Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 2/1998/TT-BTS quản lý thức ăn chăn nuôi hướng dẫn Nghị định 15/CP

Số hiệu: 2/1998/TT-BTS Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản Người ký: Nguyễn Ngọc Hồng
Ngày ban hành: 14/03/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THUỶ SẢN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2/1998/TT-BTS

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 2/1998/TT-BTS NGÀY 14 THÁNG 3 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/CP NGÀY 19/3/1996 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Thi hành Nghị định số 15/CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn cụ thể một số nội dung về quản lý thức ăn cho động vật thuỷ sản cụ thể như sau:

I. TRONG THÔNG TƯ NÀY MỘT SỐ THUẬT NGỮ DƯỚI ĐÂY ĐƯỢC HIỂU NHƯ SAU:

1. Thức ăn cho động vật thuỷ sản nói trong Thông tư này là sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp, có nguồn gốc là thực vật, động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất, cung cấp cho động vật thuỷ sản các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

2. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật thuỷ sản là thức ăn dạng viên (mảnh hay viên gọi chung là viên) hỗn hợp của nhiều thức ăn đơn được phối chế theo công thức, bảo đảm có đủ các chất dinh dưỡng duy trì được đời sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của động vật thuỷ sản nuôi không cần cho thêm thức ăn nào khác. Kích cỡ viên phải phù hợp với từng giai đoạn đối tượng nuôi. Thức ăn có đặc tính nổi hoặc chìm phù hợp với tập tính bắt mồi của từng đối tượng nuôi.

II. ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản trên lãnh thổ Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a. Có địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất và kiểm nghiệm, quy trình công nghệ sản xuất thức ăn bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh môi trường.

b. Có nhân viên kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm nghiệm chất lượng thức ăn cho động vật thuỷ sản.

2. Các trường hợp sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản phải xin cấp đăng ký:

a. Thức ăn mới sản xuất lần đầu.

b. Thức ăn đã được cấp giấy đăng ký sản xuất nhưng thay đổi một trong các nội dung: tên gọi, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công thức, dạng sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu.

c. Thức ăn đã sản xuất ở nước ngoài, nhưng nay đăng ký sản xuất ở Việt Nam.

d. Thức ăn sản xuất ở nước ngoài nhưng muốn tiêu thụ tại Việt Nam thông qua các đại lý, chi nhánh được phép hoạt động tại Việt Nam.

3. Hồ sơ xin đăng ký sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản:

a. Đơn xin đăng ký sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản theo mẫu (Phụ lục 1).

b. Giấy phép sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản photocopy có công chứng).

c. Bản đăng ký chất lượng hàng hoá theo mẫu 01 TS/ĐKCL ban hành theo Quyết định số 14/KHCN ngày 09/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (nếu là thức ăn thuộc danh mục hàng hoá bắt buộc phải đăng ký chất lượng).

4. Mỗi giấy đăng ký có thể cho phép sản xuất, kinh doanh 1 hoặc nhiều loại thức ăn cho động vật thuỷ sản.

5. Kết quả đăng ký sẽ được thông báo chậm nhất 7 ngày kể từ thời điểm cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ hợp lệ.

III. SẢN XUẤT, KINH DOANH THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

1. Danh mục các loại thức ăn được phép và không được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này. Tên cụ thể từng loại thức ăn được phép sản xuất lưu thông sẽ do Bộ Thuỷ sản công bố và điều chỉnh bổ sung hàng năm.

2. Các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản chỉ được phép sản xuất, kinh doanh sau khi được các cơ quan có thẩm quyền quy định tại mục V Thông tư này cấp đăng ký.

3. Từng lô hàng thức ăn cho động vật thuỷ sản khi xuất xưởng đơn vị sản xuất phải kiểm nghiệm và lưu mẫu để theo dõi trong thời gian 6 tháng, đồng thời hồ sơ kiểm nghiệm phải lưu tại cơ sở tối thiểu 3 năm.

4. Nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, thức ăn kém phẩm chất hoặc quá hạn sử dụng, thức ăn không rõ nguồn gốc, không có dấu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, không đăng ký hoặc bị thu hồi đăng ký.

5. Địa điểm sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản phải có biển đề tên doanh nghiệp hoặc tên cửa hàng đã đăng ký. Biển phải rõ ràng, đặt nơi mọi người dễ nhìn thấy.

6. Các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản hàng hoá phải có bao bì và có nhãn theo Tiêu chuẩn đã đăng ký.

7. Nội dung ghi trên nhãn phải viết bằng chữ Việt Nam, cũng có thể viết thêm bằng chữ nước ngoài nhưng cỡ chữ nước ngoài phải nhỏ hơn cỡ chữ Việt Nam và phải xếp dưới chữ Việt Nam. Nhãn phải có các nội dung sau:

a. Thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc:

- Tên tổ chức hoặc cá nhân sản xuất.

- Nơi sản xuất.

- Tên thương mại thức ăn.

- Mã số đăng ký chất lượng.

- Khối lượng tịnh.

- Tên và tỷ lệ thành phần dinh dưỡng chủ yếu (protein thô, chất béo, chất xơ, can-xi, phốt pho, độ tan và độ ẩm...).

- Dùng cho đối tượng thuỷ sản nào, quy cỡ đối tượng nuôi, cách sử dụng.

- Ngày, tháng, năm sản xuất.

- Hạn sử dụng.

- Cách bảo quản.

b. Thức ăn bổ sung: Nội dung nhãn phải ghi đủ như thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh và đậm đặc, đồng thời cần ghi rõ tên và tỷ lệ thành phần các chất bổ sung.

8. Phải đảm bảo an toàn khi vận chuyển, không để thức ăn cho động vật thuỷ sản bị nhiễm các chất độc hại, nhiễm khuẩn; không gây biến đổi chất làm ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn.

9. Nơi lưu giữ, cửa hàng bán thức ăn cho động vật thuỷ sản phải có kho chứa, bảo đảm chất lượng thức ăn, vệ sinh thú y thuỷ sản, môi trường. Không chứa bất cứ một vật phẩm nào như: phân hoá học, thuốc trừ sâu, xăng, dầu... có thể làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn cho động vật thuỷ sản.

10. Bất cứ một loại thức ăn mới nào cho động vật thuỷ sản do tổ chức, cá nhân nghiên cứu thành công phải qua nuôi thử nghiệm và chỉ sau khi được Bộ Thuỷ sản cho phép mới được sản xuất thành hàng hoá.

11. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn cho động vật thuỷ sản phải báo cáo tình hình sản xuất hàng quý, hàng năm với cơ quan cấp đăng ký.

IV. XUẤT, NHẬP KHẨU THỨC ĂN VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

1. Nhập khẩu.

a. Nhập khẩu các loại thức ăn, nguyên liệu chế biến thức ăn cho động vật thuỷ sản thực hiện theo quy chế xuất nhập khẩu hàng thuỷ sản chuyên ngành do Bộ Thuỷ sản ban hành.

b. Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn cho động vật thuỷ sản nhập vào Việt Nam, chỉ được phép lưu thông sau khi có một trong hai điều kiện sau đây:

- Đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận Nhà nước về chất lượng.

- Đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thuỷ sản.

c. Các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản lần đầu đưa vào Việt Nam phải qua khảo nghiệm. Bộ Thuỷ sản sẽ chỉ định các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ tiến hành khảo nghiệm. Mọi chi phí khảo nghiệm đều do chủ hàng chịu. Dựa vào kết quả khảo nghiệm Bộ Thuỷ sản xem xét cho phép lưu thông trên thị trường.

2. Xuất khẩu.

Tất cả các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản nằm trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký và đã được cấp giấy chứng nhận Nhà nước về chất lượng (đối với các loại thức ăn nằm trong danh mục bắt buộc phải kiểm tra và cấp giấy chứng nhận Nhà nước về chất lượng) đều được xuất khẩu.

