BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 35/2015/TT-BCT
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 10 năm 2015
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6
năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng
02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng
02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng
12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn
và Môi trường công nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định
về bảo vệ môi trường ngành Công Thương.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về bảo vệ môi trường ngành
Công Thương trong việc lập, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án,
dự án; trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chế độ kiểm tra, báo cáo và trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ngành Công Thương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân
có hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và các tổ chức, cá nhân khác có
liên quan.
Chương II
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
LẬP CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
Điều 3. Lập báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược
1. Hàng năm, Vụ Kế hoạch có trách nhiệm tổng hợp,
báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương phê duyệt danh mục các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (sau đây
gọi là báo cáo ĐMC).
2. Trên cơ sở danh mục đã được phê duyệt, đơn vị được
giao chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Công
Thương (sau đây gọi là đơn vị chủ trì) xây dựng đề cương và dự toán kinh phí lập
báo cáo ĐMC trình Lãnh đạo Bộ Công Thương phê duyệt.
3. Đơn vị chủ trì có trách nhiệm xây dựng báo cáo
ĐMC theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày
14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường,
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ
môi trường (sau đây gọi là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) trong quá trình xây dựng
hoặc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Công Thương, đồng
thời, gửi xin ý kiến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Kế hoạch
và các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với báo cáo ĐMC trước khi gửi thẩm định
theo quy định.
4. Hình thức và nội dung báo cáo ĐMC theo quy định
tại Phụ lục 1.2 và 1.3 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29
tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi
là Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT).
Điều 4. Thẩm định, phê duyệt
báo cáo ĐMC
1. Đơn vị chủ trì lập Hồ sơ đề nghị thẩm định báo
cáo ĐMC theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo Khoản
1 Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường để tổ chức thẩm định.
Việc tổ chức thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP và Chương V Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT.
2. Đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Bộ Công Thương, đơn vị chủ trì có trách nhiệm lập Hồ sơ đề
nghị thẩm định báo cáo ĐMC gửi Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tổ
chức thẩm định, báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch. Trình tự như sau:
a) Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm
tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC;
b) Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ
ngày kết thúc cuộc họp Hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn
bản về kết quả thẩm định cho đơn vị chủ trì;
c) Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định, đơn vị chủ trì có trách
nhiệm hoàn thiện báo cáo ĐMC theo ý kiến thẩm định, tích hợp kết quả thực hiện
ĐMC vào dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ
báo cáo ĐMC theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT.
Điều 5. Kinh phí lập, thẩm định
báo cáo ĐMC
1. Kinh phí lập báo cáo ĐMC được bố trí trong kinh
phí xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo đảm từ
nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế và các nguồn khác nếu có.
2. Kinh phí cho hoạt động thẩm định báo cáo ĐMC được
bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Chương III
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 6. Lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Chủ dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp
quy định tại Khoản 5 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường và Phụ
lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có trách nhiệm lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi là báo cáo ĐTM) theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Việc lập báo cáo ĐTM phải
thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
Hình thức và nội dung báo cáo ĐTM theo quy định tại
Phụ lục 2.2 và 2.3 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.
2. Chủ dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường có trách nhiệm đăng ký Kế hoạch
bảo vệ môi trường theo Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
và Điều 33 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT trong giai đoạn chuẩn
bị đầu tư.
Hình thức và nội dung Kế hoạch bảo vệ môi trường
theo quy định tại Phụ lục 5.4, 5.5 và 5.6 ban hành kèm theo Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT.
Điều 7. Thẩm định, phê duyệt
báo cáo ĐTM
1. Chủ dự án có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo ĐTM
theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT trình
cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định
số 18/2015/NĐ-CP để tổ chức thẩm định, phê duyệt.
Việc thẩm định báo cáo ĐTM được tiến hành thông qua
Hội đồng thẩm định và tổ chức hoạt động thẩm định theo quy định tại Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT.
2. Cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản cho Chủ
dự án để nộp phí thẩm định báo cáo ĐTM theo Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29
tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý
sử dụng phí thẩm định ĐTM hoặc quy định khác có liên quan.
