UỶ
BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
341-KHKT/TT
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 9 năm 1976
|
THÔNG TƯ
CỦA UỶ BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC SỐ 341-KHKT/TT NGÀY
11 THÁNG 9 NĂM 1976 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU LỆ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM HÀNG HOÁ
Ngày 12-4-1976, Hội đồng
Chính phủ đã ra Nghị định số 62/CP ban hành điều lệ kiểm tra chất lượng sản phẩm
và hàng hoá (1).
Căn cứ vào Điều 2 cuả Nghị định, Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước ra thông
tư quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành Điều lệ trên như sau:
I- NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1- Kiểm tra chất lượng sản phẩm
và hàng hoá là biện pháp quan trọng để quản lý chất lượng quản lý sản xuất -
kinh doanh trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Hội đồng Chính phủ ban hành điều
lệ này để thống nhất quản lý về tổ chức và hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm
và hàng hoá trong cả nước, định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với
công tác này, đồng thời đề ra một số biện pháp về quản lý kinh tế cần được thực
hiện để bảo đảm hiệu lực của công tác kiểm tra chất lượng.
2- Khi nghiên cứu và thi hành điều
lệ của quán triệt mục đích và những nguyên tắc cơ bản đã đề ra trong chương I của
điều lệ, cụ thể là:
a) Các sơ sở sản xuất có trách
nhiệm tổ chức thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản
xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu đã đề ra, chủ động khắc
phục những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm của cơ sở mình sản
xuất ra.
Công tác kiểm tra chất lượng sản
phẩm hàng hoá ở các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh phải được tổ chức thực hiện
theo điều lệ về công tac này đã được ban hành theo Quyết định số 26/C P ngày
21-2-1974 của Hội đồng Chính phủ.
b) Các cơ sở lưu thông phân phối
có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hoá ở các khâu
giao nhận, vận chuyển, bảo quản, bán ra và chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng
hàng hoá cuả cơ sở mình kinh doanh theo đúng thể lệ, chế độ hiện hành.
c) Việc kiểm tra Nhà nước về chất
lượng sản phẩm và hàng hoá do hệ thống kiểm tra chuyên trách tiến hành tại cơ sở,
theo nhiệm vụ và quyền hạn đựơc ghi trong Chương V của Điều lệ để bảo đảm sự quản
lý của Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm và hàng hoá. Việc kiểm tra này
không làm giảm trách nhiệm trực tiếp đối với tình trạng chất lượng sản phẩm,
hàng hoá của cá nhân hay đơn vị đã sản xuất kinh doanh những sản phẩm đó.
d) Các cơ quan quản lý sản xuất
kinh doanh ở các ngành, các cấp có trách nhiệm trực tiếp quản lý và chỉ đạo thực
hiện công tác kiểm tra chất lượng đối với các đơn vị kinh tế cơ sở thuộc quyền
quản lý theo nội dung quy định ở Điều 4 và 5 Chương I của Điều lệ.
3- Một số biện pháp quan trọng về
quản lý kinh tế cần được thực hiện để bảo đảm hiệu lực của công tác kiểm tra chất
lượng sản phẩm như kế hoạch hoá chất lượng sản phẩm, đưa chất lượng thực sự trở
thành chỉ tiêu pháp lệnh trong kế hoạch sản xuất - kinh doanh, chế độ giá cả
theo phẩm cấp, theo nội dung Chương III của điều lệ, được quyết định cụ thể và
hướng dẫn thi hành theo Thông tư liên Bộ Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước,
Uỷ ban Kế hoạch nhà nước và Uỷ ban Vật giá nhà nước.
4- Để khuyến khích việc bảo đảm
và nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch chất lượng
đồng thời khống chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về sản phẩm không đạt yêu
cầu chất lượng, Chính phủ sẽ ban hành chế độ khen thưởng và trách nhiệm vật chất
đối với chất lượng sản phẩm. Trong khi chờ Chính phủ ban hành chính thức chế độ
trên, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các ngành, các cấp có thể
nghiên cứu áp dụng những biện pháp chế tài thích hợp căn cứ theo những nguyên tắc
đã đề ra trong Chương VI của điều lệ.
Việc xử phạt đối với những trường
hợp vi phạm nói ở Điều 30, Chương VI của điều lệ sẽ được hướng dẫn thực hiện
theo thông tư liên bộ Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Bộ Tài chính và
Ngân hàng Nhà nước.
II- CHẾ ĐỘ KIỂM
TRA CHẤT LƯỢNG
Căn cứ chế độ kiểm tra đã quy định
trong Chương III và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan kiểm tra chất lượng
trong Chương V của điều lệ, thông tư này quy định cụ thể về chế độ kiểm tra như
sau:
1- Chế độ kiểm tra Nhà nước - áp
dụng cho việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất của Cục kiểm tra chất
lượng sản phẩm và hàng hoá (hoặc các cơ sở khu vực trực thuộc Cục) đối với các
cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc các ngành, các cấp; của tổ chức kiểm tra chất
lượng sản phẩm và hàng hoá địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đối
với các có sở sản xuất, kinh doanh thuộc quyền quản lý của địa phương và các cơ
sở khác do Cục kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá uỷ quyền.