Việc xuất khẩu các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản thực hiện theo cơ chế xuất nhập khẩu hàng năm do Bộ Thương mại quy định đối với xuất khẩu hàng hoá thông thường.

V. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

1. Trung ương.

a. Bộ Thuỷ sản thống nhất quản lý nhà nước đối với thức ăn cho động vật thuỷ sản. Bộ Thuỷ sản giao cho Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là cơ quan chủ trì thực hiện công tác này. Cục có các nhiệm vụ sau:

- Chủ trì phối hợp với các Vụ chức năng nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn các quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản để Bộ ban hành hoặc Bộ trình Chính phủ ban hành. - Cấp đăng ký sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản cho các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài (Liên doanh hoặc Công ty, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài), các đơn vị trực thuộc Bộ Thuỷ sản, các ngành Trung ương sản xuất, kinh doanh và các đại lý, chi nhánh của các Công ty nước ngoài tiêu thụ các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản tại Việt Nam.

- Thực hiện hoặc uỷ quyền cho các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tổ chức đăng ký chất lượng các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản của các đơn vị quy định trên sản xuất tại Việt Nam hoặc sản xuất ở nước ngoài nhưng đăng ký tiêu thụ tại Việt Nam theo Quy chế đăng ký chất lượng hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản ban hành theo Quyết định số 14 QĐ/KHCN ngày 09/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

- Tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận Nhà nước về chất lượng thức ăn cho động vật thuỷ sản xuất, nhập khẩu theo Quy chế kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hoá thuỷ sản ban hành theo Quyết định số 1184 QĐ/KHCN ngày 21/02/1996 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thuỷ sản đối với các loại thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn xuất, nhập khẩu không nằm trong danh mục hàng hoá bắt buộc phải kiểm tra và chứng nhận về chất lượng.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra về quản lý nhà nước thức ăn cho động vật thuỷ sản trong phạm vi cả nước.

- Phối hợp các Vụ và cơ quan chức năng đề xuất danh mục các loại thức ăn được phép sản xuất, kinh doanh và các loại thức ăn cấm sản xuất, kinh doanh để Bộ công bố hàng năm.

b. Vụ Khoa học công nghệ chủ trì phối hợp với Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các cơ quan có liên quan xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm sản xuất, bảo quản, sử dụng các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản đề nghị Bộ Thuỷ sản hoặc Bộ Khoa học Công nghiệp và Môi trường ban hành.

2. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

a. Sở Thuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nơi không có Sở Thuỷ sản) tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thức ăn cho động vật thuỷ sản trong phạm vi địa phương và chỉ đạo Chi cục hoặc cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý nhà nước về thức ăn cho động vật thuỷ sản tại địa phương.

- Cấp đăng ký sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản do các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

- Cấp đăng ký chất lượng thức ăn cho động vật thuỷ sản theo Quy chế đăng ký chất lượng hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản ban hành theo Quyết định số 14-QĐ/KHCN ngày 09/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

- Tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận nhà nước về chất lượng các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản nằm trong danh mục phải kiểm tra và cấp giấy chứng nhận nhà nước về chất lượng thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thuỷ sản đối với thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về quản lý nhà nước thức ăn cho động vật thuỷ sản tại các cơ sở do địa phương quản lý hoặc do Trung ương quản lý (khi được uỷ quyền).

b. Đối với các địa phương chưa có cơ quan Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các nhiệm vụ nói trên.

VI. KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

1. Tổ chức, cá nhân, viên chức nhà nước có thành tích trong việc thực hiện Nghị định số 15/CP của Chính phủ ban hành ngày 19/3/1996 sẽ được khen thưởng theo chế độ hiện hành.

