TỔNG
CỤC LÂM NGHIỆP
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
10-LN/TT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 12 năm 1960
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÔNG TÁC CHUẨN
BỊ KÝ KẾT CHO NĂM 1961.
Thi hành quyết định của Hội đồng
trọng tài trung ương ngày 10-11-1960 về thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế giữa
các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước, năm 1961 là năm đầu của kế hoạch
dài hạn đầu tiên của nước ta. Việc ký kết hợp đồng kinh tế và thực hiện đúng hợp
đồng là một điều kiện để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch và đảm bảo
thực hiện đầy đủ những nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế.
Việc ký kết hợp đồng kinh tế nhằm
tăng cường trách nhiệm của các đơn vị đối với Nhà nước trong việc sản xuất kinh
doanh đồng thời tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các bộ phận trong Tổng cục
để đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.
Tính chất ngành Lâm nghiệp vừa
là sản xuất nông nghiệp, vừa là sản xuất công nghiệp, Lâm nghiệp còn là cơ quan
hành chính sự nghiệp và kinh doanh thương nghiệp do việc bàn giao mới đây giữa
Bộ Nội thương và Tổng cục Lâm nghiệp theo quyết định số 248-TTg ngày 21-10-1960
của Thủ tướng Chính phủ.
Để đảm bảo hoàn thành những chỉ
tiêu kế hoạch của Nhà nước giao cho ngành ta, cần gấp rút chuẩn bị đầy đủ điều
kiện để khi có chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước chính thức công bố, chúng ta có thể
ký kết ngay những hợp đồng kinh tế theo đúng chế độ thể lệ của Nhà nước đã ban
hành.
Ngay từ bây giờ, ta phải tiến
hành những công tác dưới đây:
I. VỀ TỔ CHỨC
- Kiện toàn bộ máy giúp việc Hội
đồng trọng tài Tổng cục, thành lập ban thư ký gồm ba người (một đồng chí theo
dõi việc ký kết hợp đồng trong nội bộ, một đồng chí theo dõi việc ký kết hợp đồng
với các cơ quan khác về sản xuất, phân phối, vận chuyển, một đồng chí theo dõi
việc ký kết hợp đồng về kiến thiết cơ bản và cung ứng vật tư).
- Ở Cục Khai thác, Cục Vận chuyển
phân phối cần bố trí một hay hai cán bộ chuyên trách giúp đồng chí thủ trưởng
trong việc ký kết, theo dõi sự thực hiện hợp đồng.
- Ở các Sở, Ty, xí nghiệp, phân
cục, công ty cần có cán bộ chuyên trách giúp đồng chí thủ trưởng trong việc
theo dõi ký kết và thực hiện hợp đồng.
II. PHÂN CÔNG
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
Tuy công việc phức tạp, nhưng
quy lại có hai loại việc:
1. Sản xuất ra hàng hóa và cung
cấp cho nhu cầu.
2. Yêu cầu các cơ quan khác về vận
chuyển vật tư máy móc cho sản xuất và kiến thiết.
Từ những việc trên, ta phải ký kết
những hợp đồng về nguyên tắc và hợp đồng cụ thể với các cơ quan. Mặt khác trong
nội bộ ngành ta cũng phải tiến hành ký kết những hợp đồng tương tự. Ký kết hợp
đồng kinh tế là một vấn đề kỷ luật; cơ sở để ký kết các chỉ tiêu của kế hoạch
đã được duyệt y. Chất lượng kế hoạch của ta còn thấp, việc sản xuất thường bị động
về nhân lực phụ thuộc vào thiên nhiên, quy cách hàng lâm sản phức tạp, v.v…
Chúng ta cần thấy trước những khó khăn để hai bên ký kết cùng nhau bàn bạc, tìm
biện pháp khắc phục, chiếu cố hoàn cảnh thực tế, tránh ràng buộc nhau khe khắt
quá trong việc ký kết, song không vì thế mà xa rời nguyên tắc chung của chế độ
hợp đồng kinh tế.
