides more detailed guidance on the additional specific labeling of distinct commodities of the specialized agriculture and rural development sector as follows:

Part I

LIST OF DISTINCT COMMODITIES OF THE SPECIALIZED AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT SECTOR

1. The list of distinct commodities of the specialized agriculture and rural development sector subject to goods labeling prescribed in this Circular shall include:

- Plant protection drugs;

- Veterinary drugs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Fertilizers;

- Animal breeds;

- Animal feeds and raw materials for the production thereof.

(Excluding the part for the Ministry of Aquatic Resources, defined in the Governments Decree No.86/CP of December 8, 1996 on assignment of State management responsibility for goods quality).

2. For other commodities not governed by this Circular, the provisions in Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 of the Prime Minister and guiding Circular No. 34/1999/TT-BTM of December 15, 1999 of the Trade Ministry shall be complied with.

Part II

DETAILED GUIDANCE ON GOODS LABELING CONTENTS

I. LABELING THE PLANT PROTECTION DRUGS

Plant protection drug labels include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Two-column labels;

- Three-column labels;

- Leaflet labels.

The dispositions and contents of assorted labels are stipulated in Sections A, B, C, D, E and F as follows:

A. THE CONTENTS OF ONE-COLUMN LABEL

1. The name and form of the drug (Section E, Point 1).

2. Composition:

+ Active substance

+ Solvent (if necessary) (Section E, Point 2).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Information on toxicity (Section E, Point 4.2.1).

5. Color stripe (Section E, Point 4.2.2).

6. Technical instructions on drug use and preservation (Section E, Point 4.1).

7. Instructions on avoidance of intoxication (Section E, Point 4.2.3).

8. Instructions on intoxication emergency (Section E, Point 4.2.4).

9. The names and addresses of merchants responsible for plant protection drugs (Section E, Point 6).

10. The date of manufacture, the expiry date (Section E, Point 7).

B. CONTENTS OF A TWO-COLUMN LABEL

The principal column (to the left of the label).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Composition:

+ Active substance.

+ Solvent (if necessary) (Section E, Point 2).

3. Goods quantification: The capacity or net volume of the pack calculated in kg, gr (for drugs in form of powder or grain), or liter, ml for drug in liquid form.

4. Information on the toxicity (Section E, Point 3.2.1).

5. Utility (Section E, Point 5).

6. Cautions and instructions on avoidance of intoxication (Section E, Point 4.2.3).

7. Instructions on intoxication emergency (Section E, Point 4.2.4).

8. The isolation duration (Section E, Point 4.2.3).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Color stripe (for both column) (Section E, Point 4.2.2).

9. Technical guidance on drug use (Section E, Point 4.1).

10. The names and addresses of the merchants responsible for the plant protection drugs (Section E, Point 6).

11. The date of manufacture, the expiry date (Section E, Point 7).

C. CONTENTS OF THREE-COLUMN LABEL.

The principal column (in the middle)

1. The drug name and form (Section E, point 1).

2. Composition:

+ Active substance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Goods quantification: Inscribing clearly the capacity or volume of the pack calculated in kg, gr (for drugs in form of powder or grain) or liter, ml for drug in liquid form.

4. Information on toxicity (Section E, point 4.2.1).

5. Utility (Section E, point 5).

6. Name and address of the merchant responsible for the plant protection drug (Section E, point 6).

7. The date of manufacture, the date of expiry (Section E, point 7).

Auxiliary column 1: (to the left of the principal column)

8. Technical instructions on drug use (Section E, point 4.1).

9. The isolation duration (Section E, point 4.2.3).

Auxiliary column 2: (to the right of the principal column)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Cautions and instructions on avoidance of intoxication (Section E, point 4.2.3).

11. Instructions on emergency in case of intoxication (Section E, point 4.2.4).

D. CONTENTS OF LEAFLET LABELS

When the volume of to be- passed information on drug is too great while the label area on the pack is limited and not large enough to carry the information, such information volume shall be printed on another label attached thereto, which is called the leaflet label.

When the leaflet label is used, in the principal column of the label on the pack, the following words must be printed: "Reading the attached leaflet label carefully before using the drug".

The contents of a leaflet label include:

1. The drug name and form (Section E, point 1).

2. The information on toxicity (Section E, point 4.1.1).

3. Technical instructions on drug use (Section E, point 4.1).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Instructions on emergency in case of intoxication (Section E, point 4.2.4).