2. Tổ chức, cá nhân, viên chức nhà nước có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định số 15/CP của Chính phủ và các quy định có liên quan, tuỳ theo mức độ thiệt hại sẽ bị xử phạt hành chính và phải bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Các Vụ, Cục, Viện, Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ Thuỷ sản và các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng và quyền của mình hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc phải báo cáo kịp thời về Bộ Thuỷ sản để sửa đổi bổ sung.

 

Nguyễn Ngọc Hồng

(Đã Ký)

 

PHỤ LỤC 1:

1. MẪU 1

MẪU ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/1998/TT-BTS ngày 14/3/1998)

(Tên đơn vị)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

.... ngày.... tháng.... năm 199...

ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

Kính gửi:.....................

1. Tên đơn vị:...................................................

2. Địa chỉ:......................................................

Đề nghị............. cho phép đăng ký sản xuất các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản dưới đây:

Tên

Loại

Dạng thức ăn

 

 

 

3. Nhãn hiệu:....................................................

4. Địa điểm và quy mô sản xuất:..................................

5. Số đăng ký chất lượng:........................................

6. Thời gian sản xuất:...........................................

Hồ sơ kèm theo (giải trình về quy mô điều kiện sản xuất, tài liệu về thức ăn: thành phần thức ăn, công dụng, cách sử dụng, hiệu quả).

Đơn vị cam đoan sản xuất thức ăn đúng quy định trong giấy chứng nhận đăng ký.

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

HƯỚNG DẪN GHI VÀO ĐƠN

MỤC 2:

- Tên:

Ví dụ: Thức ăn nuôi tôm, thức ăn nuôi ếch, thức ăn nuôi cá lóc (cá quả)...

- Loại:

Ví dụ: Thức ăn nuôi tôm của Công ty Phát triển nguồn lợi thuỷ sản thuộc Seaprodex - Đà Nẵng có 5 loại là: S, S1, S2, G, F; Ghi 5 loại này.

- Dạng thức ăn: bột, mảnh hoặc viên.

MỤC 3:

Nhãn hiệu:

Ví dụ:

+ Thức ăn nuôi tôm của Công ty Phát triển nguồn lợi thuỷ sản thuộc Seaprodex Đà Nẵng có nhãn hiệu là: KP-90. Ghi là: KP-90.

+ Thức ăn nuôi tôm của Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, tôm cá thuộc Công ty Chăn nuôi Phú Yên có nhãn hiệu PENMOFA Phú Yên. Ghi là: PENMOFA Phú Yên.

2. MẪU 2

MẪU ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ KINH DOANH THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/1998/TT-BTS ngày 14/3/1998)

(Tên đơn vị hoặc cửa hàng)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

.... ngày.... tháng.... năm 199...

ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ KINH DOANH THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

Kính gửi:.....................

1. Tên đơn vị hay người đứng tên cửa hàng:.......................

2. Địa chỉ hoặc hộ khẩu thường trú người đứng tên cửa hàng:.........................

Đề nghị............. cho phép đăng ký kinh doanh các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản dưới đây:

Tên thức ăn

Nhãn hiệu

Nước sản xuất

Loại

Dạng thức ăn

Số đăng ký chất lượng

 

 

 

 

 

 

3. Địa điểm kinh doanh:

Đơn vị hoặc cửa hàng cam đoan kinh doanh thức ăn đúng quy định trong giấy chứng nhận đăng ký.

Ký tên

Đóng dấu (nếu có)

HƯỚNG DẪN GHI VÀO ĐƠN

Mục 2:

- Tên thức ăn:

Ví dụ: Thức ăn nuôi tôm, thức ăn nuôi ếch, thức ăn nuôi cá ba sa.

- Nhãn hiệu:

Ví dụ: Thức ăn nuôi tôm của Công ty Phát triển nguồn lợi thuỷ sản thuộc Seaprodex Đà Nẵng có nhãn hiệu là: KP-90, ghi KP-90.

- Loại:

Ví dụ: Thức ăn nuôi tôm của Công ty Phát triển nguồn

lợi thuỷ sản thuộc Seaprodex Đà Nẵng có 5 loại là: S, S1, S2, G, F; Ghi 5 loại này.

