Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan xăng dầu nhập khẩu và tạm nhập - tái xuất

Số hiệu: 05/2000/TT-TCHQ Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Ngọc Túc
Ngày ban hành: 26/09/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/2000/TT-TCHQ

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 05/2000/TT-TCHQ NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU NHẬP KHẨU VÀ TẠM NHẬP - TÁI XUẤT

Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan được áp dụng chung cho các đối tượng làm thủ tục Hải quan, trong đó xăng dầu nhập khẩu và xăng dầu tạm nhập - tái xuất, thuộc hàng hoá kinh doanh có điều kiện theo quy định tại các văn bản hiện hành của Chính phủ và Bộ Thương mại.

Để bảo đảm thực hiện thống nhất thủ tục hải quan đối với loại hàng hoá này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một số nội dung liên quan, cụ thể như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG:

1- Xăng dầu nhập khẩu và xăng dầu tạm nhập - tái xuất là đối tượng làm thủ tục hải quan bao gồm: xăng (kể cả xăng làm dung môi), dầu hoả, dầu diezel (DO), ma dút (FO), zét A1 (nhiên liệu bay), TC1.

2- Người làm thủ tục hải quan đối với xăng dầu nhập khẩu và xăng dầu tạm nhập - tái xuất bao gồm: các Doanh nghiệp chuyên doanh nhập khẩu xăng dầu đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thương mại cho phép (doanh nghiệp là đầu mối nhập khẩu xăng dầu) hoặc doanh nghiệp, chi nhánh trực thuộc được uỷ quyền; Doanh nghiệp khác có chức năng kinh doanh xăng dầu được Bộ Thương mại cho phép tạm nhập - tái xuất xăng dầu theo từng thương vụ hoặc doanh nghiệp, chi nhánh trực thuộc được uỷ quyền.

3- Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu Bộ Thương mại đã cấp cho doanh nghiệp hàng năm (kể cả khi điều chỉnh), giấy phép tạm nhập - tái xuất xăng dầu do Bộ Thương mại cấp, Hải quan thực hiện việc làm thủ tục hải quan (gồm cả xăng dầu nhập khẩu có nguồn gốc tạm nhập -tái xuất).

4- Quy trình thủ tục hải quan đối với xăng dầu nhập khẩu, xăng dầu tạm nhập - tái xuất thực hiện theo quy định tại Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999, Thông tư 01/1999/TT-TCHQ ngày 10/5/1999 của Tổng cục Hải quan và các quy định cụ thể nêu tại Thông tư này.

Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ xăng dầu kể từ khi được chuyên chở trên phương tiện vận tải tới cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam cho đến khi hoàn thành thủ tục hải quan (đối với xăng dầu nhập khẩu) hoặc cho đến khi thực tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (đối với xăng dầu tạm nhập - tái xuất); lập biên bản và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành.

5- Căn cứ các quy định về thuế và quy định có liên quan, Hải quan thực hiện các thủ tục thu thuế đối với xăng dầu nhập khẩu (gồm cả xăng dầu nhập khẩu có nguồn gốc tạm nhập - tái xuất), không thu thuế hoặc hoàn thuế đối với xăng dầu tạm nhập -tái xuất; thực hiện kiểm tra sau giải phóng hàng; truy thu tiền thuế, tiền phạt khi phát hiện có vi phạm về thuế và vi phạm khác.

II. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU NHẬP KHẨU

1- Ngoài các giấy tờ phải nộp và xuất trình như đối với hàng hoá nhập khẩu thông thường, doanh nghiệp là đầu mối nhập khẩu xăng dầu bổ sung vào hồ sơ hải quan các loại giấy tờ sau:

- Chứng thư giám định về tên hàng, khối lượng của cơ quan giám định được phép theo qui định của pháp luật Việt nam.

- Biên bản giao nhận hàng hoá giữa chủ phương tiện vận tải và doanh nghiệp nhập khẩu;

- Giấy xác nhận đạt chất lượng nhập khẩu (hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng) đối với xăng dầu nhập khẩu thuộc danh mục kiểm tra nhà nước về chất lượng.

2- Hải quan cửa khẩu tiếp nhận hồ sơ hải quan (chưa đăng ký tờ khai) trước khi cho phép bơm xăng dầu từ phương tiện vận tải vào bồn, bể thuộc kho chứa.

Trường hợp chưa có hoá đơn thương mại (invoice) bản chính và chứng thư giám định về tên hàng, khối lượng; giấy xác nhận đạt chất lượng nhập khẩu (hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng) đối với xăng dầu nhập khẩu thuộc danh mục kiểm tra nhà nước về chất lượng thì yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản cam kết nộp bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc (kể từ ngày Hải quan đóng dấu trên Manifest) và đề nghị bơm xăng từ phương tiện vận tải lên bồn, bể chứa để chờ hoàn thành thủ tục hải quan trong đó ghi rõ tên hàng, chủng loại, khối lượng, chất lượng, thời gian bắt đầu bơm xăng.

Đối với biên bản giao nhận hàng hoá giữa chủ phương tiện vận tải và doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp nộp ngay sau khi kết thúc việc bơm xăng từ phương tiện vận tải lên bồn, bể chứa.

Chỉ sau khi doanh nghiệp đã nộp bổ sung đủ các giấy tờ còn thiếu theo quy định thì Hải quan mới đăng ký tờ khai.

3- Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu đối với xăng dầu có nguồn gốc tạm nhập tái xuất, Hải quan chỉ chấp thuận làm thủ tục hải quan khi:

- Khối lượng xăng dầu đề nghị làm thủ tục nhập khẩu thấp hơn hoặc bằng khối lượng quy định của Bộ Thương mại so với khối lượng đã tạm nhập mà không cần giấy phép của Bộ Thương mại và doanh nghiệp còn chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu cùng chủng loại do Bộ Thương mại cấp hàng năm.

- Khối lượng xăng dầu đề nghị làm thủ tục nhập khẩu vượt quá số lượng quy định của Bộ Thương mại so với khối lượng đã tạm nhập nhưng phải có giấy phép của Bộ Thương mại tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu.

4- Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp sơ đồ, dung tích kho, bồn chứa, thẻ kho, thẻ bể cho Hải quan cửa khẩu làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu; phải bảo đảm đủ điều kiện để Hải quan thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát cần thiết. Hải quan cửa khẩu làm thủ tục nhập khẩu giám sát chặt chẽ việc bơm xăng dầu từ phương tiện vận tải lên bồn, bể theo quy định.

Sau khi bơm xong, Hải quan xác nhận thực tế xăng dầu nhập khẩu lên tờ khai hải quan đã được đăng ký để hoàn thành thủ tục nhập khẩu hoặc lập biên bản xác nhận thực tế xăng dầu nhập khẩu (kèm theo văn bản đề nghị bơm xăng của doanh nghiệp) để chờ hoàn thành thủ tục nhập khẩu khi doanh nghiệp đã nộp bổ sung đủ các giấy tờ như quy định tại điểm 2 phần II Thông tư này.

5- Trường hợp xăng dầu nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng mà doanh nghiệp chưa có chứng thư giám định về tên hàng và khối lượng; giấy xác nhận đạt chất lượng nhập khẩu (hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng) của lô xăng dầu nhập khẩu, nếu doanh nghiệp có bồn, bể chứa rỗng thì Hải quan chấp nhận cho bơm xăng dầu vào bồn, bể chứa đó, thực hiện việc niêm phong kẹp chì theo thứ tự từng bồn, bể chứa ngay sau khi bơm xong.

6- Việc xác nhận thực tế xăng dầu nhập khẩu căn cứ vào kết quả kiểm tra, đối chiếu chủng loại, khối lượng xăng dầu được bơm lên bồn, bể chứa với chủng loại, khối lượng xăng dầu được ghi trong biên bản giao nhận hàng hoá và các chứng thư giám định về tên hàng, khối lượng, giấy xác nhận đạt chất lượng nhập khẩu (quy định về tiêu chuẩn Việt Nam hoặc đăng ký chất lượng) đối với xăng dầu như nêu tại điểm 1 phần II trên (kể cả kết quả giám định sau khi đã lấy mẫu và mẫu lưu khi cần thiết)

Những lô xăng dầu nhập khẩu không đạt chất lượng buộc phải xuất trả lại, nếu chưa xuất trả được ngay, phải bơm vào bồn, bể chứa thì doanh nghiệp phải có bồn, bể chứa riêng để bảo quản và chịu sự giám sát liên tục của Hải quan cho đến khi xuất trả hết.

7- Trên cơ sở số thuế tự tính thuế của doanh nghiệp trên tờ khai theo số liệu trên B/L, Manifest, Invoice (bản fax hoặc telex), Hải quan ra thông báo thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Căn cứ kết quả xác nhận thực tế xăng dầu nhập khẩu, Hải quan tính lại thuế và doanh nghiệp thực hiện việc nộp thuế sau khi doanh nghiệp đã nộp bổ sung các giấy tờ như nêu tại điểm 2 phần II trên.

Thời điểm tính thuế (ngày doanh nghiệp đăng ký tờ khai với Hải quan), thời hạn nộp thuế (30 ngày) đối với xăng dầu nhập khẩu theo đúng quy định tại Điều 4 Nghị định 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Riêng đối với xăng dầu nhập khẩu có nguồn gốc tạm nhập tái xuất thì trong thời hạn tạm nhập tái xuất theo văn bản quy định của Bộ Thương mại (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn), trước khi chuyển sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp phải thực hiện việc kê khai trên tờ khai nhập khẩu mới, đăng ký tờ khai, nộp đủ thuế và các khoản thu khác theo quy định đối với khối lượng xăng dầu này. Thời điểm Hải quan áp dụng tính thuế là ngày doanh nghiệp đã nộp tờ khai hàng hoá nhập khẩu cho cơ quan Hải quan. Thời hạn nộp thuế đối với xăng dầu nhập khẩu theo quy định hiện hành (30 ngày).

III. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU TẠM NHẬP - TÁI XUẤT

1- Đối với xăng dầu tạm nhập: thủ tục như đối với xăng dầu nhập khẩu và theo các quy định sau đây:

1.1- Doanh nghiệp nộp và xuất trình các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ hải quan theo qui định tại điểm 1 phần II Thông tư này (trừ giấy xác nhận đạt chất lượng nhập khẩu hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng của cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng).

1.2- Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Thương mại cấp văn bản cho phép tạm nhập tái xuất mà tạm nhập nhiều lần thì khi làm thủ tục tạm nhập lần đầu, doanh nghiệp phải nộp cho Hải quan 01 bản sao (có xác nhận của Doanh nghiệp) văn bản cho phép của Bộ Thương mại. Hải quan đóng dấu "đã cấp phiếu theo dõi" vào bản chính và lập phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định.

