BỘ NGOẠI GIAO
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
56/2015/TB-LPQT
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia
nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông
báo:
Bản
ghi nhớ giữa Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Chính phủ Pa-pua Niu Ghi-nê về hợp tác trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ký tại
Ma-ni-la ngày 17 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày
17 tháng 11 năm 2015.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Bản ghi nhớ theo quy định tại Điều 68 của Luật
nêu trên./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ngự
|
BẢN GHI NHỚ
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ
PA-PUA NIU GHI-NÊ VỀ HỢP TÁC TRONG KHUÔN KHỔ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á -
THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC)
Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính
phủ Pa-pua Niu Ghi-nê (sau đây gọi tắt là “các Bên”),
Với Mục đích tăng cường quan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai nước, thông qua
việc thiết lập cơ chế hợp tác chung trên các lĩnh vực trong quan hệ song
phương.
Xét rằng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Pa-pua Niu Ghi-nê đã chính thức gia
nhập APEC vào năm 1998 và 1993, và sẽ là chủ nhà Hội nghị
Lãnh đạo các nền kinh tế APEC và các Hội nghị Bộ trưởng
APEC và các hội nghị liên quan vào năm 2017 và 2018, và
Với mong muốn tăng
cường hợp tác chung giữa
các Bên trong khuôn khổ APEC để cùng
đóng góp thúc đẩy vai trò của APEC trong các liên kết kinh tế đa
tầng nấc ở cấp độ toàn cầu và khu vực cũng như duy trì tính tự cường, năng động và thịnh vượng của châu Á - Thái Bình Dương.
Đã đạt được sự hiểu biết như sau:
ĐIỀU 1: MỤC ĐÍCH
Mục đích của Bản
ghi nhớ (MOU) này là thúc đẩy hợp tác giữa các Bên trong
khuôn khổ APEC thông qua trao đổi và đối thoại ở mọi cấp và thực hiện
các chương trình, dự án trong các lĩnh vực cùng quan tâm, phù hợp với các ưu
tiên trong chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã
hội, pháp luật và quy định của mỗi Bên, và nhằm bảo đảm thành công cho Năm APEC 2017 tại Việt Nam và
2018 tại Pa-pua Niu Ghi-nê.
ĐIỀU 2: PHẠM VI HỢP TÁC
1. Các Bên sẽ trao
đổi thông tin liên quan tới việc xây dựng và trình dự án lên các Ủy ban và nhóm công tác nhằm cùng ủng hộ cho các dự án được thông qua.
2. Các Bên sẽ ủng hộ việc trình các sáng kiến trong các lĩnh vực ưu tiên, có thể bao gồm:
a. Liên kết kinh tế khu vực, hoàn tất các Mục tiêu Bô-go, phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tài chính vi mô, thuận
lợi hóa đầu tư, cải cách cơ cấu, chuỗi
cung ứng, nâng cao năng lực, v.v;
b. Tăng trưởng bền vững và đồng đều, hợp tác về an ninh lương thực và năng lượng, quản lý nước, sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp, thu hẹp Khoảng cách phát triển, thanh niên và việc làm, sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động
kinh tế, môi trường, v.v;
c. Thúc đẩy tính kết nối;
d. Phát triển nguồn nhân lực và giáo dục;
e. Các vấn đề chính liên quan đến đại dương;
f. Các vấn đề cùng quan tâm khác.
ĐIỀU 3: CƠ CHẾ THAM VẤN
1. Quan chức chính phủ của các Bên sẽ tiến hành tham vấn khi cần thiết tại địa Điểm được các Bên thống nhất, bao gồm cả việc trao đổi các chuyến thăm giữa quan chức chính phủ hai nước
nhằm hỗ trợ công tác hậu cần và nội
dung của APEC.
2. Mỗi Bên sẽ tự chịu chi phí tham gia các hoạt động trừ khi các Bên có quyết định
khác.