- Dạng thức ăn: bột, mảnh hoặc viên.

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC LOẠI THỨC ĂN ĐƯỢC PHÉP VÀ CẤM SẢN XUẤT LƯU HÀNH Ở VIỆT NAM

HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT ĐỘC, SỐ LƯỢNG VI KHUẨN GÂY BỆNH, BÀO TỬ NẤM MỐC ĐỘC HẠI, ĐỘ NGHIỀN MỊN, ĐỘ ẨM TRONG THỨC ĂN VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/1998/TT-BTS ngày 14/3/1998)

Bảng 1: Danh mục thức ăn cho động vật thuỷ sản được phép sản xuất và lưu hành ở Việt Nam.

Mã số

Tên thức ăn

01

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

02

Thức ăn đậm đặc

03

Thức ăn bổ sung

Bảng 2: Danh mục các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản cấm sản xuất và lưu hành ở Việt Nam.

Mã số

Tên thức ăn

04

Các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản có hoóc môn (trừ hoóc môn sinh dục) và kháng hoóc môn. Các loại thức ăn có chứa hoá chất kích thích sinh trưởng giả tạo, chất gây độc hại cho người và môi trường nước.

Bảng 3: Hàm lượng Aflatoxin, các chất độc cho phép trong các loại thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho động vật thuỷ sản.

Mã số

Danh mục

Hàm lượng cho phép

05

Hàm lượng Aflatoxin trong ngô hạt, bột ngô, bột mì, cám gạo, tấm gạo, bột cá, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc v.v... làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho động vật thuỷ sản

Không cho phép

06

Hàm lượng Aflatoxin cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

Không cho phép

07

Hàm lượng tối đa các chất độc (thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất bảo quản) cho phép trong ngô hạt, bột ngô, bột mì, cám gạo, tấm gạo, bột cá, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc v.v.... làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho động vật thuỷ sản

2.4 D: 0,2 mg/kg
Butyl hydroxy toluen (BHT): 0,02%
Butyl hydroxy anisole (BHA): 0,02%
Ethoxyquin: 0,15%
Sorbate: 0,3%
Benzoate: 0,3%
Malathion: 2mg/kg

Bảng 4: Số lượng vi khuẩn gây bệnh, bào tử nấm mốc độc hại trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và thức ăn bổ sung.

Mã số

Danh mục

Số lượng cho phép

08

Vi khuẩn gây bệnh trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và thức ăn bổ sung.

Không cho phép

09

Bào tử nấm mốc độc hại trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và thức ăn bổ sung.

Không cho phép

Bảng 5: Độ nghiền mịn và độ ẩm của thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho động vật thuỷ sản.

Mã số

Danh mục

Chỉ tiêu cho phép

10

Độ nghiền mịn tối đa cho phép của nguyên liệu làm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và thức ăn bổ sung.

100 - 200 mm

11

Độ ẩm tối đa cho phép của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và thức ăn bổ sung.

10 - 12%

 

THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 2/1998/TT-BTS

Hanoi, March 14, 1998  

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No.15-CP OF MARCH 19, 1996 OF THE GOVERNMENT ON THE MANAGE-MENT OF ANIMAL FEEDS

In furtherance of Decree No. 15-CP of March 1996 of the Government on the management of animal feeds, the Ministry of Aquatic Resources hereby provide the following detailed guidance on a number of contents of the management of aquatic animal feeds:

I. IN THIS CIRCULAR THE FOLLOWING TERMS ARE CONSTRUED AS FOLLOWS

1. Aquatic animal feeds mentioned in this Circular are products which have been industrially processed from materials with origins from plants, animals, micro-organisms, chemicals, minerals to supply aquatic animals with nutrients in order to ensure their life, growth and reproduction.