6. The isolation duration (Section E, point 4.2.3).

E. DETAILED GUIDANCE

1. Drug names and forms:

- Commercial names.

- Active substance content and drug form (Vietnamese or international sign).

For example: Insecticide Padan 95SP.

Disease killer Vanicide 3 DD.

Weed killer Vidiu 80 BTN.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Active substances: Names and contents of all principal active substances in the drug (unit g/kg or %).

- Solvent: When the solvent increases the toxicity or increase the physical properties of the drug like Section F, the name and content of such solvent must be inscribed on the label.

3. Goods quantification:

The label must clearly inscribe the capacity or volume of the pack calculated in kg, gr (for drug in form of powder or grain) or liter or ml for drug in liquid form.

The inscription of this information shall comply with the circular guiding the implementation of the Trade Ministrys Decision No.34/TT-BTM of December 15, 1999.

4. Use instructions

4.1. Technical instruction on drug use:

To clearly inscribe the disease, epidemics, the use duration and method to ensure safety and highest efficiency. The use instruction must contain:

- All information needed to prevent wrong or improper use.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Not for use when it is going to rain.

+ Only use in the 2- to 5- leaf stage.

- Dose, concentration, time and method applicable to epidemics.

- Instructions on preparation for drug admixture, method of drug admixture, drug spraying method, drug preservation method, way of destroying surplus drug and packings.

- Possibility of mixing with other kinds of drug.

4.2. Instructions on safety caution.

4.2.1. Information on toxicity

- The information on the drug toxicity such as "Extremely toxic", "Highly toxic", "Dangerous", "With Care" and symbols indicating the toxicity for each kind of drug (skull and cross bones for group I drugs and the cross in slanted square for group II drugs) must be placed above the principal column in the label;

- The phrase "Keep away from children" must be placed right below the toxicity information and symbols.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The symbols indicating the toxicity and physical properties of the drug are printed within the slanted squares in prescribed colors and the symbol size is equal to 1/10 of the principal column area.

4.2.2. Color stripes

The colors of the color stripes are determined on the basis of the drug classification table of the World Health Organization (WHO).

- For group I drugs, it is the red stripe (pantone red 199-C)

- For group II drugs, it is the yellow stripe (pantone yellow- C).

- For group III drugs, it is the blue stripe (pantone blue- 239-C).

- Such stripe is placed at the bottom of the label, with the length being equal to the length of the label, the height being equal to 15% of the height of the label.

- The colors of the color stripes must be durable, non-smudgy or non-fading.

4.2.3. Warnings and instructions on avoidance of intoxication.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Intoxicated if inhaling them.

+ Intoxicated if drinking them.

+ Intoxicated if they contact skin.

+ Causing allergy to skin, eyes, respiratory system.

- When using drugs:

+ Not to inhale drugs.

+ Not to let drug contact skin, mouth, eyes and nose.

+ Not to smoke, eat, drink.

+ Using protective devices (clothing, glasses, hats, gloves, boots).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- After-use:

+ Washing hand and feet or taking a shower or bath.

+ Cleaning protective devices.

- Isolation duration:

To clearly inscribe the isolation duration for each object of use such as:

+ Not to use drug before harvest (day, week).

+ Not to treat reared animals before slaughter (day, week).

+ Hazardous (poisonous) for reared animals. Not to ranch animals in treated areas (hour, date).

+ Those who fail to wear protection devices shall not be allowed to enter the treatment areas (hours/day)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Such information must be distinctively inscribed in capital letters in order to ensure safety for the drug users.

4.2.4. Instructions on emergency in case of intoxication.

To inscribe clearly the first-aid method when intoxicated.

- What to do when the drug contacts skin or eyes.

- What to do when inhaling drug vapour.

- What to do when mistakenly drinking the drug.

- What to do when drug sticks to clothing.

- What to do if during or after the use of drug the symptoms of intoxication are detected.

- What are the symptoms of intoxication.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Drug utility:

To clearly inscribe that the drug is used to kill which disease on which inflicted objects (insecticide, disease killer or weed killer).

For example: Used for killing weeds on planted trees.

Used for killing one-year budding weed on sown rice.

Used for killing sheath blight on rice plants.

6. Names and addresses of the merchants responsible for plant protection drugs.

- Names and addresses of the producers of raw materials or active substances (to be compatible with the application for use registration and the registration permit);

- Names and addresses of the processing and supplying units;

7. The date of manufacture, the plant protection drug expiry date.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The expiry time (year).