3. Sau khi nhận được thông báo kết quả thẩm định,
Chủ dự án tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo ĐTM và gửi về cơ quan thẩm định
để xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê
duyệt đầu tư của Bộ Công Thương nhưng không thuộc danh mục các dự án quy định tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, Chủ dự án lập Hồ sơ đề
nghị thẩm định báo cáo ĐTM theo quy định gửi Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường
công nghiệp tổ chức thẩm định, trình Lãnh đạo Bộ Công Thương phê duyệt. Trình tự
như sau:
a) Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm
tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM;
b) Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ
ngày kết thúc cuộc họp Hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn
bản về kết quả thẩm định cho Chủ dự án;
c) Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định, Chủ dự án có trách nhiệm
hoàn thiện báo cáo ĐTM theo ý kiến thẩm định, gửi cơ quan thẩm định trình Lãnh
đạo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
Điều 8. Kiểm tra, xác nhận hoàn
thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án
Dự án thuộc đối tượng phải xác nhận hoàn thành các
công trình bảo vệ môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị
định số 18/2015/NĐ-CP, Chủ dự án có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo kết quả thực
hiện các công trình bảo vệ môi trường gửi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kiểm
tra, xác nhận trước khi dự án vào vận hành chính thức.
Điều 9. Kinh phí lập, thẩm định
báo cáo ĐTM
1. Kinh phí lập báo cáo ĐTM được bố trí từ nguồn vốn
đầu tư dự án.
2. Kinh phí cho hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM được
bố trí từ nguồn thu phí thẩm định báo cáo ĐTM.
3. Kinh phí cho hoạt động kiểm tra, xác nhận hoàn
thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được lấy
từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
Điều 10. Các quy định bảo vệ
môi trường trong giai đoạn lập dự án đầu tư đối với một số lĩnh vực đặc thù
1. Các dự án có hoạt động khai thác nước mặt (bao gồm
cả nước biển), khai thác, sử dụng nước dưới đất phục vụ hoạt động sản xuất,
kinh doanh phải xin cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, Giấy phép khai
thác, sử dụng nước dưới đất, Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển theo quy định
về quản lý tài nguyên nước.
2. Các dự án có hoạt động xả nước thải vào các nguồn
tiếp nhận phải lập Hồ sơ xin cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy
định về quản lý tài nguyên nước, trừ trường hợp xả nước thải vào hệ thống thu
gom, xử lý nước thải tập trung đã được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân
quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.
3. Đối với dự án xây dựng nhà máy thủy điện có hồ
chứa nước, trước khi thực hiện tích nước Chủ dự án phải lập kế hoạch thu dọn vệ
sinh lòng hồ trình cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM để kiểm tra, chấp thuận bằng
văn bản.
4. Đối với các dự án khai thác khoáng sản
a) Xây dựng kế hoạch và thực hiện phương án cải tạo,
phục hồi môi trường cho toàn bộ quá trình khai thác khoáng sản trình cơ quan quản
lý có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
b) Thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường.
Chương IV
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH
Điều 11. Các quy định bảo vệ
môi trường chung của cơ sở sản xuất, kinh doanh
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm:
1. Lập kế hoạch quản lý môi trường và niêm yết tại
trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi báo
cáo ĐTM được phê duyệt.
2. Vận hành các công trình bảo vệ môi trường: Hệ thống
thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và khí thải đúng quy
trình đã phê duyệt trong báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã xác nhận.
3. Thực hiện phân loại và quản lý chất thải rắn
sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế
liệu. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn thông thường trong trường hợp không tự xử lý.
4. Đối với chất thải nguy hại, phải lập sổ đăng ký
chủ nguồn thải, phân loại theo các nhóm khác nhau, lưu giữ trong kho chứa và quản
lý theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
5. Các hoạt động sản xuất thuộc Danh mục nguồn thải
khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư này phải tiến
hành đăng ký chủ nguồn thải khí thải công nghiệp theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của
Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
6. Thực hiện quan trắc môi trường đối với các thông
số và tần suất trong báo cáo ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc văn bản tương
đương được phê duyệt, xác nhận (Đơn vị thực hiện quan trắc phải được cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của
pháp luật).
Cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp
có lưu lượng xả nước thải từ 1000 m3/ngày đêm trở lên (không bao gồm
nước làm mát) phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục.
Đối với khí thải, cơ sở thuộc Danh mục quy định tại
Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải
tự động liên tục.
Hệ thống thiết bị quan trắc phải được kiểm định và
hiệu chuẩn theo quy định để đảm bảo độ tin cậy của số liệu quan trắc.
7. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường
a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục
quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này phải thực hiện xác nhận hệ
thống quản lý môi trường;
b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục
quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đã áp dụng hệ thống quản
lý môi trường theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 còn hiệu lực không phải
thực hiện xây dựng hệ thống quản lý môi trường nhưng phải cam kết thực hiện các
nội dung quy định tại Điều 27 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP
ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 12. Bảo vệ môi trường
trong hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
1. Các tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu các
loại phế liệu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất theo Danh mục do Thủ tướng
Chính phủ ban hành.
2. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu
nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hoặc nhận ủy thác nhập khẩu phải được cơ
quan quản lý môi trường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường
trong nhập khẩu phế liệu và thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo
quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý chất thải và phế liệu.
Điều 13. Ứng phó sự cố môi trường
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm lập
kế hoạch, phương án và chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật để ứng phó sự cố môi
trường, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường.
2. Trường hợp xảy ra sự cố môi trường, cơ sở sản xuất,
kinh doanh có trách nhiệm báo cáo trực tiếp về sự cố môi trường và biện pháp khắc
phục tới cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đồng thời báo cáo Sở
Công Thương tại địa phương xảy ra sự cố và đơn vị chủ quản cấp trên để tổng hợp
báo cáo Bộ Công Thương.
3. Đối với các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản
có công trình hồ chứa chất thải quặng đuôi, phải lập và phê duyệt phương án vận
hành, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường hồ chứa chất thải gửi Sở
Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.
4. Cơ quan quản lý môi trường ngành Công Thương có
trách nhiệm:
a) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự
cố môi trường trong phạm vi ngành Công Thương;
b) Xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ
và ứng phó sự cố môi trường ngành Công Thương;
c) Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố
môi trường ngành Công Thương hàng năm và định kỳ 05 (năm) năm.
Chương V
KIỂM TRA VÀ BÁO CÁO CÔNG
TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 14. Kiểm tra công tác bảo
vệ môi trường
1. Hàng năm, cơ quan quản lý môi trường ngành Công
Thương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức thực hiện. Nội dung
kiểm tra công tác bảo vệ môi trường bao gồm kiểm tra việc tuân thủ quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường và việc thực hiện các cam kết trong kế hoạch quản
lý môi trường.
2. Việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch phải được
thông báo bằng văn bản trước 07 (bảy) ngày làm việc. Trường hợp đột xuất, khi
có dấu hiệu vi phạm các quy định bảo vệ môi trường hoặc đơn thư tố cáo, việc kiểm
tra không cần thông báo trước bằng văn bản.
3. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
a) Phải tự kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường tại cơ sở và cam kết của cơ sở;
b) Chấp hành quyết định kiểm tra, thực hiện nghiêm
chỉnh các kết luận của Đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với
các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Điều 15. Báo cáo công tác môi
trường
1. Báo cáo công tác môi trường của cơ sở sản xuất,
kinh doanh
a) Báo cáo công tác môi trường được thực hiện định
kỳ 01 (một) lần/năm;
b) Các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ
Công Thương có trách nhiệm báo cáo công tác môi trường theo quy định tại Thông
tư số 22/2013/TT-BCT ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định việc
khai báo, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương;
c) Các cơ sở sản xuất, kinh
doanh ngành Công Thương không thuộc đối tượng tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Thông
tư này có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp
theo của năm báo cáo theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này
để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương;
d) Trường hợp đột xuất, Bộ Công Thương đề nghị các
đơn vị báo cáo hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản.
2. Báo cáo môi trường ngành
Công Thương
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp lập
báo cáo tình hình môi trường hàng năm và báo cáo tổng hợp 05 (năm) năm theo các
lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Trách nhiệm của các
cơ quan thuộc Bộ Công Thương
1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
là cơ quan quản lý môi trường của Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC, báo cáo ĐTM thuộc
thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐMC, ĐTM;
b) Thống kê các chỉ tiêu môi trường ngành Công
Thương; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công
Thương;
c) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp xử
lý của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ngành Công Thương;
d) Đầu mối công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường, khắc phục sự cố môi trường, phục hồi môi trường ngành Công Thương;
đ) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp
và báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương theo quy định của pháp
luật và Thông tư này.
2. Vụ Kế hoạch chủ trì tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ
phê duyệt danh mục các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành phải lập
báo cáo ĐMC theo quy định của Thông tư này.
