BỘ
THỦY LỢI VÀ ĐIỆN LỰC
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
36-TLĐL/VT
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 11 năm 1960
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TẠM THỜI NGUYÊN TẮC MUA BÁN VÀ THANH TOÁN TIỀN HÀNG VỚI CỤC VẬT TƯ
BỘ THUỶ LỢI VÀ ĐIỆN LỰC
Trong thời gian gần đây, việc
cung cấp vật tư, máy móc có nhiều tiến bộ trong bước đầu thực hiện cấp phát
theo kế hoạch, nhưng vẫn còn tinh trạng có đơn vị yêu cầu cung cấp vật tư máy
móc mà không có kế hoạch trước, không ký hợp đồng, gây ra tình trạng bị động,
làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch cung cấp.
Việc thanh toán tiền mua hàng
còn chậm trễ, ứ đọng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn và thu hồi vốn của Nhà
nước.
Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất, việc cung cấp phải đi vào nề nếp, có kế hoạch hoạch cụ thể, sít sao để thực
hiện tốt kế hoạch vật tư, bảo đảm cung cấp đầy đủ số và đúng thời hạn cho các
yêu cầu của xây dựng cơ bản, đồng thời bảo đảm bước đầu đi vào hạch toán kinh
daonh, để sử dụng tốt vốn Nhà nước giao cho.
Căn cứ vào Nghị định số 004-TTg
ngày 04/01/1960 của Phủ Thủ tướng và Thông tư số 1772-TLĐL ngày 13/10/1960 của
Bộ về chế độ ký hợp đồng kinh tế Nhà nước, và thông tư của Thủ tướng Chính phủ
số 215-TTg ngày 22/9/1960 về việc chuyển các tổ chức cung tiêu thành xí nghiệp
kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế, Bộ tạm thời quy định một số nguyên tắc
sau đây về việc mua bán hàng và thanh toán tiêu hàng để đưa việc cung cấp đi
vào nề nếp, bước đầu thực hiện hạch toán kinh doanh.
I. NGUYÊN TẮC
CHUNG
1. Cung cấp vật tư máy móc phải
có kế hoạch đã được duyệt, ký hợp đồng trước, và thanh toán xong mới nhận hàng.
2. Cục vật tư chỉ đảm nhiệm cung
cấp những loại vật tư và máy móc chủ yếu theo kế hoạch đã được duyệt sau khi đã
ký kết hợp đồng với các đơn vị trực thuộc Bộ, các công trường kiến thiết cơ bản
do qũy Trung ương đài thọ mà Bộ trực tiếp thi công hoặc giao cho địa phương thi
công.
3. Cục sẽ giúp đỡ hướng dẫn cách
thức mua sắm, nguồn hàng, giá cả cho các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở, Ty, công
trường xây dựng cơ bản của Trung ương cũng như của địa phương muốn mua sắm các
loại hàng mà Bộ không trực tiếp quản lý.
4. Trường hợp đột xuất không có
kế hoạch, không ký hợp đồng mà được sự đồng ý của Bộ, Cục Vật tư sẽ giải
quyết theo khả năng có thể được và đơn vị mua hàng cũng phải theo nguyên tắc ký
hợp đồng và trả tiền trước lấy hàng sau.
II. NGUYÊN TẮC
CỤ THỂ
a) Lập kế hoạch và xét duyệt kế
hoạch.
1. Đối với các đơn vị trực thuộc
Bộ, và các công trình thuộc ngân sách Trung ương đài thọ.
Các đơn vị yêu cầu cấp vật tư
máy móc, căn cứ vào đề án thiết kế đã được Bộ duyệt, lập kế hoạch dự trù vật tư
máy móc gửi lên Vụ Kế hoạch Bộ theo thời gian đã quy định chung. Sau khi đã được
Bộ và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước duyệt, phải trực tiếp ký hợp đồng với Cục vật
tư.