1.3- Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc bơm xăng dầu tạm nhập vào bồn, bể chứa riêng. Nếu doanh nghiệp không có bồn, bể chứa riêng mà phải bơm chung vào bồn, bể có chứa xăng dầu nhập khẩu để tiêu thụ nội địa thì Hải quan chỉ chấp nhận cho bơm khi được cơ quan kiểm tra nhà nước kết luận là cùng chủng loại, chất lượng.

Trường hợp doanh nghiệp đề nghị làm thủ tục tạm nhập tại một địa điểm được phép làm thủ tục hải quan trong nội địa thì doanh nghiệp phải ghi rõ vào văn bản đề nghị bơm xăng tại địa điểm các kho chứa xăng dầu nội địa, phải bảo đảm đủ điều kiện để Hải quan thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định.

1.4- Trường hợp xăng dầu tạm nhập tái xuất được phép chuyển sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa như quy định tại điểm 3 phần II Thông tư này, nếu thuộc danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng mà khi tạm nhập chưa kiểm tra về chất lượng thì trước khi làm thủ tục chuyển sang tiêu thụ nội địa doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng.

1.5- Hải quan làm thủ tục tạm nhập mở sổ theo dõi (kèm phụ lục I) để phục vụ việc thanh khoản nêu tại điểm 3.2 phần III Thông tư này.

2- Đối với xăng dầu tái xuất

2.1- Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập xăng dầu một lô lớn ở một cửa khẩu nhưng tái xuất từng lô nhỏ từ các bồn, bể thuộc các kho chứa trong nội địa thì ngoài bộ hồ sơ theo quy định, doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ sau cho Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất:

- Văn bản thông báo địa điểm các kho chứa xăng dầu nội địa để tái xuất.

- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho: 01 bản (bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp).

2.2- Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất chỉ chấp nhận làm thủ tục bơm xăng dầu đã tạm nhập để tái xuất từ các bồn, bể chứa (kể cả bồn, bể chứa thuộc các kho chứa trong nội địa) lên các phương tiện tải chuyên dùng để chuyên chở xăng dầu nếu các bồn, bể chứa trên phương tiện vận tải đó bảo đảm đủ điều kiện để Hải quan niêm phong được các vị trí cần thiết của bồn, bể chứa.

Hải quan làm thủ tục tái xuất phải kiểm tra kỹ tất cả các hầm hàng, bồn, bể chứa trên phương tiện vận tải để đảm bảo chắc chắn bồn, bể chứa trên phương tiện vận tải rỗng trước khi cho bơm xăng dầu vào phương tiện vận tải; có trách nhiệm tổ chức lực lượng để kiểm tra, giám sát chặt chẽ bảo đảm xăng dầu được tái xuất đúng cửa khẩu, đúng đối tượng, đúng chủng loại, khối lượng và thời hạn ghi trên văn bản cho phép của Bộ Thương mại.

2.3- Việc xác nhận thực tế xăng dầu tái xuất về chủng loại, khối lượng, chất lượng được thực hiện như quy định tại điểm 6 phần II Thông tư này.

2.4- Nếu doanh nghiệp làm thủ tục tạm nhập và tái xuất tại cùng một nơi thì Hải quan nơi làm thủ tục có trách nhiệm bố trí lực lượng, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xác nhận thực xuất.

Trường hợp lô xăng dầu tái xuất được làm thủ tục tái xuất tại một cửa khẩu khác hoặc tại một địa điểm được phép làm thủ tục hải quan trong nội địa sau đó vận chuyển đến cửa khẩu xuất cuối cùng thì Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất sau khi đã hoàn thành thủ tục theo quy định, lập phiếu giao nhận hồ sơ (mẫu phiếu kèm phụ lục II), niêm phong hồ sơ lô hàng tái xuất, phải thông báo ngay bằng phương tiện thông tin nhanh nhất (telex, fax) về số hiệu phương tiện vận tải và các thông tin cần thiết liên quan đến lô xăng dầu tái xuất cho Hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng để giám sát chặt chẽ lô xăng dầu đó cho đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất, xác nhận thực xuất và thực hiện phối hợp với Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất theo quy định hiện hành.

2.5- Trách nhiệm của Hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng: Mở sổ theo dõi riêng đối với xăng dầu tái xuất theo như quy định tại điểm 2.6.1 phần III Thông tư này, căn cứ vào bộ hồ sơ lô xăng dầu tái xuất, niêm phong hải quan và những thông tin nhận được từ Hải quan làm thủ tục tái xuất để hoàn thành thủ tục hải quan đối với lô hàng tái xuất qua cửa khẩu cuối cùng theo trình tự nghiệp vụ sau đây:

- Tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ do Hải quan làm thủ tục tái xuất chuyển tới (do doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp chuyển).

- Kiểm tra các vị trí niêm phong hải quan trên phương tiện vận tải, đối chiếu giữa hàng hoá và tờ khai nếu còn nguyên niêm phong và phù hợp thì:

* Giám sát cho phương tiện vận tải thực xuất qua biên giới, xác nhận thực xuất vào 02 tờ khai và 02 phiếu giao nhận hồ sơ của lô hàng.

* Thông báo ngay kết quả kiểm tra và niêm phong 01 bộ hồ sơ gửi qua chủ hàng trả cho Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất gồm: 01 tờ khai, 01 phiếu giao nhận hồ sơ;

* Trả chủ hàng 01 tờ khai;

* Lưu lại Hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng: 01 phiếu giao nhận.