Để làm tròn nhiệm vụ thứ nhất, một
mặt Tổng cục yêu cầu các tỉnh đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, mặt khác Tổng
cục phải đảm bảo kế hoạch phân phối cho các Bộ tiêu dùng, các tỉnh, các cơ quan
xí nghiệp.
Đối với nhiệm vụ thứ hai: ngành
Lâm nghiệp yêu cầu Bộ Kiến trúc đảm bảo bao thầu xây dựng cơ bản, cung cấp vật
tư xây dựng (ciment, gạch, ngói); Bộ Nội thương cung cấp sắt, thép, kính, v.v…,
Bộ Công nghiệp cung cấp máy móc thiết bị; Bộ Ngoại thương đảm bảo nhập máy theo
kế hoạch phân phối của Nhà nước; Bộ Giao thông đảm bảo kế hoạch vận chuyển hàng
hóa.
A. Về các hợp đồng nguyên tắc:
a) Đối ngoại ngành: Ngưyên
tắc ký kết những hợp đồng nguyên tắc do Chủ nhiệm Tổng cục ký với Bộ trưởng hoặc
thứ trưởng, với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính Khu Tự trị, tỉnh.
Trường hợp đặc biệt Chủ nhiệm
không ký kết được phải uỷ quyền cho người khác, Chủ nhiệm Tổng cục vẫn phải chịu
hoàn toàn trách nhiệm về những việc ký kết đó. Cả chủ tịch Uỷ ban hành chính
cũng có thể uỷ quyền cho người khác ở trong Uỷ ban để ký kết, nhưng cần tránh uỷ
quyền cho cán bộ quyền môn của ngành đi kết với cấp trên cùng ngành.
Chủ nhiệm Tổng cục ký kết với
các Bộ trưởng các Bộ về hợp đồng nguyên tắc đảm bảo cung cấp hàng hóa cho các Bộ.
Chủ nhiệm Tổng cục ký kết với
các Chủ tịch Uỷ ban hành chính khu, tỉnh để đảm bảo cung cấp hàng hóa cho nhu cầu
của khu, tỉnh.
Chủ nhiệm Tổng cục ký kết với Bộ
trưởng Bộ Giao thông yêu cầu Bộ đảm bảo vận chuyển hàng hóa cho Tổng cục.
Chủ nhiệm Tổng cục ký kết với
các Chủ tịch Uỷ ban hành chính khu, tỉnh yêu cầu khu, tỉnh đảm bảo kế hoạch
khai thác cho Tổng cục (vấn đề này đã được hội đồng trọng tài trung ương thông
qua). Vớ Bộ trưởng Bộ Nông trường để tiếp nhận lâm sản do Bộ khai thác.
Chủ nhiệm Tổng cục ký kết với Bộ
trưởng Bộ Kiến trúc yêu cầu Bộ bao thầu xây dựng cơ bản. Với Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp, Nội thương, Ngoại thương yêu cầu các Bộ cung cấp máy móc thiết bị.
b) Trong nội bộ ngành: Cục
Vận chuyển phân phối là đơn vị tổng hạch toán trong công tác vận chuyển và phân
phối lâm sản. Phân cục Vận chuyển phân phối, các Ty, các Công ty, các lâm trường,
xí nghiệp Lâm nghiệp là những đơn vị hạch toán kinh tế.
Để đảm bảo cho các đơn vị cơ sở
hoạt động được, Cục trưởng Cục Khai thác và Cục trưởng Vận chuyển phân phối
cũng phải ký kết hợp đồng nguyên tắc bảo đảm số lượng hàng hóa theo chỉ tiêu kế
hoạch.
