Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 34/2013/TB-LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người ký: Phạm Bình Minh, Suswono
Ngày ban hành: 27/06/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2013/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2013

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a về hợp tác hàng hóa nông sản, ký tại Gia-các-ta ngày 27 tháng 6 năm 2013, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 6 năm 2013.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Bản ghi nhớ theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự

BẢN GHI NHỚ

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A VỀ HỢP TÁC HÀNG HÓA NÔNG SẢN

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a (sau đây gọi riêng là "mỗi Bên" và gọi chung là "hai Bên").

VỚI MONG MUỐN mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác song phương lâu dài và bền vững;

TIN TƯỞNG sự cần thiết duy trì quan hệ hợp tác lâu dài và hiệu quả vì lợi ích của cả hai Bên;

GHI NHẬN kết quả hợp tác hiệu quả theo tinh thần Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a về hợp tác nông nghiệp ký tại Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 1992 và thừa nhận sự cần thiết tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác;

XEM XÉT đến Kế hoạch Hành động giai đoạn 2012-2015 về thực hiện Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a trong Khuôn khổ Đối tác Toàn diện và Hữu nghị trong Thế kỷ 21 ký tại Jakarta, ngày 14 tháng 9 năm 2011;

CĂN CỨ Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a về Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật ký tại Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 1990;

NHẬN THỨC lợi ích của hai Bên trong việc duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp;

KHẲNG ĐỊNH những cam kết và nghĩa vụ của hai Bên trong các hiệp định quốc tế và khu vực;

TRÊN CƠ SỞ TUÂN THỦ luật pháp và các quy định pháp luật, chính sách và trình tự pháp lý của Việt Nam và In-đô-nê-xi-a;

ĐÃ NHẤT TRÍ thỏa thuận như sau:

Điều 1. Định nghĩa

Thuật ngữ "hàng hóa" trong Bản ghi nhớ này bao gồm các mặt hàng hạt tiêu, lúa lai, cà phê, thanh long và những mặt hàng nông sản khác được hai Bên thống nhất.

Điều 2. Mục đích

Mục đích của Bản ghi nhớ này là khuyến khích, tăng cường và đẩy mạnh hợp tác thương mại hàng hóa, với trọng tâm là những chương trình và hoạt động cụ thể của các cơ quan thẩm quyền có liên quan của hai Bên nhằm mục tiêu:

(a) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực marketing và quảng bá; và

(b) Tăng cường năng lực của hai Bên trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật có liên quan đến vấn đề phát triển hàng hóa.

Điều 3. Hình thức hợp tác

Mỗi bên sẽ nỗ lực thực hiện các bước cần thiết để khuyến khích, thúc đẩy và phát triển hợp tác thương mại hàng hóa với các hình thức:

(a) Phát hiện và quản lý vấn đề mất cân bằng cung/cầu;

(b) Đẩy mạnh hình thức liên doanh và thương mại quốc tế;

(c) Trao đổi thông tin trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và thị trường;

(d) Hợp tác kỹ thuật và hỗ trợ xây dựng năng lực;

(e) Hợp tác tổ chức các hội thảo và triển lãm; và

(f) Bất kỳ hình thức hợp tác nào khác được hai Bên thỏa thuận.

Điều 4. Cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện Bản ghi nhớ này thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a là Bộ Nông nghiệp.

Điều 5. Ủy ban hỗn hợp

1. Hai Bên nhất trí thành lập Ủy ban hỗn hợp về hàng hóa nông sản (sau đây gọi tắt là "Ủy ban hỗn hợp"), chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phối hợp và giám sát việc thực hiện hợp tác trong khuôn khổ Bản Ghi nhớ này.

2. Ủy ban hỗn hợp được thiết lập ở cấp Bộ, thành phần tham gia Ủy ban hỗn hợp sẽ do hai Bên quyết định.

3. Ủy ban hỗn hợp sẽ thành lập một Nhóm Công Tác cho từng loại hàng hóa, bao gồm các quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Nông nghiệp của nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và các tổ chức có liên quan của mỗi Bên.

4. Ủy ban hỗn hợp sẽ tự quyết định các nguyên tắc và quy chế hoạt động.

5. Mỗi bên sẽ chỉ định thư ký liên lạc của mình để phối hợp giữa các cơ quan và giải quyết những công việc thường xuyên của Ủy ban hỗn hợp.

6. Ủy ban hỗn hợp sẽ họp thường niên theo yêu cầu của một trong hai Bên, luân phiên tại In-đô-nê-xi-a và Việt Nam. Nhóm Công tác sẽ nhóm họp trước khi tổ chức cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp.

7. Quyết định của Ủy ban hỗn hợp sẽ được lập thành Biên bản của kỳ họp và có chữ ký xác nhận của các Đồng Chủ tịch Ủy ban hỗn hợp. Quyết định của Ủy ban sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký Biên bản của kỳ họp, trừ khi hai Bên có thỏa thuận khác.

8. Ủy ban hỗn hợp có trách nhiệm thông báo về tiến độ thực hiện hợp tác trong khuôn khổ Bản Ghi nhớ này tới Ủy ban Hỗn hợp Hợp tác song phương được thiết lập trên cơ sở Kế hoạch hành động 2012 - 2015.

Điều 6. Thực hiện

1. Để tạo điều thuận lợi cho việc thực hiện Bản ghi nhớ này, hai Bên có thể ký kết những thỏa thuận cụ thể, bao gồm những điều khoản quy định điều kiện, cũng như quyền và nghĩa vụ của các Bên.