- Trường hợp nếu có căn cứ khẳng định lô hàng tái xuất không đúng với thực tế bộ hồ sơ hải quan về chủng loại, số lượng, niêm phong hải quan không còn nguyên vẹn hoặc niêm phong giả, Hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng xem xét, quyết định tiến hành tái kiểm tra, lấy mẫu (không quá 1 lít) trưng cầu giám định để xác định khối lượng, chủng loại lô hàng tái xuất trước khi làm thủ tục cho xuất qua cửa khẩu xuất cuối cùng. Nếu kết quả tái kiểm tra thấy xăng dầu thực xuất đúng với tờ khai hải quan và bộ chứng từ thì lập biên bản xác nhận việc tái kiểm, sau đó niêm phong hải quan lại và làm thủ tục cho xuất.

- Khi phương tiện chuyên chở xăng dầu tái xuất quay về phải tiến hành kiểm tra hầm hàng, các bồn, bể chứa trên phương tiện vận tải nhằm phát hiện hàng nhập lậu hoặc xăng dầu không tái xuất hết quay lại tiêu thụ trong nước.

2.6- Đối với xăng dầu tái xuất qua cửa khẩu sân bay quốc tế.

2.6.1- Hải quan sân bay quốc tế mở sổ theo dõi (từng năm theo lịch) với nội dung:

- Số tờ khai.... ngày..... tháng..... năm.....

- Số, ngày văn bản cho phép; thời hạn hiệu lực;

- Phương tiện vận chuyển; hoặc phương tiện mua xăng dầu (Số ký hiệu, quốc tịch)

- Ngày giờ xuất cảnh; hoặc thời gian bán xăng dầu;

- Chủng loại xăng dầu (ký mã hiệu)

- Số lượng xăng dầu thực tái xuất; hoặc số lượng xăng dầu thực bán;

- Số..... ngày..... tờ khai tạm nhập

2.6.2- Hàng ngày, Hải quan sân bay quốc tế tiếp nhận tờ khai của doanh nghiệp bán xăng dầu (các chi nhánh Công ty xăng dầu Hàng không trực thuộc doanh nghiệp được Bộ Thương mại cho phép tạm nhập tái xuất xăng dầu) tại các sân bay quốc tế. Căn cứ nhu cầu cung cấp xăng dầu cho các chuyến bay quốc tế, các doanh nghiệp bán xăng dầu mở tờ khai trước khi bán xăng dầu cho các chuyến bay quốc tế theo hợp đồng (hoặc văn bản thoả thuận) bán xăng dầu ký với các hãng hàng không của Việt Nam và nước ngoài tại sân bay mình quản lý. Mỗi ngày mở 01 tờ khai tái xuất để bán xăng dầu cho các máy bay nước ngoài hạ cánh tại Việt Nam; 01 tờ khai tái xuất bán xăng dầu cho các chuyến bay quốc tế của Việt Nam Airline và 01 tờ khai tái xuất bán xăng dầu cho các chuyến bay quốc tế của Pacific Airlines.

2.6.3- Hải quan sân bay quốc tế thu nhận bộ chứng từ của mỗi lần bán xăng dầu cho từng máy bay do Chi nhánh Công ty xăng dầu Hàng không (doanh nghiệp bán xăng dầu) nộp để thanh khoản tờ khai xuất khẩu, gồm:

- Hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho theo mẫu của Bộ Tài chính)

- Đơn đặt hàng (order) mua xăng dầu có chữ ký của cơ trưởng hoặc đại diện của Hãng hàng không (mẫu do Công ty xăng dầu Hàng không thống nhất phát hành chung cho các Chi nhánh của mình tại các sân bay quốc tế).

Mỗi ngày, trên cơ sở tờ khai của chi nhánh Công ty xăng dầu hàng không đã đăng ký và các chứng từ nêu trên, Hải quan sân bay quốc tế xác nhận trên từng hoá đơn bán hàng, đảm bảo đúng số lượng, chủng loại nhiên liệu thực xuất bán cho từng chuyến bay quốc tế, cuối ngày ghi kết quả kiểm tra và xác nhận thực xuất lên tờ khai tái xuất trên cơ sở tổng hợp số liệu xăng dầu đã xuất bán ghi trên hoá đơn kiêm phiếu xuất kho có xác nhận của nhân viên hải quan giám sát máy bay.

2.6.4- Hải quan sân bay quốc tế có trách nhiệm bố trí lực lượng, tố chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xác nhận thực xuất đối với xăng dầu bán cho từng chuyến bay quốc tế.

2.6.5- Những trường hợp bán xăng dầu cho các chuyến bay quốc tế của Việt Nam Airlines và Pacific Airlines không xuất cảnh ngay (bay đến một sân bay khác trong nước sau đó mới xuất cảnh), Hải quan sân bay quốc tế yêu cầu doanh nghiệp bán xăng dầu xây dựng định mức xăng sử dụng bay tuyến trong nước và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Căn cứ định mức, Hải quan xác nhận lượng xăng dầu thực tái xuất tính từ khi máy bay xuất cảnh (ví dụ: bơm xăng dầu tại Sân bay Nội Bài là 100 tấn, định mức bay từ sân bay Nội Bài đến Tân Sơn Nhất là 5 tấn thì Hải quan sân bay Nội Bài xác nhận thực tái xuất số xăng dầu là 95 tấn) và thanh khoản tờ khai tái xuất trong ngày.