ĐIỀU 4: TƯƠNG TRỢ
Trong khả năng và Điều kiện thích hợp, các Bên sẽ hỗ trợ lẫn nhau liên
quan đến:
1. Phổ biến tầm
nhìn, các chương trình và hoạt động của APEC 2006 và 2017 tại Việt Nam,
APEC 2018 tại Pa-pua Niu Ghi-nê ở cấp quốc gia và khu vực.
2. Xác định các lĩnh vực hợp tác tiềm
năng với các thành viên APEC khác, nhằm đóng góp cho việc triển khai các ưu tiên của Năm
APEC 2017 và Năm APEC 2018.
3. Tạo thuận lợi và thúc đẩy các chương trình và hoạt động các Bên cùng có lợi trong khuôn khổ APEC.
ĐIỀU 5: CHUẨN BỊ TÀI LIỆU APEC
Các Quan chức cao cấp APEC của các
Bên sẽ hợp tác nhằm hỗ trợ và giúp đỡ
lẫn nhau tham gia các hoạt động APEC, soạn thảo và đàm phán các tài liệu
APEC, đặc biệt là trong Năm APEC 2017 tại Việt Nam và Năm APEC 2018 tại Pa-pua Niu Ghi-nê.
ĐIỀU 6: THAM GIA CỦA CÁC CHỦ THỂ LIÊN QUAN
Các Bên quyết định
có thể hỗ trợ cho các tổ chức công và tư nhân, bao gồm các trường đại
học và cơ quan nghiên cứu khoa học, tham gia vào quá trình triển khai các chương trình và dự án liên quan của
APEC mà các Bên cùng quan tâm.
ĐIỀU 7: LIÊN LẠC
Các Bên sẽ chỉ định
các Quan chức cao cấp làm đầu mối nhằm bảo đảm Bản ghi nhớ này
được triển khai vì lợi
ích của các Bên.
ĐIỀU 8: HIỆU LỰC PHÁP LÝ
Bản ghi nhớ này
không tạo ra các ràng buộc pháp lý quốc
tế nào đối với Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Pa-pua Niu Ghi-nê, và thể hiện ý chí chính trị
chung mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác giữa các Bên trong khuôn khổ
APEC.
ĐIỀU
9: HIỆU LỰC
1. Bản ghi nhớ
này có hiệu lực từ ngày ký và có giá trị trong thời gian 5 (năm) năm và có thể gia hạn thêm 5 (năm) năm tiếp theo trừ khi một Bên thể hiện mong muốn chấm dứt
Bản ghi nhớ bằng văn bản trước 60 ngày thông qua kênh ngoại giao.
2. Bất kỳ tranh
chấp phát sinh do việc giải thích
và/hoặc thực hiện Bản ghi nhớ này sẽ được giải quyết một cách hữu
nghị thông qua tham vấn và/hoặc đàm
phán giữa các Bên mà không viện dẫn đến bất kỳ bên thứ ba hoặc tòa án quốc tế.
3. Bản ghi nhớ này có thể được sửa đổi bằng văn bản với sự đồng ý của
các Bên. Việc sửa đổi sẽ làm thành một
phần của Bản ghi nhớ này.
4. Việc chấm dứt Bản ghi nhớ này sẽ
không ảnh hưởng đến việc thực hiện và hoàn thành các chương trình, dự án, hoạt động trừ
khi các Bên có thỏa thuận khác.
Bản ghi nhớ được lập tại Ma-ni-la,
Phi-líp-pin, vào ngày 17 tháng 11 năm
2015, được làm thành hai bản gốc,
mỗi bản bằng tiếng Việt
và tiếng Anh, tất
cả văn bản đều có giá trị như nhau.
Trong trường hợp có sự khác biệt về cách giải thích văn bản, bản tiếng Anh sẽ được dùng
làm căn cứ tham chiếu.
ĐẠI
DIỆN CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Phạm Bình Minh
Phó Thủ tướng
Bộ trưởng Ngoại giao
|
ĐẠI
DIỆN CHÍNH PHỦ
PA-PUA NIU GHI-NÊ
Rimbink Pato
Bộ trưởng Ngoại giao và Nhập
cư
|