2. Đối với các công trình địa
phương do qũy địa phương đài thọ hoặc Trung ương ương trợ cấp một phần:
Đối với các công trình này, việc
cung cấp vật tư máy móc chủ yếu là do địa phương chịu trách nhiệm, phải làm kế
hoạch dự trù gửi Ủy ban Kế hoạch tỉnh. Sau khi đã được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
duyệt thì sẽ trực tiếp ký hợp đồng với các Công ty địa phương.
Trường hợp Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước giao cho Bộ phụ trách quản lý phân phối một số vật tư máy móc nào cho địa
phương thì Cục vật tư sẽ có công văn báo cho địa phương biết để lên ký hợp đồng.
Trường hợp đặc biệt có một số vật
tư máy móc chính mà địa phương không thể giải quyết được thì Cục vật tư có thể
giúp đỡ cho địa phương theo khả năng sẵn có và việc cung cấp phải theo những
nguyên tắc chung nói trên.
b) Ký hợp đồng.
Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ,
các công trình có ngân sách Trung ương đài thọ, do Bộ trực tiếp thi công hoặc bộ
giao cho địa phương phụ trách, các trường hợp đặc biệt của các địa phương mà Cục
đã đồng ý giải quyết thì các đơn vị chịu trách nhiệm phải ký hợp đồng với Cục Vật
tư (các điều khoản về hợp đồng đã ghi trong bản chế độ hợp đồng).
Thời gian ký hợp đồng ít nhất là
trước một qúy đối với các loại vật tư trong nước như: gạch, gỗ, ngói, ciment,
trước 6 tháng đối với các loại vật tư ngoài nước như: đồng, chì, gang, thép, sắt.
c) Điều kiện và thể thức thanh
toán:
1. Đối với các đơn vị sử dụng vốn
kiến thiết cơ bản Trung ương (đại thủy nông, Học viện, Thủy điện…) các đơn vị
hành chính và sự nghiệp trực thuộc Bộ (Văn phòng, trường sơ cấp…) thì thi hành
quy định tạm thời kể từ nay cũng phải trực tiếp thanh toán xong rồi mới được nhận
hàng.
2. Đối với các đơn vị trực thuộc
Bộ nhưng đã được Bộ cấp kinh phí riêng, hoặc cấp vốn lưu động (xưởng cơ khí, đội
công trình, khảo sát, thủy văn,…) các địa phương, hoặc cơ quan ngoài Bộ thì phải
thanh toán tiền hàng xong mới được nhận hàng.
Trường hợp các đơn vị ở xa chưa
biết rõ giá hàng thì phải chuyển trước một số tiền tạm ứng vào tài khoản của Cục
Vật tư thì mới được nhận hàng tài khoản 15.41.196 ở Ngân hàng Nhà nước Hà
Nội.
Trong hoàn cảnh đặc biệt, nếu được
Cục Vật tư đồng ý cấp hàng trước rồi trả tiền sau, thì đơn vị nhận hàng xong,
sau 5 ngày chưa thanh toán thì phải chịu thêm một khoản lãi theo như tỷ lệ lãi
của Ngân hàng.
d) Thời gian thi hành.
Những quy định trên sẽ bắt đầu
thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1961.
Trong khi thực hiện quy định
này, các đơn vị gặp vấn đề gì khó khăn trở ngại thì phản ánh về Bộ.
Chú ý:
Để chuẩn bị tốt cho việc thực hiện
các quy định trên, từ nay đến cuối năm 1960 các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở,
Ty, công trường cần thanh toán hết khoản nợ cũ về việc mua nguyên liệu máy móc
của Cục Vật tư từ trước tới nay.
Vụ Tài vụ sẽ giải quyết xong tất
cả các trường hợp cấp hiện vật cho các công trình kiến thiết cơ bản do qũy
Trung ương đài thọ, các xí nghiệp thuộc Bộ, mà cho tới nay chưa có hạn mức cấp
phát hiện vật.
Việc thanh toán dứt khoát các nợ
cũ từ nay đến cuối năm là một điều kiện rất cần thiết cho việc thực hiện tốt kế
hoạch cung cấp sau này bảo đảm bước đầu đi vào hạch toán kinh doanh được thuận
lợi.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ THỦY LỢI VÀ ĐIỆN LỰC
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Như Quỳ
|