2.7- Đối với xăng dầu tái xuất qua cửa khẩu cảng biển, cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sông: Hải quan cửa khẩu mở sổ theo dõi riêng theo từng năm, sổ đóng dấu giáp lai có ký xác nhận của Lãnh đạo Hải quan cửa khẩu về số trang, như quy định tại điểm 2.6.1 phần III Thông tư này. Hải quan làm thủ tục tái xuất căn cứ bộ hồ sơ tái xuất tiến hành kiểm tra, giám sát, ghi kết quả xăng dầu thực tái xuất vào tờ khai (mã số, chủng loại, khối lượng), niêm phong, kẹp chì phương tiện và hoàn thành thủ tục theo quy định.

Trường hợp doanh nghiệp được phép tạm nhập xăng dầu theo lô lớn ở một cửa khẩu và tái xuất theo từng lô nhỏ từ các kho chứa nội địa để bán cho các đối tượng là các doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất và các doanh nghiệp chế xuất nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam, Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất xăng dầu từ các kho chứa trong nội địa căn cứ vào xác nhận thực tế xăng dầu tạm nhập của Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập để làm thủ tục tái xuất, lập phiếu giao nhận hồ sơ và chuyển lại Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập cùng bộ hồ sơ tái xuất theo quy định để Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập có cơ sở thanh khoản tờ khai.

2.8- Thủ tục hải quan đối với xăng dầu của doanh nghiệp chuyên doanh nhập khẩu xăng dầu bán cho các doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất và các doanh nghiệp chế xuất nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam được tiến hành như thủ tục đối với xăng dầu tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

3- Thanh khoản hồ sơ xăng dầu tạm nhập - tái xuất:

3.1- Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn) theo văn bản quy định của Bộ Thương mại, nếu chưa thực tái xuất, doanh nghiệp phải tạm nộp thuế theo thông báo thuế của Hải quan, và sẽ được xem xét hoàn thuế sau này theo khối lượng xăng dầu thực tái xuất. Nếu quá 15 ngày mà chưa nộp thuế thì sẽ bị xử lý phạt chậm nộp theo đúng quy định của các Luật thuế hiện hành.

3.2- Căn cứ tờ khai tạm nhập - tái xuất và hồ sơ hải quan, Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục tạm nhập thực hiện thủ tục hoàn thuế đối với xăng dầu sau khi đã tái xuất thực hiện theo quy định tại Thông tư 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan có liên quan; thanh khoản hồ sơ xăng dầu tạm nhập - tái xuất theo quy định hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Hàng quý (3 tháng một lần), Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm làm thủ tục, giám sát hải quan đối với hoạt động nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất xăng dầu diễn ra trên địa bàn phải báo cáo Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý) về việc thực hiện Thông tư này (kèm phụ lục III). Báo cáo phân tích rõ loại xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất, những vấn đề vướng mắc và đề xuất biện pháp giải quyết

2- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Mọi hành vi vi phạm các quy định của Thông tư này và quy định khác của pháp luật liên quan đều bị xử lý theo quy định hiện hành.

3- Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan theo dõi, kiểm tra đôn đốc chỉ đạo, giải quyết vướng mắc phát sinh của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trong quá trình thực hiện Thông tư này.

 

Nguyễn Ngọc Túc

(Đã ký)

 

THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 05/2000/TT-TCHQ

Hanoi, September 26, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE CUSTOMS PROCEDURES FOR IMPORTED AND TEMPORARILY IMPORTED FOR RE-EXPORT PETROL AND OIL

Decree No. 16/1999/ND-CP of March 27, 1999 stipulating the customs procedures, customs supervision and customs fees is generally applicable to objects of customs procedures, including imported and temporarily imported for re-export petrol and oil, which fall under the category of goods subject to conditional business as prescribed in current documents of the Government and the Ministry of Trade.
In order to ensure that uniform customs procedures are carried out for such category of goods, the General Department of Customs hereby further guides a number of relevant contents concretely as follows:

I. GENERAL PRINCIPLES

1. Imported and temporarily imported for re-export petrol and oil that must go through customs procedures include petrol (even petrol used as solvent), kerosene, diesel oil (DO), fuel oil (FO), Z A1 (jet fuel) and TC1.

2. Customs procedures for imported and temporarily imported for re-export petrol and oil shall be carried out by enterprises specialized in the business of importing petrol and oil as permitted by the Prime Minister and the Ministry of Trade (enterprises with the exclusive right to import petrol and oil) or by their authorized affiliate enterprises and branches, and other enterprises with the petrol and oil trading function, which are permitted by the Ministry of Trade to temporarily import petrol and oil for re-export in particular business transactions or by their authorized affiliate enterprises and branches.

3. Basing themselves on the enterprises’ business registration certificates and their annual petrol and oil import quotas granted by the Ministry of Trade (even adjusted ones) or the permits issued by the Ministry of Trade for temporary import of petrol and oil for re-export, the customs offices shall proceed with customs procedures therefor (also for petrol and oil imported though originally imported temporarily for re-export).

4. The customs procedural order for imported or temporarily imported for re-export petrol and oil shall comply with the Government’s Decree No. 16/1999/ND-CP of March 27, 1999, Circular No. 01/1999/TT-TCHQ of May 10, 1999 of the General Department of Customs and the specific provisions of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Basing themselves on the regulations on taxation and relevant regulations, the customs offices shall carry out procedures to collect tax on imported petrol and oil (including petrol and oil which are imported though originally imported temporarily for re-export), not collect tax, or refund tax for petrol and oil temporarily imported for re-export; conduct inspection after the goods are released; collect tax arrears and fines when detecting tax-related or other violations.