B. Về các hợp đồng cụ
thể:
a) Đối ngoại ngành: Sau
khi hợp đồng nguyên tắc đã ký kết, Tổng cục thông báo xuống cơ sở. Căn cứ vào
những điều đã ký kết trong hợp đồng nguyên tắc, các đơn vị cơ sở ký kết những hợp
đồng cụ thể:
- Các Ty, hoặc Phân cục, Công
ty, xí nghiệp ký kết giao hàng với các cơ quan được phân phối cung cấp lâm sản
tuỳ theo sự phân công ký kết.
- Các Phân cục, Ty, Công ty, lâm
trường, xí nghiệp ký kết với các cơ quan để yêu cầu vận chuyển hàng hóa và xây
dựng cơ bản, cung cấp vật tư cần cho xây dựng và sản xuất của ngành Lâm nghiệp.
Với nông trường quốc doanh để tiếp nhận lâm sản.
- Các phòng thuộc Vụ, Cục ở Tổng
cục được uỷ nhiệm ký kết những hợp đồng cụ thể với các cơ quan để yêu cầu những
việc thuộc phạm vi phòng phụ trách, thí dụ: Phòng Kiến thiết cơ bản ký với Công
ty Kiến trúc Hà nội, Phòng Cung ứng vật tư ký với một Công ty cung cấp nguyên
liệu máy móc.
- Hợp đồng kinh tế không vận dụng
vào các hợp tác xã. Để đảm bảo sản xuất khai thác, các Ty, xí nghiệp, hạt, trạm
lâm nghiệp dùng hình thức giao kèo với các hợp tác xã nông nghiệp theo như đã
làm từ trước.
b) Trong nội bộ ngành: Các
Ty, lâm trường, xí nghiệp ký kết giao hàng lâm sản cho các Phân cục vận chuyển
phân phối.
- Các Phân cục ký kết giao hàng
cho các Công ty lâm sản các tỉnh đồng bằng có nhiệm vụ cung cấp phân phối ở đồng
bằng.
- Các Công ty hoặc các cửa hàng
trực thuộc Ty ký kết với các trạm, hạt yêu cầu các trạm, hạt, xí nghiệp, lâm
trường bảo đảm sản xuất đủ chỉ tiêu kế hoạch khai thác.
Hợp đồng kinh tế cũng không áp dụng
vào các hợp tác xã vận chuyển kể cả các công tư hợp doanh vận tải chưa hạch
toán kinh tế, để đảm bảo việc lưu thông hàng hóa, các Phân cục, Ty Lâm nghiệp,
Công ty lâm sản vẫn dùng hình thức giao kèo vận chuyển theo như trước đây vẫn
làm đối với các lực lượng vận tải này.
III. CHUẨN BỊ
KÝ KẾT 1961
Trước hết các đơn vị cần tổng kết
công việc 1960 dựa vào đề cương tổng kết của Hội đồng trọng tài trung ương và gửi
báo cáo về Tổng cục vào ngày 5-1-1961.
- Tổng cục uỷ cho Cục vận chuyển
phân phối bàn bạc với các ngành về số lượng yêu cầu để dần dần thống nhất với
nhau, khi có chỉ tiêu chính thức thì ký kết được mau.
- Ban thư ký soạn mẫu hợp đồng
nguyên tắc và cụ thể, vạch kế hoạch trình tự ký hợp đồng đối với ngoài cũng như
hợp đồng trong nội bộ.
- Các Cục, Vụ trao đổi với các
ngành về mẫu hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng cụ thể để thống nhất dần, tránh tình
trạng khi ký kết còn thảo luận từng câu, từng chữ trong hợp đồng, mất nhiều thời
gian.
- Hạn một tuần lễ sau khi chỉ
tiêu được Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chính thức công bố, việc ký kết hợp đồng phải
được hoàn thành.
- Trong khi chờ đợi ký hợp đồng
theo kế hoạch cả năm, cần phải tiến hành ngay việc ký kết hợp đồng quý I theo
các chỉ tiêu Tổng cục đã thông qua và đã phổ biến.
|
CHỦ
NHIỆM TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Nguyễn Tạo
|