BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 44-TC/TCT/CS
|
Hà Nội, ngày 13
tháng 8 năm 1991
|
THÔNG
TƯ
SỐ 44-TC/TCT/CS NGÀY 13-8-1991 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH
SỐ 96-HĐBT NGÀY 05-04-1991 VỀ KHUYẾN KHÍCH SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU VÀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU
Căn cứ các Luật thuế, căn cứ
nội dung bản quy định về khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và quản lý hoạt động
xuất nhập khẩu, ban hành kèm theo Quyết định số 96-HĐBT ngày 5-4-1991 của Hội đồng
Bộ trưởng, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện những quy định về thuế, như sau:
I- ĐỐI VỚI
CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU:
1. Căn cứ Điều 2 của Luật thuế
doanh thu và Điều 2 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, các cơ sở sản xuất hàng
hoá để xuất khẩu thì không phải nộp thuế doanh thu; nếu sản xuất các mặt hàng
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt dùng để xuất thì cũng không phải nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt.
Sản xuất hàng hoá để xuất khẩu
không phải nộp thuế theo quy định trên, bao gồm:
- Cơ sở sản xuất trực tiếp xuất
khẩu những hàng hoá do mình sản xuất ra, hoặc uỷ thác cho 1 đơn vị khác xuất khẩu
hộ.
- Trực tiếp bán hàng hoá do mình
sản xuất cho đơn vị xuất nhập khẩu của quốc doanh theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Đơn vị xuất nhập khẩu của quốc doanh thu mua hàng chưa có thuế doanh thu (hoặc
thuế tiêu thụ đặc biệt) nếu không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nội địa thì ngoài
việc phải nộp các loại thuế về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình còn
phải nộp thêm thuế doanh thu (hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt) thay cho cơ sở sản
xuất (tính trên giá khi thu mua).
+ Cơ sở sản xuất hàng hoá để xuất
khẩu nhưng đem tiêu thụ trong nội địa thì phải nộp thuế doanh thu theo qui định
của Luật thuế doanh thu, nếu là hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì
phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Theo điểm 1, mục I của bản
qui định về khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và quản lý hoạt động xuất nhập
khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 96-HĐBT ngày 5-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng,
cơ sở sản xuất mặt hàng quan trọng thiết yếu cần khuyến khích để thay thế hàng
nhập khẩu (theo bản danh mục của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước công bố trong từng thời
kì) thì được miễn thuế doanh thu. Không miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các
mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
3. Căn cứ vào điều 22 của Luật
thuế lợi tức, các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất các mặt hàng thay
thế hàng nhập khẩu (theo bảng danh mục mặt hàng của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
công bố). Nếu có phương án đầu tư và dùng lợi nhuận thu được về hoạt động kinh
doanh của mình để tái đầu tư, thì được giảm thuế lợi tức. Tỷ lệ thuế lợi tức được
giảm bằng tỷ lệ số lợi nhuận đã chi về tái đầu tư so với tổng số lợi tức chịu
thuế trong kỳ kinh doanh. Nhưng mức giảm tối đa không quá 50% số thuế lợi tức
phải nộp trong năm. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế đối với cơ sở sản
xuất kinh doanh có trách nhiệm xem xét giảm thuế lợi tức cho từng trường hợp cụ
thể.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư khai hoang
phục hoá ruộng, đất, mặt nước... để xây dựng các vùng chuyên canh nuôi trồng
các loại cây, con, kể cả các loại đặc sản để xuất khẩu, được xét giảm, miễn thuế
như sau:
- Được miễn thuế nông nghiệp
theo Pháp lệnh thuế nông nghiệp, nếu là ruộng, đất, mặt nước khai hoang, phục
hoá dùng vào sản xuất nông nghiệp thuộc diện chịu thuế nông nghiệp.
- Đối với đất xây dựng các trạm
trại chăn nuôi gia súc, gia cầm để xuất khẩu thì được miễn thuế doanh thu đối với
số gia súc, gia cầm dùng để xuất khẩu, theo nội dung như đã hướng dẫn ở điểm 1
nói trên.
Nếu là các trạm, trại chăn nuôi
các đàn giống gốc (tạo giống mới hoặc thuần hoá giống mới) thì cũng được miễn
thuế doanh thu cho phần doanh thu bán các con giống cho các cơ sở chăn nuôi
khác.
5. Đối với các cơ sở gia công
hàng xuất khẩu:
a) Cơ sở sản xuất trực tiếp làm
gia công cho nước ngoài theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, được xét miễn thuế như
sau:
- Nguyên vật liệu của khách hàng
nước ngoài nhập khẩu về để gia công thành sản phẩm hàng hoá cho nước ngoài rồi
xuất khẩu, thì được miễn thuế nhập khẩu (theo điểm 2d điều 8 của Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch và theo Quyết định số 126 ngày 19 tháng 4
năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Khi xuất khẩu được miễn nộp thuế doanh thu
trên tiền gia công hàng xuất khẩu (theo điểm 3 điều 2 của Luật thuế doanh thu).