2. Complete compound feeds for aquatic animals are feeds in pellets (bits or pellets, collectively called as pellets) which are the mixture of many single feeds processed according to given formulas to ensure sufficient nutrients to maintain the life, growth, development and reproduction of domestic aquatic animals without adding any other feed. The size of pellets must be suited to each growth period of the reared animals. The feeds may be sinking or floating, suited to the eating habits of each kind of reared aquatic animals.

II. REGISTRATION OF PRODUCTION OR BUSINESS

1. Vietnamese and foreign organizations and individuals that produce and/or trade in aquatic animal feeds on the territory of Vietnam must meet the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Having technical personnel who are capable of meeting the requirements of the aquatic animal feed production technology and quality control.

2. Cases of aquatic animal feed production and/or trading which must be registered:

a/ Feeds which are produced for the first time;

b/ Feeds which have been granted production registration papers but is now subject to a change in one of the following contents: the name, the composition of nutrients, formula, product form, packaging and trademark.

c/ Feeds which have been produced abroad and now applying for production registration in Vietnam.

d/ Feeds which are produced abroad but expected to be sold in Vietnam through outlets licensed to operate in Vietnam.

3. Dossiers of application for aquatic animal feed production and/or trading :

a/ An application for registration of the aquatic animal feed production and/or trading according to the prescribed form.

b/ The production or business license granted by the competent agency (a notarized copy).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Each registration paper may permit the production of and/or trading in one or more than one kind of aquatic animal feed.

5. The registration results shall be notified not later than seven days from the date the registry receives the valid dossiers.

III. AQUATIC ANIMAL FEED PRODUCTION AND TRADING

1. The list of feeds of various kinds which are permitted or not permitted to be produced or traded in Vietnam is included in Appendix 2 attached to this Circular. The specific name of each kind of feed permitted to be produced or circulated shall be announced, adjusted or supplemented every year by the Ministry of Aquatic Resources.

2. Aquatic animal feeds can be produced or traded in only after they are issued registration papers by the competent agencies stated in Section V of this Circular.

3. Each batch of aquatic animal feeds must be tested by the production establishments before their delivery from the factory and their samples must be kept for the monitoring purpose for a period of six months while the testing record must be filed at the establishments for at least three years.

4. The production of and/or trading in aquatic animal feeds which are not on the list of feeds permitted to be produced and/or traded in, feeds which are of poor quality or have past their expiry date, feeds without a clear origin or a quality control stamp upon their delivery from the factory, unregistered feeds or feeds with the registration paper having been withdrawn, are strictly prohibited.

5. The aquatic animal feed production and/or trading locations must have signboards showing the registered names of the enterprises or the shop. Such signboards must be clearly written and posted at a place to be easily seen by everyone.

6. Commercial aquatic animal feeds must be packaged with the trademark thereon according to the registered standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For complete compound feeds in pellets and condensed feeds:

- Name of the producer.

- Place of production.

- The commercial name of the feed.

- The quality registration code.

- Net weight.

- Names and percentages of main nutrients (crude protein, fat, fibrous matter, calcium, phosphorus, dissolubility and humidity...).

- Aquatic animals to be fed with, their sizes; and use instructions.

- Date, month and year of production.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Preservation instructions.

b/ For complementary feeds: The trademarks must include all the contents like those required of complete compound feeds in pellets and condensed feeds and at the same time the names and proportions of complementary substances.

8. Safety must be ensured in the transportation of aquatic animal feeds, neither letting them be contaminated with noxious substances and bacteria, nor causing changes in their composition to affect their quality.

9. At the aquatic animal feed-storing or selling places, there must be storage to preserve their quality and ensure aquatic animal veterinary and environmental hygiene. Such articles which may damage or affect the quality of aquatic animal feeds as chemical fertilizers, pesticides, petrol, oil... must not be left together with aquatic animal feeds,.

10. Any new aquatic animal feed as the result of successful research conducted by organizations or individuals must be experimentally used and shall be commercially produced only after the Ministry of Aquatic resources so permits.

11. Aquatic animal feeds producers shall have to make quarterly and annual reports on their production situation to the Registration agency.