3. Các đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì xây dựng
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, các đề án, dự án có trách nhiệm
phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, các cơ quan có
liên quan trong quá trình xây dựng, thẩm định và trình phê duyệt báo cáo ĐMC và
ĐTM.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở
Công Thương
1. Chủ trì thực hiện kiểm tra theo chỉ đạo của Ủy
ban nhân dân tỉnh hoặc phối hợp với cơ quan quản lý môi trường của Bộ Công
Thương kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật và Thông tư này.
2. Tổng hợp và xây dựng báo
cáo công tác môi trường ngành Công Thương tại địa phương gửi Bộ Công Thương
theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư này, trước ngày 30 tháng 4
năm tiếp theo của năm báo cáo.
Điều 18. Trách nhiệm của cơ sở
sản xuất, kinh doanh
1. Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường, chế độ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, báo cáo về bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
2. Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và phổ biến
đối với cán bộ công nhân viên của cơ sở, tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực
hiện công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.
3. Ngoài quy định nêu trên, các Tập đoàn, Tổng công
ty thuộc Bộ Công Thương còn có trách nhiệm:
a) Xây dựng quy chế, quy định bảo vệ môi trường áp
dụng cho Tập đoàn, Tổng công ty và hướng dẫn các đơn vị thành viên xây dựng báo
cáo công tác môi trường theo quy định tại Thông tư này;
b) Xem xét thành lập bộ phận phụ trách môi trường
hoặc bố trí cán bộ chuyên trách tham mưu giúp Lãnh đạo đơn vị quản lý hoạt động
bảo vệ môi trường.
Điều 19. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12
năm 2015.
2. Quyết định số 52/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế tạm thời về bảo vệ môi
trường ngành Công Thương sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực
thi hành.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật,
tiêu chuẩn được viện dẫn trong văn bản này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế
thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát
sinh hoặc vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét,
quyết định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- SCT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Lãnh đạo Bộ Công Thương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc BCT;
- Các Website: Chính phủ, BCT;
- Công báo;
- Lưu: VT, ATMT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Quốc Vượng
|
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC NGUỒN THẢI KHÍ THẢI LƯU LƯỢNG LỚN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
STT
|
Loại hình cơ sở
sản xuất
|
Quy mô/công suất
|
1
|
Sản xuất phôi thép
|
Sản lượng lớn hơn 200.000 tấn/năm
|
2
|
Nhiệt điện
|
Trừ các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí
tự nhiên
|
3
|
Hóa chất và phân bón hóa học
|
Sản lượng lớn hơn 10.000 tấn/năm
|
4
|
Công nghiệp sản xuất dầu mỏ
|
Sản lượng lớn hơn 10.000 tấn/năm
|
5
|
Lò hơi công nghiệp
|
Sản lượng lớn hơn 20 tấn hơi/giờ
|
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC LOẠI HÌNH CƠ SỞ SẢN XUẤT PHẢI THỰC HIỆN
XÁC NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
STT
|
Loại hình cơ sở
sản xuất
|
Quy mô/công suất
|
1
|
Cơ sở sản xuất có chứa chất phóng xạ hoặc phát
sinh chất thải phóng xạ
|
Vượt quá mức miễn trừ theo quy định của pháp luật
về an toàn và kiểm soát bức xạ
|
2
|
Nhà máy lọc, hóa dầu; cơ sở khai thác dầu khí
|
Tất cả
|
3
|
Cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản, sơn và mực in,
cao su, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, phụ gia, phân hóa học
|
Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
4
|
Cơ sở khai thác đất hiếm, khoáng sản có tính
phóng xạ; tuyển, làm giàu đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ
|
Công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
5
|
Cơ sở sản xuất ắc quy
|
Công suất từ 300.000 KWh/năm hoặc 600 tấn sản phẩm/năm
trở lên
|
6
|
Cơ sở khai thác khoáng sản rắn (bao gồm đất đá thải,
khoáng sản)
|
Công suất từ 500.000 m3 nguyên
khai/năm trở lên
|
7
|
Cơ sở chế biến, tinh chế đất hiếm, kim loại màu,
khoáng sản có tính phóng xạ
|
Công suất từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
8
|
Cơ sở luyện gang thép
|
Công suất từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
9
|
Cụm công nghiệp
|
Diện tích từ 200 ha trở lên
|
10
|
Nhà máy sản xuất bột giấy
|
Công suất từ 25.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
11
|
Nhà máy sản xuất cồn, rượu
|
Công suất từ 1.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên
|
12
|
Nhà máy sản xuất bia, nước giải khát
|
Công suất từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên
|
PHỤ LỤC 3
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG NĂM ...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. Thông tin chung
1. Thông tin về đơn vị
- Tên đơn vị:
- Địa chỉ:
- Điện thoại:
Fax:
Email:
2. Sản phẩm chính
TT
|
Tên sản phẩm
|
Đơn vị
|
Sản lượng
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (2): Liệt kê các loại sản phẩm của
cơ sở
3. Nguyên, nhiên liệu sử dụng
TT
|
Loại nguyên liệu
|
Đơn vị
|
Lượng sử dụng
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (2): Liệt kê các loại nguyên,
nhiên liệu sử dụng của cơ sở (ví dụ: Than, dầu, điện, gas, nước...)