II. CUSTOMS PROCEDURES FOR IMPORTED PETROL AND OIL

1. In addition to the documents to be submitted and presented like for common import goods, enterprises with the exclusive right to import petrol and oil must add the following documents to the customs dossiers:

- An expertise certificate of the goods appellation and volume, issued by a qualified expertise body as prescribed by Vietnamese laws.

- A goods delivery and receipt record signed by the transport means owner and the importing enterprise.

- A written certification of import quality satisfaction (or a notice on the non-inspection of quality) for imported petrol and oil on the list of goods subject to quality State control.

2. The border-gate customs offices shall receive the customs dossiers (without registering declaration forms) before permitting the pumping of petrol or oil from the transport means into storage tanks at depots).

In cases where original invoices, expertise certificates of the goods appellation and volume, written certifications of import quality satisfaction or notices on the non-inspection of quality are not available for imported petrol and oil on the list of goods subject to quality State control, enterprises are requested to make written commitments to submit these documents within 5 working days (counted from the date the customs office sets its seal on the manifest) and ask for permission to pump petrol into storage tanks so that the customs procedures can be completed, which also clearly state the goods appellation, type, volume, quality as well as the time when pumping can start.

For goods delivery and receipt records signed between the transport means owners and the importing enterprises, the enterprises must submit them immediately after the pumping of petrol from the transport means into storage tanks finishes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In cases where enterprises carry out import procedures for petrol and oil which have been originally imported temporarily for re-export, the customs offices shall only agree to clear customs procedures when:

- The petrol or oil volume proposed for import procedure clearance is lower or equal to the volume set by the Ministry of Trade as compared to the temporarily imported volume for which the Trade Ministry’s permit is not required and the enterprise still has quota for importing petrol and oil of the same kind, which is allocated annually by the Ministry of Trade.

- The petrol or oil volume proposed for customs procedure clearance exceeds the volume set by the Ministry of Trade as compared to the temporarily imported volume for which the Trade Ministry’s permit is required at the time of registration of the import declaration form.

4. Enterprises shall have to supply the scheme and information on their depots and storage tanks and capacity and cards thereof to the border gate customs offices that deal with petrol and oil import procedures; to ensure all conditions for the customs officers to apply necessary inspection and supervision measures. The customs offices that deal with import procedures shall closely supervise the pumping of petrol or oil from the transport means into storage tanks according to regulations.

After the pumping is done, the customs offices shall certify the actually-imported petrol and oil volumes in the registered customs declaration forms for import procedure clearance or make written certifications of the actually-imported petrol and oil volumes (enclosed with the enterprises’ written requests for the petrol pumping) for future import procedure clearance after the enterprises have submitted all necessary papers as prescribed at Point 2, Part II of this Circular.

5. In cases where imported petrol and oil are on the list of goods subject to quality State control but the enterprises have not yet obtained expertise certificates of the goods appellation and volume, certificates of import quality satisfaction (or notices on non-inspection of quality) for the imported petrol or oil lot, if the enterprises have empty tanks, the customs offices shall allow the pumping of petrol or oil into such tanks and, after the pumping finishes, lead-seal them up according to their serial numbers.

6. The certification of actually-imported petrol and oil volumes shall be based on the results of the inspection and comparison of the types and volumes of petrol and oil already pumped into storage tanks with the petrol and oil types and volumes inscribed in the goods delivery and receipt records and expertise certificates of the goods appellation and volume, certificates of import quality satisfaction (according to regulations on the Vietnamese standards or quality registration) for petrol and oil as stated at Point 1, Part II above (including the expertise results after samples and reserve samples are taken, when necessary).

Imported petrol and oil lots which are of inferior quality must be compulsorily re-exported. If they cannot be re-exported immediately and need to be pumped into storage tanks, they must be stored by the enterprises in separate tanks for preservation and shall be placed under constant customs supervision until they are all re-exported.

7. Basing themselves on the tax amounts calculated by the enterprises themselves in the declaration forms on the basis of data in bills of lading, manifests, invoices (fax or telex copies), the customs offices shall issue notices on payable import tax and special sale tax amounts. Basing themselves on the results of certification of the actually-imported petrol and oil volumes, the customs offices shall re-calculate such tax amounts to be paid by the enterprises after having submitted all documents stated at Point 2, Part II above.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Particularly for imported petrol and oil which are originally imported temporarily for re-export, within the temporary import for re-export time limit prescribed in the Trade Ministry’s documents (applicable also to cases where extension is permitted), before changing to the form of import for domestic consumption, enterprises must declare such in new import declaration forms, register them, pay fully tax and other payable amounts as prescribed for such petrol and oil volumes. The time for tax calculation by the customs offices shall be the date when the enterprises submit their import declaration forms to the customs offices.

The time limit for payment of tax on such imported petrol and oil shall comply with current regulations (30 days).

III. CUSTOMS PROCEDURES FOR PETROL AND OIL TEMPORARILY IMPORTED FOR RE-EXPORT

1. For temporarily imported petrol and oil: the customs procedures therefor shall be like for the imported petrol and oil and also comply with the following provisions:

1.1. Enterprises shall submit and present all kinds of papers included in the customs dossiers as prescribed at Point 1, Part II of this Circular (excluding certificates of import quality satisfaction or notices on non-inspection of quality, issued by the State quality control body).