1.1- Tất cả các cơ sở sản xuất,
các cơ sở cung ứng vật tư và lưu thông phân phối thuộc các khu vực kinh tế quốc
doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã và tư doanh đều chịu sự kiểm tra Nhà nước
về tình hình chất lượng sản phẩm chất lượng và về việc thực hiện các chế độ, thể
lệ đối với chất lượng sản phẩm và hàng hoá do các cơ quan kiểm tra chất lượng
có thẩm quyền tiến hành tại cơ sở mình.
Nội dung và thủ tục kiểm tra
theo quy định ở các Điều 11, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 20, Chương III của
Điều lệ.
1.2- Khi thừa hành nhiệm vụ, cán
bộ được uỷ nhiệm của thủ trưởng cơ quan kiểm tra chất lượng có những quyền hạn
sau đây:
a) Được vào những nơi cần thiết
trong các sơ sở nói trên để kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá, xem xét
các điều kiện và biện pháp để bảo đảm chất lượng, xem xét việc thực hiện các
chính sách, chế dộ, thể lệ đối với chất lượng sản phẩm và hàng hoá.
b) Lập biên bản, ghi nhận xét, kết
luận và đề ra những yêu cầu đối với đơn vị hoặc cá nhân được kiểm tra để khắc
phục những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng, khắc phục những biểu hiện
vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ hoặc quy định về chất lượng sản phẩm và hàng
hoá
c) Kiến nghị với cấp có thẩm quyền
khen thưởng những đơn vị và cá nhân có thành tích bảo đảm và nâng cao chất lượng
sản phẩm, hàng hoá; tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng; giúp đỡ
cán bộ kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Kiến nghị cấp có thẩm quyền xử
lý việc vi phạm của các đơn vị và cá nhân trong các trường hợp nêu ở Điều 30 và
31, Chương VI của điều lệ.
d) Kiến nghị đình chỉ những việc
làm vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hoá xét thấy đang hoặc sẽ gây
thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cuả tập thể hoặc gây thiệt hại cho nhân
dân, đồng thời báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền biết để kịp có quyết định cần
thiết.
e) Được lấy mẫu sản phẩm, hàng
hoá hoặc giữ lại những tang vật, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra, thử nghiệm.
Những mẫu, tang vật, tài liệu này phải ghi đầy đủ trong biên bản kiểm tra và phải
làm đầy đủ thủ tục biên nhận cũng như giao trả lại đơn vị hoặc cá nhân được kiểm
tra.
1.3- Khi tiến hành kiểm tra theo
kế hoạch định kỳ, trước mỗi kỳ kiểm tra, thủ trưởng cơ quan kiểm tra chất lượng
sản phẩm và hàng hoá sẽ có thông báo cho cơ sở được kiểm tra biết để chuẩn bị
theo nội dung đã quy định ở Điều 16, Chương III của điều lệ. Cơ quan kiểm tra
chất lượng sản phẩm và hàng hoá sẽ tổ chức đoàn kiểm tra có sự phối hợp của cơ
quan chủ quản của cơ sở được kiểm tra và các cơ quan có liên quan. Đoàn kiểm
tra này do cán bộ được uỷ nhiệm của thủ trưởng cơ quan kiểm tra chất lượng sản
phẩm và hàng hoá làm trưởng đoàn.
Khi tiến hành kiểm tra đột xuất
(không báo trước), tuỳ theo yêu cầu và nội dung cần kiểm tra, khi cần thiết cơ
quan kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá sẽ phối hợp với các cơ quan có chức
năng liên quan.
Khi tiến hành kiểm tra tại cơ sở,
trưởng bộ phận kiểm tra chất lượng của cơ sở được chỉ định là thành viên của
đoàn kiểm tra và có trách nhiệm thực hiện chỉ thị của cơ quan chủ trì kiểm tra.
1.4- Khi cần thiết, Cục trưởng Cục
kiểm tra chất lượng sản phảm và hàng hoá có thể cử phái viên kiểm tra thường
trú tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh quan trọng. Trong trường hợp này, ngoài
trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định ở mục 1.2 nói trên, phái viên kiểm
tra thường trú tại cơ sở còn có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ về tổ chức và nghiệp
vụ cho bộ phận kiểm tra chất lượng ở cơ sở.
1.5- Ông Cục trưởng Cục kiểm tra
chất lượng sản phẩm và hàng hoá chịu trách nhiệm quy định thống nhất các mẫu
thông báo và biên bản dùng trong công tác kiểm tra, quy định các quy trình kiểm
tra áp dụng cho việc kiểm tra đối với các sản phẩm, hàng hoá thuộc diện quản lý
chất lượng của Nhà nước.