- Nguyên vật liệu nhập khẩu của
một nước khác về để gia công thành sản phẩm hàng hoá cho khách hàng của một nước
khác thì khi xuất khẩu (giao hàng cho nước ngoài) được miễn nộp thuế doanh thu
trên tiền gia công hàng xuất khẩu (theo điểm 3 điều 2 của Luật thuế doanh thu)
và được xét lại 100% số thuế nhập khẩu đã nộp cho số nguyên vật liệu nhập khẩu
tương ứng với số lượng hàng hoá thực tế đã xuất khẩu đó, nếu có chứng từ chứng
minh là đã nộp đủ thuế nhập khẩu cho số nguyên, vật liệu này (theo điều 2 Quyết
định số 126-HĐBT ngày 19 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng), thủ tục xét
hoàn lại thuế nhập khẩu, thực hiện theo Thông tư số 34-TC/ TCT ngày 31- 5- 1991
của Bộ Tài chính.
b) Cơ sở sản xuất nhận gia công
sản phẩm cho đơn vị kinh tế xuất khẩu:
Cơ sở sản xuất nhận gia công sản
phẩm cho đơn vị kinh tế xuất nhập khẩu của quốc doanh theo hợp đồng kinh tế đã
ký kết, thì được miễn nộp thuế doanh thu trên số tiền làm gia công (theo điểm 3
điều 2 của Luật thuế doanh thu). Đơn vị kinh tế xuất nhập khẩu của quốc doanh,
sau khi nhận được số sản phẩm gia công này nếu không xuất nhập khẩu mà tiêu thụ
trong nội địa thì ngoài việc nộp các loại thuế về hoạt động kinh doanh của
mình, còn phải nộp thêm thuế doanh thu tính trên số tiền gia công số sản phẩm
đó.
c) Đối với các xí nghiệp có vốn
nước ngoài đầu tư, có hợp đồng hợp tác kinh doanh sản xuất hàng xuất khẩu thì
việc thu thuế thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài Chính (có văn bản riêng).
II- ĐỐI VỚI
CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.
1. Việc giảm hoặc miễn thuế xuất
khẩu đối với từng mặt hàng được phép xuất khẩu và việc hoàn lại số thuế nhập khẩu
đã nộp cho các loại nguyên liệu, hàng hoá nhập khẩu khi tái xuất khẩu, thực hiện
theo Quyết định số 126-HĐBT ngày 19-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư
hướng dẫn số 34- TC/TCT ngày 31-5-1991 của Bộ Tài chính.
2. Đối với những mặt hàng nông,
lâm, thuỷ, hải sản sản xuất ở nước ta xuất sang Lào và Căm-pu-chia và những mặt
hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản sản xuất tại hai nước bạn nhập vào nước ta, thì
được xét miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu cho các tổ chức kinh tế quốc
doanh của hai nước khi xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng có ghi trong danh mục
do Bộ Thương nghiệp công bố cụ thể trong từng thời kỳ.
3. Đối với các loại sản phẩm khó
xuất khẩu như hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, hàng công nghiệp tiêu dùng,
được xuất khẩu theo phương thức đổi hàng sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập
khẩu tối thiểu đối với những lô hàng được phép nhập khẩu mậu dịch để đổi hàng.
Danh mục cụ thể những mặt hàng khó xuất khẩu và những mặt hàng nhập khẩu (để đổi
hàng) được hưởng thuế suất tối thiểu, do Bộ Thương nghiệp công bố từng thời kỳ.
Điều kiện để được hưởng quy định này như sau:
- Phải có hợp đồng đổi hàng giữa
tổ chức kinh tế của Việt Nam với bên nước ngoài ghi rõ tên mặt hàng, số lượng,
chủng loại các mặt hàng xuất, các mặt hàng nhập.
- Có giấy phép của Bộ Thương
nghiệp cho phép xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng đó.
- Mặt hàng xuất đổi trong hợp đồng
đổi hàng là mặt hàng thuộc loại khó xuất khẩu, được Bộ Thương nghiệp xác nhận
trong từng thời kỳ.
III- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1991. Đến ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, những
trường hợp thu nộp các loại thuế có liên quan phát sinh trước đó mà chưa giải
quyết thì cũng được áp dụng theo nội dung Thông tư này.
Quá trình thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc, đề nghị các địa phương, các ngành kịp thời phản ảnh về Bộ Tài
chính để hướng dẫn bổ sung.