ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
01/TT-UB
|
TP.Hồ
Chí Minh, ngày 03 tháng 01 năm 1977
|
THÔNG TRI
VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ MUA BÁN VÀ VẬN CHUYỂN LƯƠNG THỰC TRONG THÀNH PHỐ
Thành phố Hồ Chí Minh với gần
3,5 triệu dân là nơi tập trung nhu cầu lưong thực rất lớn ; sản lượng lương thực
hàng hóa ở ngoại thành chỉ mới cung cấp được một phần rất nhỏ nhu cầu lương thực
của nhân dân ; hiện nay chủ yếu còn phải dựa vào sự chi viện của Trung ương và
của các tỉnh.
Với sự cố gắng cao nhất, Nhà nước
cũng chỉ mới cung cấp được khoản 3/4 khẩu phần lương thực cho nhân dân. Như vậy,
những nhân khẩu phi nông nghiệp còn phải mua một phần lương thực ở thị trường.
Trước tình hình đó, một mặt phải vận động nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức,
chiến sĩ tiết kiệm nghiêm nhặt việc tiêu dùng lương thực; mặt khác, phải tăng
cường quản lý mua bán, vận chuyển lương thực trong Thành phố, chống đầu cơ,
buôn lậu.
Để tăng cường quản lý thị trường
lương thực, Ủy ban nhân dân Thành phố quy định :
A. - Về việc mua bán lương thực
:
1. Nghiêm cấm tư nhân mua lúa gạo
tích trữ để bán đầu cơ (đây không kể trường hợp lúa gạo do nông dân trực tiếp sản
xuất ra). Các chủ nhà máy xay phải được cấp giấy đăng ký hành nghề không được
dùng kho tàng để tích trữ lúa trái phép.
2. Những người tiểu thương hàng
xáo phải đăng ký và phải được Phòng lương thực quận, huyện cấp giấy đăng ký
hành nghề mới được phép buôn bán lương thực.
Phòng lương thực quận huyện chỉ
được phép cấp giấy đăng ký hành nghề cho những tiểu thương hàng xáo, không cho
mở rộng diện người buôn bán lương thực.
3. Sau khi đã được cấp giấy đăng
ký hành nghề, người tiểu thương hàng xáo phải xin phép Phòng lương thực quận
huyện từng chuyến buôn và mỗi chuyến chỉ được buôn từ 10 giạ lúa trở lại. Trong
giấy phép, Phòng lương thực phải ghi rõ : cho phép mua lúa ở vùng nào và bán gạo
ở nơi nào trong Thành phố.
Sau mỗI chuyến buôn gạo, người tiểu
thương hàng xáo phải xin chánh quyền phường, xã nơi mình buôn bán xác nhận là số
lương thực đã bán trong Thành phố, nộp trả giấy phép đã được xác nhận cho Phòng
lương thực quận, huyện để được cấp giấy phép cho chuyến buôn mới.
4. Những người không có giấy
phép đăng ký hành nghề và không có giấy phép buôn từng chuyến do Phòng lương thực
quận huyện cấp, không được buôn bán lương thực. Mỗi khi chánh quyền hoặc các đội
kiểm soát kinh tế kiểm tra, người tiểu thương hàng xáo phải xuất trình giấy
đăng ký hành nghề và giấy phép buôn từng chuyến.
B.- Về việc nhân dân mang
lương thực đi lại trong Thành phố: (Đây không kể trường hợp nhân dân đi mua gạo
khẩu phần của gia đình mình ở các tổ lương thực mang về nhà).
1. Từ các tỉnh vào Thành phố,
nhân dân được phép mang về ăn, cho bà con, nhiều nhất là 30 ki-lô (ba mươi),
nhưng phải có giấy phép của Ủy ban nhân dân phường, xã cấp ; nếu chỉ mang từ 10
ki-lô trở lại, không phải có giấy phép.