IV. IMPORT AND EXPORT OF AQUATIC ANIMAL FEEDS AND RAW MATERIALS FOR THE PRODUCTION THEREOF

1. Import.

a/ The importation of aquatic animal feeds and raw materials for the production thereof shall comply with the Aquatic Resources Ministry's regulations on the specialized aquatic product import and export.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- They have been tested and granted with the State certificates for their quality.

- They have been tested and granted with aquatic animal quarantine certificates.

c/ Aquatic animal feeds which are for the first time brought into Vietnam must be subject to laboratory test. The Ministry of Aquatic Resources shall designate its research institutions to conduct such test. All costs of laboratory test shall be incurred by the aquatic animal feed owners. Basing itself on the testing results, the Ministry of Aquatic Resources shall consider to permit the marketing of such feeds.

2. Export.

All kinds of feeds on the list of aquatic animal feeds permitted to be produced and traded in, which ensure the registered quality standards and have been granted State certificates for their quality (for those feeds on the list of aquatic animal feeds which must be tested and granted State certificates for quality) can be exported.

The exportation of aquatic animal feeds shall comply with the Trade Ministry's annual import and export mechanism for the export of ordinary goods.

V. STATE MANAGEMENT OVER AQUATIC ANIMAL FEEDS

1. At the central level.

a/ The Ministry of Aquatic Resources shall perform the unified State management over aquatic animal feeds. It shall assign the Department for Protection of Aquatic Resources to assume the main responsibility for this task. The Department shall have the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Granting papers of registration of aquatic animal feed production and trading to foreign-invested establishments (joint ventures or companies and enterprises with 100 per cent of foreign capital), units attached to the Ministry of Aquatic Resources, central production and trading branches as well as foreign companies' agents and branches that sell aquatic animal feeds in Vietnam.

- Organizing or authorizing the Aquatic Resource Protection Sub-Departments to organize the aquatic animal feed quality registration for the above-mentioned establishments which produce aquatic animal feeds in Vietnam or produce them abroad but register for their sale in Vietnam according to the regulations on the goods quality registration exclusively applicable to the aquatic resource sector issued together with Decision No. 14-QD/KHCN of January 1, 1997 of the Minister of Aquatic Resources.

- Conducting the test and granting State certificates for quality of aquatic animal feeds which are produced in Vietnam in accordance with the regulations on inspection and State certification of aquatic resource quality issued together with Decision No. 1184-QD/KHCN of December 21, 1996 of the Minister of Aquatic Resources.

- Checking and granting aquatic resource quarantine certificates for imported or exported feeds and their raw materials which are not on the list of goods subject to quality inspection and certification.

- Organizing the inspection and supervision of State management over aquatic animal feeds nationwide.

- Coordinating with the departments and functional agencies in proposing the lists of feeds the production and trading of which are permitted or banned and submitting them to the Ministry for annual announcement.

b/ The Science and Technology Department shall assume the main responsibility and coordinate with the Aquatic Resources Protection Department and concerned agencies in setting aquatic animal feed quality standards as well as production, preservation and use procedures and regulations and propose them to the Ministry of Aquatic Rresources or the Ministry of Science, Technology and Environment for issuance.

2. The provinces and cities directly under the Central Government.

a/ The provincial/municipal Aquatic Resources Departments or the provincial Agriculture and Rural Development Departments(of the localities where there is no Aquatic Resources Department) shall advise the People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government to perform the function of State management over aquatic animal feeds within their respective localities and direct the Aquatic Resource Protection Sub-Departments or agencies to perform the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Granting papers of registration of aquatic animal feed production and/or trading to production and/or trading establishments falling under the scope of the localities' management.

- Granting aquatic animal feed quality certificates in accordance with the regulations on the specialized aquatic product registration issued together with Decision No. 14-QD/KHCN of January 9, 1997 of the Minister of Aquatic Resources.