- The use registration number;

- The KCS number;

- Other information (if any).

F. SYMBOLS INDICATING TOXICITY AND PROPERTIES OF PLANT PROTECTION DRUG

Toxicity:

- Black symbols on white background

Corrosiveness:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Explosiveness:

- Black symbol on yellow or orange background

Reaction to water (inflammable):

- Black symbol on sky blue background

Highly inflammable:

- Black symbol on half white background and half red background

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Inflammable:

- Black symbol on red background.

- Black symbol on white background with red stripes

Oxidativeness:

- Black symbol on yellow or orange background.

II. LABELING VETERINARY DRUGS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. Label of raw materials for veterinary drug production.

1.2. Label of finished products.

The finished product labels include the following types:

1.2.1. Direct label is the label containing necessary and major information printed on the smallest packing units of the product (on medicinal tablets, tabloids, ampoules, packs, bottles.);

1.2.2. Indirect label is the label stuck or printed on or attached to a packing which contains a certain quantity of smallest packing units (on boxes of medicinal tablets, tabloids, ampoules, bottles);

1.2.3. Preservation and transport label is the label printed or stuck on casks, trunks or bales in the course of preservation and transportation.

2. The provisions on labeling veterinary drugs:

2.1. Compulsory contents on veterinary drug label include:

2.1.1. The drug appellations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.3. The packing specification: Clearly inscribing the volume, amount, quantity in a packing unit.

2.1.4. Composition: Inscribing the names of raw materials, auxiliary materials being the components of the products; the content or percentage of active substances.

2.1.5. Utility: Inscribing clearly the effect of drugs.

- Principal effect.

- Side effects.

2.1.6. The use instructions include:

- Animal species on which the drug shall be used.

- Drug conducting channels (underskin injection, intradermal injection, muscular injection, venous injection, oral drops, mixture with feed, bathing, drug application or rubbing, or other particular drug channels).

- Dose and therapeutic process.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Necessary cautions when drug is used.

2.1.7. The numerals inscribed on a label include:

- The registration number (manufacture or import)

- The manufacture lot number.

- The expiry date.

2.1.8. Instructions on preservation conditions.

2.1.9. The inscription "For veterinary use only".

2.1.10. The time of drug use cessation when necessary.

2.2. The veterinary drug labels that must be fully inscribed with the compulsory contents include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.2. Direct labels on smallest packing units of the product with area large enough for containing all the information volume prescribed at 2.1.

2.3. The veterinary drug labels that need not to be fully inscribed with compulsory contents include:

2.3.1. Direct labels on medicinal tablets, tabloids, ampoules, small pots or on the smallest packing units of the product with area not enough for containing all information as prescribed;

2.3.2. Preservation and transportation labels need to be inscribed only with the full name of the product, content, percentage, packing specification of the product, the quantity of small packs inside, the numerals to be inscribed on the labels as stated at Item 2.1.7, the name and address of the manufacturer.

2.4. Particular symbols of poisonous materials or poison labels:

2.4.1. For poisonous raw materials of Table A: The label frame is black, in the upper right corner there is a white circle with words "Poison A" in black, in the upper left corner, there is a white-background circle carrying the symbol of "a skull placed above two crossbones", with the radius being equal to 1/6 of the short side of the label.

2.4.2. For poisonous raw materials of Table B: The label frame is red, in the left corner there is a white-background circle carrying the words "Poison B" in red. The circle has the radius being equal to 1/6 of the short side of the label.

2.4.3. For assorted finished product labels of poisons (On intermediate labels and preservation and transportation labels, the inscription "Not use in excess of prescribed dose" must be boldly printed).

- Black color for poisons of Table A.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.4. For drug to be applied to skin, there must be another bold inscription "For use on skin only".

2.5. Other necessary instructions for finished product labels of veterinary drugs:

2.5.1. Names of home-made drugs shall be inscribed in Vietnamese or international names, Roman names, scientific names, original names, proprietary medicine names. Where the drug names are inscribed in proprietary medicine names, the common names of the drugs must be additionally inscribed immediately under the proprietary medicine names with letters sizing 2/3 of the proprietary medicine names.

2.5.2. The drug formula or composition; drug form and packing specification shall be inscribed in strict accordance with the registered dossiers already approved.