1.2. In cases where enterprises which are granted permits by the Ministry of Trade to conduct temporary import for re-export make more than one temporary import, when carrying out the procedures for first-time temporary import, they must submit to the customs offices one copy (certified as true copy by the enterprise) of the permits of the Ministry of Trade. The customs offices shall append a stamp of "monitoring card already issued" onto the original document copy and make monitoring cards for later deductions as prescribed.

1.3. The customs offices shall inspect and supervise the pumping of temporarily imported petrol or oil into separate storage tanks. If enterprises have no separate storage tanks and have to pump petrol or oil into tanks which are storing imported petrol or oil for domestic consumption, the customs offices shall only agree so after an inspection State body has concluded that such petrol or oil is of the same type and quality.

In cases where enterprises propose for customs procedure clearance at an inland place where customs procedure clearance is allowed, they must clearly inscribe such in the written request for the pumping of petrol at the site of inland petrol and oil depots and must ensure all conditions for the customs officers to apply inspection and supervision measures as prescribed.

1.4. In cases where petrol and oil temporarily imported for re-export are permitted to change to petrol and oil imported for domestic consumption as prescribed at Point 3, Part II of this Circular, if they are on the list of goods subject to quality State control and, when temporarily imported, have not gone through quality inspection, the enterprises must effect State quality inspection thereof before carrying out the procedures for change to domestic consumption.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For re-exported petrol and oil:

2.1. In cases where enterprises temporarily import petrol and oil in large lots at one border gate but then re-export them in different small lots from tanks of inland depots, besides the prescribed dossier sets, they must submit also the following documents to the customs offices that deal with re-export procedures:

- A written notice on the locations of inland depots of petrol and oil for re-export.

- An invoice-cum-delivery bill: 01 copy (certified as true copy by the enterprise).

2.2. The customs offices that deal with re-export procedures shall only agree to clear the procedures for pumping petrol or oil temporarily imported for re-export from storage tanks (including tanks of inland depots) onto specialized petrol and oil transport means if the storage tanks aboard these transport means ensure all conditions for the customs officers to seal up these tanks at necessary positions.

The customs offices that deal with re-export procedures must carefully check every storage tank or container aboard the transport means so as to ensure definitely that they are all empty before petrol or oil is pumped into; arrange officers to closely inspect and supervise to ensure that petrol and oil are re-exported at the right border gates and to the right subjects according to the right type, volume and deadline inscribed in the permits of the Ministry of Trade.

2.3. The certification of the type, volume and quality of actually re-exported petrol and oil shall comply the provisions at Point 6, Part II of this Circular.

2.4. If enterprises carry out temporary import as well as re-export procedures at the same place, the customs offices that deal with these procedures shall have to arrange their staff for inspection, close supervision and certification of the actually re-exported volumes

In cases where the re-export procedures for petrol or oil lots to be re-exported are carried out at another border gate or at an inland place where customs procedure clearance is permitted before such petrol or oil lots are transported to the last export border-gate, the customs offices that deal with re-export procedures shall, after completing the procedures according to regulations, make dossier hand-over and receipt cards, seal up the dossiers of the lots to be re-exported and immediately notify via the fastest communication means (telex or fax) the identification signs of the transport means as well as necessary information relating to such petrol or oil lots to the customs offices of the last border gates so that the latter closely supervise such petrol or oil lots until they are transported out of the export border gate, certify the actually exported volumes and coordinate with the customs offices that deal with re-export procedures according to current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Receiving and examining the dossiers transferred from the customs offices that deal with re-export procedures (through the enterprises or their lawful representatives).

- Checking the positions of the customs seals on the transport means, compare the goods with the declaration forms and then, if the seals remain intact and compatibility is ensured:

. Supervising and letting the transport means carrying exported petrol and oil cross the border, certifying the actually-exported volumes in two declaration forms and two dossier hand-over and receipt cards of the goods lots.

. Immediately notifying the inspection results and sealing up one dossier set returning it via the goods owner to the customs office that deals with re-export procedures, which includes: 01 declaration form and 01 hand-over and receipt card;

. Returning 01 declaration form to the goods owner;

. Filing at the customs office of the last border gate: 01 hand-over and receipt card.

- In cases where there are grounds to confirm that the re-exported goods lots fail to comply with the customs dossier in terms of type, volume or the customs seals have been broken or forged, the customs office of the last export border gate shall examine and decide on re-inspection and take a sample (not more than 1 liter) for expertise so as to determine the volume and type of the re-export goods before clearing the procedures for re-export through the last export border gate. If the re-inspection results show that the petrol or oil to be actually re-exported is compatible with the declaration form and the voucher set, making a record certifying the re-inspection then re-affixing the customs seals and clearing the re-export procedures.

- When the specialized transport means that carry petrol and oil for re-export come back, checking their storage tanks and/or containers in order to detect illegally imported goods or petrol and oil volumes that may have not been re-exported yet and now brought back for domestic consumption.