2. Nhân dân trong Thành phố được
phép mang gạọ để ăn, cho bà con nằm bệnh viện, từ quận này sang quận khác, nếu
dưới 10 ki-lô không phải có giấy phép, nếu trên 10 ki-lô phải có giấy phép của Ủy
ban nhân dân phường, xã.
3. Nhân dân các quận lân cận với
Thành phố được phép vào Thành phố để mua từ 10 ki-lô gạo để ăn, không phải có
giấy phép.
4. Nông dân ở các quận, huyện
trong Thành phó đi làm ruộng, làm mướn ở các tỉnh được mang lúa, gạo về Thành
phố không hạn chế, nhưng phải có giấy phép do Ủy ban nhân dân phường, xã cấp có
ghi rõ số lượng lúa gạo chở về Thành phố.
5. Nông dân ở các tỉnh đến canh
tác trên ruộng ngoại thành của Thành phố phải làm nghĩa vụ đóng thuế nông nghiệp,
bán lương thực cho Thành phố. Sau khi đã làm xong nghĩa vụ, nông dân được phép
chở số lương thực còn lại ra khỏi Thành phố, nhưng phải có giấy phép của Ủy ban
nhân dân phường, xã nơi mình làm ruộng.
C.- Điều khoản thi hành :
1. Ủy ban nhân dân các phường,
xã trong toàn Thành phố chịu trách nhiệm phổ biến nội dung thông tri này cho
nhân dân biêt để nhân dân thông cảm những khó khăn về lương thực và hoàn toàn nhất
trí với Nhà nước những biện pháp quản lý chặt chẽ việc mua bán lương thực vì đời
sống bức thiết của nhân dân, trên cơ sở đó phát động nhân dân ý thức tiết kiệm
lương thực, luôn luôn cảnh giác, có trách nhiệm phát hiện cho chánh quyền địa
phương những người buôn gian, bán lận và giáo dục những tiểu thương buôn bán gạo
và làm cho họ tự giác chấp hành chế độ quản lý của Nhà nước không làm gì phá rối
thị trường.
2. Những người lợi dụng buôn
gian, bán lận lương thực, nếu là người lao động, nghèo khổ, buôn bán với số lượng
ít (1 giạ gạo trở lại) thì cảnh cáo họ, trưng mua số gạo gian lận theo giá Nhà
nước. Đối với bọn gian thương chuyên nghiệp, buôn bán từ mộtgiạ gạo trở lên thì
tịch thu gạo ; nếu bắt được quá hai lần thì ngoài việc tịch thu gạo, còn phạt
tiền bằng hoặc gấp đôi trị giá số gạo bị tịch thu.
3. Các đội kiểm soát kinh tế,
các trạm gác phải tăng cường kiểm tra việc buôn bán lương thực. Gặp trường hợp
phạm pháp quả tang hoặc nghi vấn, phải giữ lương thực lại, lập biên bản có chữ
ký của người phạm pháp và của người bắt lập biên bản.
Biên bản và lương thực phải nộp
về cho Ủy ban nhân dân quận, huyện để quyết định xử lý.
Trong khi chưa có quyết định xử
lý của Ủy ban nhân dân quận, huyện, không một cá nhân, đội tuần tra hoặc đội kiểm
soát kinh tế nào được phép tịch thu của nhân dân hoặc tự ý phạt tiền nhân dân.
Quyết định xử lý của Ủy ban nhân
dân quận, huyện phải giao tận tay người bị xử lý, lương thực phải giao cho
phòng lương thực, tiền phạt phải nộp vào ngân sách Thành phố, không một cơ quan
hoặc cá nhân nào được lấy tiêu dùng riêng. Trường hợp tịch thu gạo, phạt tiền,
cơ quan nhận gạo tịch thu, nhân tiền phạt phải có biên nhận cho người phạm
pháp.
Quyết định xử lý buôn gian bán lận
lương thực của Ủy ban nhân dân các quận, huyện phải gởi về cho Ủy ban nhân dân
Thành phố để báo cáo.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đình Nhơn
|