II. Thông tin về quản lý chất thải
TT
|
Tên chất thải
|
Đơn vị tính
|
Lượng phát sinh
|
Phương pháp/
cách thức xử lý
|
Lượng tuần
hoàn, tái sử dụng
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
I
|
Nước thải
|
|
|
|
|
|
Nước thải công nghiệp
|
|
|
|
|
|
Nước thải sinh hoạt
|
|
|
|
|
II
|
Chất thải rắn
|
|
|
|
|
|
Chất thải rắn công nghiệp thông thường
|
|
|
|
|
|
Chất thải rắn sinh hoạt
|
|
|
|
|
III
|
Chất thải nguy hại
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV
|
Khí thải
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (5): Tùy theo loại chất
thải, phương pháp xử lý bao gồm: Thuê xử lý; Tự xử lý; Xử lý bằng phương pháp
hóa lý, sinh học, hấp phụ, hấp thụ...
III. Tình hình quản lý môi trường
TT
|
Lập ĐTM
|
Lập Kế hoạch
BVMT
|
Lập đề án BVMT
|
Áp dụng ISO
14001
|
Xác nhận hệ thống
quản lý môi trường
|
Sự cố môi trường
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (2) - (7): Điền “Đ ” nếu đã thực
hiện hoặc đã để xảy ra sự cố môi trường. Chưa thực hiện điền “K”, nếu không thuộc
đối tượng phải thực hiện điền KTH .
IV. Kết luận
- Đánh giá công tác đã triển khai và những kết quả
đạt được trong công tác bảo vệ môi trường so với các năm trước.
V. Khó khăn, vướng mắc
- Những khó khăn trong công tác xử lý chất thải, bảo
vệ môi trường, vướng mắc đối với các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Những kiến nghị để thực hiện tốt công tác bảo vệ
môi trường./.
|
Chủ cơ sở sản
xuất, kinh doanh
(Ký, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 4
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. Tổng hợp thông tin môi trường doanh nghiệp
TT
|
Tên đơn vị
|
Thông tin chung
|
Thông tin về quản lý chất thải
|
Tình hình quản lý môi trường
|
Sản phẩm chính
|
Nguyên liệu sử dụng
|
Nước thải
|
Chất thải rắn
|
Chất thải nguy hại
|
Khí thải
|
ĐTM, KHBVMT, ĐABVMT
|
Áp dụng ISO 14001
|
Xác nhận hệ thống QLMT
|
Sự cố môi trường
|
Tên sản phẩm
|
Số lượng (đv tính)
|
Loại nguyên liệu
|
Số lượng (đv tính)
|
Lượng phát sinh (đv tính)
|
Phương pháp xử lý
|
Lượng tuần hoàn tái sử dụng (đv tính)
|
Lượng phát sinh (đv tính)
|
Phương pháp xử lý
|
Lượng CTNH (đv tính)
|
Phương pháp xử lý
|
Lượng phát sinh
|
Phương pháp xử lý
|
1
|
Đơn vị A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Đơn vị B
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Đơn vị C
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Kết luận
- Đánh giá công tác đã triển khai và những kết quả
đạt được trong công tác bảo vệ môi trường so với các năm trước.
III. Khó khăn vướng mắc và kiến nghị
- Những khó khăn trong công tác quản lý, xử lý chất
thải, bảo vệ môi trường, vướng mắc đối với các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường.
- Những kiến nghị để thực hiện tốt công tác bảo vệ
môi trường./.
|
Thủ trưởng đơn
vị
(Ký, đóng dấu)
|