2.5.3. Registration number: inscribed according to the registration number granted by the Veterinary Department.

2.5.4. The words "For veterinary use only" shall be inscribed in a place easily to be spotted on the label.

2.6. Labels of export veterinary drugs: Designed with contents at the requests of the importing countries.

III. LABELING CULTIVARS:

1. The agricultural cultivars and the forest plant varieties (called cultivars for short) domestically manufactured or exported and/or imported by organizations and individuals licensed to manufacture and trade in plant varieties, when being circulated, traded on the markets, must bear labels and the labeling of cultivars shall comply with the Regulation on goods labeling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For cultivars contained in packs, their labels must be fully inscribed with the compulsory contents under the Regulation (the goods appellation, the name and address of merchant responsible for the goods, the goods quantification, composition, major quality norms, date of manufacture, expiry date, preservation duration, preservation instructions, use instruction and goods origin).

For cultivars without packs, at least the name of the varieties, the date of manufacture, the name and address of the unit which produces or import such varieties must be inscribed on the labels. Other compulsory contents shall be inscribed in a document enclosed with the varieties when they are sold to the buyers.

3. The compulsory contents

3.1. The names of the cultivars

3.1.1. The name of the ordinary plant variety must be inscribed with the name of the plant family and the name of the cultivar.

For example:

Family name

Variety name

- Rice

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Corn

Q5; TSB2

3.1.2. For cultivars with hybridization superiority, genetic modification, tissue culture, layering, grafting, etc., such characteristics shall be inscribed in front of the variety names.

For example:

Family name

Characteristics

Variety name

- Rice

3- generation hybrid

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Corn

single hybrid

CP-DK888

- Cotton

hybrid

LRA.5166

3.1.3. For the name of the forest cultivar, it must be inscribed with the name of the family, the name of the species and the name of the variety.

3.2. The name and address of the merchant responsible for the varieties and the names and addresses of organizations and/or individuals that produce the cultivars.

If they are imported cultivars, the names and addresses of the importing organizations and/or individuals shall be inscribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For plant seeds, tubers and strains, which can be measured in volume, the variety volume shall be inscribed in kilogram (kg), gram (g) or miligram (mg).

- For other cultivars, the goods quantity is calculated in number of branches, saplings, cuttings, fruits. For example: 100 branches; 100 cuttings.

3.4. Major quality norms

3.4.1. For varieties with their grades and quality criteria being prescribed, the variety grades and all quality criteria must be inscribed together with their code numbers on the goods labels.

3.4.2. For varieties without grading, only the quality criteria shall be inscribed for each kind of variety.

3.4.3. For varieties without the States prescription of quality criteria, the quality criteria announced by producing organizations or individuals shall be inscribed.

3.5. Date of manufacture:

Date of manufacture: For plants with seeds, tubers or fruits gathered for use as strains, the day, month and year shall be inscribed. For plants produced by clonal methods (grafting, layering, budding), the day, month and year shall be inscribed.

3.6. Instructions on preservation and use:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Use instructions: To inscribe clearly the planting season, major technical methods of production, attentions when carrying out the production. For imported cultivars, the importing merchants shall have to provide instructions on use suitable to the climatic and soil conditions of each ecological region for the plants to be grown.

The use instructions and preservation instructions can be made into a separate document attached to the varieties supplied to the buyers.

3.7. Origins of cultivars

For cultivars imported for use in Vietnam, the importers shall inscribe the above-mentioned compulsory contents together with the names of countries producing such cultivars.

For export cultivars: The goods labels shall be inscribed with the above contents or the contents requested by the importing countries.

IV. LABELING FERTILIZERS

1. Fertilizer appellation:

Where fertilizers bear no names prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of Article 6 of Decision No.178/1999/QD-TTg, the fertilizer appellation shall be the name on the list of assorted fertilizers allowed for use and circulation in Vietnam, which is announced by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- For special-use fertilizers, their names shall be inscribed before inscribing the names of specific fertilizers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Type of fertilizer: Leaf fertilizer

Name of fertilizer: Komix- Rc

2. The name and address of the merchant responsible for the fertilizers: Inscribing the names and addresses of establishments producing such fertilizers.

For imported fertilizers, the names and addressed of the organizations or individuals importing such fertilizers shall be inscribed.

3. Quantification of fertilizers: Inscribing the quantity or volume of fertilizers contained in packs, which is calculated in kg, g, mg or liter or ml.

4. Composition and quality criteria of fertilizers

- The composition and quality criteria of fertilizers shall be inscribed in symbols of nutrients in the fertilizers and each nutrients content calculated in %, gram/liter; ppm or CPU/g (ml).