2.6. For petrol and oil re-exported through international airport border-gates:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Declaration form No date month year;

- Number and date of the permit; its effective time;

- Transport means; or means for purchase of petrol and oil (code number, nationality);

- Exit date and time; or time of petrol and oil sale;

- Types of petrol and oil (code)

- Actually re-exported petrol and oil volumes; or actually sold petrol and oil volumes;

- Temporary import declaration form No. and its date

2.6.2. Everyday, the international airport customs offices shall receive declaration forms from petrol and oil-selling enterprises (the aviation petrol and oil company’s branches under enterprises which are permitted by the Ministry of Trade to conduct temporary import for re-export of petrol and oil) at international airports. Basing themselves on the demand of petrol and oil for international flights, petrol and oil-selling enterprises shall fill in declaration forms before selling petrol and oil to international flights under petrol and oil sale contracts (or written agreements) signed with Vietnamese and foreign airlines at the airports under their management. Everyday they shall fill in one re-export declaration form for petrol and oil sold to foreign aircrafts landed in Vietnam; one re-export declaration form for petrol and oil sold to Vietnam Airlines’ international flights and one re-export declaration form for petrol and oil sold to Pacific Airlines’ international flights.

2.6.3. The international airport customs offices shall receive the voucher set for each sale of petrol and oil to each aircraft submitted by the aviation petrol and oil company’s branches (petrol and oil-selling enterprises) for liquidation of the export declaration forms, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Petrol and oil purchase order signed by the flight captain or the airline’s representative (according to the form issued by the aviation petrol and oil company for uniform use by its branches at international airports).

Everyday, basing themselves on the already registered declaration forms of the aviation petrol and oil company’s branches and the above vouchers; the international airport customs offices shall certify in every sale invoice, ensuring the correct volumes and types of fuel actually exported for sale to each international flight; at the end of the day, inscribe the inspection results and certify the actually-exported volumes in the re-export declaration forms on the basis of synthesizing the data on petrol and oil volumes actually re-exported for sale recorded in the invoices cum delivery bills which have been certified by the aircraft-supervising customs officers.

2.6.4. The international airport customs offices shall have to arrange their staff to closely inspect, supervise as well as certify the actually-exported petrol and oil volumes for sale to each international flight.

2.6.5. For cases where petrol and oil are sold to Vietnam Airlines’ and Pacific Airlines’ international flights which do not exit Vietnam right away (flying to another domestic airport before exiting), the international airport customs offices shall request the petrol and oil-selling enterprises to formulate norms of petrol for domestic flights and take self-responsibility therefor before law. Basing themselves on such norms the customs offices shall certify the actually re-exported petrol and oil volumes calculated from the time the aircraft exit the country (for example, if 100 tons of petrol and oil are pumped at the Noi Bai airport and the petrol norm for flight from Noi Bai to Tan Son Nhat is 5 tons, the Noi Bai airport customs office shall certify that the actually re-exported petrol and oil volume is 95 tons) and then liquidate the re-export declaration form on the same day.

2.7. For petrol and oil re-exported through seaport, land and riverway border gates: The border gate customs offices shall open separate monitoring books for each year. Such books shall be affixed with overleaf stamps and signature of a border gate customs office leader certifying the book’s number of pages, as prescribed at Point 2.6.1, Part III of this Circular. The customs offices that deal with re-export procedures shall base themselves on the re-export dossiers to inspect, supervise and inscribe the actually re-exported petrol and oil volumes in the declaration forms (code, type and volume), lead-seal up the transport means and clear the procedures according to regulations.

In cases where enterprises are permitted to temporarily import petrol and oil in large lots at one border gate and re-export them in different small lots from inland depots for sale to enterprises in export processing zones and export processing enterprises in industrial parks or high-tech parks, or to foreign ships calling at Vietnamese ports, the customs offices that deal with re-export procedures for petrol and oil stored at inland depots shall base themselves on the certifications of the actually temporarily imported petrol and oil volumes by the customs offices that deal with temporary import procedures to clear re-export procedures, make dossier hand-over and receipt cards and transfer them together with the re-export dossiers to the customs offices that deal with temporary import procedures so that the latter have grounds to liquidate the declaration forms.

2.8. The customs procedures for petrol and oil sold by enterprises specialized in petrol and oil import to enterprises in export processing zones and export processing enterprises in industrial parks or high-tech parks, or to foreign ships calling at Vietnamese ports shall be carried out like for petrol and oil re-exported from the Vietnamese territory.

3. Liquidation of dossiers of petrol and oil temporarily imported for re-export:

3.1. Within 15 days after the deadline for temporary import for re-export (applicable also to cases where extension is granted) as set in the Trade Ministry’s regulatory documents, if having not yet conducted the re-export, enterprises must make temporary tax payments according to the customs offices’ tax notices and shall be considered for tax reimbursement, depending on the actually re-exported petrol and oil volumes. Past 15 days, if they fail to make tax payment, they shall be fined for late tax payment according to the tax laws currently in force.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Quarterly, the provincial/municipal customs offices shall have to deal with customs procedures for and supervise activities of importing and temporarily importing for re-export petrol and oil in their respective localities and must report to the General Department of Customs (the Department for Customs Supervision and Management) on the implementation of this Circular. Such reports must clearly analyze types of petrol and oil imported and temporarily imported for re-export, problems and remedial measures.

2. This Circular takes effect 15 days after its signing.

All acts of violating the provisions of this Circular and other relevant provisions of law shall be handled according to current regulations.

3. The director of the Department for Customs Supervision and Management shall have to assist the General Director of Customs in overseeing, inspecting and urging the direction and settlement of problems confronting the provincial/municipal Customs Departments in the course of implementing this Circular.

 

 

FOR THE GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS
DEPUTY GENERAL DIRECTOR




Nguyen Ngoc Tuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05/2000/TT-TCHQ ngày 26/09/2000 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với xăng dầu nhập khẩu và tạm nhập - tái xuất do Tổng cục hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.069

DMCA.com Protection Status
IP: 157.55.39.11
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!