2. Hai Bên khuyến khích các cơ quan chính phủ và tư nhân, cũng như các tổ chức thương mại tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Bản ghi nhớ này và mở rộng phạm vi, lĩnh vực hợp tác có quan tâm.

Điều 7. Tham gia của bên thứ ba

1. Bất kỳ Bên nào cũng có thể mời một Bên thứ ba tham gia vào những dự án và chương trình chung được thực hiện theo Bản ghi nhớ này sau khi nhận được sự đồng ý bằng văn bản của Bên kia.

2. Hai Bên sẽ thống nhất thỏa thuận các điều kiện và thể thức áp dụng đối với Bên thứ ba khi tham gia vào các dự án và chương trình chung. Các điều kiện và thể thức nêu trên sẽ luôn đồng nhất và tuân thủ các điều khoản của Bản ghi nhớ này. Hai Bên sẽ đảm bảo việc Bên thứ ba tuân thủ những điều kiện và thể thức tham gia nêu trên.

Điều 8. Kế hoạch tài chính

Nguồn tài chính để chi trả cho các hoạt động hợp tác được triển khai và thực hiện trong khuôn khổ của Bản ghi nhớ này sẽ do các Bên nhất trí thỏa thuận trong từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào ngân sách và nguồn lực cho phép.

Điều 9. Quyền sở hữu trí tuệ

Bất kỳ kết quả nào từ các hoạt động được thực hiện theo Bản ghi nhớ này, đều phải tuân thủ luật pháp và quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia có liên quan của các Bên.

Điều 10. Bảo mật

1. Mỗi Bên tham gia cam kết tuân thủ việc bảo mật đối với các tài liệu, thông tin và những dữ liệu khác nhận được từ hoặc cung cấp cho Bên còn lại trong thời gian thực hiện Bản ghi nhớ này hoặc bất kỳ thỏa thuận nào khác được thực hiện theo Bản ghi nhớ này.

2. Hai Bên đồng ý rằng các quy định tại Điều này vẫn tiếp tục ràng buộc giữa các Bên tham gia ngay cả khi Bản ghi nhớ này chấm dứt hiệu lực.

Điều 11. Đình chỉ

Mỗi Bên, vì những lý do về an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, trật tự công cộng và y tế công cộng, có quyền tạm thời đình chỉ việc thực hiện, toàn bộ hoặc một phần, Bản ghi nhớ này. Việc đình chỉ sẽ có hiệu lực ngay sau khi thông báo được gửi đến cho Bên còn lại thông qua kênh ngoại giao.

Điều 12. Chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung

Mỗi bên tham gia có thể yêu cầu bằng văn bản để chỉnh lý, sửa đổi hoặc bổ sung toàn bộ hoặc bất kỳ phần nào của Bản ghi nhớ này. Mọi chỉnh lý, sửa đổi hoặc bổ sung được hai Bên thống nhất đều được lập thành văn bản cam kết và sẽ là bộ phận không tách rời của Bản ghi nhớ này. Các chỉnh lý, sửa đổi hoặc bổ sung sẽ không làm phương hại đến quyền và nghĩa vụ của các Bên phát sinh hoặc căn cứ vào Bản ghi nhớ này trước hoặc cho đến thời điểm các chỉnh lý, sửa đổi hoặc bổ sung đó bắt đầu có hiệu lực.

Điều 13. Giải quyết tranh chấp

Mọi bất đồng phát sinh từ việc giải thích hoặc thực hiện Bản ghi nhớ này sẽ được giải quyết thông qua hiệp thương hữu nghị hoặc đàm phán giữa hai Bên.

Điều 14. Thời gian bắt đầu có hiệu lực, thời hạn và chấm dứt

1. Bản ghi nhớ này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Bản ghi nhớ này sẽ có hiệu lực trong giai đoạn năm (5) năm và tự động gia hạn hiệu lực trong năm (5) năm tiếp theo trừ khi một trong hai Bên thông báo cho Bên kia bằng văn bản, thông qua kênh ngoại giao, về ý định kết thúc hiệu lực của Bản ghi nhớ này, ít nhất 6 (sáu) tháng trước ngày dự kiến kết thúc.

3. Việc kết thúc hiệu lực của Bản ghi nhớ này không ảnh hưởng đến giá trị và thời hiệu của bất kỳ thỏa thuận, hoạt động hoặc chương trình nào đã được đồng ý trước ngày kết thúc hiệu lực của Bản ghi nhớ cho đến khi các thỏa thuận, hoạt động hoặc chương trình đó hoàn thành, trừ khi hai Bên có thỏa thuận khác.

Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, thừa ủy quyền của Chính phủ hai Bên, đã ký vào Bản Ghi nhớ này.

Bản Ghi nhớ này được làm tại Gia-các-ta, ngày 27 tháng 6 năm 2013, thành hai (02) bản gốc bằng tiếng Việt, tiếng In-đô-nê-xi-a và tiếng Anh, các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự bất đồng, bản tiếng Anh sẽ được dùng để đối chiếu.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO




Phạm Bình Minh

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA
IN-ĐÔ-NÊ-XI-A
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP




Suswono

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 34/2013/TB-LPQT ngày 27/06/2013 về hiệu lực của Bản ghi nhớ về hợp tác hàng hóa nông sản giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.210

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.93.14
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!