- Organizing the inspection and granting of State certificates of quality for those kinds on the list of aquatic animal feeds which must be inspected and granted State certificates of quality and fall under the scope of the localities' management.

- Supervising, inspecting and handling violations of the State management over aquatic animal feeds at the locally-run establishments or, when authorized, centrally-run establishments.

b/ For localities where there is no aquatic resources protection agency, the Aquatic Resources Protection Department shall direct the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Departments to perform the above-mentioned tasks.

VI. COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

1. Organizations, individuals and State employees that record merits in the implementation of Decree No. 15-CP issued on March 19, 1998 by the Government shall be commended according to current regulations.

2. Organizations, individuals and State employees that violate the stipulations in Decree No. 15-CP of the Government and relevant provisions shall, depending on the extent of damage, be administratively sanctioned and have to pay material compensation in accordance with the provisions of law.

VII. IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All departments, institutes and research centers of the Ministry of Aquatic Resources and the provincial/municipal Aquatic Resources Departments and Agriculture and Rural Development Departments shall, according to their functions and powers, guide, urge and supervise the implementation of this Circular

Any problems arising in the course of implemen-tation must be promptly reported to the Ministry of Aquatic Resources for amendment and supplement.

 

 

THE MINISTER OF AQUATIC RESOURCES
VICE MINISTER




Nguyen Ngoc Hong

 

APPENDIX 2

LISTS OF FEEDS ALLOWED FOR OR BANNED FROM PRODUCTION AND/OR CIRCULATION IN VIETNAM

THE CONTENTS OF NOXIOUS SUBSTANCES, QUANTITIES OF PATHOGENIC BACTERIA, NOXIOUS FUNGUS SPORES, FINENESS, AND HUMIDITY OF AQUATIC ANIMAL FEEDS AND RAW MATERIALS THEREOF
(Issued together with Circular No. 2/1998/TT-BTS of March 14, 1998)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Code

Names of feeds

01

Complete compound feeds

02

Condensed feeds

03

Complementary feeds

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Code

Names of feeds

04

Kinds of hormone (except for sexual hormone) or anti-hormone feeds for aquatic animals. Kinds of feeds which contain artificial growth chemical stimulants, matters which are noxious to human beings and water environment.

 

Table 3: Allowable contents of Aflatoxin and noxious substances in aquatic animal feeds and raw materials thereof

Code

List

Allowable content

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Content of Aflatoxin in corn, corn powder, wheat flour, rice bran, broken rice, fish powder, soya bean cakes, peanut cakes, etc., as raw mate-rials for the production of aquatic animal feeds

Not allowable

06

Allowable content of Aflatoxin in completecompound feeds

Not allowable

07

Allowable maximum content of toxins (plant protection drugs, preservation chemicals) in maize, corn powder wheat , flour, rice bran, broken rice, fish powder, soya bean cakes, peanut cakes, etc., as raw materials for the production of aquatic animal feeds

2.4 D: 0.2 mg/kg

Butyl hydroxy toluen (BHT): 0.02%

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Ethoxyquin: 0.15%

Sorbate: 0.3%

Benzoate: 0.3%

Malathion: 2mg/kg

 

Table 4: Quantities of pathogenic bacteria, noxious fungus spores in complete compound feeds, condensed feeds and complementary feeds

Code

List

Allowable quantity

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Pathogenic bacteria in complete compound feeds, condensed feeds and complementary feeds

Not allowable

09

Noxious fungus spores in complete compound feeds, condensed feeds and complementary feeds

Not allowable

 

Table 5: Fineness and humidity of aquatic animal feeds and raw materials thereof

Code

List

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10

Allowable maximum fineness of raw materials for the production of complete compound feeds, condensed feeds and complementary feeds

100-200m

11

Allowable maximum humidity for complete compound feeds, condensed feeds and complementary feeds

10-12%

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 2/1998/TT-BTS ngày 14/03/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định 15/CP-1996 về quản lý thức ăn chăn nuôi do Bộ Thuỷ Sản ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.334

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.107.57
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!