- For microbiological fertilizers: Inscribing the type of microorganism and volume thereof in the fertilizers.

5. Date of manufacture, expiry date, preservation duration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For fertilizers which can only be used or preserved within a given period of time, the expiry date and the preservation duration shall be inscribed.

- For some kinds of imported fertilizers the producing countries fail to inscribe the date of manufacture, this may not be inscribed in the goods labels in Vietnamese.

6. Preservation instructions, use instructions.

- Use instructions: Inscribing clearly the fertilizer is used for which kind of plant, the fertilizers utility, using method and use duration applied specifically for each kind of plant.

- For fertilizers which need special attentions to ensure the quality, raise the efficiency, avoid hazards caused to plants and environment, such special attentions shall be specifically inscribed.

- Instructions on preservation, conditions therefor.

- Preservation instructions and use instructions may be inscribed into a separate document attached to the fertilizers supplied to the buyers.

7. Inscribing the goods origins

For imported fertilizers, the names of countries producing such fertilizers must be inscribed on the fertilizers labels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The scope of application shall cover all breed animals, breeding eggs, breeding sperms and germs produced at breeding establishments and farms licensed to produce and trade them in the country or import them, of all economic sectors (State-run, collective, private), which are sold on the market.

When being sold on the market, the breeds must have labels and documents fully inscribed with the following contents:

1. The name of the domesticated animal breed:

1.1. The name of the pure animal breed must be inscribed with the name of the species first, then the name of the breed.

Example:

Species name

Breed name

Pig

Mong cai, Thuoc nhieu

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Ri chicken, Mia chicken, Ho chicken

Duck

Co duck, Bau duck

1.2. For hybrids, the name of the animal species, form of hybridization or cross-breeding:

Example:

Species name

Hybridization form

Breed name

Pig

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Hybrid pig F1

 

 

Dai bach x Mong Cai

Duck

2 hybridization

Bach Tuyet duck

For breeding animals crossbred from many breeds, a number of main hybridized raw materials taken from other breeds to create such breeding animals must be clearly inscribed.

1.3. Inscribing clearly the full names and addresses of the producers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Goods quantification:

Units for quantification of breeding animals shall be animal, of germs shall be germ, of breeding eggs shall be egg, of sperms shall be sperm dose.

3. Inscribing main quality criteria

3.1. Breed grade: Great grandparents, grandparents or parents.

Example: Chicken breed ISA MPK of grandparent generation, chicken 882 of parent generation, great grandparent pig thorough breed

- Breed quality norms:

Clearly inscribing some major norms on yield, quality, characteristics.

Example: For poultry breeds producing eggs: Egg output/year.

For poultry breeds producing flesh: The volume achieved per a time unit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For swine: The fertility yield: The number of piglets/litter, the number of litters/year.

3.2. For domesticated animal breeds with their quality norms not yet prescribed, the quality norms announced by the producers shall be inscribed.

4. Date of production, expiry date, preservation duration:

For breeding sperms, germs, eggs, the date of production and the expiry date shall be clearly inscribed.

5. Preservation and use instructions:

Inscribing clearly the preservation requirements, concrete instructions on all conditions to ensure quality and on use, which may be inscribed in guiding documents.

Example: The sperms of thoroughbred Duroc pig are preserved at 18-20oC.

6. Origins of animal breeds:

- For animal breeds imported from foreign countries, the origins, quality and grade of the breeds must be clearly inscribed and accompanied with quarantine certificates issued by the veterinary offices according to the current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VI. LABELING GOODS BEING ANIMAL FEEDS, RAW MATERIALS FOR THE PRODUCTION THEREOF:

Subjects of implementation: organizations and individuals that produce, trade in and/or import animal feeds and raw materials for their production by industrial methods, or serve the feed processing industry on the list announced by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

1. For goods produced in Vietnam:

1.1. The goods appellation:

The names of goods being animal feeds are specifically inscribed on the basis of the utility of the goods as well as the subjects and growth duration of the reared animals using such feeds.

Example:

- Compound feeds for porker weighing of 30 - 60 kg.

- Mineral-added feeds for chicken.

1.2. Composition:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2.2. If one of the raw materials has already been radiated or is the product of genetic techniques, it must be inscribed in the goods labels according to the international provisions announced by Vietnam for application.