2- Chế độ kiẻm tra thường xuyên
gắn liền với quá trình sản xuất ở xí nghiệp - theo điều lệ kiểm tra chất lượng
sản phẩm ở xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, ban hành theo Quyết định số 26/C P
ngày 21-2-1974 của Hội đồng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thi hành Điều lệ
này của Uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước.
III- CÁC TỔ
CHỨC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ HÀNG HOÁ
1- Hệ thống tổ chức kiểm tra chất
lượng, nói ở Điều 3, Chương I trong Điều lệ là hệ thống tổ chức được chỉ đạo thống
nhất về tổ chức và nghiệp vụ trên phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân khi thừa
hành nhiệm vụ.
Việc xây dựng và kiện toàn hệ thống
tổ chức kiểm tra chất lượng dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm quản
lý thống nhất toàn bộ hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá theo
đúng chế độ, thể lệ về kiểm tra chất lượng sản phẩm và pháp luật của Nhà nước đồng
thời được tổ chức phân cấp thực hiện trên những địa bàn và lãnh thổ nhất định.
Ở Trung ương, Cục kiểm tra chất
lượng sản phẩm và hàng hoá là cơ quan giúp Uỷ ban khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
quản lý thống nhất công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trong cả
nước, có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ cho các tổ chức
kiểm tra chất lượng cấp dưới công nhận và uỷ quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng
cho các cơ quan đơn vị thuộc ngành, các địa phương (Điều 26, Chương V của Điều
lệ). Các cơ sở trực thuộc Cục đặt ở một số vùng kinh tế quan trọng (Điều 3,
Chương I) có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra nhà nước về
chất lượng sản phẩm và hàng hoá trong phạm vi vùng kinh tế do Cục phân công và
trực tiếp điều hành.
Ở địa phương, các tổ chức kiểm
tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá địa phương (tỉnh, thành phố) có thể được tổ
chức thành đơn vị phòng đặt trong ban khoa học và Kỹ thuật tỉnh, thành phố hoặc
đặt trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nếu địa phương không có ban khoa
học và Kỹ thuật.Tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá địa phương đồng
thời chịu sự chỉ đạo về tổ chức và nghiệp vụ của Cục kiểm tra chất lượng sản phẩm
và hàng hoá. Tổ chức này có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định ở Điều 27, Chương
V của điều lệ và có trách nhiệm chỉ đạo vể tổ chức và nghiệp vụ đối với các bộ
phận kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các xí nghiệp thuộc quyền quản lý của địa
phương.
Ơ xí nghiệp, bộ phận kiểm tra chất
lượng sản phẩm được tổ chức và hoạt động theo điều lệ về kiểm tra chất lượng sản
phẩm ở xí nghệp công nghiệp quốc doanh, ban hành theo Quyết định số 26/C P ngày
21-2-1974 của Hội đồng Chính phủ.
2- Việc bổ nhiệm, các chức hoặc
thay đổi cán bộ phụ trách tổ chức kiểm tra chất lượng ở các ngành, các địa
phương được thực hiện theo thủ tục sau đây:
- Đối với thủ trưởng tổ chức kiểm
tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá địa phương và trưởng bộ phận kiểm tra chất
lượng sản phẩm của các xí nghiệp trung ương cần tham khảo ý kiến bằng văn bản của
Cục trưởng Cục kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá.
- Đối với trưởng bộ phận kiểm
tra chất lượng sản phẩm của các xí nghiệp địa phương cần tham khảo ý kiến bằng
văn bản của trưởng ban khoa học kỹ thuật tỉnh, thành phố.
3- Ngoài hệ thống tổ chức kiểm
tra chất lượng nói trên, để phát huy hợp lý năng lực kiểm tra và kiểm nghiệm có
ở các ngành, các địa phương. Cục kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá sẽ tiến
hành việc công nhận và uỷ quyền kiểm tra hoặc thử nghiệm nhà nước về chất lượng
sản phẩm và hàng hoá cho một số cơ quan, đơn vị thuộc các ngành, các địa
phương. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị này sẽ được quy định
trong từng trường hợp cụ thể.
Cục kiểm tra chất lượng sản phẩm
và hàng hoá có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ về nghiệp vụ và giám sát hoạt động
của các cơ sở nói trên trong phạm vi đã uỷ quyền nhằm bảo đảm sự quản lý tập
trung thống nhất cuả Nhà nước về kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá.
Thông tư này quy định và hướng dẫn
thi hành một số vấn đề về nguyên tắc, chế độ và tổ chức thực hiện công tác kiểm
tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá. Uỷ ban khoa học và Kỹ thuật Nhà nước và
các Bộ có chức năng liên quan sẽ tiếp tục ra văn bản hướng dẫn những vấn đề cụ
thể khác.
Uỷ ban khoa học và Kỹ thuật Nhà
nước đề nghị các Bộ, Tổng cục và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố cho tổ chức
phổ biến và hướng dẫn thực hiện bản điều lệ cuả Nhà nước và Thông tư này trong
các cơ quan quản lý và đến từng cơ sở sản xuất - kinh doanh.