1.3. Major quality norms:

- The goods quality norms which must be inscribed on animal feed labels include:

1.3.1. For goods being compound and complete feeds and condensed feeds:

- Humidity (Max %);

- Protein (Min %);

- Exchanged calory ME (Min Kcal/kg);

- Crude fiber (Max %);

- Ca (Min and Max %);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- NaCl (Min and Max %);

- Name and content of antibiotics or pharmaceuticals (Max mg/kg).

1.3.2. For goods being feed raw materials, feeds added with vitamins, minerals or additives:

- The contents of basic elements decisive to the use value of goods (Max for minerals, Min for vitamins).

- The names and contents of antibiotics or pharmaceuticals (Max mg/kg).

1.4. Use and preservation instructions:

- For goods being complete compound feeds, condensed feeds, feeds added with minerals or additives, their labels must be inscribed with the use instructions, preservation instructions, cautions against harms if the goods are used improperly. If the goods contains antibiotics, the time of ceasing the feeding before slaughter must be inscribed together with other necessary information.

- Where goods labels are not large enough for inscribing the contents of use and preservation instructions, such contents shall be guided and explained in a document attached to the goods for supply to the users.

Example:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

The front side of the packing

COMPOUND FEED IN GRANULE FORM FOR FLESH CHICKEN OF 21-42 DAYS OF AGE

Symbol and code of company (drawing, advertisement)

C12

Net weight:

The back side of the packing

NUTRIENT COMPOSITION

- Humidity (Max %);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Exchanged calory ME (Min Kcal/kg);

- Crude fiber (Max %);

- Ca (Min and Max %);

- P (Min%);

- NaCl (Min and Max %);

- Names and contents of antibiotics of pharmaceuticals (Max mg/kg).

- No hormone or anti-hormone.

RAW MATERIALS: Corn flour, corn gluten, cabbage seed oil-cake, soya bean powder, fish powder, milk cream powder, bone meat flour, vegetable oil, shell powder, L-Lisin, copper sulphate, ferroussul-phate, calcium carbonate, manganese oxide, folic acid, chlotetracycline.

Names of radiated raw materials or products of genetic techniques (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Feeding chicken freely without adding any other kind of feed beside drinking water

Name, address, telephone number of the factory;

Registration number: Lot number:

Date of manufacture:

Preservation conditions:

Expiry date:

2. For export, import goods:

2.1. Goods being export animal feeds, raw materials for feed production: The language on goods labels shall be inscribed according to sale-purchase contracts with information in the compulsory contents, enclosed with the original labels for supply to the buyers.

2.2. Goods being import animal feeds, raw materials for feed production:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of failure to reach agreement, there must be auxiliary labels in Vietnamese language containing information in the compulsory contents for supply to the buyers.

Part III

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Organizations and individuals producing and/or trading in plant protection drugs, veterinary drugs, animal feeds and/or fertilizers with assorted goods labels being permitted for circulation and use in Vietnam shall have to revise by themselves the labeling of their products according to the Prime Ministers Decision No. 178/1999/QD-TTg, the Trade Ministrys Circular No. 34/1999/TT-BTM and the guidance in this Circular. Where the old product labels and packing still exist in great volumes which should continue to be circulated, the concerned organizations or individuals shall have to report such to and ask for the permission from, the specialized management agencies currently assigned to manage such products, but the extended time must not go beyond December 31, 2000.

2. Organizations and individuals importing raw materials and finished products regarding plant protection drugs, veterinary drugs, animal feeds, fertilizers, cultivars and animal breeds from foreign countries should notify the contents to be compulsorily inscribed on the labels of import goods for reaching agreement on implementation measures.

3. Organizations and individuals wishing to change their goods labels shall have to register the new label samples with the specialized management agencies according to current regulations. The printing of new labels is valid only when it is permitted by the specialized management agencies.

4. The Plant Protection Department, the Veterinary Department, the Agricultural and Forestry Promotion Department, the Agriculture and Rural Development Services of the provinces and centrally-run cities shall have to organize, inspect and examine the labeling of assigned goods and biannually report to the Ministry (the Department for Science, Technology and Product Quality) the situation thereon. The Department for Science, Technology and Product Quality shall have to sum up the labeling of goods for report to the Ministry and coordinate with the concerned units in implementation of Decision No. 178/1999/QD-TTg, Circular No. 34/1999/TT-BTM of the Trade Ministry and this Circular.

5. This Circular takes effect 60 days after its signing.

The previous provisions on goods labeling, which are contrary to this Circular, shall all cease to be effective.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Ngo The Dan

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/07/2000 hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.625

DMCA.com Protection Status
IP: 35.170.81.33
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!